• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Tiết: 29-30-31

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC

(03 tiết) I. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học:

- Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí, nhà nước.

II. Xây dựng nội dung chủ đề bài học - Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 04 Tiết

theo chủ đề

Tiết theo PPCT

Nội dung Ghi chú

1 29 Pháp luật và kỉ luật Khởi động, hình thành kiến thức bài Pháp luật và kỉ luật

2 30 Pháp luật nước CHXHCNVN Hình thành kiến thức bài Pháp luật nước CHXHCNVN

3 31 Luyện tập

III. Xác định mục tiêu bài học 1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là pháp luật, kỉ luật

- Hiểu được mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật - Nêu được ý nghĩa của pháp luật, kỉ luật.

- Nêu được đặc điểm của pháp luật.

2. Kỹ năng:

- Kỹ năng bài dạy:

- Rèn luyện ý thức và thói quen kỷ luật.

- Nhắc nhở mọi người thực hiện tốt quy định của nhà trường và xã hội.

- Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở

thành người biết tôn trọng pháp luật và kỉ luật.

- Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống, làm việc theo Pháp luật.

- Học sinh biết chấp hành và biết nhắc nhở mọi người xung quanh cùng chấp hành pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Biết đánh giá các tình huống pháp luật xảy ra hàng ngày ở trường, ở ngoài xã hội.

- Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hằng ngày/

- Kỹ năng sống: Kỹ năng tư duy phê phán trong việc nhận xét, đánh giá hành vi thể hiện sự cảm xúc; kỹ năng giao tiếp thể hiện tôn trọng lẽ phải, tôn trọng người khác, giữ chữ tín; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng kiểm soát cảm xúc.

3. Năng lực phẩm chất

* Năng lực chung:

- Tự học: tự nghiên cứu các đơn vị kiến thức theo sự chuẩn bị bài ở nhà, tự nhận thức, tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Giao tiếp: lắng nghe tích cực, phản hồi tích cực.

- Giải quyết vấn đề: Tìm những vấn đề còn khúc mắc và trao đổi.

1

(2)

2

- Hợp tác: hoạt động nhóm

- Sử dụng CNTT: Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bài học.

- Sử dụng ngôn ngữ: trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân

* Năng lực chuyên biệt:

- Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội

- Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước - Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội: đặt kế hoạch và nhiệm vụ phấn đấu cho mục tiêu của mình

4. Nội dung tích hợp

* Giáo dục đạo đức: TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC, SIÊNG NĂNG, KHIÊM TỐN, TRÁCH NHIỆM, ĐOÀN KẾT

- Học sinh Có ý thức tôn trọng pháp luật và tự nguyện rèn luyện tính kỉ luật

- Đồng tình, ủng hộ trân trọng những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật.

- Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật.

- Phê phán các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật.

* Tích hợp pháp luật vào mục 1, 4, 5 trong phần "Nội dung bài học" Pháp luật và kỉ luật.

* Giáo dục quốc phòng an ninh : Lấy ví dụ để chứng minh nếu kỉ luật nghiêm thì pháp luật được giữ vững, Liên hệ một số Điều gắn với quốc phòng và an ninh để lồng ghép.

IV. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu cần đạt

2

(3)

Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Các năng lực hướng tới của chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

- Pháp luật và kỉ luật

- Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Hiểu được khái niệm - Liệt kê được một số biểu hiện pháp luật và kỉ luật

- Nhận dạng được một số việc làm liên quan đến pháp luật và kỉ luật

- Giải thích được vì

sao con người cần phải sống có pháp luât và kỉ luật

- Giải thích được thế nào sống có pháp luật và kỉ luật trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể với thái độ tích cực, chủ động, linh hoạt, không thụ động, phụ thuộc vào người khác.

- G/thích ca dao, tục ngữ về sống có đạo đức, pháp luật và kỉ luật.

- Đánh giá được việc làm đúng hoặc chưa đúng từ việc sống có đạo đức, pháp luật và kỉ luật của bản thân và người khác thông qua một tình huống cụ thể.

- Nêu được một số tình huống đòi hỏi có pháp luật, kỉ luật em có thể gặp ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng ... và dự kiến được cách ứng xử phù hợp.

- Năng lực tự học - Năng lực hợp tác.

- Năng lực tư duy phê phán.

- Năng lực tìm kiếm và sử dụng CNTT…

* Năng lực chuyên biệt:

- Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội - Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước

- Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội: đặt kế hoạch và nhiệm vụ phấn đấu cho mục tiêu của mình

(4)

V. Xây dựng các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ nhận thức 1. Các dạng câu hỏi, bài tập tình huống

a. Dạng bài tập nhận biết, thông hiểu

? Hãy xác định biện pháp xử lí và hành vi đối với các điều 132, 189?

? Thế nào là PL, kỉ luật?

? Pháp luật, kỉ luật có ý nghĩa ntn đối với đời sống con người?

? Học sinh cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật không?

? Giữa pháp luật và kỷ luật có gì giống và khác nhau?

? Pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa ntn?

? So sánh giữa đạo đức và pháp luật có gì giống và khác nhau?

? Trình bày các đặc điểm chính của pháp luật Việt Nam

? Vậy theo em nhà trường đề ra nội quy để làm gì? Vì sao?

? Cơ quan, xí nghiệp, nhà máy đề ra các quy định để làm gì? Vì sao?

? Xã hội đề ra pháp luật để làm gì? Vì sao phải có pháp luật?

? Em hiểu thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật?

? Vậy theo em thế nào là tính xác định chặt chẽ?

? Theo em chặt chẽ của pháp luật được thể hiện như thế nào?

?Vậy tính bắt buộc của pháp luật được thể hiện như thế nào?

? Vậy em hiểu bản chất pháp luật Việt Nam thể hiện điều gì?

? Pháp luật có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội?

? Sưu tầm tục ngữ, cao dao về PL và kỉ luật?

b. Dạng bài tập vận dụng

? Bản nội qui của nhà trường, những qui định của cơ quan có thể coi là PL được không? Tại sao?

*. Tình huống:

Trong buổi sinh hoạt Đội, có một số bạn đến chậm:

- Chi đội trưởng nhắc nhở, phê bình mấy bạn đó thiếu kỉ luật Đội.

- Các bạn nói trên giải thích lại: Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không thể coi đến chậm là thiếu kỉ luật,

- Em đồng ý với ý kiến của Chi đội trưởng hay quan niệm của các bạn đến chậm? Vì Sao?

Tình huống.

Bạn Hưng đi học muộn không làm bài tập, mất trật tự trong lớp, đánh nhau với các bạn .

Hành vi của bạn có vi phạm pháp luật không?

VI.Thiết kế tiến trình dạy học Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Chuẩn bị của giáo viên:

+ Bài soạn, SGK GDCD 8

+ Tranh ảnh, một số câu chuyện về pháp luật, kỉ luật pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảng phụ.

Máy chiếu, tranh ảnh, tài liệu có liên quan nội dung bài Pháp luật và kỉ luật. (Hiến pháp năm 2013, Luật hình sự, Luật hôn nhân và gia đình)

- Chuẩn bị của học sinh:

+ SGK, bảng phụ

(5)

+ Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV

- Trò: Giấy A4, bút dạ, giấy trong, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để chơi trò chơi sắm vai.... Sơ đồ tư duy học sinh chuẩn bị trước ở nhà

Tư liệu tham khảo:

Những mẩu chuyện về Bác Hồ kính yêu.

Hoạt động học tập:

Tiết 1: Khởi động và Hình thành kiến thức bài PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương tiện, tư liệu: Máy chiếu

- Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, thuyết trình, phân tích hình ảnh - Thời gian: (3 phút.)

- Cách thức tiến hành

- Cách thực hiện: GV đưa tình huống dẫn vào bài, phát huy năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

GV chiếu tình huống:

Nam học lớp 9A trường THCS Trần Hưng Đạo. Do nhà có điều kiện nên Nam được bố mẹ chiều, mua cho chiếc xe máy để đi học. Nam thường xuyên chở 2 bạn Hùng và Kiên đi học cùng. Khi đến cổng trường, dù bác bảo vệ yêu cầu xuống xe, tắt máy nhưng Nam vẫn phóng thẳng xe vào nhà để xe.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của các nhân vật trong tình huống trên?

b. Nếu em là bạn của Nam, Hùng, Kiên em sẽ làm gì?

- Học sinh suy nghĩ trả lời nội dung câu hỏi của tình huống trên?

GV chiếu đáp án chốt cho học sinh

*Nhận xét về việc làm của các nhân vật trong tình huống trên:

- Bố mẹ Nam: Quá chiều con, cho con đi xe máy đi học là vi phạm kỉ luật của nhà trường, vi phạm pháp luật (Nam chưa đủ tuổi để đi xe máy)

- Nam và các bạn:

+ Đi xe máy đi học, chở quá số người được phép (chở thêm 2 người): vi phạm kỉ luật và pháp luật.

+ Vào sân trường không chấp hành nội quy (không xuống xe, tắt máy dù đã được bác bảo vệ nhắc): vi phạm kỉ luật

- Bác bảo vệ: làm đúng chức năng nhiệm vụ, chấp hành đúng quy định của cơ quan.

- Nếu em là bạn của Nam, Hùng, Kiên em sẽ:

+ Nhắc các bạn thực hiện đúng nội quy của nhà trường, chấp hành đúng quy định của pháp luật.

+ Nếu các bạn không nghe có thể báo với đội cờ đỏ, GVCN của các bạn.

Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Đặt vấn đề: Lắng nghe, quan sát, thảo luận và đàm thoại phân tích tìm hiểu vấn đề về pháp luật và kỉ luật

- Mục tiêu: Học sinh bước đầu nhận biết được các hành vi vi phạm PL và kỉ luật.

- Phương tiện, tư liệu: tình huống

(6)

6

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm, động não, đọc hợp tác,hỏi và trả lời

- Thời gian: phút.

- Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV đưa thông tin lên, học sinh đọc và

thảo luận nội dung phần đặt vấn đề.

I. Đặt vấn đề 1.Tình huống:

GV - Chiếu tình huống

Tan học, một số bạn nam cùng lớp với Hùng vừa ra khỏi cổng trường đã bỏ áo ngoài quần, tháo khăn quàng đỏ, chạy xe đạp dàn hàng ngang, phóng nhanh vượt ẩu. Thấy vậy Hùng liền bảo:

- Này, các cậu ơi tớ thấy chúng mình cứ mặc trang phục như thế này về đến nhà có phải đẹp hơn không với lại các cậu không được đi dàn hàng ngang, phóng nhanh vượt ẩu như thế là vi phạm pháp luật đấy.

Không để Hùng nói hết câu Nam đã lên tiếng:

- Ôi dào cậu chỉ được cái sĩ diện đường của nhà cậu hay sao mà cậu phải giữ.

Thấy thế các bạn liền hùa theo câu nói của Nam.

HS đọc tình huống

? Theo em, trong tình huống trên ý kiến của ai đúng, ai sai ? Vì sao?

HỌC SINH TL NHÓM BÀN

- Thời gian 3 phút học sinh thảo luận và cử đại diện báo cáo kết quả.Câu hỏi:

? Em hãy cho biết đi đường như thế nào là đúng pháp luật?

? Những quy định này do ai đặt ra?

? Những ai phải tuân theo quy định này?

GV kết luận đó là pháp luật.

2.Nhận xét

- Hành vi của Nam và các bạn là vi phạm pháp luật về ATGT

- Quy định về đi đường: đi về bên phải, tránh về bên phải, vượt về bên trái, đi đúng chiều, đúng lối đi…

-> những quy định do nhà nước đặt ra có tính bắt buộc chung yêu cầu tất cả mọi người phải tuân theo.

II/ Tìm hiểu nội dung bài học

- Mục đích: HS nắm được thế nào là pháp luật, kỉ luật, ý nghĩa của pháp luật, kỉ luật

- Thời gian: 17 phút.

- Phương tiện, tư liệu: Giấy Ao, bút dạ.

- Phương pháp: vấn đáp, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, chơi trò chơi.

- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời.

- Cách thức tiến hành

II. Nội dung bài học Vậy pháp luật là gì?

* Tích hợp GD ATGT:

1. Pháp luật: là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do nhà

(7)

- PL về ATGT là bắt buộc chung đối với mọi người tham gia GT, ai cũng phải thực hiện.

nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế.

? Lấy ví dụ minh họa?

- Không ai được đi xe đạp, xe máy vào đường ngược chiều;

-Người ngồi trên xe gắn máy khi tham gia giao thông bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. (không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt từ 100-200đ; không cài quai đúng qui cách khoản 3 điều 6 nghị định 46 qui định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ)

Ở trường em có nội quy quy định không?

? Nó là quy định, quy ước của ai?

- Của BGH nhà trường

? Nội dung của nội quy đó?

- HS nêu nội qui trường học

? Nhà trường ban hành nội quy đó nhằm mục đích gì?

GV: Đó là kỷ luật.

? Vậy kỷ luật là gì ?

2. Kỷ luật: là những quy định, quy ước của một cộng đồng (một tập thê) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.

? Giữa pháp luật và kỷ luật có gì giống và khác nhau.

HS thảo luận nhóm bàn 3’(sử dụng phiếu học tập)

Pháp luật Kỉ luật

Cơ sở hình thành Do Nhà nước ban hành Do một tổ chức, tập thể...

Tính chất Bắt buộc mọi công dân...

Mọi người trong tổ chức, tập thể phải tuân theo.

Hình thức thể hiện Quy định, quy ước,... Các quy tắc xử sự chung thể hiện bằng các văn bản pháp luật

Phương thức bảo đảm thực hiện.

Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Các biện pháp kỉ luật của tổ chức, tập thể...

Bản nội qui của nhà trường, những qui định của cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Tại sao? (BT2/15)

Nội quy của nhà trường của cơ quan không coi là pháp luật.

Vì nó không do nhà nước ban hành nhưng chịu sự giám sát của Nhà nước.

? Những quy định đó phải tuân theo điều kiện nào? Lấy ví dụ

3. Những quy định của tập thể

phải tuân theo quy định của pháp luật không được trái với pháp luật.

(8)

8

? Việc thực hiện đúng quy định của pháp luật và kỷ luật có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người.

4. Ý nghĩa

- Giúp con người có chuẩn mực chung để rèn luyện thống nhất trong hành động;

- Có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của mọi người;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, xã hội phát triển.

? Cho biết PL về ATGT có ý nghĩa như thế nào đối với XH?

(TL nhóm bàn)

- PL về ATGT tạo điều kiện cho XH phát triển theo trật tự, không hỗn loạn, tránh được tai nạn đáng tiếc cho con người.

? Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật?

- Tự giác, tích cực, vượt khó trong học tập - Học bài, làm bài đầy đủ, không quay cóp, trật tự nghe giảng, thực hiện giờ giấc ra vào lớp .

- Trong sinh hoạt cộng đồng luôn hoàn thành công việc được giao, có trách nhiệm với công việc chung.

GV chốt: Khi chúng ta thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật là chúng ta biết tôn trọng PL-> XH ổn định và bình yên.

HS đọc nội dung bài học

5. Phương hướng rèn luyện - Cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng quy định của nhà trường, cộng đồng và nhà nước.

- Biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần cho xã hội ổn định và bình yên.

? Là HS, em đã chấp hành kỉ luật nhà trường và PL về ATGT như thế nào khi tham gia giao thông? ( hs tự liên hệ đánh giá bản thân)

Có người cho rằng PL chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác. Còn với những người có ý thức kỉ luật thì PL là không cần thiết. Quan niệm đó đúng hay sai?

HS trao đổi nhóm bàn

Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. Cụ thể hơn là nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật. Pháp luật giúp mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội có tự do thực sự, đảm bảo sự bình yên, sự công bằng trong xã hội. Tính kỉ luật phải dựa trên pháp luật.

(9)

Tiết 2: Hình thành kiến thức bài

PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hoạt động: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề

Đặt vấn đề: Lắng nghe, quan sát, thảo luận và đàm thoại phân tích tìm hiểu vấn đề về pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Mục tiêu: Học sinh bước đầu nhận biết PL nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

- Phương tiện, tư liệu: tình huống

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm, động não, đọc hợp tác,hỏi và trả lời

- Thời gian: 7 phút.

- Cách thức tiến hành

Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt I. Đặt vấn đề:

Gv yêu cầu Hs đọc và giải quyết phần ĐVĐ

? Hãy xác định biện pháp xử lí và hành vi đói với các điều 132, 189 -Học sinh trả lời -> GV chiếu đáp án chốt cho học sinh

Gv hướng dẫn học sinh lập bảng. Treo bảng phụ ghi nội dung phần ĐVĐ

Điều Hành vi Biện pháp xử lí

132

189

- Trả thù người khiếu nại, tố cáo

- Huỷ hoại rừng

- BLHS Điều 132: Cải tạo không giam giữ đến 3 năm tù hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm

- Phạt tiền hoặc phạt tù tùy theo mức độ vi phạm.

?Những nội dung trong bảng thể hiện vấn đề gì?

Hs: trả lời Gv giải thích:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự bắt buộc do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

? Từ việc tìm hiểu vấn đề trên em rút ra được bài học gì?

Hs: rút ra bài học.

Gv: Kết luận và chuyển ý.

=> Pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị của giai cấp. Tuy nhiên Pháp luật do Nhà nước đại diện cho toàn xã hội ban hành nên cũng mang tính xã hội thể hiện ý chí và lợi ích của các giai cấp khác nhau.

- Các điều luật trên quy định mọi người phải tuân theo pháp luật. Ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí.

=> Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc.

(10)

10

Hoạt động: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.

- Mục đích: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào bài mới - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình

- Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút -Thời gian: 20 phút

- Cách thực hiện: GV đưa câu hỏi hướng dẫn học sinh trả lời

? Pháp luật là gì? Giải thích việc thực hiện đạo đức và thực hiện pháp luật. (Hoạt động cặp đôi chia sẻ thời gian 3 phút). Các cặp đôi thảo luận, nhận xét chéo. GV chiếu đáp án chốt

-Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

II. Nội dung bài học:

1. Khái niệm pháp luật:

- Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Giải thích: Pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai tính chất này có quan hệ mật thiết với nhau. Xét theo quan điểm hệ thống không có pháp luật chỉ duy nhất thể hiện tính giai cấp cũng như không có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội. Tuy nhiên mức độ đậm nhạt của hai tính chất đó của pháp luật rất khác nhau và thường hay biến đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, đạo đức, quan điểm, đường lối và các trào lưu chính trị xã hội trong mỗi nước, ở mỗi thời kì lịch sử nhất định.

? So sánh giữa đạo đức và pháp luật?

-Học sinh so sánh, GV chiếu đáp án chốt

Đạo đức Pháp luật

- Chuẩn mực đạo đức, xã hội đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân

- Tự giác thực hiện

- Sợ dư luận xã hội, lương tâm cắn rứt

- Do nhà nước đặt ra được ghi lại bằng các văn bản.

- Bắt buộc thực hiện

- Phạt cảnh cáo, phạt tù phạt tiền

2. Đặc điểm của pháp luật:

? Trình bày các đặc điểm chính của pháp luật Việt Nam Gv đàm thoại cùng Hs để tìm hiểu đặc điểm của pháp luật.

Đặt giả thiết: Một trường học không có nội quy, ai muốn đến lớp hay ra về cũng được, trong giờ học ai thích làm gì cứ làm theo ý mình thì điều gì sẽ xảy ra.

Gv gợi ý:? Một xã hội không có pháp luật thì xã hội sẽ như thế nào.

- Nếu một xã hội không có pháp luật thì sẽ:

+ Không có nề nếp, kỉ cương + Gây hậu quả nghiêm trọng

+ Xã hội lũng loạn  con người tàn sát lẫn nhau…

? Vậy theo em nhà trường đề ra nội quy để làm gì? Vì sao?

Hs: trả lời cá nhân.

- Để xây dựng nề nếp học tập và quản lí HS vì nếu không có nội quy đó thì sẽ không thể xây dựng được môi trường giáo dục.

(11)

? Cơ quan, xí nghiệp, nhà máy đề ra các quy định để làm gì? Vì sao?

Hs: trả lời cá nhân.

- Quy định những biện pháp xử lí những hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công nhân…

? Xã hội đề ra pháp luật để làm gì? Vì sao phải có pháp luật?

Hs: trả lời cá nhân.

- Để điều chỉnh hành vi của con người nhằm tuyên truyền, giáo dục, răn đe những hành vi gây tổn hại đến con người và xã hội.

GV chiếu lớp làm 3 nhóm thảo luận thời gian 5’

Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho học sinh:

Nhóm 1: Tìm hiểu tính quy phạm phổ biến Nhóm 2: Tìm hiểu tính xác định chặt chẽ Nhóm 3: Tìm hiểu tính bắt buộc?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, sau khi có kết quả, nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm thảo luận và chuẩn bị kết quả để báo cáo

- Giáo viên quan sát trợ giúp học sinh và có phương án để điều chỉnh nhiệm vụ học tập đối với học sinh yếu có thể giảm bớt nhiệm vụ học tập hoặc giáo viên trợ giúp các em trong quá trình học tập

Bước 3: Trao đổi thảo luận

- Mỗi nhóm cử 1 học sinh đại diện lên báo cáo kết quả thực hiện được sau khi thảo luận.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận, nhận xét, điều chỉnh, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

Giáo viên đánh giá chung và chốt lại nội dung học tập, học sinh ghi chép vào vở:

N1: Em hiểu thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật?

Hs: trả lời theo sgk/58

Tích hợp quốc phòng an ninh: Lấy ví dụ

Vd2: Qua các phiên tòa Luật sư là người bào chữa cho thân chủ dựa trên các văn bản pháp luật họ có quyền yêu cầu tòa xử đúng người, đúng tội..

N2:?Em hãy cho biết người luật sư thể hiện tốt vai trò của mình như thế nào trong pháp luật?

Vậy theo em thế nào là tính xác định chặt chẽ Hs: trả lời theo sgk/58

Vd3: Tại điều 138 tội trộm cắp tài sản

Mục 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Khoản e) quy định : Chiếm đoạt tài sản từ 50 triệu đến 200 triệu đồng.

a. Tính quy phạm phổ biến.

SGK/58

Nhóm 2: ?Theo em chặt chẽ của pháp luật được

b. Tính xác định chặt chẽ.

- Các điều luật được quy định

(12)

12

thể hiện như thế nào?

-Học sinh trả lời, GV chiếu đáp án chốt cho học sinh

rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.

Nhóm 3: ?Vậy tính bắt buộc của pháp luật được thể hiện như thế nào?

Hs: trả lời theo sgk/59

c. Tính bắt buộc (tính cưỡng chế)

- Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực Nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định.

Gv chốt lại kiến thức và kết luận: Các vấn đề trên nói lên đặc điểm của pháp luật bao gồm 3 đặc điểm cơ bản đó là: Tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ và tính bắt buộc.

Gv: Tổ chức cho học sinh thảo luận về bản chất và vai trò của pháp luật bằng cách đưa ra VD:

- Công dân có các quyền và nghĩa vụ sau:

+ Quyền kinh doanh  Nghĩa vụ đóng thuế + Quyền học tập  Nghĩa vụ học tập

?Theo em các quyền trên thể hiện điều gì?

Hs: Thể hiện tính dân chủ và quyền dân chủ của công dân.

Gv: Khẳng định đó là bản chất cơ bản của pháp luật Việt Nam, giúp cho công dân phát huy quyền làm chủ của mình trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

? Vậy em hiểu bản chất pháp luật Việt Nam thể hiện điều gì?

Hs: trả lời theo sgk/59

Gv: Nhận xét, chốt lại và yêu cầu HS đọc bài học 3 sgk/59.

3. Bản chất pháp luật Việt Nam.

- Pháp luật nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục)

Gv: Phân tích làm rõ bản chất của pháp luật:

+ Về chính trị: Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước, quyền được bầu cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước; Quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, công chức Nhà nước, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí...

+ Về kinh tế: Quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu về TLSX, quyền lao động + nghĩa vụ lao động.

+ Về văn hoá: Quyền + nghĩa vụ học tập...

+ Về XH: Quyền bảo vệ chăm sóc sức khoẻ.

+ Quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân: Quyền được bảo hộ tính mạng..., quyền tự do đi lại, cư trú, tự do tín ngưỡng...

Gv: Đưa ra các ví dụ tiếp theo Vd1:

- Vi phạm đạo đức sợ lương tâm cắn dứt, dư luận xã hội.

(13)

- Vi phạm pháp luật bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt tù.

? Vd1 đã khẳng định điều gì?

Hs:

- Khẳng định vai trò của pháp luật trong xã hội hiện nay.

- Chỉ có quản lí xã hội bằng pháp luật.

Vd2:

- Tài sản có giá trị đăng kí quyền sở hữu (nhà cửa, ô tô…)

- Pháp luật quy định biện pháp xử lí hành vi vi phạm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân.

? Vd2 đã khẳng định vai trò gì của pháp luật?

Hs:

- Pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

- Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

? Qua phần tìm hiểu trên em hiểu pháp luật có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội?

Hs: trả lời theo sgk/59.

Gv: Chốt lại kiến thức và yêu cầu Hs đọc bài học 4 sgk/59.

?Qua phần thảo luận trên em rút ra bài học gì?

Hs: rút ra bài học.

 Sống, lao động và học tập tuân theo pháp luật.

Gv nhấn mạnh:

- Vi phạm đạo đức sợ lương tâm cắn dứt, dư luận XH.

- Vi phạm PL: Phạt  chỉ có quản lí bằng PL.

- PL là phương tiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân: Tài sản có giá trị đăng kí quyền sở

hữu (nhà cửa, đất, ô tô..) biện pháp xử lí hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Tích hợp giáo dục đạo đức: Mỗi chúng ta cần trung thực, tự giác, trách nhiệm

- Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật.

- Phê phán các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật

4. Vai trò của pháp luật - Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lý nhà nước , quản lý kinh tế, văn hóa xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

- Pháp luật là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bảo đảm công bằng xã hội...

Sưu tầm các câu TN, ca dao về pháp luât, đạo đức và kỉ luật Tiết 3: LUYỆN TẬP

Hoạt động 3: Thực hành hướng dẫn luyện tập những nội dung kiến thức đã học của chủ đề

- Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập kiến thức của chủ đề.

HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông rèn luyện cách ứng xử phù hợp - Phương tiện, tư liệu: Câu hỏi, tình huống

- Phương pháp: thảo luận nhóm, chơi trò chơi, hoạt động cá nhân - Kĩ thuật: động não

- Thời gian: 35 phút.

Cách thực hiện: GV cho học sinh xác định nhiệm vụ từng bài tập và làm bài

(14)

14

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi

sắm vai theo tình huống SGK.

HS các nhóm tự phân vai, tự nghĩ ra lời thoại, kịch bản.

- Từ tiểu phẩm trên, chúng ta thấy ý kiến ủng hộ bạn chi đội trưởng là đúng.

Bài tập 3/ 15

Đồng tình với hành vi của chi đội trưởng, các bạn giải thích như vậy là là chưa đúng…

Chơi trò chơi tiếp sức: (Hoặc hoạt động nhóm)

- Thi tìm các câu TN, ca dao về PL, đạo đức và kỉ luật;

- Giải thích ý nghĩa một só câu TN, ca dao mà nhóm vừa tìm được Nhận xét, đánh giá …

Bài tập 4/59: Sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật.

Đạo đức Pháp luật

Cơ sở hình thành

Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân

Do nhà nước ban hành

Hình thức thể hiện

Các câu ca dao, tục ngữ, các câu châm ngôn ...

Các văn bản pháp luật như:

Bộ luật, trong đó quy định rõ ...

Biện pháp bảo đảm thực hiện

Tự giác thực hiện thông qua dư luận xã hội: khen chê, lương tâm

Thông qua tuyên truyền, giáo dục thuyết phục và cưỡng chế.

4. Củng cố:

- Mục tiêu: Học sinh hệ thống lại kiến thức đã học, giúp học sinh biết cách thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật

- Phương tiện, tư liệu: tình huống bài tập 4, bài thơ, bài hát, bài báo, tranh ảnh, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, các tấm gương người thực, việc thực ở địa phương… về thực hiện pháp luật, kỉ luật

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, hoạt động nhóm, trò chơi đóng vai, động não - Thời gian: ... phút.

- Cách thức tiến hành

P.án 1; Học sinh trao chơi trò chơi tiếp sức tìm các câu ca dao, tục ngữ về PL và kỉ luật: - phép vua thua lệ làng, nước có vua, chùa có bụt, đất lề quê thói., chí công vô tư, công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu, cầm cân nảy mực ...

- Sắm vai thể hiện các tình huống em đã gặp trong cuộc sông (đã chuẩn bị ở nhà)

P.án 2: BT 4 Thảo luận về nguyên nhân tắc nghẽn giao thông ở các thành phố lớn hiện nay.

- Sưu tầm các bộ luật về quyền và nghĩa vụ của CD trong quản lí Nhà nước - GV nhận xét các kĩ năng, năng lực của HS thông qua trò chơi

(15)

* Kết luận chung: Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. Cụ thể hơn là nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật. Pháp luật giúp mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội có tự do thực sự, đảm bảo sự bình yên, sự công bằng trong xã hội. Tính kỉ luật phải dựa trên pháp luật vì hạnh phúc của gia đình mình và sự bình yên phát triển của XH

5. Đánh giá

- Tính kỉ luật của HS được biểu hiện thế nào?

- Biện pháp rèn luyện tính kỉ luật đối với HS như thế nào?

- Đặc điểm, bản chất, vai trò của PL?

- Em hoặc bạn em đã thực hiện PLvà kỉ luật như thế nào?

6. Hoạt động tiếp nối

- HS làm các bài tập còn lại trong SGK, hoàn thành bản đồ tư duy - HS cam kết thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật.

- Sưu tầm những tấm gương về thực hiện tốt PL và kỉ luật ở địa phương - Tích cực động viên mọi người thực hiện tốt PL và KL

Học sinh lập bảng thống kê các bài gdcd đã học theo bảng như sau

Stt Tên bài Nội dung bài học

1. Khái niệm . 2. Biểu hiện.

3. Ý nghĩa.

4. Cách rèn luyện của hs.

Ghi chú

VII. Rút kinh nghiệm

- Đảm bảo nội dung bài học chủ đề - Học sinh hoạt động tích cực - Đạt mục tiêu giờ dạy

- Kết hợp được kiến thức hai bài vào trong chủ đề chung - HS chuẩn bị bài tốt

(16)

16

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

With a bulletin board on the Internet, a great number of people (over 20 million) can get access to the.. bulletin and exchange

early 20 th century Two new forms of news media appeared: (b)Radio and newsreels (c) In the 1950s Television became popular. Mid- and late 1990s (d) The internet became a major

( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính ( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính.. được kết nối với nhau) được kết nối

- be capabled of:có khả năng về be excited about: hứng thú về - be fond of thích be interested in:thích, quan tâm - be tired of/from : mệt mỏi về be worried about: lo

Aunt Hang and Uncle Chi are going to visit Lan next week.. She is arriving in Ha Noi on Thursday in the

Trong bài báo này, nhóm tác giả chúng tôi áp dụng mô hình k- median cùng với dự báo dân số tương lai để có thể xác định cụ thể số lượng cơ sở được mở với tổng

Kế hoạch bài dạy mà GV thiết kế phải đảm bảo 5 tiêu chí: (1) Nội dung bài học STEM nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, gắn kết các vấn đề của thực tiễn xã hội;

Vì vậy, khi hệ thống xử lý bụi thải hoạt động không hiệu quả thì bụi chì không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí khu vực Nhà máy mà còn phát