• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7 Ngày soạn: 15/10/2016

Ngày giảng: Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2016 TIẾT 2: TẬP ĐỌC TRUNG THU ĐỘC LẬP I) Mục tiêu.

* Đọc lưu loát ,diễn cảm toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn:

*Hiểu các từ ngữ trong bài: Tết trung thu độc lập, trăng ngàn, trại

*Thấy được tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ. Mơ ước của anh vè tương lai

của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

II) Đồ dùng dạy - học

-Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về các nhà máy, các khu công nghiệp...

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:5’

- Gọi 3 HS đọc bài: “Chị em tôi” và trả lời câu hỏi

- GV nhận xét - ghi điểm cho HS 2. Dạy bài mới:30’

a. Giới thiệu bài - Ghi bảng.

b. Luyện đọc:

- Gọi 1 HS khá đọc bài.

- GV chia đoạn: Bài chia làm 3 đoạn - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn - GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.

- Đọc mẫu toàn bài.

c. Tìm hiểu bài:

(?)Đứng gác trong đêm trung thu anh chiến sĩ nghĩ tới điều gì?

(?)Trăng trung thu có gì đẹp?

(?)Đoạn 1 nói lên điều gì?

- 3 HS thực hiện yêu cầu

- HS đọc bài, cả lớp đọc thầm HS đọc nối tiếp đoạn

- HS đọc nối tiếp đoạn và nêu chú giải SGK.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

+Anh nghĩ tới các em nhỏ và nghĩ tới tương lai của các em.

+Trăng đẹp của vẻ đẹp núi sông, tự do độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la;

trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc,núi rừng…

* Vẻ đẹp của ánh trăng trung thu..

(2)

(?)Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai sao?

(?)Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?

- Nội dung đoạn 2 là gì?

(?)Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?

(?)Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?

- Đoạn 3 cho em biết điều gì?

*Luyện đọc diễn cảm:

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài.

- GV hd HS luyện đọc một đoạn . - Thi đọc diễn cảm

GV nhận xét chung.

3.Củng cố-dặn dò:2’

- Nhận xét giờ học

HS chuẩn bị bài sau: “ở vương quốc Tương Lai”

Hs trả lời theo sgk

+ Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.

*Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.

+Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: có những nhà máy thuỷ điện, những con tàu lớn, những cánh đồng lúa phì nhiêu màu mỡ.

+Mơ ước đất nước ta có một nền công nghiệp hiện đại phát triển ngang tầm thế giới.

*Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.

- HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.

- HS theo dõi .

- HS cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất - Lắng nghe

Rút kinh nghiệm:

...

...

TIẾT 3: TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : * Giúp học sinh củng cố về:

- Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.

- Giải toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.

II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1) Giới thiệu - ghi đầu bài   1’

2) Hướng dẫn luyện tập 32’

(3)

* Bài 1: - GV viết : 2416 + 5164

- Nhận xét đúng/ sai.

- Phần b HD tương tự.

- GV nhận xét, cho điểm.

* Bài 2:

- Nhận xét đúng/ sai.

- Cho 3 HS lên bảng làm bài phần b, GV cho cả lớp nhận xét.

- Đánh giá, cho điểm HS.

* Bài 3:

-Nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết

- GV nhận xét, cho điểm.

* Bài 4:

(?) Núi nào cao hơn? Cao hơn bao nhiêu mét?

- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.

* Bài 5:

- Yêu cầu HS nhẩm không đặt tính.

- Kiểm tra lớp đúng/ sai.

- Nhận xét đánh giá 3. Củng cố - dặn dò2’

- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài học sau.

- HS lên bảng đặt tính và tính, lớp làm nháp.

a) +

5164

2416 Thử lại: -

2416 7580

7580 5164

- HS nêu cách thử lại.

b) 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở - Nhận xét, sửa sai.

- HS lên làm bài, 1 Hs lên bảng thử lại.

a -6482839 Thử lại    482 375 6   

6 357 6 839

b) HS lên bảng, lớp làm vào vở

Hs nêu

Hs tự làm và chữa bài

a) x + 262 = 4 848 b) x – 707 = 3 535 x = 4 848 – 262 x = 3 535 + 707 x = 4 586 x = 4 242

- HS nhận xét, đánh giá.

- HS đọc đề bài - Lên bảng làm bài.

Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là:

3 143 - 2 428 = 715 (m)

Đáp số: 715 m - HS đọc đề bài.

+ Số lớn nhất có 5 chữ số là: 99 999 + Số bé nhất có 5 chữ số là : 10 000 - Hiệu của chúng là : 89 999

Rút kinh nghiệm:

...

...

(4)

TIẾT 4: CHÍNH TẢ: (Nhớ - viết) GÀ TRỐNG VÀ CÁO I,Mục đích yêu cầu :

-Nhớ viết lại chính xác trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ “gà trống và cáo”

-Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng ch/ tr ( hoặc vần ươn/ ương) điền

vào chỗ trống, hợp với nghĩa đã cho . II,Đồ dùng dạy học .

- Sgk , vở bài tập TV

III,Các hoạt động dạy học . 1 . Giới thiệu.1’

2 . HD nhớ- viết.28’

-Y/c H đọc thuộc lũng đoạn viết.

- Hd viết đúng một số từ dễ sai ,lẫn…

Y/c Gấp sgk viết bài vào vở

* Chấm 7-10 bài -Nhận xét chung 3.HD H làm bài tập.

*Bài 2: Điền những chữ bị bỏ trống có vần ươn/ ương

-Nhận xét kết luận nhóm thắng cuộc.

*Bài 3:

-Viết lại nghĩa đã cho lên bảng lớp.

+Cố gắng tiến lên để đạt tới mức cao hơn +Tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái khônng có ở ngay trước mắt hay chưa từng có

3-Củng cố dặn dò 2’

-Nhận xét tiết học-về nhà xem lại bài.

Hs - Nêu y/c của bài

- Cả lớp theo dừi, Nêu cách trình bày bài + Hs viết nhỏp Sung sướng, suôn sẻ. Xanh xanh, xấu xí .

Viết hoa tên riêng là gà Trống và Cáo

+Lời nói trực tiếp của gà TRống và Cáo phải viết sau dấu hai chấm mở ngoặc kép

Hs viết đoạn thơ theo trí nhớ, tự soát lại bài -Đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở.

-Đại diện từng nhóm đọc lại đoạn văn đã điền nói về nội dung đoạn văn.

-Sửa bài theo lời giả đúng.

-Bay lượn, phẩm chất, trong lòng đất, vườn tược

-Quê hương, đại dương, tương lai, thường xuyên, cường tráng.

-Số H chơi “tìm từ nhanh” mỗi H ghi 1 từ vào 1 băng giấy - dán nhanh lên bảng

…vươn lên.

tưởng tượng

-Nhận xét – chữa bài

Rút kinh nghiệm:

...

...

(5)

Ngày soạn: 15/10/2016

Ngày giảng: Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2016 TIẾT 2: TOÁN

BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ I. Mục tiêu: * Giúp học sinh:

- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.

II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1) Giới thiệu - ghi đầu bài   1’

2) Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ 10’

- GV viết ví dụ lên bảng.

(?) Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì số cá mà hai anh em câu được là bao nhiêu con?

- GV giới thiệu: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ.

3) Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ:

(?) Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = ? - GVnêu: Khi đó ta nói 5 là một giá trị số của biểu thức a + b.

- Y êu cầu HS làm tương tự.

(?) Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được gì?

3. Luyện tập, thực hành:22’

* Bài 1:- Tính giá trị của biểu thức (?) Bài tập Y/c chúng ta làm gì?

- Đọc biểu thức trong bài.

- GV nhận xét, cho điểm.

* Bài 2

(?) Mỗi lần thay các chữ a và b bằng

- Học sinh theo dừi - HS đọc ví dụ.

- Hai anh em câu được a + b con cá.

- HS nhắc lại.

+ Ta thay các số vào chữ a và b rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.

+ Mỗi lần thay chữ a và b bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b.

- Học sinh nhắc lại.

- Biểu thức c + d.

a) Nếu c = 10 và d = 25 thì c + d = 10 + 25 = 35.

b) Nếu c = 15 và d = 45 thì c + d = 15 + 45 = 60.

- Đọc đề bài, tự làm vào vở; 3 HS lên bảng.

a) Nếu a = 32 và b = 20 Thì giá trị của biểu thức a – b = 32 – 20 = 12.

b) Nếu a = 45 và b = 36 Thì giá trị của biểu thức a – b = 45 – 36 = 9.

c) Nếu a = 18m và b = 10m Thì g/trị của

(6)

các số chúng ta tính được gì?

* Bài 3

- Gv vẽ bảng số lên bảng.

- Y/c HS nêu ND các dòng trong bảng.

- GV nhận xét, cho điểm.

* Bài 4

- HD HSlàm bài tập.

- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.

4. Củng cố - dặn dò 2’

- Nhận xét tiết học

- Về làm bài trong vở bài tập.

b/thức a – b = 18m – 10m = 8m.

- Tính được một giá trị của biểu thức a – b.

- Học sinh đọc đề bài.

- Dòng 1: giá trị của a, dòng 3 : giá trị của biểu thức a x b, dòng 2: giá trị của b, dòng 4:

giá trị của biểu thức a : b

- 3 HS tiếp nối lên bảng làm, lớp làm vở

a 12 28 60 70

b 3 4 6 10

a x b 36 112 360 700

a : b 4 7 10 7

- Nhận xét, sửa sai.

- HS đọc đề bài, 2 Hs lên bảng, lớp làm vở.

a 300 3200 24 687 54 036

b 500 1800 36 805 31 894

a + b 800 5000 61 492 85 930 b + a 800 5000 61 492 95 930 - Nhận xét, sửa sai.

- Về nhà làm lại các bài tập.

Rút kinh nghiệm:

...

...

TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I ) Mục tiêu

- Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, học sinh tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện)

II ) Đồ dùng dạy học

-Tranh minh hoạ truyện: “Vào nghề”.Bảng nhóm III ) Các hoạt động dạy - học chủ yếu

1. Kiểm tra bài cũ 5’

- Nhận xét cho điểm học sinh 2. Dạy bài mới 33’

a- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài b- Hướng dẫn làm bài tập.

- Kể một đoạn văn hòan chỉnh theo tranh minh hoạ truyện: “Ba lưỡi rìu”.

- Nhắc lại đầu bài.

(7)

* Bài tập 1

(?) Nêu sự việc chính của từng đoạn?

- Gọi học sinh đọc lại các sự việc chính.

* Bài tập 2

- Chia lớp thành 4 nhóm.

- Yêu cầu các nhóm đọc đoạn văn của nhóm mình thảo luận.

- Nhận xét kết quả của học sinh.

3. Củng cố - dặn dò. 2’

- Nhận xét tiết học

- Về viết thêm một đoạn văn vào vở…

- HS đọc yêu cầu của bài.

- 2 đến 3 học sinh đọc cốt truyện.

*Đoạn 1: Va-li-a ước mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiêt mục phi ngựa đánh đàn .

*Đoạn 2: Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa.

*Đoạn 3: Vai-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn.

*Đoạn 4: Va-li-a đã trở thành một diễn viên giỏi như em hằng mong ước.

- Học sinh đọc

- Học sinh đọc đoạn chưa hoàn chỉnh.

- Học sinh thảo luận nhóm 4,viết đoạn văn.

*Đoạn 1

Nô - en năm ấy, cô bé Va-li-a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc.

Chương trình xiếc hôm ấy,em thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa,đánh đàn”và mơ ước thành diễn viên biểu diễn tiết mục ấy.

Từ đó,lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hỡnh ảnh cụ diễn viờn phi ngựa,đánh đàn.Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô-phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn ró.

*Ví dụ: Nhóm 4

+Mở đầu: Thế rồi cũng đến ngày Va-li-a trở thành một diễn viên thực thụ.

+Diền biến: (Sách giáo khoa)

+Kết thúc: Va-li-a kết thúc tiết mục…

Ước mơ thuở nhỏ đã trở thành sự thật.

Rút kinh nghiệm:

...

...

(8)

Ngày soạn: 15/10/2016

Ngày giảng: Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2016 TIẾT 1: TẬP ĐỌC

Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI I) Mục tiêu

* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như:

* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với từng nhân vật, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu.

* Hiểu được nội dung bài: Ước mơ của các bạn nhỏ về cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. ở

đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.

II) Đồ dùng dạy - học

- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng viết sẵn đoạn cần luyện đọc III) Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ 6’

- Gọi 2 HS đọc bài: “Trung thu độc lập” kết hợp trả lời câu hỏi

- GV nhận xét - ghi điểm cho HS 2. Dạy bài mới:32’

a- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

b* Luyện đọc:

(?) Bài chia làm mấy đoạn?

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn –> GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú giải.

- GV hướng dẫn cách đọc bài.

- Đọc mẫu toàn bài.

c* Tìm hiểu bài:

(?) Tin-tin và Mi-tin đi đến đâu và gặp những ai?

(?) Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai?

(?) Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì?

(?) Các phát minh ấy thể hiện những mơ ước gì của con người?

- HS thực hiện yêu cầu - HS nghe

- 1HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Chia làm 3 đoạn, HS đánh dấu từng đoạn.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú giải SGK.

Hs luyện đọc theo cặp

- HS lắng nghe GV đọc mẫu.

- HS đối thoại và trả lời câu hỏi.

+ Tin-tin và Mi-tin đi đến vương quốc Tương lai và trò chuyện với các bạn nhỏ sắp ra đời.

+ Vì những bạn nhỏ ở đây hiện nay chưa ra đời, nên bạn nào cũng mơ ước làm được những điều kỳ lạ trong cuộc sống.

+ Các bạn sáng chế ra:Vật làm cho con người hạnh phúc.Ba mươi vị thuốc trường sinh.Một loại ánh sáng kỳ lạ.Một cái máy biết bay trên không như chim.

+ Thể hiện ước mơ của con người: được sống

(9)

(?) Màn 1 nói lên điều gì?

Màn 2

- Yêu cầu HS quan sát tranh để nhận ra Tin-tin, Mi-tin và em bé.

(?) Câu chuyên diễn ra ở đâu?

(?) Những trái cây mà Tin-tin và Mi- tin nhìn thấy trong khu vườn có gì khác lạ?

(?) Em thích gì ở Vương quốc Tương Lai?

(?) Màn 2 cho em biết điều gì?

- GV ghi nội dung lên bảng d*Luyện đọc diễn cảm:

- Yêu cầu HS luyện đọc một đoạn trong bài.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 6.

- GV nhận xét chung.

4.Củng cố - dặn dò:2’

- Nhận xét giờ học

hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng, trinh phục được vũ trụ.

*Những phát minh của các bạn nhỏ thể hiện ước mơ của con người..

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi

- HS quan sát tranh và nêu các nhân vật.

- HS đọc theo cách phân vai và trả lời câu hỏi.

+ Câu chuyện diễn ra trong khu vườn kỳ diệu.

+ Những trái cây to và rất lạ:

* Chùm nho quả to đến nỗi Tin-tin tưởng đó là chùm lê phải thốt lên:

“ Chùm lê đẹp quá”

* Những quả táo đỏ to đễn nỗi Tin-tin tưởng đó là quả dưa đỏ.

* Những quả dưa to đến nỗi Tin-tin tưởng đó là những quả bí đỏ.

- HS tự trả lời theo ý mình

*Những trái cây kỳ lạ ở Vương quốc Tương Lai.

- HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi cách đọc.

- HS theo dõi tìm cách đọc hay

Rút kinh nghiệm:

...

...

TIẾT 2: TOÁN

TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG I. Mục tiêu: * Giúp học sinh:

- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.

- Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để thử phép cộng và giả các bài toán có liên quan.

II.Các hoạt động dạy - học chủ yếu.

1- Kiểm tra vở bài tập của lớp. 5’

(10)

2. Dạy học bài mới 33’

a. Giới thiệu - ghi đầu bài  

b. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng- GV treo bảng số lên bảng. Yêu cầu Hs tính giá trị của a + b và b + a

- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá tri của biểu thức b + a khi a = 20; b = 30.

- Tương tự so sánh phần còn lại.

(?) Khi đổi chỗ các số hạng của tổng

a + b cho nhau thì ta được tổng như thế nào?

- Yêu cầu Hs đọc kết luận SGK.

c. Luyện tập thực hành:

* Bài 1:

- GV viết các phép tính lên bảng.

(?) Vì sao em nói ngay được kết quả của phép tính 379 + 468 = 847?

- GV nhận xét, cho điểm.

* Bài 2: Viết số hoặc chữ số thích hợp vào chỗ chấm

- Nhận xét, cho điểm.

* Bài 3:

- Y/c HS giả thích vì sao lại điền dấu =; >

hay <

- GV nhận xét, cho điểm.

3. Củng cố - dặn dò 2’

(?) Nêu tính chất giao hoán của phép cộng?

- Về làm bài trong vở bài tập.

+ Hs lên bảng.

Hs tính và so sỏnh kết quả.

- Giá trị của biểu thức a + b và b + a đều bằng 50.

+ Giá trị của biểu thức a + b luôn luôn bằng giá trị của biểu thức b + a.

- Học sinh đọc.

- Học sinh đọc đề bài

- Hs nêu kết quả các phép tính + Vì khi đổi chỗ các số hạng trong tổng thì tổng đó không thay đổi.

+ Hs lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.

a)48 + 12 = 12 + 48 b) m + n = n + m

65 + 297 = 297 +65 84 + 0 = 0 + 84

177 + 89 = 89 + 177 a + 0 = 0 + a

-Đổi chéo bài để kiểm tra.

- 2Hs lên bảng .Lớp làm vào vở.

a) 2 975 + 4 017 = 4 017 + 2975 2 975 + 4 017 < 4 017 + 3 000 2 975 + 4 017 > 4 017 + 2 900 b) 8 264 + 927 < 927 + 8 300 8 264 + 972 > 900 + 8 264 927 + 8 264 = 8 264 + 927

a 20 350 1 208

b 30 250 2 764

a + b 20 + 30 = 50

350 + 250

= 600

3 972 b + a 30 + 20 =

50

250 + 350

= 600

3 972

(11)

- Hs nhắc lại.

Rút kinh nghiệm:

...

...

TIẾT 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I - Mục tiêu.

- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.

- Biết viết đúng tên người, tên địa lý Việt Nam.

II - Đồ dùng dạy – học.

- Vở BT tiếng việt ,sgk, giỏo ỏn

III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 3 hs đặt câu với từ:

tự trọng, tự hào, tự tin, tự kiêu.

- GV nxét - ghi điểm cho hs.

2/ Dạy bài mới:

a) Giới thiệu bài: “GV ghi đầu bài”

b) Tìm hiểu ví dụ:

- Y/c hs quan sát và nxét cách viết.

+Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.

+Tên địa lý: Trường Sơn, Sóc Trăng Vàm Cỏ Tây.

(?) Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần viết ntn?

(?) Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta cần phải viết như thế nào?

*Phần ghi nhớ:

c) Luyện tập:

- Hs thực hiện y/c.

Hs theo dõi

- Quan sát, nxét cách viết.

+ Tên riêng thường gồm một, hai hoặc ba tiếng trở lên. Mỗi tiếng được viết hoa chữ cái đầu của tiếng

+ Tên người, tên địa lý được viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

- HS lần lượt đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm

(12)

*Bài tập 1:

- Y/c hs tự làm bài, viết tên mình và địa chỉ gia đình.

- GV nxét, chốt ý

*Bài tập 2:

- Gọi hs nxét cách viết của bạn.

*Bài tập 3:

- GV nxét, tuyên dương h/s.

4) Củng cố - dặn dò:

(?) Nêu cách viết danh từ riêng?

- Nhận xét giờ học.

- H/s đọc to, cả lớp theo dõi.

- Hs lên bảng viết. Hs dưới lớp làm vào vở.

Vd: Đỗ Thị Thuỳ Linh –đ/c : - Gọi hs nxét.

- H/s đọc y/c, cả lớp lắng nghe.

- Hs lên bảng viết, cả lớp viết vào vở.

xã EaTam, xã EaHồ , xã Phú Xuân - Hs nxét bạn viết trên bảng.

- H/s đọc y/c.

- Làm việc theo nhóm.

Thành phố Buôn Ma Thuột , thị xã Buôn Hồ , thị trấn KrôngPăk …huyện KrôngBuk

- Hs nêu lại cách viết.

Rút kinh nghiệm:

...

...

Ngày soạn: 15/10/2016

Ngày giảng: Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2016 TIẾT 3: TOÁN

BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ I. Mục tiêu: *Giúp học sinh:

- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ

- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.

II/Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1/Giới thiệu - ghi đầu bài 1’

2) Giới thiệu biểu thức có chứa ba ch

- GV viết ví dụ lên bảng.

- GV vừa nói vừa viết vào bảng: nếu An câu được 2 con cá , Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá.

(?) Cả ba bạn câu được bao nhiêu con

HS theo dõi nghe.

- HS đọc ví dụ.

+ Ta thực hiện phép tính cộng số con cá ba bạn với nhau.

(13)

cá ta làm như thế nào?

- GV ghi: 2 + 3 + 4

* Làm tương tự với :

- GV giới thiệu : a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.

3) Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa 3 chữ :

(?) Nếu a = 3 ; b = 2 và c = 4 thì a + b + c = ?

*GVnêu: Khi đó ta nói 9 là một giá trị số của biểu thức a + b + c.

- Y êu cầu HS làm tương tự.

3. Luyện tập, thực hành:

* Bài 1: Tính giá trị của biểu thức.

(?) Bài tập Y/c chúng ta làm gì?

- Đọc biểu thức trong bài và làm bài.

- Gv hỏi lại để Hs trả lời.

- GV nhận xét, cho điểm.

* Bài 2:

- Gv hỏi để Hs nêu miệng.

- Nhận xét, cho điểm

(?) Mọi số nhân với 0 đều bằng gì?

(?) Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số chúng ta tính được gì?

* Bài 3:

- Nêu yêu cầu và hướng dẫn HS làm.

- GV nhận xét, cho điểm.

* Bài 4:

+ Phải viết số (hoặc chữ) thích hợp vào chỗ (...) đó.+ Cả ba bạn câu được 2 + 3 + 4 con cá

- Học sinh ghi.

- 5 + 1 + 0 - 1 + 0 + 2 Hs ghi nhớ

- Biểu thức a + b + c

a) Nếu a = 5; b = 7; c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22.

b) Nếu a = 12 ; b = 15 ; c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c = 12 + 15 + 9 = 36.

- Hs đọc bài, sau đó tự làm bài

a) Nếu a = 9 ; b = 5 ; c = 2 thì giá trị của biểu thức a x b x c = 9 x 5 x 2 = 45 x2 = 90.

b) Nếu a =15 ; b = 0 ; c = 37 thì giá trị của biểu thức a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0 x 37 = 0 + Mọi số nhân với 0 đều bằng 0.

+ Ta tính được một giá trị của biểu thức a x b x c.

- Hs lên bảng, lớp làm vào vở.

* Cho biết m = 10; n = 5; p = 2, tính giá trị của biểu thức:

a) m + n + p = 10 + 5 + 2 = 17.

m + ( n + p ) = 10 + ( 5 + 2 ) = 10 + 7 = 17 b) m - n - p = 10 – 5 – 2 = 5 – 2 = 3.

m - ( n + p ) = 10 – ( 5 + 2 ) = 10 – 7 = 3 c) m + n x p = 10 + 5 x 2 = 10 + 10 = 20 ( m + n ) x p = ( 10 + 5 ) x 2 = 15 x 2 = 30.

- Hs đọc phần a)

+ Lấy 3 cạnh của tam giác cộng với nhau.

a) p = a + b + c

b) Tính chu vi của hình tam giác đó.

(14)

(?) Muốn tính chu vi của một hình tam giác ta làm như thế nào?

- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.

4. Củng cố - dặn dò 2’

- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau.

* P = 5 + 4 + 3 = 12 (cm ) * P = 10 + 10 + 5 = 25 (cm ) * P = 6 + 6 + 6 = 18 ( cm) - Học sinh nhận xét, chữa bài.

Rút kinh nghiệm:

...

...

Ngày soạn: 15/10/2016

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2016 TIẾT 1: TOÁN

TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG I/Mục tiêu: Giúp hs:

-Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng

-Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất

II/ Các họat động dạy-học 1/Giới thiệu bài: 1’

2/Nhận biết tớnh chất kết hợp của phộp cộng. 15’

Gv kẻ bảng giá trị SGK,yêu cầu hs tính.

Nhìn bảng nêu giá trị cụ thể của a,b,c

*Lưu ý:Khi phải tính tổng của 3 số a+b+c ta có thể tính theo thứ tự từ trái sang phải;có thể tính giá trị biểu thức như sau:

VD: a+b+c = (a+b)+c = a+

(b+c)

2/Thực hành

BT1/45 tính bằng cách thuận tiện nhất

2 em lên bảng làm miệng 2 em viết lên bảng

Hs đọc yêu cầu BT,làm bài

a/ 4367+(199+501) b/ 921+2079+898 = 4367+700 = 898+3000 = 5067 = 3898 4400+(2148+252 ) 467+9533+999 = 4400+2400 = 10000+999 = 6800 = 10999

(15)

- Gọi hs chữa bài.

- Gv chữa bài.

BT2/45:

? Bài toán cho ta biết gì?

? Bài toán yêu cầu ta tìm gì?

BT3/45

3/Nhận xét-dặn dò 2’

Về nhà làm bài vở Bt

1 em đọc ycBT

2 ngày đầu quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là 75 500 000 + 86 950 000 = 162 450 000(đ) Cả 3 ngày qũi tiết kiệm nhận được số tiền là 162 450 000 + 14 500 000 = 176 950 000(đ) Đáp số: 176 950 000 đồng HS làm bài vào vở

Cả lớp KTKQ

a/ a + 0 = 0 + a b/ 5 + a = a + 5 c/ (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 28 + 2 = a + 30

Rút kinh nghiệm:

...

...

TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI – TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I - Mục tiêu

Ôn lại cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam.

Rèn kỹ năng viết đúng tên, tên người, tên địa ý Việt Nam trong mọi văn bản.

II - Đồ dùng dạy – học.

- Bảng ghi sẵn bài ca dao,vở BT tiếng việt.

III Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:5’

(?) Em hãy nêu cách viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam? Cho ví dụ?

- GV nxét và ghi điểm cho hs.

2) Dạy bài mới:33’

a) Giới thiệu bài:

- GV ghi đầu bài lên bảng.

b) HD làm bài tập:

Bài tập 1:

- Chia nhóm, phát phiếu và bút dạ.

- H/s lên bảng trả lời theo y/c.

Hs nghe

- H/s đọc to, cả lớp theo dõi.

- Nhận phiếu, bút và thảo luận theo nhóm 4.

Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Chiếu,

(16)

- Gọi 3 nhóm lên dán phiếu lên bảng để hoàn chỉnh bài ca dao.

- Gọi hs nxét, chữa bài.

Bài tập 2:

- Treo bản đồ địa lý VN lên bảng.

- Tìm nhanh trên bản đồ tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của nước ta, viết lại các tên đó.

(?) Tên các tỉnh?

(?) Tên các Thành phố?

(?) Các danh lam thắng cảnh?

(?) Các di tích lịch sử?

- Gọi các nhóm dán phiếu và trình bày.

- GV nxét, bổ sung.

3) Củng cố - dặn dò: 2’

(?) Nêu quy tắc viết hoa tên riêng?

- Nhận xét giờ học.

- Nhắc c.bị bài học sau, xem trước BT

Hàng hải, Mã Vĩ, Hàng Giấy, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Hàng Than, Phúc Kiến, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Già.

- 1, 2 hs đọc lại bài đã hoàn chỉnh.

- H/s đọc to yêu cầu, cả lớp theo dõi.

- Quan sát bản đồ,làm bài

VD:+ Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình.

Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.,Kon Tum, Đắk Lắk.

+ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế,

Cần Thơ...

+ Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Hoàn Kiếm, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở...

+ Thành Cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Huế, hang Pác Bó, cây đa Tân Trào...

- Trình bày phiếu của nhóm mình.

Rút kinh nghiệm:

...

...

TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I) Mục tiêu

(17)

- Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện.

- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.

II) Đồ dùng dạy học - Một tờ giấy khổ to.

III) Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ: 5’

+ Gọi học sinh lên bảng đọc đoạn văn viết hoàn chỉnh của truyện : “ Vào nghề”.

-Nhận xét, cho điểm.

2 - Dạy bài mới: 33’

a- Giới thiệu bài - ghi đầu bài b- Hướng dẫn làm bài tập:

- GV đọc và phân tích đề bài, dùng phấn gạch dưới các từ: giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian.

- Y/ cầu HS đọc gợi ý.

(?) Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước?

(?) Em thực hiện điều ước như thế nào?

(?) Em nghĩ gì khi thức dậy?

- Y/ cầu HS tự làm bài.

- Tổ chức cho HS thi kể.

- Gọi HS nhận xét về nội dung và cách thể hiện.

3 . Củng cố dặn dò 2’

- Nhận xét tiết học.

- Viết lại câu chuyện vào vở.

- 3 Học sinh lên bảng.

- Nhắc lại đầu bài.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Học sinh đọc

1. Mẹ em đi công tác xa. Bố ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học, em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em ngử say. Em mệt quá cũng ngủ thiếp đi.

Em bỗng thấy bà tiên nắm lấy tay em, khen em là đứa con hiếu thảo và cho em 3 điều ước…

2. Đầu tiên, em ước cho bố em khỏi bệnh để bố lại đi làm. Điều thứ hai em mong con người thoát khỏi bệnh tật. Điều thứ 3 em mong ước mình và em trai mình học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành nười kĩ sư giỏi.

3. Em thức dậy và thật tiếc đó là giấc mơ.

Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó.

- Viết ý chính ra vở nháp.

- Kể cho bạn nghe.

- Nhận xét, góp ý bổ sung cho chuyện của bạn.

- 5 đến 6 HS thi kể trước lớp.

- Chuẩn bị bài sau.

(18)

Rút kinh nghiệm:

...

...

Buổi chiều:

TIẾT 1 : TOÁN

TIẾT 3: KỂ CHUYỆN LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG I/Mục đích yêu cầu.

- Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ, H kể được câu chuyện “Lời ước dưới trăng” phối hợp với lời kể, điệu bộ, nét mặt .

- Hiểu truyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện .

- Theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét đúng lời kể của bạn ,kể tiếp được lời kể của bạn . II.Đồ dùng dạy - học

- Tranh minh hoạ trong sgk.

III/Các hoạt động dạy - học

1/Giới thiệu bài “Ghi đầu bài”1’

2/G kể chuyện 7’

-Gv kể lần 1.

-Gv kể lần 2,vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ

3/HD H kể chuyện 25’

a,Kể chuyện trong nhóm.

b,Kể chuyện trước lớp -Tổ chức cho Hs thi kể -Gv nhận xét.

c,Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện.

(?) Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì?

(?) Hành động của cô gái cho thấy cô là người ntn?

(?) Em hãy tìm kết cục vui cho câu chuyện trên?

*Gv nêu: Có lẽ trời phật rủ lòng

Hs theo dõi

Hs nghe và nhớ chuyện

-Hs một nhóm lần lượt kể theo tranh cho bạn nghe.

-Hs kể tốt kể cả câu chuyện.

-Hs nối tiếp kể theo ND từng bức tranh 2-3 lần -Hs thi kể toàn bộ câu chuyện

-Hs nhận xét theo các tiêu chí.

-Hs đọc y/c và nội dung

+Cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh

+Cô là người nhân hậu, sống vì người khác có tấm lòng nhân ái bao la.

+Mấy năm sau cô bé ngày xưa tròn 15 tuổi.

Đúng đêm rằm ấy cô đã ước cho đôi mắt của chị Ngăn sáng lại...

(19)

thương, cảm động trước tấm lòng vàng của chị nên đã khẩn cầu cho chị sáng mắt như bao người. Năm sau mắt chị sáng lại nhờ phẫu thuật.

Cuộc sống hiện nay của chị thật hạnh phúc và êm ấm. Mái nhà của chị lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ.

-Nhận xét tuyên dương.

(?) Qua câu chuyện em hiểu điều gì?

4/Củng cố - dặn dò.2’

-Nhận xét tiết học -Về nhà kể lại chuyện

+Trong cuộc sống chúng ta nên có lòng nhân ái bao la, biết thông cảm và sẻ chia những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính chúng ta và mọi người

Rút kinh nghiệm:

...

...

TIẾT 3: SINH HOẠT+ ATGT I. MỤC TIÊU:

- HS tự nhận xét tuần 7.

- Rèn kĩ năng tự quản.

- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.

II.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

*Hoạt động 1:

Sơ kết lớp tuần 7:

1.Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ 2.Lớp tổng kết :

-Học tập:

+Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực, học bài và làm bài đầy đủ. Rèn chữ giữ

-Các tổ trưởng báo cáo.

-Lắng nghe giáo viên nhận xét chung.

(20)

vở. Đem đầy đủ tập vở học trong ngày theo thời khoá biểu.

-Nề nếp:

+Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.

+ Hát văn nghệ rất sôi nổi, vui tươi.

+Giờ truy bài còn vài bạn chưa nghiêm túc -Vệ sinh:

+Vệ sinh cá nhân tốt +Lớp sạch sẽ, gọn gàng.

3.Công tác tuần tới:

-Khắc phục hạn chế tuần qua.

- Chuẩn bị các phần thi cho cuộc thi “ Tiết kiệm điện”

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Biết áp dụng các tính chất: giao hoán, kết hợp của phép cộng vào giải bài toán để bài toán được đơn giản hơn..

Ta có thể sử dụng các tính chất của phép cộng số hữu tỉ để tính hợp lí (nếu có thể).. Áp dụng tính chất giao hoán, tính

- Sử dụng các tính chất đã học của phép cộng, phép trừ để tính giá trị của biểu thức số theo cách thuận tiện... - Giải bài toán có liện quan đến phép cộng và phép

+ Học sinh làm quen với cách tóm tắt và giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng?. + Học sinh biết cách trình bày bài giải của Bài toán

Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?..

Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn

Con hãy tìm thêm các bài toán có liên quan đến phép cộng và phép trừ để đố người thân trong gia đình.

Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi