• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
65
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 5 Ngày soạn: 01/10/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 04 tháng 10 năm 2021 Tập đọc

TIẾT 10: GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Yêu cầu cần đạt chung:

- Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt, nghỉ đúng nhịp điệu câu thơ, đoạn thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài, bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng vui tươi, dí dỏm; Hiểu các từ ngữ: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay, từ rày, thiệt hơn; Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo (trả lời được các câu hỏi; thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng).

- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, sử dụng ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu;

Biết giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn tìm hiểu những nội dung kiến thức trong bài đọc; GD HS có tính cảnh giác với người lạ, kẻ xấu, biết cảnh giác, suy xét những sự việc trong cuộc sống.

2. Yêu cầu cần đạt dành cho HS hòa nhập:

- Đọc được bài tập đọc “ Gà Trống và Cáo”.

- Hiểu nội dung bài.

- GD HS có tính cảnh giác với người lạ, kẻ xấu, biết cảnh giác, suy xét những sự việc trong cuộc sống.

* GDQPAN: Phải có tinh thần cảnh giác mới có thể phòng và tránh được nguy hiểm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ.

2. Học sinh: SGK, Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Mở đầu (5’)

*Khởi động: Hát bài hát “ Gà trống gáy ”

*Kết nối

- Cho HS quan sát tranh minh họa, giới thiệu và ghi tên bài.

- GV dẫn vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

*Khám phá:

HĐ1.Luyện đọc: (10’)

- Chia bài làm 3 đoạn, HD HS

- Cả lớp hát

- Quan sát tranh và lắng nghe GV giới thiệu.

- 3 HS nối tiếp đọc bài.

Hát cùng bạn.

Quan sát, lắng nghe.

Theo dõi

(2)

giọng đọc toàn bài; gọi 3 HS nối tiếp đọc bài.

- Chú ý sửa phát âm cho HS.

- Cho HS luyện đọc từ khó.

- Gọi HS đọc chú giải.

- Gọi HS nối tiếp đọc lần 2, kết hợp giải nghĩa từ ngoài chú giải.

- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi HS đọc toàn bài.

* Kết luận: Đọc mẫu, nêu giọng đọc.

HĐ2. Tìm hiểu bài: (12’)

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

? Gà Trống đứng ở đâu ? Cáo đứng ở đâu ?

? Cáo làm gì để dụ gà xuống đất ?

? Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt? Nhằm mục đích gì?

? Đoạn 1 cho em biết gì?

- Gọi HS đọc đoạn 2,3 và trả lời câu hỏi:

? Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe Gà nói ?

? Thấy Cáo bỏ chạy thái độ của Gà ra sao ?

? Theo em Gà Trống thông minh ở điểm nào ?

- Nêu ý chính của đoạn 2, 3?

+ HS1: Nhác trông … tỏ bày tình thân.

+ HS 2: Nghe lời cáo … loan tin này.

+ HS 3: Cáo nghe… làm gì được ai.

- Luyện đọc từ khó.

- 1 HS đọc chú giải.

- HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.

- Luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.

- Đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi.

- Gà Trống đứng vắt vẻo trên cành cây cao. Cáo đứng dưới gốc cây.

- Cáo đon đả mời gà để báo cho gà biết tin mới: từ rày muôn loài kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn gà tỏ tình thân.

- Đó là tin Cáo bịa ra nhằm dụ Gà trống xuống đất ăn thịt.

1. Âm mưu của Cáo.

- 1 HS đọc, lớp theo dõi.

- Cáo khiếp sợ, hồn lạc, phách bay quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy.

- Gà khoái chí cười vì Cáo đã chẳng làm gì được mình, còn bị lừa lại phát khiếp.

- Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin lời Cáo, mừng khi nghe thông báo của Cáo. Sau đó báo lại cho Cáo biết chó săn đang chạy đến làm Cáo khiếp sợ.

2. Ca ngợi sự thông minh

Luyện đọc từ khó.

Theo dõi Luyện đọc cặp.

Đọc thầm theo.

Khang đọc.

Giang nêu Lắng nghe.

Khang nhắc lại.

Lắng nghe.

Giang

(3)

? Nội dung chính của bài là gì?

* Kết luận: nêu nội dung bài.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành :

* Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng: (8’)

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài, nêu giọng đọc từng đoạn.

- Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 2.

+ Đọc mẫu

+ Gọi HS đọc thể hiện lại + Cho HS luyện đọc theo cặp + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm

+ Gọi HS nhận xét bạn đọc

- Hướng dẫn HS luyện đọc thuộc lòng từng đoạn và cả bài thơ.

- Gọi HS đọc thuộc từng đoạn bài thơ.

- Gọi HS thuộc lòng bài thơ.

- Gọi HS nhận xét bạn đọc.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (4’)

? Bài thơ nói lên điều gì ?

? Cần làm gì để phòng và tránh được nguy hiểm trong cuộc sống?

(QPAN)

*Củng cố , dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.

của Gà Trống.

- Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.

- Lắng nghe.

- 3 HS nối tiếp đọc bài, nêu giọng đọc từng đoạn.

- Luyện đọc theo GV hướng dẫn

+ Lắng nghe

+ 2 HS đọc thể hiện lại + Luyện đọc theo cặp + 3-5 HS thi đọc diễn cảm + Nhận xét bạn đọc

- Luyện đọc thuộc lòng từng đoạn và cả bài thơ.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc từng đoạn thơ.

- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.

- Nhận xét bạn đọc.

+ Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống,…

+ Cần nâng cao tinh thần cảnh giác…

- Lắng nghe.

nhắc lại.

Theo dõi

Lắng nghe.

Theo dõi Luyện đọc.

Lắng nghe

Đọc nối tiếp Luyện đọc thuộc lòng.

Theo dõi

Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

...

...

(4)

Toán

TIẾT 21: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Yêu cầu cần đạt chung:

- Củng cố về nhận biết số ngày trong một tháng của một năm. Biết năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày.

- Ôn tập về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỷ.

- Góp phần hình thành năng lực đặc thù: Chuyển đổi được đơn vị đo ngày, giờ, phút, giây; Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. Phân tích được đề bài, kiểm tra bài làm của mình và nhận xét được bài làm của bạn.Trình bày được bài làm của mình và giải thích kết quả theo câu hỏi của GV; HS có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao và thái độ học tập tích cực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

2. Yêu cầu cần đạt dành cho HS hòa nhập:

- Củng cố về nhận biết số ngày trong một tháng của một năm.

- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỷ.

- HS có ý thức nghiêm túc làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGK, Bảng phụ.

2. Học sinh: SGK, Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Hoạt động mở đầu (5’):

*Khởi động:

-Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn - Nêu luật chơi, cách chơi

- Tổ chức cho HS chơi: Thi điền nhanh kết quả vào chỗ chấm 1 phút = … giây 2 phút = … giây

1 phút 8 giây = … giây 1 thế kỉ = … năm

*Kết nối:

- GV tổng kết, dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành(30’):

Bài 1:

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành bài tập.

? Những tháng nào có 30 ngày?

Những tháng nào có 31 ngày?

? Tháng 2 có bao nhiêu ngày?

- 2 đội lên chơi 1 phút = 60 giây 2 phút = 120 giây 1 phút 8 giây = 68 giây 1 thế kỉ = 100 năm

- Lắng nghe.

- Thảo luận cặp đôi, hoàn thành bài tập.

- Tháng có 30 ngày là: 4, 6, 9, 11; Những tháng có 31 ngày là: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.

- Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.

Theo dõi

Lắng nghe

TL cùng bạn

Khang nhắc lại

Giang nhắc

(5)

- Giới thiệu: những năm tháng hai có 28 ngày gọi là năm

thường. Một năm thường có 365 ngày. … là năm nhuận, năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm thì có một năm nhuận. Ví dụ năm 2000 là năm nhuận thì đến 2004 là năm nhuận…

? Năm nhuận có bao nhiêu ngày?

?Năm không nhuận có bao nhiêu ngày?

* Kết luận: GV những năm mà tháng 2 có 28 ngày gọi là năm thường. Một năm thường có 365 ngày. Những năm, tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận. Một năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm thì có một năm nhuận. Ví dụ năm 2000 là năm nhuận thì đến năm 2004 là năm nhuận, năm 2008 là năm nhuận …

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- Gọi HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài, 3 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chữa bài.

? Một ngày có bao nhiêu giờ?

* Kết luận: GV chốt đáp án đúng Bài 3: a) Quang Trung đại phá quân Thanh…

- Gọi HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập.

? Quang Trung đại phá quân Thanh và năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ nào?

? Từ năm đó đến nay là bao

- Lắng nghe và ghi nhớ.

- Năm nhuận có 366 ngày.

- Năm không nhuận có 365 ngày.

- HS lắng nghe

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 3 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

3 ngày = 72 giờ 4 giờ = 240 phút 8 phút = 480 giây … - 3 HS đọc bài làm.

- Nhận xét bài bạn.

- Một ngày có 24 giờ.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Thảo luận cặp đôi, hoàn thành bài tập.

- Năm đó thuộc thế kỷ 18.

- Từ năm đó đến nay là 2015 – lại.

Lắng nghe

Lắng nghe và ghi nhớ.

Khang nêu Làm bài theo HD

Lắng nghe

Giang nêu

Đọc thầm yêu cầu.

Theo dõi bạn trả lời

(6)

nhiêu năm?

? Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Như vậy Nguyễn Trãi sinh năm nào? Năm đó thuộc thế kỉ nào?

* Kết luận: GV chốt đáp án đúng Bài 4: Trong cuộc thi chạy…

- Gọi HS đọc đề bài

? Muốn biết bạn nào chạy nhanh hơn chúng ta phải làm gì?

- Yêu cầu HS thực hiện đổi và so sánh, 1 HS làm vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chữa bài.

? Muốn so sánh hai số đo thời gian với nhau ta cần lưu ý gì?

* Kết luận: Muốn so sánh hai số đo thời gian ta cần đưa chúng về cùng đơn vị đo

Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

- Gọi HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ(SGK)

? Đồng hồ chỉ mấy giờ?

? Vậy khoanh vào đáp án nào ? - Yêu cầu HS làm phần b.

- Gọi HS đọc bài làm và giải thích cách làm.

* Kết luận: Nhận xét, chữa bài.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’):

Bài toán: Cách đây 6 năm, tuổi con bằng 1/6 tuổi mẹ. Hỏi con sinh vào năm nào, năm đó thuộc thế kỉ nào? Biết năm nay mẹ 36 tuổi.

- Gọi HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS trao đổi cặp làm bài

- Gọi đại diện trình bày kết quả,

1789 = 226 năm.

- Nguyễn Trãi sinh năm:

1980 – 600 = 1380 Năm đó thuộc thế kỉ 14.

- 1 HS đọc bài toán, lớp theo dõi.

- Chúng ta phải đổi thời gian chạy của hai bạn ra giây rồi so sánh.

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.

- 3 HS đọc bài làm.

- Nhận xét bài bạn.

- Ta cần chú ý đưa chúng về cùng đơn vị đo.

- Lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Quan sát đồng hồ.

- Đồng hồ chỉ 8 giờ 40 phút.

- Khoanh vào: B. 8 giờ 40 phút.

- Đáp án: C. 5008 g

- 2 HS đọc và nêu cách làm.

- Lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu - HS trao đổi làm bài

- Đại diện trình bày kết quả, nêu cách làm

Giang đọc Lắng nghe HD

Làm bài vào vở.

Lắng nghe Ghi nhớ

Theo dõi Quan sát đồng hồ.

Làm bài theo gợi ý.

Lắng nghe.

Theo dõi TL cùng bạn.

(7)

nêu cách làm.

- GV chốt đáp án đúng

* Củng cố - dặn dò:

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài: Tìm số trung bình cộng.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bài giải

Tuổi con trước đây là:

(36 – 6) : 6 = 5 (tuổi) Năm sinh của con là:

2020 – 5 = 2015 Năm đó thuộc thế kỉ XXI Đáp số: 2015; thế kỉ XXI IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

...

...

Khoa học

TIẾT 9: SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Yêu cầu cần đạt chung:

- Hiểu được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật để có đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Nêu ích lợi của muối i-ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây huyết áp cao).

- Xác định được các thức ăn có nhiều chất béo và phân loại được. nguồn gốc thực vật để có đầy đủ chất dinh dưỡng. HS lên được thực đơn cho bữa ăn hằng ngày có đủ chất béo động vật, chất béo thực vật.

2. Yêu cầu cần đạt dành cho HS hòa nhập:

- Hiểu được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật để có đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Nêu ích lợi của muối i-ốt.

- GD HS ăn uống đủ chất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ ở trang 20, 21 / SGK; phiếu học tập.

2. Học sinh: bút vẽ, bút màu, vở ô li.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh HSKT 1. Hoạt động mở đầu (5’)

*Khởi động:

- Thi kể tên các thức ăn chứa đạm động vật và đạm thực vật

? Tại sao ta nên ăn nhiều cá?

* Kết nối: GV nhận xét, dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến

- Cán sự lớp điều khiển

+ Vì trong cá có chất đạm dễ tiêu

Nối tiếp kể.

Theo dõi

(8)

thức mới

*Khám phá

Hoạt động 1: Trò chơi kể tên các thức ăn có nhiều chất béo (8’):

Bước 1: Tổ chức:

- Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.

Bước 2: Cách chơi và luật chơi:

-Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn (các món ăn rán bằng dầu hoặc mỡ). Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn.

Bước 3: Thực hiện:

- Hai đội chơi như đã hướng dẫn.

- GV cùng các trọng tài theo dõi và tổng kết đếm số món các mà 2 đội kể được, công bố kết quả.

+ Gia đình em thường chiên xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật ?

* Kết luận: Tất cả các món rán, các món luộc hay nấu bằng thịt mỡ, các món muối vừng, hoặc lạc đều chứa nhiều chất béo.

b) Hoạt động 2: Ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật (8’)

-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 20 / SGK và đọc kỹ các món ăn trên bảng mà các em vừa tìm qua trò chơi để trả lời.

+ Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật?

+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật, với chứa chất béo thực vật?

- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.

- Chia đội chơi.

- Lắng nghe phổ biến cách chơi.

- Thực hiện theo hướng dẫn của GV

Đáp án: Tất cả các món rán, các món luộc hay nấu bằng thịt mỡ, các món muối vừng, hoặc lạc

- 5 đến 6 HS trả lời.

- Lắng nghe.

- Quan sát.

- Thảo luận nhóm 2 và chia sẻ trước lớp

+ Thịt lợn rán, thịt gà rán,…

+ Vì trong chất béo động vật có chứa a-xít béo no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có chứa nhiều a-xít béo không no - 2 HS đọc to mục Bạn cần biết?

Tham gia chơi theo đội.

TH theo HD.

Khang, Giang trả lời.

Lắng nghe.

Quan sát.

TL cặp đôi Khang nêu

Lắng nghe

Giang đọc

(9)

*Kết luận: Trong chất béo động vật như mỡ, bơ có chứa nhiều a-xít béo no. Trong chất béo thực vật như dầu vừng, dầu lạc, đậu tương có nhiều a-xít béo không no. Vì vậy sử dụng cả mỡ và dầu ăn để khẩu phần ăn có đủ loại a-xít. Ngoài thịt mỡ, trong óc và phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế ăn những thức ăn này.

c) Hoạt động 3: Tại sao nên sử dụng muối i-ốt và không nên ăn mặn? (8’)

- Bước 1: GV yêu cầu HS giới thiệu những tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt đã yêu cầu sưu tầm từ tiết trước.

-GV yêu cầu các em quan sát hình minh hoạ và thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi:

+ Muối i-ốt có lợi ích gì cho con người?

+ Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì?

* Kết luận: Muối i- ốt có nhiều lợi ích như dùng để nấu ăn, tránh bệnh bướu cổ, phát triển thị lực, trí lực song chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh áp huyết cao.

3. Hoạt động luyện tập (7’):

- GV đưa ra BT1,2 yêu cầu HS đọc kĩ yêu cầu bài, thảo luận cặp tìm câu trả lời

Bài 1: Viết tên một số thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật vào bảng sau:

T T

TĂ chứa chất béo ĐV

TĂ chứa chất béo TV 1 ... ...

2 ... ...

...

- Lắng nghe.

- HS trình bày những tranh ảnh đã sưu tầm.

- HS thảo luận cặp đôi- Chia sẻ trước lớp.

+ Muối i-ốt dùng để nấu ăn hằng ngày.

+ Ăn muối i-ốt để tránh bệnh bướu cổ.

+ Ăn muối i-ốt để phát triển cả về thị lực và trí lực...

+ Ăn mặn rất khát nước.

+ Ăn mặn sẽ bị áp huyết cao...

- HS đọc y/c.

- HS thảo luận làm bài vào PHT theo nhóm.

Đáp án: Bài 1:

+ Thức ăn chứa chất béo ĐV : Sữa nguyên kem, Bơ, Pho Mát, Kem, Kem chua.

Lắng nghe

Theo dõi

TL cặp đôi Khang nhắc lại Lắng nghe

Khang đọc

Làm PHT cùng bạn

(10)

3 ... ..

...

4 ... ...

5 ... ...

...

* Kết luận: GV chốt đáp án đúng Bài 2: Điền các từ: muối i-ốt, ăn mặn vào chỗ ...cho phù hợp.

a) Chúng ta không nên ...để tránh bệnh huyết áp cao.

b) Chúng ta nên sử

dụng ... trong các bữa ăn để cơ thể phát triển bình thường.

- Đại diện trình bày kết quả 4. Hoạt động vận dụng, Trải nghiệm (5’):

- Yêu cầu HS lên thực đơn cho bữa ăn hằng ngày có đủ chất béo động vật, chất béo thực vật.

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học; Nhắc nhở HS về học và chuẩn bị bài sau.

+ Thức ăn chứa chất béo TV:

Mỡ bò, Mỡ lợn , Da của gia cầm , Thịt gà sẫm màu, Mỡ cừu.

- Lắng nghe.

a) ăn mặn;

b) muối i - ốt

- HS lên thực đơn và chia sẻ trước lớp.

- Lắng nghe.

Lắng nghe

Giang đọc lại ND phiếu HT.

Chia sẻ cùng bạn.

TH ở nhà.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

...

...

Luyện từ và câu

TIẾT 9: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Yêu cầu cần đạt chung:

- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực – Tự trọng (BT4).

- Tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1, BT2). Nắm được nghĩa từ “Tự trọng” (BT3).

- Góp phần hình thành năng lực: Hiểu được nghĩa của từ, ngữ, các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm Trung thực – Tự trọng. Tìm được từ cùng nghĩa, trái nghĩa, một số câu tục ngữ, thành ngữ nói về tính trung thực, tự trọng.

- Chăm chỉ, trung thực trong học tập.

2. Yêu cầu cần đạt dành cho HS hòa nhập:

- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực – Tự trọng.

- Tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực.

(11)

- Chăm chỉ, trung thực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Giáo viên: SGK, Bảng phụ.

2. Học sinh: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Hoạt động mở đầu (5’):

*Khởi động

- Gọi 2 HS lên bảng xếp các từ sau thành 2 nhóm (từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại): bạn học, bạn đời, bạn đường, anh em, anh cả, em út, hòa thuận, thương yêu, buồn vui.

*Kết nối: Nhận xét, đánh giá HS, dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30’)

*Khám phá Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập, 2 cặp HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

* Kết luận: Nhận xét, chốt đáp án Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS suy nghĩ, mỗi HS đặt 2 câu, 1 câu với từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu với từ trái nghĩa với trung thực.

? Khi đặt câu cần lưu ý điều gì?

* Kết luận: Nhận xét, tuyên dương HS có câu đặt hay.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn.

Từ ghép tổng hợp Từ ghép phân loại Anh em, hòa thuận,

thương yêu, buồn vui.

Bạn học, bạn đường, bạn đời, anh cả, em út.

- Lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập, 2 cặp HS làm bài vào bảng phụ.

Từ cùng nghĩa với trung thực

Từ trái nghĩa với trung thực Thẳng thắn,

thẳng tính, ngay thẳn, chân thật, thật thà, thật lòng, thật tâm,…

Gian dối, xảo trá, gian lận, lưu manh, gian trá, lừa bịp, lừa lọc,.

- 3 HS đọc bài làm.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Nối tiếp nhau đặt câu.

+ Bạn minh rất thật thà.

+ Chúng ta không nên gian dối.

+ Thẳng thắn là đức tính tốt.

- HS nêu - Lắng nghe.

Theo dõi

Lắng nghe.

Khang đọc.

TL cặp đôi cùng bạn.

Theo dõi bạn trình bày.

Lắng nghe.

Giang nêu Tự làm bài theo HD.

Lắng nghe.

(12)

Bài 3:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm đúng nghĩa của từ tự trọng.

- Gọi HS trình bày, các HS khác bổ sung (nếu sai).

- Mở rộng cho HS tìm các từ còn lại có nghĩa a, b, d.

- Nhận xét, tuyên dương HS tìm đúng các từ.

Thế nào là tự trọng?

* Kết luận: GV chốt kiến thức Bài 4:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành bài tập.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ.

? Em thích nhất câu thành ngữ, tục ngữ nào? Vì sao?

* Kết luận: GV có thể mở rộng nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ cho HS hiểu thêm.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’)

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Thảo luận cặp đôi, hoàn thành bài tập.

- 2 -3 HS trình bày.

+ Tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

- Tìm hiểu từ và nêu:

+ Tin vào bản thân: tự tin.

+ Quyết định lấy công việc của mình: tự quyết.

+ Đánh giá mình quá cao và coi trọng người khác: tự kiêu, tự cao.

- 1 HS trả lời.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Thảo luận nhóm 4, hoàn thành bài tập.

+ Các thành ngữ, tục ngữ a, c, d:

nói về tính trung thực.

+ Các thành ngữ, tục ngữ b, e:

nói về lòng tự trọng.

- Tìm hiểu nghĩa của các câu theo GV hướng dẫn.

- 3 HS nêu.

+ Ăn ngay ở thẳng: Sống thẳng thắn, chính trực, thật thà, trung thực.

+ Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng: Thuốc thật, thuốc tốt thường có vị đắng, khó uống nhưng lại rất công hiệu trong việc trị bệnh. Nói thẳng, nói thật là tốt và cần thiết nhưng nhiều khi lại làm cho người nghe không hài lòng, nhất là nói không khéo, không đúng chỗ.

- Lắng nghe.

Đọc thầm Theo dõi bạn trình bày.

Lắng nghe.

Theo dõi Đọc thầm Lắng nghe.

Lắng nghe và hiểu ý nghĩa câu tục ngữ.

Lắng nghe.

(13)

- Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ khác nói về tính trung thực, tự trọng.

*Củng cố - dặn dò: Nhận xét, cung cấp thêm các câu tục ngữ, thành ngữ nói về tính trung thực, tự trọng

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài: Danh từ.

- HS trao đổi cặp làm bài - Đại diện trình bày kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

+ Giấy rách phải giữ lấy nề + Cây ngay không sợ chết đúng + Ở cho ngay thẳng giàu sau mới bền

+ Thẳng mực thì đau lòng gỗ + Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành

Trao đổi với bạn.

Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

...

...

Ngày soạn: 01/10/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 05 tháng 10 năm 2021 Luyện từ và câu TIẾT 10: DANH TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Yêu cầu cần đạt chung:

- Hiểu được danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng;…) - Xác định được danh từ trong câu. Biết đặt câu với danh từ.

- Biết danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật); Tìm được danh từ theo yêu cầu và đặt câu với danh từ đó; Nhận biết được các danh từ trong câu. Biết tự học, tự tra từ điển để xác định từ loại, giao tiếp hợp tác nhóm tìm được các từ, sắp xếp từ vào nhóm phù hợp, biết tìm từ, đặt câu với các từ ngữ vừa tìm được.

GHHS ý thức chăm học, tinh thần yêu nước, trách nhiệm.

2. Yêu cầu cần đạt dành cho HS hòa nhập:

- Hiểu được danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng;…) - Xác định được danh từ trong câu.

- GHHS ý thức chăm học, tinh thần yêu nước, trách nhiệm.

* Giảm tải: Không học danh từ chỉ khái niệm, chỉ đơn vị; chỉ làm bài 1, 2 ở phần nhận xét nhưng giảm bớt yêu cầu tìm danh từ chỉ khái niệm, chỉ đơn vị.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1 phần nhận xét; Phiếu học tập.

2. Học sinh: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Hoạt động mở đầu (5’)

* Khởi động

- Yêu cầu HS tìm từ ngữ chỉ tên gọi của đồ vật, cây cối xung

- Các từ: bàn ghế, lớp học, cây ổi, nước, bút, mực, giấy, vở,…

Khang, Giang nêu

(14)

quanh em.

-Những từ trên thuộc loại từ gì ? Cô và các em cùng tìm hiểu qua bài học…

* Kết nối: Gv dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30’)

* Khám phá:

HĐ1.Nhận xét:

* Giảm tải: Không học danh từ chỉ khái niệm, chỉ đơn vị.

Bài 1: Treo bảng phụ gi sẵn nội dung bài tập.

Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau:

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ.

- Gọi HS đọc câu trả lời, mỗi HS tìm từ ở một dòng thơ. Các HS khác lắng nghe, nhận xét bài bạn.

- Nhận xét, tuyên dương HS tìm đúng các từ.

- Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.

Bài 2: Xếp các từ em mới tìm được vào nhóm thích hợp.

- Tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, phát phiếu bài tập, yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu.

- Yêu cầu HS dán phiếu và trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu và nội dung bài tập.

- Thảo luận cặp đôi, tìm các từ chỉ sự vật trong từng dòng thơ vào nháp.

- Nối tiếp nhau nêu các từ:

+ Dòng 1: truyện cổ.

+ Dòng 2: cuộc sống, tiếng, xưa.

+ Dòng 3: cơn, nắng, mưa.

+ Dòng 4: con, sông, rặng, dừa.

+ Dòng 5: đời, cha ông.

+ Dòng 6: con, sông, chân trời.

+ Dòng 7: truyện cổ.

+ Dòng 8: mặt, ông cha.

- Nhận xét, bổ sung.

- 2 HS đọc lại các từ.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Nhận nhóm và phiếu bài tập, thảo luận để hoàn thành phiếu.

- Dán phiếu, đại diện nhóm trình bày.

+ Từ chỉ người: ông cha, cha ông.

+ Từ chỉ vật: sông, dừa, chân

Lắng nghe.

Khang nêu

TL cặp với bạn.

Giang, Khang nêu 1từ.

Khang, Giang đọc lại các từ.

TH theo nhóm.

Theo dõi bạn trình bày.

(15)

- Giảng: Những từ chỉ sự vật, chỉ người, vật, hiện tượng được gọi là danh từ.

? Danh từ là gì ?

? Danh từ chỉ người là gì?

2. Ghi nhớ: Gọi HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK/ 53.

- Yêu cầu HS lần lượt lấy ví dụ về các loại danh từ.

- Nhận xét, tuyên dương HS lấy được ví dụ đúng yêu cầu.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: Giảm tải: không yêu cầu HS làm phần này.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’)

- Hs tìm theo cặp các câu thành ngữ, tục ngữ có chứa danh từ

* Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

trời.

+ Từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa.

+ Từ chỉ đơn vị: cơn, con, rặng.

- Lắng nghe.

- Danh từ là từ chỉ người, vật, hiện tượng.

- Danh từ chỉ người là những từ dùng để chỉ người.

- 3 HS đọc, lớp đọc thầm theo.

- Nối tiếp nhau lấy ví dụ:

+ Danh từ chỉ người: học sinh, thầy giáo, anh trai, chị gái, em bé,…

+ Danh từ chỉ vật: bàn, ghế, bút, vở, sách, mực,…

+ Danh từ chỉ hiện tượng: gió, mưa, sấm, chớp, giông tố,…

+ Danh từ chỉ đơn vị: cái, con, chiếc,…

- Lắng nghe.

- Hs làm việc theo cặp.

- Lắng nghe.

Lắng nghe.

Khang, Giang nhắc lại.

Đọc thầm Khang, Giang nêu ví dụ.

Lắng nghe.

Hs làm việc theo cặp.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

...

...

Toán

TIẾT 22: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG

(16)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Yêu cầu cần đạt chung:

- Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số.

- Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.

- HS biết cách tính trung bình cộng của nhiều số và vận dụng giải các BT liên quan và một số bài toán thực tế; Phát huy tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, sự ham thích học toán.

2. Yêu cầu cần đạt dành cho HS hòa nhập:

- Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số.

- Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.

- Rèn ý thức nghiêm túc, tự giác làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGK, Bảng phụ.

2. Học sinh: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Hoạt động mở đầu (5’):

*Khởi động

Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng - GV nêu luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3HS lần lượt lên nhẩm và điền nhanh kết quả các phép tính vào bảng nhóm. Đội nào điền nhanh và đúng nhất sẽ thắng cuộc.

- Cho HS tham gia chơi - Tổng kết trò chơi

*Kết nối: GV nhận xét, chuyển ý vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(12’):

*Khám phá

(Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng.) Bài toán 1: Rót vào can thứ nhất 6l dầu, rót vào can thứ hai 4l dầu.

Hỏi nếu số lít dầu đó rót đều vào hai can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu?

? Cả hai can có tất cả bao nhiêu lít dầu ?

? Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu?

- Cán sự lớp làm quản trò.

- Thi tiếp sức: Điền dấu > < =

- Hai đội, mỗi đội 3HS chơi 1 giờ 24 phút < 84 phút 4 giây.

3 ngày > 70 giờ 56 phút.

- 2 HS đọc bài toán, lớp theo dõi.

- Cả hai can có: 6 + 4 = 10 lít dầu.

- Nếu rót đều số dầu ấy vào hai can thì mỗi can có 10 : 2 = 5 lít dầu.

Theo dõi cổ vũ cho bạn.

Lắng nghe

Khang đọc

Giang nêu Lắng nghe.

(17)

- Gọi HS lên bảng trình bày bài toán, lớp làm ra nháp.

- Nhận xét và giới thiệu: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Nếu rót số dầu này vào hai can thì mỗi can có 5 lít dầu. Ta nói trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6.

? Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Vậy trung bình mỗi can có mấy lít dầu?

? Số trung bình cộng của 6 và 4 là mấy?

? Để tìm được số dầu trung bình mỗi can có chúng ta cần thực hiện qua mấy bước? đó là những bước nào?

? Tổng của 6 và 4 có mấy số hạng.

- Giảng: để tìm số trung bình cộng của 6 và 4 chúng ta tính tổng của hai số rồi lấy tổng đó chia cho 2, 2 chính là số các số hạng của tổng 4 + 6.

Bài toán 2:

- Gọi HS đọc bài toán.

? Bài toán hỏi gì?

? Em hiểu câu hỏi của bài toán như thế nào?

- Y/c HS làm bài, 1 HS lên bảng

? Ba số 25, 27, 32 có trung bình cộng là bao nhiêu ?

? Muốn tìm số trung bình cộng của 25, 27 và 32 ta làm thế nào ?

? Muốn tìm số trung bình cộng

- 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp

Bài giải

Tổng số lít dầu của cả hai can là:

6 + 4 = 10 (l)

Số lít dầu rót đều vào mỗi can là:

10 : 2 = 5 (l)

Đáp số: 5 lít dầu.

- Lắng nghe và nhắc lại.

- Trung bình mỗi can có 5 lít dầu.

- Số trung bình cộng của 4 và 6 là 5.

- Ta cần thực hiện theo hai bước:

+ Bước 1: Tính tổng số dầu cả hai can có.

+ Bước hai: thực hiện phép chia tổng số dầu cho hai can.

- Có hai số hạng.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

- 2 HS đọc bài toán.

- Trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?

- Nếu chia đều số học sinh cho 3 lớp thì mỗi lớp có bao nhiêu học sinh.

- 1 HS lên bảng, lớp làm vở - Trung bình cộng của ba số 25, 27, 32 là 28.

- Ta tính tổng của 3 số rồi lấy tổng vừa tìm được chia cho 3.

- HS nêu

Làm bài theo HD.

Lắng nghe

Theo dõi Khang nêu Lắng nghe

Lắng nghe và ghi nhớ.

Giang đọc Theo dõi gợi ý.

Làm bài theo HD.

(18)

của nhiều số ta làm thế nào?

? Hãy tính trung bình cộng của các số 32, 48, 64, 72?

* Kết luận: Muốn tìm số TBC của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi chia tổng đó cho các số hạng.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành(18’):

Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau:

- Gọi HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi HS 2 ý.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

? Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?

* Kết luận: GV chốt kiến thức Bài 2: Bốn em Mai, Hoa, Hưng, Thịnh,…

- Gọi HS đọc bài toán

- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Chú ý: HS có thể gộp 2 bước vào thành một bước tính và một lời giải.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt.

* Kết luận: GV chốt đáp án đúng Bài 3: Tìm số TBC của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 ?

- Gọi HS nêu yêu cầu

? Hãy nêu các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9?

- Yêu cầu HS vận dụng quy tắc

- 1 HS lên bảng thực hiện, lớp thực hiện ra nháp.

- Lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

a) Số trung bình cộng của 42 và 52 là: ( 42 + 54) : 2 = 47

b) Số trung bình cộng của 36, 42 và 57 là: ( 36 + 42 + 57) : 3 = 45 - 4 HS đọc bài làm.

- Nhận xét bài bạn.

- Ta tính tổng của các số đó, rồi lấy tổng đó chia cho số các số hạng.

- 1 HS đọc bài toán.

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở Bài giải

Cả bốn em cân nặng là:

36 + 38 + 40 + 34 = 148(kg) Trung bình mỗi em cân nặng là:

148:4 = 37 (kg) Đáp số: 37kg - 3 HS đọc bài làm.

- Nhận xét bài bạn.

- Lắng nghe

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Nêu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

- 1 HS làm vào bảng phụ, lớp

Khang lên thực hiện.

Lắng nghe

Đọc thầm yêu cầu.

Làm bài vào vở theo hướng dẫn.

Theo dõi.

Lắng nghe, nhắc lại.

Đọc thầm Làm bài theo HD.

Theo dõi

Lắng nghe Đọc thầm y/c.

Vận dụng

(19)

làm bài.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Nhận xét, chữa bài.

? Nêu các bước tìm số trung bình cộng của nhiều số?

* Kết luận: GV chốt lại đáp án đúng

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’):

Bài toán: Có 3 bể đựng nước. Bể thứ nhất còn 1560l nước, bể thứ hai còn nhiều hơn bể thứ nhất 360l nước, bể thứ ba còn ít hơn trung bình cộng số nước của hai bể đầu là 360l. Hỏi bể thứ ba còn bao nhiêu lít nước?

- Gọi HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS trao đổi cặp làm bài - Gọi đại diện trình bày kết quả, nêu cách làm

- GV chốt đáp án đúng.

* Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài:

Luyện tập.

làm vào vở.

Trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 là:

(1 + 2+ 3+ 4+5+6+7+8+9): 9=45 - 3 HS đọc bài làm.

- 1 HS nêu.

- Lắng nghe

- HS đọc yêu cầu - HS trao đổi làm bài

- Đại diện trình bày kết quả, nêu cách làm

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

Bài giải

Bể thứ hai còn số lít nước là:

1560 + 360 = 1920 ( l) Trung bình cộng số nước của hai bể đầu là:

( 1560 + 1920) : 2 = 1740( l) Bể thứ ba còn số lít nước là:

1740 – 360 = 1380 (l) Đáp số: 1380 l nước.

- Lắng nghe - TH ở nhà.

quy tắc làm bài.

Khang, Giang đọc bài làm.

Lắng nghe

Theo dõi Trao đổi làm bài cùng bạn.

Lắng nghe.

TH ở nhà.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

...

...

Tập làm văn

TIẾT 11. TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Yêu cầu cần đạt chung:

- Biết nhận xét, rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, ...)

- Nhận thức đúng về lỗi trong lá thư của bạn và của mình khi đã được cô chỉ rõ.

(20)

- Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả, biết tự chữa lỗi; Nhận thức được cái hay của bài được cô giáo khe; Phát triển năng lực giải quyết vấn để khi nghe và nhận xét, rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư; Tích cực, tự giác, có ý thức học hỏi các bài văn hay.

2. Yêu cầu cần đạt dành cho HS hòa nhập:

- Biết nhận xét, rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư.

- Nhận thức đúng về lỗi trong lá thư của mình khi đã được cô chỉ rõ.

- Rèn ý thức nghiêm túc, tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập thống kê các lỗi.

2. Học sinh: Vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Hoạt động mở đầu (5’)

* Khởi động: HS hát khởi động + Một bức thư gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?

- GV nhận xét.

*Kết nối: Các em đã nắm được bố cục và các phần chính của một bức thư, tiết trước các em đã được kiểm tra một tiết viết thư, trong tiết học này cô giáo sẽ trả bài viết thư của các em và cô giáo cùng các em sẽ nhận xét rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư, và nhận thức được những bài viết thư hay của bạn.

- Cả lớp hát.

- TBVN và TBHT điều hành + Mở đầu, phần chính, phần cuối.

- Lắng nghe.

Hát cùng cả lớp.

Lắng nghe.

2. . Hoạt động thực hành, luyện tập (30’):

a) Nhận xét về kết quả bài làm.

* Ưu điểm:

- Xác định đúng đề bài, hiểu bài viết thư, bố cục lá thư, ý diễn đạt.

* Nhược điểm:

- Viết sai lỗi chính tả - Cách dùng từ

- Sử dụng dấu câu sai (dấu chấm, dấu phẩy)

*Cụ thể:

+ Một số tên riêng không viết hoa + Sau dấu chấm không viết hoa đầu câu

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe.

HS lắng nghe.

Lắng nghe.

(21)

+ ra đình

+ Mạnh khẻo, giạo này, bánh trưng + ông yêu quý

+ Bố cháu suốt ngày đi làm thôi (Bố cháu dạo này rất bận việc ở cơ quan.

+ Cháu đi học về, cháu nấu cơm giúp mẹ (đi học về cháu giúp mẹ nấu cơm)

b) Thông báo cụ thể những bài:

HHT: ... ; HT: ...; CHT: ...;

c) Hướng dẫn HS sữa một số lỗi điển hình:

...

...

d. Hướng dẫn HS chữa bài:

- Trả vở

- Yêu cầu HS đọc bài và tự sửa lỗi - Yêu cầu HS dò lại việc sửa lỗi của bạn

* GV kết luận: Khi viết một bức thư các em cần lưu ý viết đúng bố cục, viết đúng nội dung, sử dụng ngôn ngữ phù hợp, tránh sai lỗi chính tả.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (4’)

- GV chọn 1 số bài văn hay, cho HS đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay

- Hướng dẫn HS tìm ra câu văn hay, cái đáng học tập thông qua bài văn của bạn.

- Yêu cầu HS viết lại câu văn (đoạn văn) viết chưa hay trong bài làm.

- Yêu cầu HS trình bày câu văn (đoạn văn) viết lại.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

*GV kết luận: lưu ý HS tích cực, tự giác, có ý thức học hỏi các bài văn hay.

* Củng cố- dặn dò: (1’)

- GV hệ thống lại bài, NX tiết học.

- Dặn những HS viết lại bức thư.

- Nhận vở

- Đọc bài và sửa vào phiếu học tập riêng.

- Từng cặp HS đổi vở đọc bài cho nhau nghe.

- Đọc trước lớp

- Tự sửa cá nhân và đọc trước lớp

- Lắng nghe.

- Tiếp tục sửa chữa các lỗi sai

- Viết lại các câu văn chưa ưng ý để bài văn hay hơn.

- Lắng nghe.

- TH ở nhà.

Nhận vở Sửa vào phiếu học tập riêng.

Đọc bài trước lớp.

Lắng nghe.

Tiếp tục sửa chữa các lỗi sai

Lắng nghe.

TH ở nhà.

(22)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

...

...

Ngày soạn: 01/10/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 06 tháng 10 năm 2021 Tập đọc

TIẾT 11. NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY - CA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Yêu cầu cần đạt chung:

- Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm; Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: dằn vặt, khóc nấc lên, nức nở;

Hiểu ND bài: Nỗi dằn vặt cảu An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, sử dụng ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu;

Biết giao tiếp, hợp tác với bạn khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn tìm hiểu những nội dung kiến thức trong bài đọc; Giáo dục HS đức tính trung thực, tình cảm yêu thương gia đình.

2. Yêu cầu cần đạt dành cho HS hòa nhập:

- Đọc được bài tập đọc “ Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.

- Hiểu nội dung bài.

- Giáo dục HS đức tính trung thực, tình cảm yêu thương gia đình.

* GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Giáo viên: Tranh minh họa SGK, ND đoạn cần luyện đọc.

2. Học sinh: SGK, vở ôly.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Hoạt động mở đầu (3’)

* Khởi động:

- Đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo

+ Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống?

+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

-TBHT điều hành:

- 1 HS đọc

+ Cáo đon đả mời chào Gà xuống đất để báo cho Gà biết:

Từ nay muôn loài đã kết thân…

+ Hãy luôn luôn cảnh giác giống như chú Gà Trồng - Lắng nghe.

Khang đọc bài.

Lắng nghe.

(23)

* Kết nối:

- Treo bức tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?

- GV giới thiệu: Tại sao cậu bé An-đrây-ca này lại ngồi khóc?

Cậu ân hận về điều gì chăng? Ở cậu có những phẩm chất gì đáng quý? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.

- Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang ngồi khóc bên gốc cây.

Trong đầu cậu đang nghĩ về trận đá bóng mà cậu đã tham gia….

- Lắng nghe.

Quan sát tranh, nghe bạn giới thiệu.

Lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

* Khám phá:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc - 1HS đọc bài

- Bài chia thành mấy đoạn?

- Gọi HS đọc nối tiếp (3 lần).

- Lần 1: Sửa phát âm.

- Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ.

- Hướng dẫn giải nghĩa thêm một số từ:

+ Em hiểu "khóc nấc lên" là khóc như thế nào?

+ Chạy một mạch là chạy như thế nào?

- Lần 3: Luyện đọc câu dài.

- Mời HS luyện đọc trong cặp.

- GV đọc mẫu: Toàn bài đọc với giọng trầm buồn, xúc động. Lời ông đọc với giọng mệt nhọc, yết ớt. Lời mẹ đọc với giọng thông cảm, an ủi, dịu dàng. Ý nghĩ của An-đrây-ca đọc với giọng buồn day dứt.

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Bài chia làm 2 đoạn:

+ Đoạn 1: An-đrây-ca...mang về nhà.

+ Đoạn 2: Bước vào phòng...ít năm nữa.

- HS đọc nối tiếp

+ An- đrây- ca ; hoảng hốt , nấc lên nức nở.)

- Đọc phần chú giải: dằn vặt + Khóc to, khóc thành từng cơn + Chạy thật nhanh, không nghỉ - Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn/, em vội chạy một mạch đến cửa hàng/ mua thuốc/ rồi mang về nhà.

- HS luyện đọc trong cặp.

- Lắng nghe.

Đọc thầm Theo dõi

Đọc nối tiếp.

Giang đọc chú giải.

Theo dõi

Luyện đọc câu dài.

Luyện đọc theo cặp

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:

- GV đưa các câu hỏi theo phiếu giao việc:

+ Khi câu chuyện xảy ra An -

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi:

+ An - đrây – ca lúc đó 9 tuổi,

Đọc thầm Giang nhắc

(24)

đrây – ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?

+ Khi mẹ bảo An - đrây – ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu như thế nào?-RKNS

+ An - đrây-ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông.

+ Đoạn 1 kể với em chuyện gì?

+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây- ca mang thuốc về nhà?

+ Thái độ của An- đrây- ca lúc đó như thế nào? -RKNS

+ An - đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? -RKNS

+ Câu chuyện cho em thấy An - đrây- ca là một cậu bé như thế nào?

+ Nội dung đoạn 2 là gì?

*GV kết luận: An-đrây-ca về nhà, ông đã qua đời, cậu bé rất suy nghĩ và nói lại với mẹ hành động của mình. Cái chết của ông đã làm cho cậu bé suy nghĩ trong suốt nhiều năm sau này.

+ Qua câu chuyện trên em thấy dược điều gì từ An - đrây - ca?

+ Bài tập đọc có ND gì?

em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.

+ Cậu nhanh nhẹn đi mua ngay.

+ An- đrây- ca gặp mấy cậu bạn đang đá bang và rủ nhập cuộc, Mải chơi nen cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về.

An - đrây- ca mải chơi quên lời mẹ dặn.

+ An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên, ông cậu đã ra đời.

+ An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.

+ Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lỗi nhưng An-đrây-ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng. Mãi khi lớn, cậu vẫn tự dằn vặt mình .

+ An-đrây-ca rất yêu thương ông, cậu không thể tha thứ cho mình về chuyện mải chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất.

Nỗi dằn vặt của An - đrây -ca.

- Lắng nghe.

+ An-đrây-ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình.

+ An-đrây-ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.

ND: Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm

lại.

Theo dõi

Khang nhắc lại

Theo dõi

Lắng nghe

Giang nhắc lại.

Lắng nghe, hiểu nội dung bài.

(25)

.

- GV ghi nội dung lên bảng.

*GDKNS: Trung thực và dũng cảm là đức tính tốt, giúp chúng ta tiến bộ. Vì vậy trong học tập và trong cuộc sống chúng ta cần ủng hộ hành động trung thực...

với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

- HS ghi vào vở - nhắc lại nội dung.

- Lắng nghe

HS ghi vào vở.

Lắng nghe

3. Luyện đọc diễn cảm:

- Gọi 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn của bài.

+ Nêu cách đọc bài?

- GV đưa đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc :

“Bước vào phũng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết. An- đrây- ca oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi em:

- Không, con không có lỗi.

Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đó mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.”

- Tổ chức cho HS thi đọc.

- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất theo tiêu chí:

Tiêu chí đánh giá:

+ Đọc đã trôi chảy chưa?

+ Cách ngắt nghỉ đã đúng, hợp lý chưa, đọc phân biệt giọng chưa?

+ Đã đọc diễn cảm chưa, có kèm điệu bộ không?

- GV nhận xét chung

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (4’)

+ Qua bài đọc, em rút ra bài học gì?

- 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn của bài.

+ Đoạn 1: Giọng ông mệt mỏi, nghỉ hơi lâu.

+ Đoạn 2: Ý nghĩ … giọng buồn day dứt

+ HS thảo luận phát hiện lời của nhân vật, hiểu được thái độ của từng nhân vật

+ Giọng mẹ dịu dàng.

- Nhóm trưởng điều hành:

+ Phân vai trong nhóm + Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn.

+ Sống trung thực

+ Yêu thương ông bà, cha mẹ.

Đọc thầm Lắng nghe

TL cùng bạn

Theo dõi bạn đọc.

Lắng nghe bạn đọc.

Khang nêu.

(26)

+ Nếu gặp An-đrây-ca, em sẽ nói gì với bạn?

+ Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ đặt là gì?

* Củng cố, dặn dò: (1’)

- Gọi 1 HS nêu lại nội dung bài.

- GV nhận xét tiết học, HD chuẩn bị bài sau: “Chị em tôi”

+Có trách nhiệm với gia đình và bản thân...

- HS phát biểu

- Đặt tên khác cho câu truyện.

- Lắng nghe.

Giang nêu Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

...

...

Toán

TIẾT 23. LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Yêu cầu cần đạt chung:

- Tính được trung bình cộng của nhiều số.

- Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng.

- Phân tích được đề bài, kiểm tra bài làm của mình và nhận xét được bài làm của bạn; Có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập; Trình bày bài toán khoa học.

2. Yêu cầu cần đạt dành cho HS hòa nhập:

- Tính được trung bình cộng của nhiều số.

- Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng.

- Có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGK, Bảng phụ.

2. Học sinh: SGK, Vở ô li

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1.Mở đầu: (5’)

*Khởi động

- Gọi 2HS lên bảng: Tìm số trung bình cộng của các số

a) 25, 37 và 46 b) 36, 45, 53 và 86

*Kết nối

? Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?

Nhận xét, dẫn vào bài mới 2. Hoạt động luyện tập, thực hành:

- 2HS lên bảng, lớp làm nháp - Nhận xét bài bạn

- Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta tính tổng các số đó, rồi lấy tổng đó chia cho số các số hạng.

Khang, Giang làm bài.

Lắng nghe.

(27)

Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau: (6’)

- Gọi HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm bảng

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, đánh giá

? Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?

* Kết luận: GV chốt kiến thức.

Bài 2: Số dân của một xã trong ba năm liền… (6’)

- Gọi HS đọc đề bài

? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, đánh giá

? Nêu cách tìm trung bình số dân tăng thêm mỗi năm của xã đó?

* Kết luận: GV nhận xét , chốt lời giải đúng

Bài 3: Số đo chiều cao của năm học sinh lớp Bốn… (6’)

- Gọi HS đọc đề bài

? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

a) ( 96+ 121 + 143) : 3 = 120.

b) (35 + 12 + 24 + 21 + 43): 5 = 27

- 2 HS đọc bài làm.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- 1 HS nêu.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS phân tích đề bài

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

Bài giải

Số dân tăng thêm của ba năm liền là:

96 + 82 + 71 = 249 (người) Trung bình mỗi năm dân số xã đó tăng thêm số người là:

249 : 3 = 83 (người)

Đáp số: 83 người.

- 3 HS đọc bài làm.

- Nhận xét bài bạn.

- 1 HS nêu.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS phân tích đề bài

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

Bài giải

Trung bình mỗi bạn cao số xăng-ti-mét là:

(138+132+130+136+134): 5=134(cm)

Khang nêu Làm bài theo HD.

Theo dõi

Lắng nghe.

Giang đọc Lắng nghe GV khai thác đề bài.

Chữa bài vào vở.

Lắng nghe.

Đọc thầm Lắng nghe HD.

(28)

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

* Kết luận: GV chốt đáp án đúng.

Bài 4: Có 9 ô tô chuyển thực phẩm… (6’)

- Gọi HS đọc đề bài

? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

? Muốn biết trung bình mỗi ô tô chở được bao nhiêu hàng ta cần biết gì?

- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

* Kết luận: GV nhận xét , chốt lời giải đúng

Bài 5: (6’)

- Gọi HS nêu yêu cầu

a) Muốn biết số còn lại chúng ta cần biết gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu HS suy nghĩ làm phần b tương tự.

* Kết luận: Muốn tìm số chưa biết ta cần biết tổng của hai số, sau đó lấy tổng trừ đi số đã biết.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5’)

- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh ai đúng

- Nêu luật chơi, cách chơi: GV đưa ra 5 bông hoa, mỗi bông hoa tương ứng với 1 câu hỏi trắc nghiệm. Chia lớp 3 đội, mỗi đội 3HS chơi. Các đội lần lượt giành quyền lựa chọn bông hoa…mỗi câu trả lời đúng được 20đ

1. Trung bình cộng của 132, 268

Đáp số: 134 cm

- 2 HS đọc bài làm.

- Nhận xét bài bạn.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS đọc đề bài

- HS phân tích bài toán

- Ta cần biết tổng số hàng chở trong cả hai chuyến.

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

Bài giải

Năm ô tô đầu chở được số hàng là:

36 x 5 = 180 ( tạ)

Bốn ô tô sau chở được số hàng là:

45 x 4 = 180 ( tạ) Trung bình mỗi ô tô chở được số hàng là:

(180 + 180) : 9 = 40( tạ) = 4 tấn Đáp số: 4 tấn

- HS nêu yêu cầu

- Ta cần biết tổng của hai số, sau đó lấy tổng trừ đi số đã biết.

- Làm bài cá nhân.

a) Số cần tìm là: 9 x 2 – 12 = 6 b) Số cần tìm là: 28 x 2 – 30 = 26

- 2 HS nêu lại.

- HS lắng nghe, chia đội và tham gia chơi

Chiến cao 145cm, Thắng cao 143cm. Chiều cao của Lợi nhiều hơn TBC số đo chiều cao của 2 bạn là 3cm. Hỏi Lợi cao bao nhiêu xăng-ti-mét?

Chữa bài Lắng nghe.

Theo dõi Lắng nghe HD

Làm bài theo hướng dẫn.

Đọc thầm.

Lắng nghe.

Làm theo HD.

Khang nhắc lại.

Tham gia chơi cùng bạn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Biết rút kinh nghim về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi mắc trong bài

- HS Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo hướng

1.Kiến thức :- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc

1.Kiến thức :- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc

1.Kiến thức :- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc

kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước , giữ

Hãy phán đoán đoạn kết của câu chuyện?.. - Qua câu chuyện em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi ?.. - Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng

- HS Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo hướng dẫn