• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 18/02/2021

TUẦN 23

Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2021 TOÁN

Tiết 67: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Thực hành nhận biết cấu tạo số có hai chữ số.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL tư duy và lập luận toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng chục - đơn vị đã kẻ sẵn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động

- Cho HS chơi trò chơi “Bắn tên”, như sau:

- Chủ trò nói: “Bắn tên, bắn tên”.

- Cả lóp hỏi: “Tên gì, tên gì?”

- Chủ trò nói: “Số ba mươi lăm”, mời bạn Lan.

- Bạn Lan nói: “Số 35 gồm 3 chục và 5 đơn vị”.

- HS chơi trò chơi

- Quá trình chơi cứ tiếp tục như vậy.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1

- Cho HS thực hiện các thao tác sau rồi nói cho bạn nghe, chẳng hạn, tranh a):

- HS thực hiện + Quan sát, nói: Có 41 khối lập phương.

+ Viết vào bảng chục - đơn vị (đã kẻ sẵn ô trên bảng con hoặc bảng lớp).

Chục Đơn vị

4 1

+ Nói: Số 41 gồm 4 chục và 1 đơn vị.

(2)

- Làm tương tự với các câu b), c), d).

Bài 2

- Cho HS trả lời rồi chia sẻ với bạn, cùng nhau kiểm tra kết quả:

a) Số 27 gồm 2 chục và 7 đơn vị.

b) Số 63 gồm 6 chục và 3 đơn vị.

c) Số 90 gồm 9 chục và 0 đơn vị.

- HS trả lời rồi chia sẻ với bạn, cùng nhau kiểm tra kết quả:

- HS đặt câu hỏi để đố bạn với các số khác, chẳng hạn: số 82 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

Bài 3. HS chơi trò chơi “Tìm số thích hợp”

theo cặp hoặc theo nhóm:

- Đặt lên bàn các thẻ ghi số. Quan sát các tấm thẻ ghi.

- Quan sát các thẻ, ngầm chọn ra một số, đặt câu hỏi để bạn tìm đúng thẻ ghi số đó, chẳng hạn: số nào gồm 5 chục và l đơn vị.

- HS nhặt thẻ số 51, nói: số 51 gồm 5 chục và l đơn vị.

Bài 4.

- Viết số thích hợp vào mỗi ô ? trong bảng rồi đọc số đó.

- HS thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm:

- Chỉ vào số vừa viết nói cho bạn nghe, chẳng hạn: số có 1 chục và 3 đơn vị là số 13 hoặc số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị.

C. Hoạt động vận dụng Bài 5.

- Cho HS dự đoán xem có bao nhiêu quả chuối và đếm kiểm tra. Chia sẻ kết quả với bạn.

- HS thực hiện các thao tác:

- HS thực hiện tương tự với quả xoài, quả thanh long, quả lê.

D. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

- HSTL

- Từ ngữ toán học nào em cần nhớ?

- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống mọi người có dùng “chục” và “đơn vị”

(3)

không. Sử dụng trong các tình huống nào.

--- TIẾNG VIỆT

Bài 23A: THEO BƯỚC EM ĐẾN TRƯỜNG (TIẾT 1, 2) I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Bút và thước kẻ; kết hợp đọc chữ và xem tranh để hiểu nội dung câu chuyện; nhận xét được hành động, suy nghĩ của từng nhân vật trong câu chuyện và rút ra được bài học từ câu chuyện.

- Biết giới thiệu các đồ dùng học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- 4 – 6 bộ thẻ (hoặc phiếu học tập) như minh hoạ ở HĐ3 (phần a hoặc b).

- Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh

A.Khởi động.

HĐ1:Nghe - nói

- Quan sát tranh vẽ, nói tên các đồ vật trong tranh.

- Từng HS nói về những đồ dùng học tập đã được bố mẹ / người thân sắm sửa cho trước lúc bước vào năm học mới.

B. Khám phá.

HĐ2: Đọc.

Nghe đọc

- Cả lớp: Nghe GV giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc và giới thiệu bài đọc là một câu chuyện kể về cuộc trò chuyện của những đồ dùng học tập.

- Cá nhân: Nghe GV đọc cả bài, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu sau mỗi đoạn. Đọc thầm theo GV.

Đọc trơn

– Cả lớp: 2 – 3 HS đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai: im lặng, xin lỗi,... (MB); bạn nhỏ, đến trường,... (MN).

- Quan sát tranh, thảo luận theo nhóm.

- Đại diện trình bày trước lớp.

- Lắng nghe.

- Đọc thầm theo gv

- Luyện đọc các tiếng, từ.

(4)

– Cá nhân: Đọc các từ ngữ theo yêu cầu.

– Nhóm:

Mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp 3 đoạn đến hết bài.

Thi đọc nối tiếp các đoạn giữa 3 nhóm:

mỗi nhóm cử 1 HS đọc một đoạn.

– Cả lớp: Nghe GV và các nhóm nhận xét HS của nhóm mình đọc.

Đọc hiểu

- Nghe GV đặt câu hỏi: Lúc đầu, bút nhận xét thế nào về thước kẻ?

- Cá nhân:

- Từng HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi.

- Một số HS trả lời. GV chốt câu trả lời đúng: Lúc đầu cây bút cho rằng thước kẻ chẳng giúp ích gì cho bạn học sinh. (Vì chỉ có mỗi mình cây bút làm việc).

- Nghe GV nêu câu hỏi c và hướng dẫn cách thực hiện (đọc đoạn 2, 3) để hiểu công việc và suy nghĩ của cây bút và thước kẻ. Dựa vào đó, HS trả lời các câu hỏi sau: Em thích

- Đọc các từ - HS đọc

- Hs thi đọc theo nhóm - Một vài hs nhận xét

- Hs lắng nghe

- hs đọc thầm đoạn 1

- Hs trả lời

- Hs trả lời: Em thích..

--- TIẾNG VIỆT

Bài 23A: THEO BƯỚC EM ĐẾN TRƯỜNG (TIẾT 3) I. MỤC TIÊU

- Viết đúng những từ mở đầu bằng tr/ch hoặc v/d. Chép đúng một đoạn văn.

- Biết giới thiệu các đồ dùng học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- 4 – 6 bộ thẻ (hoặc phiếu học tập) như minh hoạ ở HĐ3 (phần a hoặc b).

- Vở bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh TIẾT 3

(5)

3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ 3: Viết

- Hướng dẫn học sinh tập viết đoạn văn - Nhận xét, sửa lỗi

D. Vận dụng.

HĐ 4: Nghe - nói.

Nói một câu về cách giữ gìn đồ dùng học tập.

– Nhóm: Từng em nêu ý kiến về cách giữ gìn đồ dùng học tập của mình. Cả nhóm nhận xét, góp ý.

– Cả lớp: Một vài em nói ý kiến của mình trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Dặn dò, giao bài về nhà.

- Viết bảng con, vở ô li.

- Nói câu về cách giữ gìn đồ dùng học tập.

- Hs nêu ý kiến

- Hs nêu ý kiến trước lớp - Nhận xét

--- Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2021

TOÁN

Tiết 68: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1OO I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- So sánh được các số có hai chữ số.

- Thực hành vận dụng so sánh số trong tình huống thực tiễn.

- Phát triển các NL toán học: NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

II.CHUẨN BỊ - Tranh khởi động.

- Bảng các số từ 1 đến 100.

- Các băng giấy đã chia ô vuông và ghi số như ở bài 1, 2, 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

(6)

A. Hoạt động khởi động

- Cho HS quan sát tranh khởi động, nhận biết bối cảnh bức tranh. Chia sẻ theo cặp đôi những thông tin quan sát được (Theo em các bạn trong bức tranh đang làm gì? Nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình).

- HS quan sát tranh khởi động, nhận biết bối cảnh bức tranh. Chia

sẻ theo cặp đôi những thông tin quan sát được

- GV chiếu Báng các sổ từ 1 đến 100 và giới thiệu bàI

B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. So sánh các số trong phạm vi 30

a) GV hướng dần HS cắt hai băng giấy ở Bảng các số từ l đến ỉ 00, ghép thành một băng giấy đặt trước mặt. GV gắn các băng giấy lên bảng như sau:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0

1 1 1 2

1 3

1 4

1 5

1 6

1 7

1 8

1 9

2 0

2 1

2 2

2 3

2 4

2 5

2 6

2 7

2 8 2 9 30 b) Cho HS thực hiện lần lượt các thao tác (tô,

nhận xét, nói, viết);

- HS thực hiện + Tô màu vào hai số trong phạm vi 10. Chẳng

hạn: tô màu hai số 3 và 8.

+ Quan sát, nhận xét. 3 đứng trước 8; 8 đứng sau 3.

+ Nói: 3 bé hơn 8; 8 lớn hơn 3.

+ Viết: 3 <8; 8 >3.

GV chốt: 3 bé hơn 8; 3 < 8.

8 lớn hơn 3; 8 > 3.

c) GV hướng dẫn HS tô màu vào hai số 14 và 17 và so sánh tưong tự như trên:

- HS thực hiện 14 đúng trước 17; 14 bé hơn 17; 14 < 17.

17 đứng sau 14; 17 lớn hơn 14; 17 > 14.

c) GV hướng dẫn HS cắt thêm băng giấy thứ ba, rồi yêu cầu HS tô màu vào hai số 18 và 21 và so sánh tương tự như trên:

18 đứng trước 21; 18 bé hơn 21; 18 < 21.

21 đứng sau 18; 21 lớn hơn 18; 21 > 18.

- HS thực hiện

- HS chọn hai số khác và so sánh tương tự như trên, viết kết quả vào phiếu học tập.

(7)

1. So sánh các số trong phạm vi 60 Thực hiện tương tự như so sánh các số trong phạm vi 30:

- GV hướng dần HS cắt tiếp ba bãng giấy tiếp theo ở Bảng các số từ 1 đến 100, ghép thành một băng giấy đặt trước mặt. GV gắn băng giấy lên bảng:

- HS lắng nghe

- GV chọn hai số, chẳng hạn 36 và 42, yêu cầu HS so sánh.

- HS so sánh - Cho HS nhận xét:

36 đứng trước 42; 36 bé hơn 42; 36 < 42.

42 đứng sau 36; 42 lớn hơn 36; 42 > 36

- HS chọn hai số khác và so sánh tương tự như trên, viết kết quả vào phiếu học tập.

2. So sánh các số trong phạm vi 100

Thực hiện tương tự như so sánh các số trong phạm vi 60:

- GV gắn phần còn lại trong bảng các số đến 100 lên bảng (có thể không cần cắt rời)

61 62 63 64 65 66 67 68 69 70

71 72 73 74 75 76 77 78 79 80

81 82 83 84 85 86 87 88 89 90

91 92 93 94 95 96 97 98 99 100

- GV khoanh tròn vào hai số, chăng hạn 62 và 67, yêu cầu HS so sánh.

- HS nhận xét:

62 đứng trước 67; 62 bé hơn 67; 62

< 67.

67 đứng sau 62; 67 lớn hơn 62; 67

> 62.

- HS chọn hai số khác và so sánh tương tự như trên, viết kết quả vào phiếu học tập.

(8)

C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1

- Cho HS thực hiện các thao tác:

a) Điền số còn thiếu vào băng giấy.

b)So sánh các số theo các bước sau:

- HS thực hiện

+ Đọc yêu cầu: 11 18.

+ Quan sát băng giấy, nhận xét: “11 đứng trước 18”, nói: “11 bé hơn 18”, viết “11 < 18”.

- Chia sé với bạn cách làm. Tương tự HS làm các phần còn lại.

Bài 2. Làm tương tự như bài 1.

Bài 3. Làm tương tự như bài 1.

D.Hoạt động vận dụng Bài 4

- Cho HS Quan sát tranh vẽ, nhận biết bối cảnh bức tranh, đếm số bông hoa mỗi bạn đang cầm, thảo luận với bạn xem ai có nhiều bông hoa nhất, ai có ít bông hoa nhất, giải thích.

- HS thực hiện

- GV gợi ý để HS nêu tên các bạn có số bông hoa theo thứ tự từ ít nhất đến nhiều nhất.

- GV chữa bài, khuyến khích HS nêu tình huống so sánh số lượng các đồ vật trong cuộc sống.

- HS nêu E.Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống việc so sánh các số trong phạm vi 100 được sử dụng trong các tình huống nào.

--- Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2021

TIỀNG VIỆT

Bài 23B: TRƯỜNG ĐẸP LẮM BẠN ƠI (TIẾT 1 + 2) I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Bạn làm gì trong Ngày ngôi trường xanh?.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(9)

- Tranh minh họa câu chuyện Học trò của cô giáo chim khách.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh

A. Khởi động.

HĐ1

- Cặp: Quan sát tranh ngôi trường, nhận xét về ngôi trường trong tranh; từng HS nói về ngôi trường mình mơ ước (giới thiệu tranh ngôi trường các em đã vẽ theo mơ ước của mình trong BT1 – VBT, nếu có).

- Cả lớp: 1 – 2 HS đại diện nhóm nói trước lớp về những điều đã trao đổi theo cặp.

B. Khám phá.

HĐ 2. Đọc Nghe đọc Cả lớp:

- Nghe GV giới thiệu bài đọc (là bài hướng dẫn, giới thiệu các hoạt động HS có thể làm và nên làm cho ngôi trường của mình thêm sạch, đẹp).

- Nghe GV đọc cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi việc. Đọc thầm theo GV.

Đọc trơn

- Để thực hiện yêu cầu.

- Cả lớp:

- 2 – 3 HS đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai. Cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ này: xanh, sạch, chăm sóc,... (MB);

vườn trường, tiết kiệm,... (MN).

- 2 – 3 HS luyện đọc ngắt hơi ở câu dài.

Cả lớp đọc đồng thanh ngắt hơi ở câu dài.

- Nhóm: HS đọc nối tiếp các việc (5 việc) nêu trong bài đọc.

- Cả lớp:

- Hs quan sát tranh và nói về ngôi trường mơ ước theo cặp.

- Quan sát nêu nd trao đổi theo cặp trước lớp .

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe và đọc thầm theo gv - Luyện đọc các tiếng, từ.

- Qs Gv làm mẫu.

- Hs đọc

- hs đọc nối tiếp

- Hs thi đọc nối tiếp câu - Nhận xét

(10)

+ Thi đọc nối tiếp các câu.

+ Nghe GV và các bạn nhận xét. Bình chọn các bạn đọc tốt.

Đọc hiểu

b) Nghe GV đặt câu hỏi.

- Cá nhân: Từng HS đọc thầm bài đọc và thực hiện yêu cầu b.

- Cả lớp: HS thực hiện yêu cầu b (có thể quan sát GV viết tóm tắt các việc HS đã nêu).

- Hs đọc thầm bài đọc.

- Hs thực hiện yêu cầu

--- TIẾNG VIỆT

Bài 23B: TRƯỜNG ĐẸP LẮM BẠN ƠI ( TIẾT 3 + 4) I. MỤC TIÊU

- Nghe – viết đúng một đoạn văn. Viết đúng những từ ngữ có tiếng mở đầu bằng tr/ch; v/d.

- Nghe hiểu câu chuyện Học trò của cô giáo chim khách và kể lại được một đoạn của câu chuyện.

- Biết hỏi – đáp về những hoạt động giữ gìn trường, lớp sạch đẹp, về câu chuyện đã nghe.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa câu chuyện Học trò của cô giáo chim khách.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh TIẾT 3

3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

HĐ 3: Viết

a. Nghe- viết một đoạn từ Trong Ngày ngôi trường…đến ngày này?

- GV đọc đoạn viết

- Cho HS đọc cả đoạn viết + Khi viết ta cần chú ý điều gì ? + Tìm chữ viết hoa trong bài?

- Nghe GV đọc đoạn văn viết chính tả.

- 1 HS đọc lại

- Ghi đầu bài, viết hoa chữ cái đầu câu, tên riêng; tư thế ngồi viết….)

- Viết các từ có chữ cái mở đầu viết hoa ra nháp: Trong, Vậy.

(11)

- Đọc đoạn văn trên bảng, hướng dẫn HS chép bài vào vở

(Gv theo dõi chỉnh sửa cho HS ) GV đọc chậm cho HS soát lại lỗi - Nhận xét bài viết của một số bạn b. Tìm từ ngữ viết đúng ( chọn 1)

*Tổ chức trò chơi : Bỏ thẻ để viết đúng từ ngữ

- Hướng dẫn cách chơi

+ Mục đích trò chơi là luyện viết đúng các từ ngữ có tiếng mở đầu là ch/tr.

Cách chơi: theo nhóm. Mỗi nhóm gồm 6 em ngồi thành vòng tròn. Nhóm cử một bạn cầm 4 thẻ từ đi bỏ sau lưng 4 bạn. Các bạn đưa tay ra sau lấy thẻ từ, viết vào chỗ trống chữ ch hoặc tr trên thẻ của mình rồi đặt trước mặt.

Chọn đúng và nhanh từ viết đúng chính tả

Đội nào chọn đúng và nhanh , đội đó thắng

- Theo dõi HS chơi - Nhận xét từng nhóm

- Gắn những thẻ từ viết đúng lên bảng - Cho cả lớp bình chọn đội thắng cuộc – Tuyên dương

- Cho HS làm vở bài tập phần a: Chọn từ ngữ chứa âm ch/ tr vào chỗ trống

TIẾT 4

4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HĐ 4: Nghe - nói.

a. Nghe kể chuyện Học trò của cô giáo chim khách.

- Nhóm: Xem tranh và đoán nội dung câu chuyện: Hỏi đáp về các bức tranh;

- Viết đoạn văn vào vở theo lời GV đọc:

nghe từng cụm từ và ghi nhớ, chép lại cụm từ đã ghi nhớ.

- Nghe GV đọc lại đoạn văn để soát lỗi và sửa lỗi.

- Nghe GV nhận xét bài viết chính tả của một số bạn.

- Nghe

- Cả nhóm xác nhận thẻ viết đúng; thẻ nào viết sai thì yêu cầu bạn sửa lại cho đúng.

- Bình chọn đội thắng

- Từng HS viết từ trong những thẻ từ viết đúng vào VBT.( chăm làm, trồng cây, che nắng)

(12)

Mỗi bức tranh vẽ gì? Đoán sự việc trong mỗi tranh; Đọc tên câu chuyện và đoán nội dung câu chuyện.

- Cả lớp:

+ Nghe GV kể câu chuyện (lần 1), kết hợp nhìn tranh.

+ Tập nói lời đối thoại của các nhân vật trong từng đoạn của câu chuyện theo hướng dẫn của GV.

- Nghe GV kể (lần 2), tập kể theo / kể cùng GV; nghe câu hỏi của GV khi kể từng đoạn để trả lời câu hỏi.

- Kể một đoạn câu chuyện Học trò của cô giáo chim khách.

- Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn cách thực hiện (cả nhóm / cả lớp tập kể lại 1 đoạn của câu chuyện).

- Nhóm: Mỗi nhóm chỉ kể 1 đoạn của câu chuyện. Ở mỗi nhóm: từng HS chỉ vào tranh, nghe bạn đọc câu hỏi dưới tranh để kể chuyện theo tranh đó.

- Cả lớp: Thi kể một đoạn câu chuyện.

- Mỗi nhóm cử một bạn kể đoạn nhóm đã kể.

- Bình chọn nhóm kể hay nhất (kể đúng và đủ chi tiết).

- Nhận xét, tuyên dương.

- Dặn dò, giao bài về nhà.

- Hs hỏi đáp về các bức tranh

- Hs lắng nghe gv kể câu chuyện kết hợp nhìn tranh

- Tập nói lời đối thoại của nhân vật

- Nghe gv kể lần 2 - HS kể chuyện - Nghe gv hướng dẫn

- Mỗi nhóm kể 1 đoạn câu chuyện

- Hs thi kể chuyện, mỗi nhóm cử đại diện - Nhận xét

--- Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2021

TIẾNG VIỆT

Bài 21C: TRẺ THƠ VÀ TRĂNG (TIẾT 1 + 2) I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng từ, câu thơ, đoạn thơ trong bài Trăng của bé. Hiểu ý chính của bài thơ là bé yêu trăng, thấy trăng như bạn của bé.

- Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(13)

- Giáo viên: - tranh ảnh về mặt trăng và hoạt động của trẻ em dưới trăng để học ở HĐ1.

Mẫu chữ hoa D, Đ phóng to để tập viết ở HĐ3.

- Học sinh: VBT Tiếng Việt, tập hai Tập viết 1, tập hai.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh TIẾT 1

1. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

HĐ 1: Nghe – Nói

* Nói những điều em thích về mặt trăng - Cho HS nêu yêu cầu

- Hướng dẫn thực hiện yêu cầu + Cho HS quan sát tranh SGK

+ Trăng có hình gì? Ánh sáng của trăng có màu gì? Trên mặt trăng có hình gì?

Mỗi nhóm cử một bạn nói 1 hoặc 2 – 3 điều em thích về trăng.

+ Cho HS nói điều mình thích về trăng - Chốt nội dung: Mặt trăng có hình dạng hình tròn vào đêm rằm, hình lưỡi liềm…mặt trăng mọc vào ban đêm, tỏa ánh sáng xuống trái đất…

Nhận xét – tuyên dương

2. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

HĐ 2: Đọc a/ Nghe đọc

- GV giới thiệu bài đọc Trăng của bé - GV đọc cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

Đọc thầm theo GV.

b/ Đọc trơn

- Đọc thầm bài Trăng của bé và tìm từ khó đọc

- Ghi từ khó(khuya, trốn, chạy)

- HS đọc yêu cầu

- HS quan sát rồi trả lời

- Một vài HS nói.

- HS bình chọn bạn nói hay nhất.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

(14)

- Giải nghĩa một số từ: ngó, khuya, bao la

- Hướng dẫn đọc câu: đọc và ngắt hơi đúng

- Hướng dẫn đọc đoạn

+ Bài văn được chia làm mấy đoạn?

+ Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn Nhận xét – tuyên dương

c. Đọc hiểu

- Nêu yêu cầu b trong SGK

- Khổ thơ số mấy nói về bé và trăng vào đêm khuya?

+ Tìm khổ thơ có từ khuya? Đọc số của khổ thơ đó?

- GV chốt ý kiến đúng

- Đọc những câu thơ em thích trong bài + Cho HS hoạt động cá nhân

+ GV tuyên dương

- Cho HS làm bài tập 1,2 – VBT

- Giáo dục học sinh yêu vẻ đẹp thiên nhiên

3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài tiết 3

- Về nhà đọc lại bài cho mọi người cùng nghe

- Lắng nghe

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS đọc

--- TIẾNG VIỆT

Bài 21C: TRẺ THƠ VÀ TRĂNG (TIẾT 3) I. MỤC TIÊU

- Tô chữ hoa D, Đ viết từ có chữ hoa D, Đ. Viết câu nói về trăng.

- Nói lời giới thiệu tranh tự vẽ về trăng.

- Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(15)

- Giáo viên: - tranh ảnh về mặt trăng và hoạt động của trẻ em dưới trăng để học ở HĐ1.

Mẫu chữ hoa D, Đ phóng to để tập viết ở HĐ3.

- Học sinh: VBT Tiếng Việt, tập hai Tập viết 1, tập hai.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh TIẾT 3

3.Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

HĐ 3. Viết a. Tô và viết.

* Tô chữ hoa D, Đ.

* Viết: Dương Đông

- Hướng dẫn tô chữ hoa D, Đ - Cho HS mở vở tập viết để tô - Viết từ.

- Hướng dẫn viết từ có chữ mở đầu là chữ hoa D, Đ. Chữ viết thường sau chữ hoa cần viết gần sát chữ hoa.

- Cho HS viết từ Dương Đông vào bảng con, viết vở

- Nhận xét, uốn sửa

b) Viết một câu nói về trăng.

- Hướng dẫn xem tranh

- Cho HS nói con thấy gì trong tranh (Trên trời trăng có ánh sáng màu gì?

Dưới đất cây cối, mặt nước có ánh trăng thì thế nào?)

- Cho HS viết 1 – 2 câu nói về trăng vào vở. M: Ánh trăng sáng quá.

- Nhận xét bài viết của một số bạn 4.Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HĐ 4. Nghe – nói

a) Giới thiệu một bức tranh em vẽ về

- Tô chữ hoa D, Đ trong Tập viết 1, tập hai.

- Lắng nghe

- Viết bảng, viết vở tập viết

- Nghe - HS trả lời

- HS viết vào vở sau đó đọc lại cho cả lớp nghe

(16)

trăng

- Chọn tranh em vẽ về trăng (hoặc một bức vẽ khác).

- Nói 1 câu về trăng trong tranh.

- Cho HS làm bài tập 3 trong VBT + Nhận xét bài làm của HS

5. Tổng kết

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài: 21D Những người bạn bé nhỏ?

- Về nhà đọc lại bài cho mọi người cùng nghe.

- Viết vào VBT - HS chọn

- Nhìn tranh nói 1 câu về trăng - HS trả lời câu hỏi của GV.

- HS hoàn thiện bài trong VBT:

Chú cuội ngồi gốc cây dâ Để trâu ăn lúa gọi cha ời ờ - Lắng nghe

--- Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2021

TOÁN

Tiết 69: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- So sánh được các số có hai chữ số.

- Thực hành vận dụng so sánh số trong tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng các số từ 1 đến 100.

- Các thẻ số 38, 99, 83 và một số thẻ số khác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

(17)

A. Hoạt động khởi động - Chơi trò chơi “Đố bạn”:

- GV chiếu Bảng các sổ từ 1 đến 100.

HS chọn hai số bất kì trong bảng rồi đố bạn so sánh hai số đó.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1

- Cho HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, <, =) và viết kết quả vào vở.

- HS suy nghĩ, tự so sánh - Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với

bạn cách làm. GV đặt câu hỏi để HS giải thích cách so sánh của các em.

Bài 2

- Cho HS lấy các thẻ số 38, 99, 83. Đố bạn chọn ra thẻ ghi số lớn nhất, số bé nhất rồi sắp xếp các thẻ số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.

Có thể thay bằng các thẻ số khác và thực hiện tương tự như trên.

- HS thực hiện

Bài 3

- Cho HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?

- HS quan sát tranh thực hiện

- HS đọc số điểm của mỗi bạn trong trò chơi thi tâng cầu rồi sắp xếp tên các bạn theo thứ tự số điểm từ lớn đến bé.

- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn về so sánh liên quan đến tình huống bức tranh.

C. Hoạt động vận dụng Bài 4

a.Cho HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?

- HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?

- HS đọc các số còn thiếu giúp nhà thám hiểm vượt qua chướng ngại vật.

- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn về các thông tin liên quan đến các số trong bức tranh.

- Trong các số em vừa đọc ở câu a): số lớn nhất là số 50; số bé nhất là số 1; Số tròn chục bé nhất

(18)

là số 10; số tròn chục lớn nhất là số 50.

D. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Để có thế so sánh hai số chính xác em nhắn bạn điều gì?

- HS trả lời

(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh

- Thông qua việc so sánh hai số sử dụng quan hệ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau và các kí hiệu (>, <,

=), HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

- Thông qua việc đặt câu hoi và trả lời liên quan đến các tình huống có quan hệ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

--- TIẾNG VIỆT

Bài 21D: NHỮNG NGƯỜI BẠN BÉ NHỎ ( 2 TIẾT) I. MỤC TIÊU

- Đọc mở rộng một câu chuyện hoặc bài thơ về thiên nhiên.

- Nghe – viết một đoạn văn. Viết đúng những từ có tiếng chứa vần ai/ay/ây hoặc iu/ưu. Viết 1 – 2 câu về loài chim.

- Nói một vài câu về loài chim.

- Biết bảo vệ loài chim II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên:

- Tranh ảnh về một số loài chim có ích (chim bắt sâu, chim gõ kiến, chim hải âu báo bão trên biển, chim cảnh hót hay,…).3 – 4 bộ thẻ từ để học ở HĐ2 (mỗi bộ một màu riêng).

- Học sinh: VBT Tiếng Việt, tập hai Tập viết 1, tập hai.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh TIẾT 1

1. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

(19)

HĐ 1: Nghe – Nói

* Nói những điều em biết về chim chóc - Cho HS nêu yêu cầu

- Hướng dẫn thực hiện yêu cầu + Cho HS quan sát tranh SGK + Cho HS nói

- Chốt nội dung: Chim sâu bắt sâu cho cây, chim gõ kiến bắt kiến phá cây, chim hải âu báo bão cho người đi biển tránh, chim hoạ mi hót hay

Nhận xét – tuyên dương

2. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

HĐ 1: Viết

a) Viết 1 – 2 câu về loài chim.

- Hỏi – đáp từng câu hỏi trong SHS VD: Bạn biết chim gì? – Tớ biết chim sẻ/ Bạn nhớ nhất điều gì về chim sẻ? – Chim sẻ bé nhỏ và đáng yêu.

– Cho HS Ghi lại câu trả lời của mình vào vở.

- Nhận xét

3.Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

HĐ 2. Viết

b) Nghe – viết khổ 3 trong bài thơ Trăng của bé

- GV đọc cả khổ thơ.

- Hướng dẫn viết các chữ hoa + Tìm chữ viết hoa trong bài?

+ Cho HS viết bảng con + Đọc cho HS viết

+ Đọc lại đoạn văn để soát lỗi và sửa lỗi.

+ Nhận xét bài viết của một số bạn.

- HS đọc yêu cầu

- HS xem tranh ảnh.

- HS nói tên một số loài chim có trong tranh ảnh và nói xem mỗi loài chim đó làm gì có ích cho con người.

- Nêu yêu cầu

- HS hỏi đáp theo cặp - Lắng nghe, nhận xét - Ghi lại vào vở

- Đổi bài cho bạn để phát hiện lỗi và sửa lỗi.

- Nghe - Thức, Vôi.

- HS luyện bảng

- Viết khổ thơ vào vở theo lời GV đọc: nghe từng cụm từ và ghi nhớ, chép lại cụm từ đã ghi nhớ.

(20)

c) Tìm đúng từ có vần ưu/in hoặc ai/ay.

- Trò chơi: Chọn đúng từ chứa tiếng có vần đã học.

- GV hướng dẫn chọn mục (1) và cách chơi: Mỗi nhóm có một bộ thẻ từ, đọc từng thẻ từ, tìm thẻ từ viết đúng và đối chiếu xem thẻ đó nói về tranh nào thì dán thẻ dưới tranh đó.

- Cho HS viết các từ ngữ viết đúng trong thẻ từ vào vở.

TIẾT 2

4.Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HĐ 3. Đọc mở rộng

- Hướng dẫn tìm đọc truyện hoặc bài thơ về thiên nhiên (sách do GV giới thiệu ở tủ sách của lớp, thư viện, hoặc do GV chuẩn bị): tên một số truyện, bài thơ trong từng cuốn sách.

- Cho HS đọc

- Nói với bạn hoặc người thân nhân vật hoặc những câu thơ em thích trong bài đọc.

VD: Bài Chú chim sâu cho em biết chim sâu có ích vì nó bắt sâu cho cây).

- Cho HS hoàn thiện bài tập trong VBT - Theo dõi, nhận xét

5.Tổng kết

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài: 22A Những người bạn bé nhỏ?

-Về nhà đọc lại bài cho mọi người cùng nghe

Nghe GV đọc lại đoạn văn để soát lỗi và sửa lỗi.

Nghe GV nhận xét bài viết của một số bạn.

- Nêu yêu cầu - Lắng nghe

- HS thực hiện chơi và bình chọn nhóm thắng cuộc là nhóm dán đúng nhiều tranh và nhanh nhất.

- HS làm vở BT: quả lựu, con cừu, bưu ảnh

- Nghe

- HS đọc cá nhân - HS nói

- HS hoàn thiện bài trong VBT:

- Lắng nghe

--- ĐẠO ĐỨC

BÀI 22: NHẶT ĐƯỢC CỦA RƠI TRẢ LẠI NGƯỜI ĐÁNH MẤT I. MỤCTIÊU

(21)

1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết được ý nghĩa của việc nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.

- Biết cách xử lí khi nhặt được của rơi.

- Chủ động thực hiện những cách xử lí khi nhặt được của rơi, nhắc nhở người

khác trả lại của rơi mỗi khi nhặt được.

2. Phẩm chất năng lực

- Góp phần phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù - Phát triển phẩm chất trung thực.

II CHUẨN BỊ

- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, âm nhạc (bài hát

“Bà còng đi chợ trời mưa” - sáng tác: Phạm Tuyến),... gắn với bài học “Nhặt được của rơi tra lại người đánh mất”;

- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động

Tổ chức hoạt động tập thể

Tổ chức hoạt động tập thể - chia sẻ trải nghiệm

- GV đặt câu hỏi: Hãy kể về một tấm gương nhặt được của rơi trả lại người đánh mất mà em biết.

Kết luận: Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là hành động nên làm, đáng được khen.

2. Khám phá

Tìm hiểu vì sao nhặt được của rơi cần trả lại người đánh mất.

- GV cho HS quan sát tranh “Bà Còng đi chợ trời mưa” (trên bảng hoặc trong SGK), mời HS kể tiếp sức từng bức tranh (ở từng tranh, nếu HS kể thiếu ý, GV cho các bạn

- HS lắng nghe

- HS suy nghĩ, trả lời.

- HS quan sát tranh - HS trả lời

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.chuyện.

(22)

trong lớp bổ sung).

+ Tranh 1: Bà Còng đi chợ trời mưa; Tôm, Tép dẫn đường cho bà.

+ Tranh 2: Tôm, Tép đưa bà đến đoạn đường cong thì bà đánh rơi tiền và Tôm nhặt được.

+ Tranh 3: Tôm, Tép đưa bà về tới nhà, trả tiền cho bà.

+ Tranh 4: Bà Còng cẩm tiền, cảm động ôm hai cháu: “Các cháu ngoan quá!”

- GV mời một HS kể lại toàn bộ câu - GV mời HS cả lớp chia sẻ:

+ Em nhận xét gì về hành động của Tôm và Tép?

+ Bà Còng cảm thấy thế nào khi nhận lại tiền?

+ Theo em, vì sao nhặt được của rơi cần trả lại người đánh mất?

- GV khen ngợi HS, sử dụng băng nhạc cho cả lớp hát theo bài “Bà Còng đi chợ trời mưa”.

Kết luận: Người bị mất tiền hay đồ thường cảm thấy buồn và tiếc vì đó là những thứ họ phải mất công sức làm ra, hay đó là tiền của người thân, bạn bè tặng,... Vi thế, nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là việc làm tốt, đem lại niềm vui cho họ.

3. Luyện tập

a. Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm GV chia HS theo nhóm, hướng dẫn các nhóm quan sát tranh, trong tranh có ba cách làm khi bạn nhìn thấy chiếc điện thoại của ai đánh rơi, các nhóm đọc kĩ và lựa chọn:

- HS lắng nghe

- HS quan sát

- HS trả lời

- HS hát

- HS lắng nghe

(23)

Việc nào nên làm, việc nào không nên làm?

Vì sao?

GVcó thể dùng mặt cười, mặt mếu hay thẻ màu để đại diện các nhóm lên gắn kết + Mặt cười: cách làm 2 (Cô giáo đã dạy...

Mình phải nhờ mẹ tìm cách trả lại).

+ Mặt mếu: cách làm 1 (Mình sẽ không nhặt vì không phải của mình) và cách làm 3 (Mình nhặt được là của mình).

- GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao chọn cách làm 2, vì sao không chọn cách làm 1 và 3.

- GV khen ngợi, tổng kết ý kiến của HS qua lời kết luận sau:

Kết luận: Nhìn thấy của rơi, bỏ đấy, không quan tâm; hoặc coi của rơi nhặt được là của mình là không nên. Nhặt được của rơi nhờ người đáng tin cậy trả lại người đánh mất là hành động nên làm.

Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn

- GV đặt câu hỏi: Đã bao giờ em nhặt được đổ của người khác chưa? Lúc đó, em đã làm gì?

- GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn nhặt được của rơi biết tìm cách trả lại người đánh mất.

4. Vận dụng

a. Hoạt động 1: Xử lí tình huống

- GV cho HS quan sát ba tranh tình huống trong SGK, nêu yêu cầu: Em sẽ làm gì khi ở trong các tình huống sau?

- GV lần lượt treo từng tranh (hoặc chiếu hình hay sử dụng vật thật như: tiền, đồng hồ đeo tay, ba lô đẹp - để tạo tình huống).

Ở mỗi tình huống, GV mời một sổ HS lên

-HS lắng nghe - Học sinh trả lời - HS quan sát

- HS chọnquả thảo luận: lựa chọn cách làm nào dưới các tranh.

- HS nghe

- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- HS quan sát

- HS chia sẻ

(24)

chia sẻ cách xử lí.

- GV khen ngợi, tổng kết các cách xử lí tình huống của HS qua lời kết luận sau:

Kết luận: Các cách xử lí đáng khen:

- Nếu em là bạn trong tranh 1, khi quét nhà thấy tờ tiền rơi, em sẽ báo cho người thân trong nhà.

- Nếu em là bạn trong tranh 2, khi nhìn thấy chiếc đồng hồ rơi trên sân trường, em sẽ, tìm thấy, cô chủ nhiệm hay cô Tổng phụ trách, cô trực tuần hoặc bác bảo vệ nhờ trợ giúp người đánh mất.

- Nếu em là bạn trong tranh 3, khi nhìn thấy ba lô của ai để quên trên ghế ở công viên em sẽ nhờ bố mẹ (nếu bố mẹ đi cùng) hoặc nhờ bảo vệ công viên, nhờ công an ở gần mình nhất trả giúp người bỏ quên.

b. Hoạt động 2: Em trả lại người đánh mất mỗi khi nhặt được của rơi

- GV hướng dẫn HS đóng vai theo cặp nhắc nhau cách trả lại người đánh mất mỗi khi nhặt được của rơi. HS có thể chọn các tình huống ở mục Luyện tập hoặc có thể tưởng tượng và chủ động đóng vai các tình huống khác nhau.

Kết luận: HS biết xác định người đáng tin cậy để nhờ trả lại đổ mà mình nhặt được.

Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.

-HS lắng nghe

- HS nêu

- HS quan sát

- HS lắng nghe

- HS đọc

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.. Hoạt động

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều, làm cho cây sai quả. - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu

- Năng lực thí nghiệm: Làm thí nghiệm tìm hiểu nhu cầu của nước và muối khoáng đối với cây.Thiết kế thí nghiệm chứng minh nhu cầu một số loại muối khoáng đối

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực