• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. TÌM HIỂU CHUNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "I. TÌM HIỂU CHUNG"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BÌNH CHÁNH TỔ NGỮ VĂN

NHÀN

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

(2)

MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Hiểu đúng quan niệm sống nhàn và cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Biết cách đọc một bài thơ kết hợp giữa trữ tình và triết lí có cách nói ẩn ý, thâm trầm và sâu sắc.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm thơ trung đại.

Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm.

3. Phát triển năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

b. Năng lực riêng:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày + Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

(3)

CẤU TRÚC BÀI HỌC

I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả

2. Tác phẩm

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. “Nhàn” – Bức chân dung cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

2. “Nhàn” – Bức chân dung nhân cách và trí tuệ Nguyễn Bỉnh Khiêm

III. TỔNG KẾT IV. CỦNG CỐ

(4)

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả:

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585).

Hiệu Bạch Vân cư sĩ, học trò suy tôn là Tuyết giang phu tử.

44 tuổi: thi đỗ, làm quan 8 năm, dâng sớ xin chém 18 kẻ lộng thần, không được chấp thuận cáo quan về quê.

Tuy ở ẩn nhưng thường tham vấn cho nhà Mạc, được phong chức Trình Quốc công (Trạng Trình).

(5)

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả:

• Thơ ông mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí khí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời cũng phê phán những điều xấu xa trong xã hội.

• Tác phẩm chính: Bạch Vân am thi tập (chữ Hán), Bạch Vân quốc ngữ thi (chữ Nôm).

(6)

I. TÌM HIỂU CHUNG

2. Tác phẩm:

• Xuất xứ: là bài thơ Nôm số 73 trong

“Bạch Vân quốc ngữ thi”.

• Nhan đề “Nhàn” do người đời sau đặt.

• Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

(7)

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

NHÀN

Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)

(8)

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là

kiểu nhàn hưởng lạc, nhàn

lười biếng vì không quan tâm

sự đời.

(9)

1. “Nhàn” – Bức chân

dung cuộc sống của nhà

thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:

(10)

1. “Nhàn” – Bức chân dung cuộc sống của nhà thơ

Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Một mai, một cuốc, một cần câu -Điệp số từ “một”

-Liệt kê những nông cụ -Nhịp thơ 2/2/3 chậm rãi

 Mọi thứ sẵn sàng, con

người cũng sẵn sàng, tư thế

ung dung, nhàn nhã

(11)

1. “Nhàn” – Bức chân dung cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

- Thơ thẩn: trạng thái thảnh thơi, trong lòng không gợn mưu toan, ham muốn.

- “dầu ai”, “thú nào”: ngầm ý đối lập giữa thú nhàn bản thân đã chọn và những cách sống khác của người đời.

 Sự tự tin vào bản thân

(12)

1. “Nhàn” – Bức chân dung cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

- Bộ tranh tứ bình “xuân, hạ, thu, đông”

- Liệt kê các thói quen sinh hoạt bình thường, dân dã

các mùa trong năm, ăn, tắm đều thích thú, mùa nào thức ấy: hòa hợp với tự nhiên.

(13)

1. “Nhàn” – Bức chân dung cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:

- Một “lão nông tri điền” vui vầy, thuần hậu chất phác với cuộc sống đạm bạc mà vẫn thanh cao.

 “Nhàn” là sống hòa hợp với tự

nhiên, vui với cuộc sống dân dã,

giản dị, thanh đạm.

(14)

2. “Nhàn” – Bức chân

dung nhân cách và trí tuệ

Nguyễn Bỉnh Khiêm

(15)

2. “Nhàn” – Bức chân dung nhân cách và trí tuệ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

- Cách nói ngược nghĩa, sự đối lập giữa dại và khôn, ta và người, nơi vắng vẻ và chốn lao xao

- Biểu tượng: + nơi vắng vẻ  nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn

+ chốn lao xao  chốn cửa quyền, đường làm quan, danh lợi

(16)

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

- Điển tích “giấc hòe”

- Nhịp ngắt 1/3/3, 2/5

- Nhìn xem: tư thế đứng cao hơn, ngắm nhìn thế sự

Triết lí ở đời: công danh, của cải chỉ là giấc chiêm bao thoảng qua, nhân cách của con người mới là điều còn mãi.

(17)

2. “Nhàn” – Bức chân dung nhân cách và trí tuệ Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Một nhân cách thanh cao, đối lập với danh lợi như nước với lửa, dứt khoát tránh xa nơi quyền quý.

- Một bức chân dung trí tuệ sáng suốt, uyên thâm, vô cùng tỉnh táo, thấu hiểu quy luật cuộc đời.

 “Nhàn” còn là triết lý sống phủ nhận

danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.

(18)

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật:

- Sử dụng phép đối, điển tích

- Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà

có ý vị, giàu chất triết lý

(19)

III. TỔNG KẾT

2. Nội dung:

Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm

sống nhàn là hòa hợp tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên

danh lợi.

(20)

CỦNG CỐ

(21)

Bài thơ "Nhàn" trích từ tập thơ nào?

a. Bạch Vân am thi tập

b. Bạch Vân quốc ngữ thi

d. Các phương án (A,B,C) đều sai

c. Quốc âm

thi tập

(22)

Nơi “vắng vẻ” là nơi như thế nào?

1 2 3 4

Nơi thưa thớt không có người ở Nơi thiên nhiên rất khắc nghiệt

Nơi không có sự sống

Nơi tự làm mà ăn, không phụ thuộc vào sự ưu đãi của thiên nhiên

(23)

Cách hiểu đúng về quan niệm sống nhàn ở bài thơ trên là gì?

01 02 03

Không vất vả, cực nhọc

Xa lánh nơi quyền quí để giữ cốt cách thanh cao

Không quan tâm tới xã hôi

04

Chỉ sống riêng cho mình
(24)

Câu thơ "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao"nói về

cuộc sống như thế nào?

d. Cả ba phương án (A,B,C) đều đúng c. Cuộc sống bình thường, tự nhiên

b. Cuộc sống vinh hoa phú quí

a. Cuộc sống khổ cực, tự nhiên, đạm bạc

(25)

CHÚC CÁC BẠN

HỌC TỐT!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 3: Dựa vào khổ thơ cuối của bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ hình ảnh những chiếc xe và chân dung tuyệt

Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin... Đừng sợ

Là loại văn bản dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới cơ quan

* Tóm tắt: Chữ người tử tù nói về cuộc gặp gỡ của Huấn Cao – giặc của triều đình và là người có tài viết chữ đẹp với Quản ngục – một người ngưỡng một tài năng của

Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường,

Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ… đến Nguyễn

TÌM HIỂU NỘI DUNG TỤC NGỮ KHMER Qua so sánh với tục ngữ Việt NGUYỄN THỊ KIỀU TIÊN* TÓM TẮT Bài báo này bước đầu tìm hiểu những nội dung phản ánh của tục ngữ Khmer, gồm những tri

Nếu nhân loạiđạt tới chỗchỉ vận dụng toàn những chân lý vĩnh cửu, những kết quả của tưduy có giá trị tối cao và có quyền tuyệt đối về chân lý, thì điều đó có nghĩa là nhân loạiđã tới