• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

GIÁO ÁN MÔN MĨ THUẬT KHỐI 4,5 – TUẦN 7 Ngày soạn: 15/10/2021

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 18/10/2021 (4C,4B, 4A) Thứ 3 ngày 19/10/2021 (4D)

CHỦ ĐỀ 7: VŨ ĐIỆU CỦA SẮC MÀU (2 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết cách lắng nghe và vận động theo giai điệu của âm nhạc, chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy. Nhận ra được các hòa sắc màu nóng, lạnh, tương phản, đậm, nhạt trong bức tranh vẽ theo nhạc.

- Từ đường nét, màu sắc trong bức tranh vẽ theo nhạc, HS cảm nhận và tưởng tượng được hình ảnh có ý nghĩa. Phát triển được trí tưởng tượng và sáng tạo trong quá trình tạo ra bức tranh biểu cảm mới. Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

- Tạo cho HS tính nhân ái, chăm chỉ, ý thức trách nhiệm, trung thực.

+ Hs khuyết tật

- Với sự hướng dẫn của gv, hs có thể cùng các bạn tham gia hoạt động vẽ theo nhạc.

Chăm ngoan khi ngồi học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Giấy vẽ. Hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề. Âm nhạc:

nhạc không lời.

2. Học sinh: Màu vẽ, giấy vẽ.…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (khoảng 1' - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

TIẾT 2

Hoạt động của GV Hoạt động của HSBT Hoạt động của HSKT Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (Khoảng 2’)

- Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học.

- Giới thiệu nội dung tiết học.

- Suy nghĩ, chia sẻ, bổ sung. - Lắng nghe

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 4’) GV hướng dẫn HS lấy phần giấy

thừa còn lại ở tiết 1 để vẽ tranh phong cảnh theo nhóm

- GV cho học sinh quan sát mẫu và gợi ý cho học sinh:

+ Tranh phong cảnh có những hình ảnh gì?

- GV có thể hướng dẫn HS vẽ tranh

- Học sinh quan sát và trả lời

- Nhà cửa, cây cối, tàu thuyền,..

- Quan sát

- HS quan sát, lắng nghe

(2)

bằng cách cắt, xé dán giấy thành các hình ảnh trong tranh như nhà cửa, sông, núi, cây cối

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 25’) 3.1 Thực hành

- Hướng dẫn HS chọn lựa hình ảnh và sáng tạo tranh phong cảnh từ phần giấy thừa

3.2 Cảm nhận, chia sẻ

-- Hướng dẩn học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm minh, thảo luận chia sẻ .

Giáo viên gợi ý:

+ Em có cảm nhận gì sản phẩm của nhóm mình?

+ Nhóm em đã vẽ phong cảnh gì gì?

+ Em thích sản phẩm nào nhất? Tại sao?

+ Em hãy nhận xét và nêu bài học từ bài của nhóm bạn…….

- Giáo viên nhận xét đánh giá, tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài.

- HS vẽ tranh phong cảnh theo nhóm.

- Trưng bày sản phẩm tại nhóm.

- Quan sát sản phẩm và trao đổi, giới thiệu sản phẩm thực hành.

- Vẽ màu cùng các bạn trong nhóm nhóm - Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

...

(3)

Ngày soạn: 15/10/2021

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 19/10/2021 (5D) Thứ 4 ngày 20/10/2021 (5B) Thứ 5 ngày 21/10/2021 (5C) Thứ 6 ngày 22/10/2021 (5A)

Bài 7: Vẽ tranh

ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS hiểu đề tài An toàn giao thông.

- HS biết cách vẽ tranh đề tài An toàn giao thông. Tập vẽ tranh đề tài An toàn Giao thông.

- Có ý thức chấp hành Luật Giao Thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: SGK, vở thực hành. Hình gợi ý cách vẽ.

2. HS: SGK, vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (khoảng 1') - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (Khoảng 3’) - Giáo viên cho học sinh nghe nhạc kết hợp vận

động theo bài hát về Giao thông

- Đánh giá hoạt động kết hợp liên hệ học sinh có ý thức tham gia giao thông, gợi mở, liên hệ giới thiệu nội dung bài học.

- Nghe nhạc và vận động theo bài hát

- Lắng nghe

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 5’)

* Tìm, chọn nội dung đề tài

- Gv cho học sinh quan sát tranh về an toàn giao thông.

+ Con nhìn thấy những hình ảnh gì?

+ Em thấy khung cảnh chung là gì?

+ Em chọn cảnh để vẽ về đề tài an toàn giao thông?

- HS quan sát, trả lời

+ Hình ảnh xe cộ, người tham gia giao thông,..

+ Nhà cửa, cây cối, đường xá,..

+ Vẽ đường phố, học sinh đi bộ trên vỉa hè, cảnh ngã ba, ngã tư,..

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 23’) 3.1.Tìm hiểu cách thực hành sáng tạo.

+ Để vẽ được tranh bước đầu tiên em phải làm gì ?

+ Chọn được hình ảnh rồi em làm gì tiếp ? - Gv hướng dẫn vẽ trên bảng theo 5 bước.

+ Tìm chọn các hình ảnh cụ thể về an toàn giao thông.

+ Vẽ tranh theo các bước.

(4)

- Cho hs quan sát tranh của Hs năm trước.

- GV lưu ý: Các hình ảnh người và phương tiện cần vẽ thay đổi hình dáng tạo cho bức tranh có không khí tấp nập, nhộn nhịp.

- Tranh cần có các hình phụ cho sinh động nhưng được vẽ nhiều sẽ làm cho bố cục vụn vặt, không rõ trọng tâm.

- Màu sắc trong tranh cần có đậm nhạt để hình mảng chặt chẽ và đẹp mắt.

3.2. Thực hành sáng tạo

- Yêu cầu HS thực hành cá nhân trong vở tập vẽ.

- GV quan sát hướng dẫn hs làm bài.

- Sửa bài khi cần thiết.

3.3: Cảm nhận, chia sẻ

Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm – GV gợi mở HS giới thiệu, nhận xét sản phẩm và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm: Bố cục, hình vẽ, màu sắc, đậm nhạt.

– Tổng hợp chia sẻ của HS, nhận xét sản phẩm.

- Quan sát

+ Vẽ khung tranh

+ Phân mảng chính, phụ trong tranh

+ Vẽ hình chính, phụ + Sửa hình.

+ Vẽ màu.

- Hs quan sát - Lắng nghe.

- HS thưc hành vẽ theo hướng dẫn.

- Trưng bày sản phẩm tại nhóm.

- Quan sát sản phẩm và trao đổi, giới thiệu, chia sẻ sản phẩm thực hành.

- Lắng nghe

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 3’) - Hướng dẫn học sinh về nhà có thể vẽ tranh đề

tài ATGT khác

* Tổng kết tiết học

- Gv nhận xét chung tiết học.

- Khen ngợi các nhóm cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Dặn học sinh chấp hành nghiêm chỉnh luật khi tham gia giao thông - Dặn học sinh chuẩn bị cho giờ học sau.

- Quan sát, lắng nghe. Có thể chia sẻ mong muốn thực hành tạo sản phẩm khác.

- Lắng nghe và ghi nhớ. Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong đó: lãnh chúa phong kiến được hình thành từ bộ phận quý tộc quân sự người Giéc-man; tăng lữ giáo hội và những quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới; nông nô

- HS hiểu và nêu được: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ). - HS biết dựa

KT: - Học sinh hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật;.. nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

1- Thực hiện Cương lĩnh năm 1930, trong suốt 45 năm, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng

+Bước 2: tìm trục dọc trục ngang để vẽ hình túi cân xứng và xác định tỷ lệ các bộ phận của túi..-. +Bước 3: tìm hình quai túi (dài,ngắn,vừa phải) cho phù hợp và

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: biết liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh cô giáo trong bài thơ.. - Bồi dưỡng tình cảm yêu

Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh