• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20

Ngày soạn: 10/01/2022

Ngày dạy: Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2022

TOÁN

CỘNG, TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN( Trang 132)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết thực hiện phép trừ 2 số đo thời gian.

- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học

+ Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point

- Học sinh: Máy tính( điện thoại); Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS trả lời câu hỏi:

+ Muốn cộng số đo thời gian ta làm thế nào?

+ Em cần chú ý điều gì khi cộng số đo thời gian ?

- GV nhận xét - Giới thiệu bài

- HS TL

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(10 phút) Hướng dẫn thực hiện phép trừ các số

đo thời gian.

* Ví dụ 1:

- Gv đưa đề bài toán của ví dụ 1 và yêu cầu HS đọc đề bài.

- Cho HS suy nghĩ, phân tích bài toán:

+ Ô tô khởi hành từ Huế vào lúc nào?

+ Ô tô đến Đà Nẵng vào lúc nào?

+ Muốn biết ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng mất bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?

- GV yêu cầu: Đó là một phép trừ hai số đo thời gian. Hãy dựa vào cách thực hiện phép cộng các số đo thời gian để đặt tính và thực hiện phép trừ.

- Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi:

- Vào lúc 13 giờ 10 phút

- Ô tô đến Đà Nẵng lúc 15 giờ 55 phút - Chúng ta phải thực hiện phép trừ : 15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút

- HS thực hiện, nêu cách làm:

15giờ 55phút 13giờ 10phút 2giờ 45phút

- Khi trừ các số đo thời gian cần thực -

(2)

+ Qua ví dụ trên, em thấy khi trừ các số đo thời gian có nhiều loại đơn vị ta phải thực hiện như thế nào?

* Ví dụ 2:

- GV đưa đề bài toán 2 lên và yêu cầu HS đọc.

- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán, tìm cách làm

+ Để biết được Bình chạy hết ít hơn Hoà bao nhiêu giây ta phải làm như thế nào?

- Cho HS đặt tính.

- GV hỏi:

+ Em có thực hiện được phép trừ ngay không?

- GV yêu cầu HS trình bày lời giải phép tính.

+ Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta làm như thế nào?

- GV gọi 1HS nhắc lại chú ý trên.

hiện trừ các số đo theo từng loại đơn vị.

- HS đọc ví dụ 2 Tóm tắt:

Hoà chạy hết : 3phút 20giây.

Bình chạy hết : 2phút 45giây.

Bình chạy ít hơn Hoà : … giây ?

- Ta lấy 3phút 20giây - 2phút 45giây.

- HS đặt tính vào giấy nháp.

- Chưa thực hiện được phép trừ vì 20 giây “không trừ được” 45 giây.

- HS tìm cách thực hiện phép trừ, sau đó một số em nêu cách làm của mình trước lớp.

3phút 20giây 2phút 80giây 2phút 45giây 2phút 45giây 0phút 35giây

Bài giải

Bình chạy ít hơn Hòa số giây là:

3phút 20giây - 2phút 45giây = 35 (giây) Đáp số: 35 giây.

+ Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta cần chuyển đổi 1 đơn vị ở hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường.

- HS nêu 3. HĐ thực hành: (10 phút)

Bài 1 :

- Gọi HS đọc đề bài, làm bài rồi chia sẻ kết quả

- Nhận xét, bổ sung.

- Tính.

- Thực hiện phép trừ các số đo thời gian vào vở.

- Nx bài của bạn.

a) 23 phút 25 giây - 15 phút 12 giây 23 phút 25 giây

- -

-

(3)

Bài 2 :

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài, chia sẻ kết quả

- Nhận xét, bổ sung

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS làm bài cá nhân - GV nhận xét

15 phút 12 giây 8 phút 13 giây

b) 54 phút 21 giây - 21 phút 34 giây 54 phút 21 giây 53 phút 81 giây 21 phút 34 giây 21 phút 34 giây 32 phút 47 giây c)22 giờ 15 phút -12 giờ 35 phút 22 giờ 15 phút 21 giờ 75 phút 12 giờ 35 phút 12 giờ 35 phút 9 giờ 40 phút - Tính.

a) 23ngày 12giờ - 3ngày 8giờ 23ngày 12giờ

3ngày 8giờ 20ngày 4giờ

b) 14ngày 15giờ - 3ngày 17giờ 14ngày 15giờ 13ngày 39giờ 3 ngày 17 giờ 3ngày 17giờ 10ngày 22giờ c) 13năm 2tháng - 8năm 6tháng 13năm 2tháng 12năm 14tháng 8năm 6tháng 8năm 6tháng 4tháng 8tháng

- HS làm bài rồi báo cáo kết quả cho GV Bài giải

Không kể thời gian nghỉ, người đó đi quãng đường AB hết bao nhiêu thời gian:

8 giờ 30 phút - 6giờ 45 phút - 15 phút = 1 giờ 30 phút

Đáp số: 1 giờ 30 phút 4. Hoạt động vận dụng :(5phút)

- Cho HS tính:

12 phút 34 giây – 6 phút 23 giây 17 phút 15 giây – 12 phút 12 giây

- HS nghe và thực hiện:

12 phút 34 giây – 6 phút 23 giây

= 6 phút 11 giây

17 phút 15 giây – 12 phút 12 giây

= 5 phút 3 giây

* Củng cố - dặn dò:

- Về nhà suy nghĩ tìm cách tính thời gian ở trường của em vào buổi sáng.

- HS nghe và thực hiện

- -

- -

-

- -

- -

(4)

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 48. NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP QUAN HỆ TỪ.

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Xác định được cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép (BT1).Tạo được câu ghép mới bằng các cặp quan hệ từ thích hợp (BT2).

- Biết cách sử dụng câu ghép phù hợp trong cuộc sống.

* Giảm tải: Không dạy phần nhận xét, không dạy phần ghi nhớ. Chỉ làm bài tập ở phần luyện tập. Không cần gọi những từ dùng để nối các vế câu ghép là " từ hô ngữ".

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. năng lực ngôn ngữ.

+ Giáo dục HS yêu quý Tiếng Việt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK, VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động (5 phút)

- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi

“Ai nhanh, Ai đúng”:

- GV đưa một số câu ghép:

+ Chẳng những Mai học giỏi mà bạn ấy còn hát hay.

+ Chẳng những Mai học giỏi mà còn hát hay.

+ Chẳng những Mai học giỏi mà còn bạn ấy còn hay đi học muộn.

- Gv cho HS xác định nhanh câu nào đúng câu nào sai.

- Nhận xét, khen ngợi HS có đáp án đúng và nhanh nhất.

+ Vì sao em chọn đúng?

+ Vì sao sai?

- GV chốt – chuyển ý: Các em đã được học một số cặp quan hệ từ tương phản, cặp quan hệ từ tăng tiến … để nối các vế câu ghép. Vậy còn cặp quan hệ từ nào nữa để nối các vế trong câu ghép, cô trò mình cùng đi tìm hiểu qua bài học hôm nay.

- 3 HS tham gia chơi, HS dưới lớp cổ vũ.

+ Chẳng những Mai học giỏi mà bạn ấy còn hát hay. (Đ)

+ Chẳng những học giỏi mà còn hát hay. (S)

+ Chẳng những Mai học giỏi mà bạn ấy còn hay đi học muộn. (S)

- Lớp theo dõi.

- 1 HS đọc to. Lớp theo dõi.

(5)

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành:

(20p)

Bài tâp 1/65:

- Cho HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu bài.

- GV hướng dẫn HS làm bài: gạch 1 gạch chéo phân cách 2 vế câu. Khoanh tròn dưới từ nối.

- Gọi HS trình bày.

- GV nhận xét chốt lời giải đúng:

a) ... chưa ... đã ...

b) ... vừa ... đã ...

c) … càng ... càng…

- Qua bài tập vừa rồi chúng ta đã tìm được các cặp quan hệ từ để nối các vế câu ghép.

Để tạo câu ghép hoàn chỉnh ta thêm cặp quan hệ từ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài 2.

Bài tập 2/65:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- GV nhắc lại yêu cầu: Tìm các cặp từ thích hợp với mỗi chỗ trống

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài. GV theo dõi giúp đỡ HS.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- Gọi HS có phương án khác đọc câu của mình.

*GV chốt và chuyển ý: Qua hoạt động khám phá và thực hành, các con biết tìm đúng từ đồng nghĩa, xếp được nhóm từ đồng nghĩa và biết sử dụng từ đồng nghĩa để viết được đoạn văn hay. Vậy vận dụng kiến thức vừa học vào cuộc sống hàng ngày chúng ta làm thế nào?

3. Hoạt động vận dụng: 5 phút

- Gọi HS đặt câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ: “… vừa … đã …”

“… đâu … đấy…”

- 1 HS: tìm từ nối giữa các vế câu ghép

- HS làm cá nhân vào vở.

- 1 HS làm trên bảng phụ trình bày.

HS khác nhận xét.

- Lớp theo dõi.

, Ngày chưa tắt hẳn, / trăng đã lên rồi.

b, Chiếc xe ngựa vừa đậu lại / tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.

c, Trời càng nắng gắt, / hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.

- HS nối tiếp nhau nêu

- 1 HS đọc to. Lớp đọc thầm.

- Lớp theo dõi.

- HS thảo luận làm bài vào vở. Vài em trình bày. HS khác nhận xét.

- Lớp theo dõi.

Các cặp từ cần điền:

a) ... càng … càng ...

b) ... mới ... đã ...

... chưa ... đã ...

... vừa ... đã ...

c) ... bao nhiêu ... bấy nhiêu ...

- HS nối tiếp đặt câu.

(6)

“ … bao nhiêu … bấy nhiêu …”

- GV nhận xét, đánh giá

* Củng cố dặn dò”

- Các em chú ý vận dụng kiến thức bài học vào viết văn và trong cuộc sống hàng ngày cho phù hợp.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 45: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn BT1)

- Nêu hiểu biết về tả đồ vật: cấu tạo của bài văn, trình tự miêu tả, phép tu từ, so sánh, nhân hoá được sử dụng khi miêu tả.

+ Viết dược đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT 2.

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.‘

+ Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo, có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ vật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK, VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cả lớp hát bài

- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật?

- Nhận xét, chốt

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 phút)

Bài 1

- Gọi HS đọc bài văn “Cái áo của ba” và chú giải

- Giới thiệu: cách đây vài chục năm HS đến trường chưa mặc đồng phục như hiện nay, chiếc áo của bạn nhỏ được may lại từ chiếc áo quân phục của ba… Trung Quốc.

- Yêu cầu HS làm bài:

a) Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài.

b) Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hóa

- Cán sự điều hành + 2-3 HS

- Lớp nghe, nhận xét

+ 2 HS, lớp đọc thầm - Lắng nghe

- Thảo luận cặp đôi, làm vở; 2 cặp làm phiếu học tập

(7)

trong bài văn.

- Gọi HS trình bày

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- Bài văn mở bài và kết bài theo kiểu nào?

- Em có nhận xét gì về cách quan sát để tả cái áo của tác giả?

- Phần thân bài tác giả tả cái áo theo thứ tự nào?

- Để có bài văn miêu tả sinh động, có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?

- Giảng: Tác giả đã quan sát cái áo tỉ mỉ, tinh tế từ hình dáng, đường khâu,… viết bài văn miêu tả đầy chân thực, cảm động.

- Treo bảng phụ ghi các kiến thức cơ bản về văn miêu tả; gọi HS đọc.

3. Hoạt động Luyện tập – thực hành (10 phút)

Bài 2

- Gọi HS đọc đề bài - Đề bài yêu cầu gì?

- Em chọn đồ vật nào để tả?

- Để có đoạn văn miêu tả sinh động, có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?

- GV: em cần chọn cách tả bao quát đến chi tiết hoặc ngược lại; chú ý có câu mở đoạn, câu kết đoạn… hay, sinh động.

- Yêu cầu HS làm bài

- Gọi HS đọc đoạn văn của mình

- Nhận xét, chữa, khen ngợi bài làm tốt 4. Hoạt động vận dụng. (5 phút)

- Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật?

* Củng cố dặn dò:

- Yêu cầu HS về nhà quan sát và ghi chép chi tiết 1 đồ vật trong nhà, hoặc 1 đồ dùng học tập em yêu thích.

- Tổng kết bài, nhận xét giờ.

- Đại diện trình bày - Lớp theo dõi, nhận xét:

+ Mở bài: Tôi có … màu cỏ úa.

+ Thân bài: Chiếc áo sờn... của ba.

+ Kết bài: còn lại.

+ Hình ảnh so sánh: những đường khâu đều đặn như khâu máy;…

- Hình ảnh nhân hóa: (cái áo) người bạn đồng hành quý báu;…

- Mở bài trực tiếp; kết bài mở rộng.

- Tác giả quan sát rất tinh tế, tỉ mỉ - tả bao quát rồi tả từng bộ phận của cái áo

- so sánh, nhân hóa - Lắng nghe.

+ 2 HS đọc

+ 1-2 HS

- Viết 1 đoạn văn ngắn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật.

- HS nối nhau nêu

- Làm việc cá nhân + 4-5 HS

- Lớp nhận xét, chọn bạn viết hay

+ 1-2 HS

(8)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

KHOA HỌC

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.

- Rèn kĩ năng phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.

- phần phát triển các năng lực - PC:

+ Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

+ Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS : SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(2phút)

- Cho HS trả lời câu hỏi:

+ Năng lượng chất đốt được sử dụng trong cuộc sống thế nào ?

- GV nhận xét - Giới thiệu bài

- HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25phút) Hoạt động 1: sử dụng an toàn và tiết

kiệm chất đốt

- HS đọc kỹ thông tin trong SGK trang 88, 89 sau đó trả lời

- HS trình bày theo các câu hỏi

+ Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?

+ Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không?

+ Kể tên một số nguồn năng lượng khác có thể thay thế chúng?

+ Bạn và gia đình bạn có thể làm gì để tránh lãng phí chất đốt?

- HS trình bày

- Vì cây xanh là lá phổi xanh có nhiệm vụ điều hoà khí hậu. Cây xanh là nguồn

gốc của than đá, than củi.

+ Không phải là các nguồn năng lượng vô tận.

+ Một số nguồn năng lượng khác có thay thế chúng, năng lượng mặt trời, nước chảy.

+ Chúng ta có thể giữ nhiệt nước uống, chỉ đun nấu vừa chín tới, dùng bếp đun cải tiến tiết kiệm, cải tạo giao thông tránh tắc đường.

(9)

+ Vì sao tắc đường lại gây lãng phí xăng dầu?

- GV kết luận

Hoạt động 2: - GV nêu nhiệm vụ - HS chơi và rút ra kết luận

+ Nêu ví dụ về sự lãng phí chất đốt + Tại sao cần sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, chống lãng phí?

+ Nêu ít nhất 3 việc làm thể hiện sự tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn?

+ Gia đình bạn đang sử dụng những loại chất đốt gì?

+ Khi sử dụng chất đốt có thể gặp phải những nguy hiểm gì ?

- Kết luận :

+ Xe cộ phải tạm dừng lại máy vẫn chạy để nổ tức là vẫn cần năng lượng từ xăng

dầu để duy trì sự hoạt động của động cơ mà xe không di chuyển được là bao.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- Ví dụ về sự lãng phí chất đốt, đun nước sôi quá lâu, để trào …

- Cần sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, chống lãng phí vì chất đốt không phải là nguồn năng lượng vô tận.

- Chuẩn bị xong xuôi rồi bật bếp

- HS trả lời

- Hiện tượng cháy nổ gây ra - HS nghe

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Tìm hiểu việc sử dụng chất đốt ở gia đình em.

- HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Thực hiện sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt ở gia đình.

- HS nghe và thực hiện

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

Ngày soạn: 10/01/2022

Ngày dạy: Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2022

TOÁN

LUYỆN TẬP( Trang 134)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết cộng, trừ số đo thời gian.

- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học

+ Yêu thích môn học.

(10)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point

- Học sinh: Máy tính( điện thoại); Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS nêu cách cộng, trừ số đo thời gian và một số lưu ý khi cộng, trừ số đo thời gian.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài

- HS nêu

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(20 phút)

Bài 1b:

- Gọi 1 em đọc đề bài.

- Cho HS tự làm bài, chia sẻ kết quả - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn và thống nhất kết quả tính.

- Nhận xét, bổ sung.

Bài 2:

- GV gọi HS đọc đề bài toán trong SGK.

- Cho HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

+ Khi cộng các số đo thời gian có nhiều đơn vị ta phải thực hiện phép cộng như thế nào?

+ Trong trường hợp các số đo theo đơn vị phút và giây lớn hơn 60 thì ta làm như thế nào?

- Cho HS đặt tính và tính.

- GV nhận xét, kết luận

- Viết số thích hợp vào chỗ trống.

- HS tự làm vào vở, chia sẻ kết quả b) 1,6giờ = 96phút

2giờ 15phút = 135phút 2,5phút= 150giây 4phút 25giây= 265giây - Tính

+ Ta cần cộng các số đo thời gian theo từng loại đơn vị.

+Ta cần đổi sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề.

- HS cả lớp làm vào vở và chia sẻ kết quả

a) 2năm 5tháng + 13năm 6tháng 2năm 5tháng

13năm 6tháng 15năm 11tháng

b) 4ngày 21giờ + 5ngày 15giờ 4ngày 21giờ

5ngày 15giờ

9ngày 36giờ = 10ngày 12giờ c) 13giờ 34phút + 6giờ 35phút 13giờ 34phút

6giờ 35phút +

+

+

(11)

Bài 3:

- GV gọi HS đọc đề bài

- Cho cả lớp làm vào vở và chia sẻ kết quả

- GV nhận xét , kết luận

Bài 4: HĐ cá nhân

- Cho HS làm bài cá nhân, chia sẻ - GV kết luận

19giờ 69phút = 20giờ 9phút - HS đọc đề, chia sẻ yêu cầu

- HS cả lớp làm vào vở và chia sẻ kết quả

- Nx bài làm của bạn, bổ sung.

a. 4 năm 3 tháng - 2 năm 8 tháng hay 3 năm 15 tháng - 2 năm 8 tháng 1 năm 7 tháng

- HS làm bài, chia sẻ kết quả Bài giải

Hai sự kiện trên cách nhau là:

1961 - 1492 = 469 (năm) Đáp số: 469 năm 3. Hoạt động vận dụng : (5 phút)

+ Cho HS tính:

26 giờ 35 phút - 17 giờ 17 phút

+ HS tính:

26 giờ 35 phút - 17 giờ 17 phút 9 giờ 18 phút

* Củng cố - dặn dò:

- Dặn HS về nhà vận dụng cách cộng trừ số đo thời gian vào thực tế cuộc sống.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

TẬP ĐỌC

TIẾT 49: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

- Hiểu bài ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

- Góp phần phát triển năng lực – phẩm chất

+ Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

+ Hình thành và phát triển cho HS lòng nhân ái, tình yêu quê hương, đất nước.

(12)

* QPAN: Ca ngợi công lao to lớn của các Vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi trẻ để bảo vệ đất nước.

CV 3799: Cho HS nghe ghi ND chính của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu

- Gọi HS đọc bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét từng HS.

- Yêu cầu HS mở SGK trang 67, quan sát tranh, đọc tên chủ điểm và nói suy nghĩ của em về chủ điểm.

- Đưa tranh minh hoạ và giới thiệu: Qua bài truyện kể lịch sử, truyện kể về danh nhân đất Việt các em đã thấy được đất nước Việt Nam ta có bề dày lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Mỗi bài học, mỗi câu chuyện như đưa chúng ta về cuội nguồn của dân tộc. Bài Phong cảnh đền Hùng sẽ đưa ta lên thăm vùng đất tổ.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (đọc 2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

- Chú ý cách ngắt nhịp các câu dài.

- Gọi HS đọc phần Chú giải

- GV dùng tranh minh hoạ trang 68/

SGK để giới thiệu về vị trí của đền Hùng.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- GV chia HS thành các nhóm yêu cầu HS trong nhóm đọc thầm bài, trao đổi và

- 4 HS đọc bài nối tiếp và lần lượt trả lời các câu hỏi theo SGK.

- HS nhận xét bạn đọc và trả lời.

- HS quan sát tranh, đọc tên chủ điểm.

- HS nói suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.

- 3 HS đọc bài theo thứ tự:

+ HS1: Đền Thượng ... chính giữa.

+ HS2: Làng của các vua Hùng ...

đồng bằng xanh mát.

+ HS3: Trước đền Thượng ... rửa mặt, soi gương.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Quan sát, lắng nghe.

- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.

- 1 cặp đọc thành tiếng trước lớp.

- Theo dõi GV đọc mẫu.

- HS trao đổi trong đổi trong nhóm, trả lời câu hỏi.

(13)

trả lời các câu hỏi:

- Bài văn viết về cảnh vật gì? ở đâu?

- Hãy kể những điều em biết về Vua Hùng.

- Giảng: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Lang, Xưng là Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm, từ năm 2879 trước công nguyên.

Đền Hùng nằm ở vị trí sơn thuỷ hữu tình rất nên thơ.

- Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.

- Những từ ngữ đó, gợi cho em thấy cảnh thiên nhiên ở đền Hùng ra sao?

- Bài văn đã gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc?

- GV ghi lên bảng các truyền thuyết.

- Hãy kể ngắn gọn về các truyền thuyết mà em biết.

- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào:

Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3

* QPAN: Các Vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi trẻ để bảo vệ đất nước.

- Dựa vào nội dung tìm hiểu được, em hãy nêu nội dung chính của bài?

- Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tình Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên của dân tộc ta.

- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vung phú thọ, cách đây khoảng 4000 năm.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

- Những từ ngữ: những đám hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn, bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là những dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xã là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cành hoa đại, những gốc thông già, giếng Ngọc trong xanh...

- Cảnh thiên nhiên ở đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.

- Những truyền thuyết: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thành Gióng; An Dương Vương; Sự tích trăm trứng; Bánh trưng, bánh giày.

- Nối tiếp nhau kể.

- Câu ca dao như nhắc nhở mọi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quen ngày giỗ Tổ. Câu ca luôn nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến cội nguồn của dân tộc.

- HS lắng nghe.

- Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời

(14)

- GV giảng về nội dung chính của bài.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, nhắc HS theo dõi tìm cách đọc phù hợp.

- Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn văn 2.

Đọc mẫu.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

4. Hoạt động vận dụng.

- Nêu 1 số cảnh đẹp ở địa phương em?

- Yêu cầu HS nêu lại ND chính của bài.

- Yêu cầu HS ghi ND chính vào vở.

* Củng cố dặn dò”

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà.

bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

- 2 HS đọc lại nội dung chính.

- 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn, HS cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu cách đọc, các từ ngữ cần nhấn giọng, Các HS các bổ sung và thống nhất cách đọc như mục 2.a.

- Theo dõi GV đọc mẫu.

- 2 HS ngồi cạnh nhau luyện đọc.

- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 số HS nêu.

- 2 HS nêu.

- HS ghi vào vở.

- HS lắng nghe.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

Ngày soạn: 10/01/2022

Ngày dạy: Thứ tư ngày 19 tháng 1 năm 2022

TOÁN

NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ(Trang 135)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.

- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học

+ Giáo dục lòng say mê, yêu thích môn Toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point

- Học sinh: Máy tính( điện thoại); Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

(15)

- Cho HS nêu các đơn vị đo thời gian đã học.

- GV nhận xét - Giới thiệu bài.

- HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(10 phút)

* Hướng dẫn nhân số đo thời gian với một số tự nhiên

Ví dụ 1:

- GV nêu bài toán

- Giáo nhiệm vụ cho HS tìm hiểu ví dụ và cách thực hiện phép tính sau đó chia sẻ trước lớp

+ Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết bao nhiêu?

+ Muốn biết 3 sản phẩm như thế hết bao nhiêu lâu ta làm tính gì?

- Cho HS nêu cách tính

- GV nhận xét, hướng dẫn cách làm (như SGK)

- Cho HS nhắc lại cách đặt tính và cách nhân.

+ Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân như thế nào?

Ví dụ 2:

- Cho HS đọc và tóm tắt bài toán, sau đó chia sẻ nội dung

+ Muốn biết một tuần lễ Hạnh học ở trường hết bao nhiêu thời gian ta thực hiện phép tính gì?

- HS đặt tính và thực hiện phép tính, 1HS chia sẻ cách đặt tính

- Bạn có nhận xét số đo ở kết quả như thế nào?(cho HS đổi)

- GV nhận xét và chốt lại cách làm - Khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút, giây nếu phần số đo nào lớn hơn 60 thì ta làm gì?

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm

- HS thực hiện nhiệm vụ, chia sẻ trước lớp

+ 1giờ 10 phút

+ Ta thực hiện tính nhân 1giờ 10 phút với 3

+ HS suy nghĩ , thực hiện phép tính - 1- 2 HS nêu

1 giờ 10 phút x 3

3 giờ 30 phút - HS nêu lại

+ Ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm , chia sẻ cách tóm tắt

- Ta thực hiện phép nhân 3giờ 15 phút x 5

3giờ 15 phút x 5

15 giờ 75 phút

- 75 phút có thể đổi ra giờ và phút - 75 phút = 1giờ 15 phút

15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút

- Khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút, giây nếu phần số đo nào lớn hơn 60 thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn

(16)

vị lớn hơn liền trước . 3. HĐ thực hành: (10 phút)

Bài 1:

- Cho HS nêu yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS tự làm bài và chia sẻ cách làm

- GV nhận xét củng cố cách nhân số đo thời gian với một số tự nhiên

Bài 2: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, kết luận

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm

- HS hoàn thành bài, 2 HS chia sẻ trước lớp:

4 giờ 23 phút x 4

16 giờ 92 phút = 17 giờ 32 phút 12 phút 25 giây 5 12 phút 25 giây 5

60 phút125 giây (125giây = 2phút 5giây)

Vậy : 12phút 25giây 5 = 62phút 5giây

- HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó chia sẻ trước lớp

Bài giải

Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là:

1 phút 25 giây x 3 = 4 phút 15 giây Đáp sô: 4 phút 15 giây 4. Hoạt động vận dụng :(5 phút)

- Cho HS vận dụng làm phép tính sau:

a ) 2 giờ 6 phút x 15 b) 3 giờ 12 phút x 9

- HS nghe và thực hiện

a ) 2 giờ 6 phút x 15 = 30 giờ 90 phút = 1 ngày 7 giờ 30 phút b) 3 giờ 12 phút x 9 = 27 giờ 108 phút = 28 giờ 48 phút

* Củng cố - dặn dò:

- Giả sử trong một tuần, thời gian học ở trường là như nhau. Em hãy suy nghĩ tìm cách tính thời gian học ở trường trong một tuần.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 49: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ

x

(17)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu và tìm được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND Ghi nhớ); hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.

- Sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu; làm được các BT2 ở mục III.

- Góp phần phát triển năng lực – phẩm chất

+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Hình thành và phát triển cho HS lòng nhân ái, tình yêu quê hương, đất nước.

* Giảm tải: không dạy bài 1.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK, VBT Tiếng Việt.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- GV nêu câu hỏi: Có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép? Đó là những cách nào?

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”

- Đặt câu ghép có sử dụng phép nối, nêu rõ phép nối đó thuộc cách nào?

- GV nhận xét, đánh giá + giới thiệu bài:

Trò chơi đã giúp các em nhớ lại cách nối các vế câu trong câu ghép. Vậy giữa các câu trong đoạn văn, giữa các đoạn trong bài văn được liên kết với nhau bằng cách nào. Cô cùng các em sẽ tìm hiểu qua bài: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

Bài 1: Hoạt động cá nhân

Trong câu in nghiêng dưới đây, từ nào lặp lại từ đã dùng ở câu trước?

- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn, nêu câu văn được in nghiêng

- Yêu cầu HS đọc thầm, tìm và gạch dưới từ lặp lại từ đã dùng ở câu trước - Yêu cầu HS trình bày, nhận xét

- GVKL: Ở bài tập 1 ta đã tìm được từ đền là từ đã dùng ở câu trước và được lặp lại ở câu sau. Vậy có thể thay thế từ

- HS nêu ý kiến

- HS chơi theo sự điều khiển của GV - HS lắng nghe

- 1 HS đọc trước lớp.

HS nêu: Trước đền, những khóm hải đường ... múa quạt xòe hoa.

- HS làm việc cá nhân, báo cáo

- Từ đền là từ đã dùng ở câu trước và được lặp lại ở câu sau

- Lắng nghe

(18)

đền ở câu sau bằng một từ khác được không, chúng ta cùng chuyển sang BT2.

Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi: Các em thử thay thế từ đền ở câu thứ 2 bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp và nhận xét.

- GV quan sát chung, hướng dẫn: Sau khi thay thế, các em hãy đọc lại cả hai câu và thử xem hai câu trên có còn ăn nhập với nhau không. So sánh nó với hai câu vốn có để tìm nguyên nhân

- Tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét

- GVKL: Nếu thay từ đền ở câu thứ 2 bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung hai câu không còn ăn nhập gì với nhau nữa vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau. Câu 1 nói về đền Thượng, câu 2 lại nói về ngôi nhà hoặc ngôi chùa, trường, lớp.

Ở ví dụ này ta thấy không thể thay thế từ đền ở câu 2 bằng một từ nào khác. Vậy việc lặp lại từ trong đoạn văn có tác dụng gì ta cùng chuyển sang bài tập 3

Bài 3: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu, suy nghĩ, nêu ý kiến.

- GV nhận xét, kết luận: Hai câu văn trên cùng nói về một đối tượng là ngôi đền Thượng. Từ đền được lặp lại ở câu 2 giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữ các câu văn thì không tạo thành đoạn văn, bài văn

* Ghi nhớ:

- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK-T71

- Yêu cầu HS đặt 2 câu có liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ

- 1 em đọc

- 2 em cùng bàn trao đổi, thảo luận Đại diện cặp báo cáo, lớp theo dõi, nhận xét

Ví dụ:

Nếu thay từ đền ở câu thứ 2 bằng từ nhà thì hai câu không còn ăn nhập với nhau nữa. Câu đầu nói về đền, câu sau lại nói về nhà

Nếu thay từ đền ở câu thứ 2 bằng từ chùa thì hai câu không còn ăn nhập với nhau nữa. Câu đầu nói về đền, câu sau lại nói về chùa

- Tương tự với từ trường, lớp cũng vậy

- Lắng nghe

- 1 em đọc yêu cầu HS suy nghĩ, nêu ý kiến:

Việc lặp lại từ đền tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc ghi nhớ SGK.

- Một số HS lấy VD, lớp theo dõi nhận xét

(19)

- GV chốt và chuyển ý: Qua phần nhận xét, các em đã hiểu thế nào là liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ. Để củng cố hơn về kiến thức các em vừa học, chúng ta cùng chuyển sang hoạt động thực hành.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (5 phút)

Bài 2/tr.72: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống để các câu, các đoạn được liên kết với nhau:

- GV yêu cầu HS đọc kĩ từng câu, suy nghĩ lựa chọn cho phù hợp.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

{...} Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn buồm chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang {...}

Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá.

Những con cá song khoẻ, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹp như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì... Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba {...}

- GV chốt và chuyển ý: Qua phần bài tập chúng ta đã sử dụng được cách lặp từ ngữ để liên kết câu. Vậy cần chú ý gì khi sử dụng phép liên kết câu này, ta cùng chia sẻ với nhau qua hoạt động tiếp theo 4. Hoạt động vận dụng (5 phút)

- Chia sẻ với mọi người về việc sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu

- Để liên kết các câu trong đoạn văn ta có thể làm như thế nào?

* Củng cố dặn dò

- GV nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt.

VD: Con mèo nhà em có bộ lông rất đẹp. Bộ lông ấy như một chiếc áo khoác giúp chú ấm áp suốt mùa đông lạnh giá.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu

- 1 HS đọc các từ trong ngoặc dưới đoạn văn

- HS làm bài cặp đôi

- 1 cặp làm trên phiếu học tập khổ to.

- Cặp làm phiếu lớn dán và trình bày - Cặp khác nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe và ghi nhớ

- Chia sẻ trước lớp - HS nêu ý kiến

- HS nghe và thực hiện

(20)

- Dặn dò: Hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài sau.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

KỂ CHUYỆN

Tiết 25+26+27: VÌ MUÔN DÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.

- Trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa.

- Góp phần phát triển năng lực – phẩm chất

+ Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

+ Hình thành và phát triển cho HS lòng nhân ái, tình yêu quê hương, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu

- Yêu cầu HS kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em chứng kiến hoặc tham gia.

- Nhận xét HS.

- Giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a. GV kể chuyện

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm các yêu cầu trong sách giáo khoa.

- GV kể lần 1: Giọng thong thả, chậm rãi.

- Viết bảng và giải thích các từ:

+ Tị hiểm: nghi ngờ, không tin nhau, tránh không quan hệ với nhau.

+ Quốc công Tiết chế: chỉ huy cao nhất của quân đội.

+ Chăm pa: một nước ở phía Nam nước Đại Việt bấy giờ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận ngày nay)

+ Sát thát: Giết giặc Nguyên.

- Giải thích sơ đồ quan hệ gia tộc của các

- 2 HS kể chuyện trước, cả lớp nghe và nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm các yêu cầu trong sách giáo khoa.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

(21)

nhân vật trong truyện trên bảng phụ.

- GV kể lần 2: vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành a. Kể chuyện trong nhóm

- Yêu cầu HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nêu nội dung của từng tranh.

- Gọi HS phát biểu. GV kết luận, ghi nhanh lên bảng.

- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.

- Yêu cầu HS: Sau khi các bạn trong nhóm đều đã được kể, các em hãy cùng trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.

b. Thi kể chuyện trước lớp

- Tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.

- Nhận xét, tuyên dương HS kể tốt.

- Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện.

- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương HS kể tốt.

c. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Câu chuyện kể về ai?

- Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?

- Câu chuyện có ý nghĩa gì?

- Câu chuyện khiến em suy nghĩ gì về truyền thống đoàn kết của dân tộc?

- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu vua tôi nhà Trần không đoàn kết chống giặc?

- Em biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào nói về truyền thống đoàn kết của dân tộc?

4. Hoạt động vận dụng.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, tìm nội dung chính của từng tranh.

- HS nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung về nội dung chính của từng tranh, cho hoàn chỉnh

- 4 HS tạo thành 1 nhóm. Khi 1 HS kể các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi cho bạn.

- HS lắng nghe và thực hiện theo.

- 2 nhóm HS thi kể, mỗi nhóm 6 HS nối tiếp nhau kể chuyện.

- HS cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm kể tốt, bạn kể hay.

- 3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu và bình chọn bạn kể hay nhất.

- Câu chuyện kể về Trần Hưng Đạo.

- Câu chuyện giúp em hiểu về truyền thống đoàn kết, hoà thuận của dân tộc ta.

- Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc.

- Đoàn kết là sức mạnh vô địch.

Nhờ đoàn kết chúng ta đã chiến thắng được kẻ thù.

- Nếu không đoàn kết thì mất nước.

- Nối tiếp nhau phát biểu.

(22)

- Vì sao câu chuyện có tên là “Vì muôn dân”?

* Củng cố dặn dò”

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà.

- 2 HS lần lượt nêu.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

KHOA HỌC

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất.

+Sử dụng năng lượng gió: Điều hoà khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió,…

+ Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện,…

- Biết cách sử dụng năng lượng tự nhiên có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường.

-Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

+ Có ý thức sử dụng các loại năng lượng tự nhiên này để thay thế cho loại năng lượng chất đốt.

* CV 3799: Linh hoạt dạy theo bài trong SGK lựa chọn nội dung

*SDNLTK&HQ:

-Tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên

-Những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy

* BVMT: Biết bảo vệ môi trường nguồn nước II. KNS

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về việc khai thác,sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau

- Kĩ năng đánh giá về việc khai thác,sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS : SGK, vở

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu:(2phút)

+ Năng lượng chất đốt khi được sử dụng có thể gây ra những tác hại gì cần chú ý?

+ Chúng ta cần lưu ý gì khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?

- Tác hại như cháy, nổ, bỏng - Tiết kiệm và đảm bảo an toàn - HS lắng nghe

- HS ghi vở

(23)

- GV nhận xét - Giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25phút) Hoạt động 1: Năng lượng gió

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi sau + Vì sao có gió?

+ Nêu một số tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên?

+ Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương?

- GV yêu cầu HS trình bày một câu hỏi + Hình 2: Làm tua- bin quay chạy máy phát điện tạo ra dòng diện phục vụ đời sống .

+ Hình 3: Bà con vùng cao tận dụng năng lượng gió trong việc sàng sẩy thóc.

Hoạt động 2: Năng lượng nước chảy - Cho HS quan sát hình minh hoạ 4, 5, 6 trang 91, SGK liên hệ thực tế ở địa phương mình để nêu những việc con người sử dụng năng lượng nước chảy + Năng lượng nước chảy trong tự nhiên có tác dụng gì?

+ Con người sử dụng năng lượng nước chảy vào những việc gì?

- HS suy nghĩ

- Gió là một hiện tượng của tự nhiên khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai khối không khí. Không khí chuyển động từ nơi này đến nơi khác. Sự chuyển động của không khí sinh ra gió.

- Năng lượng gió giúp cho thuyền, bè xuôi dòng nhanh hơn, giúp cho con người rê thóc, năng lượng gió làm quay các cánh quạt để quay tua – bin của nhà máy phát điện, tạo ra dòng điện dùng vào rất nhiều việc trong sinh hoạt hằng ngày: đun nấu, thắp sáng, bơm nước , chạy máy… …

- Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc như phơi hong đồ cho khô, đẩy thuyền buồm ra khơi, chạy động cơ trong cối xay gió, chạy tua bin phát điện, thổi bay vỏ trấu khi sàng sảy - HS trả lời câu hỏi

- HS chia sẻ

- Năng lượng nước chảy làm tàu bè, thuyền chạy, làm quay tua – bin của các nhà máy phát điện, làm quay bánh xe để đưa nước lên cao, làm quay cối giã gạo, xay ngô...

- Xây dựng các nhà máy phát điện - Dùng sức nước để tạo ra dòng điện - Làm quay bánh xe nước, đưa nước đến từng hộ dân ở vùng cao

- Làm quay cối xay ngô, xay thóc

(24)

- Hãy kể tên một số nhà máy thuỷ điện mà em biết .

-Yêu cầu HS đọc mục: Bạn cần biết Hoạt động 3 : Thực hành làm quay tua bin

- Hướng dẫn HS cách đổ nước để làm quay tua – bin nước

- GV cho HS quan sát và giải thích

- Giã gạo

- Chở hàng, xuôi gỗ dòng sông

- Nhà máy thuỷ điện Trị An, Y - a -ly, Sông Đà, Sơn La, Đa Nhim…

- Hình 4: Đập nước của nhà máy thuỷ điện Sông Đà: Nước từ trên hồ được xả xuống từ một độ cao lớn sẽ làm quay tua bin dưới chân đập và sinh ra dòng điện

- Hình 5: Tạo ra điện nhỏ ở vùng cao…

- Hình 6: Bà con vùng cao tận dụng năng lượng nước chảy trong việc làm quay gọn nước để đưa nước từ vùng thấp lên vùng cao hay để giã gạo..

- HS đọc

- HS hoạt động cá nhân theo hướng dẫn của GV

- HS quan sát

- HS thực hành tại nhà quay tua - bin 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Sử dụng hai nguồn năng lượng này có gây ô nhiễm cho môi trường không ?

- Không gây ô nhiễm môi trường.

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Tìm hiểu việc sử dụng năng lượng gió và nước chảy ở địa phương em.

- HS nghe và thực hiện

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

Ngày soạn: 10/01/2022

Ngày dạy: Thứ năm ngày 20 tháng 1 năm 2022 TẬP ĐỌC

Tiết 50: CỬA SÔNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng tha thiết, gắn bó.

- Hiểu: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn.Học thuộc 3, 4 khổ thơ.

- Góp phần phát triển năng lực – phẩm chất

+ Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

+ Hình thành và phát triển cho HS lòng nhân ái, tình yêu quê hương, đất nước.

(25)

* CV 3799: + HS ghi lại bằng 1 - 2 câu ý chính của bài Tập đọc.

+ HS ghi lại được 1 số hình ảnh nhân hóa có trong bài thơ.

CV 3969: HS tự học thuộc lòng ở nhà

* GD BVMT: Qua bài học giáo dục HS có ý thức biết quý trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 3p

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét HS.

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh.

- Trong giờ tập đọc hôm nay chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài thơ Cửa sông của nhà thơ Quang Huy. Qua bài thơ tác giả muốn nói điều gì? Chúng ta học bài để biết.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 10p

a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

- Yêu cầu HS đọc chú giải.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài 10p

- GV chia HS thành các nhóm yêu cầu HS trong nhóm đọc thầm bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi:

- Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

- Theo em, cách giới thiệu ấy có tác dụng gì hay?

- 3 HS lần lượt lên bảng đọc và trả lời các câu hỏi SGK.

- HS nhận xét bạn đọc và trả lời.

- HS lắng nghe.

- Quan sát và nêu. Ví dụ: Tranh vẽ cảnh một cửa sông, có nhiều con sông lớn chảy về từ các ngả, thuyền bè qua lại tấp nập.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc toàn bài.

- 6 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài thơ.

Mỗi HS đọc một khổ thơ.

- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- 2 HS ngồi cạnh nhau đọc nối tiếp từng khổ thơ.

- Theo dõi GV đọc mẫu

- HS trao đổi trong đổi trong nhóm, trả lời câu hỏi.

- Những từ ngữ là: cửa nhưng không then khoá/cũng không khép lại bao giờ.

- Cách nói đó rất hay, làm cho ta như thấy cửa sông cũng là một cửa nhưng

(26)

- Giảng: Cách nói cửa sông của tác giả rất đặc biệt. Nó làm cho người đọc cảm thấy cửa sông rất thân quen. Biệt pháp độc đáo đó gọi là chơi chữ, tác giả nói cửa sông như một cái cửa của dòng sông mở ra để sông đi vào biển lớn.

- Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?

- Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

- Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói đến điều gì?

- GV giảng nội dung của bài.

* GD BVMT: Chúng ta thấy hình ảnh của cửa sông rất đẹp và thơ mộng. Vậy ta cần làm gì để hình ảnh đó mãi đẹp như vậy?

3. Hoạt động luyện tập, thực hành 5p - Yêu cầu 6 HS nối tiếp nhau đọc bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.

- Treo bảng phụ có viết 2 khổ thơ 4, 5.

GV đọc mẫu.

- Yêu cầu HS đọc theo cặp.

- Tổ chức thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng khổ 4 - 5.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng theo

khác với mọi cửa bình thường, không có then cũng không có khoá.

- Lắng nghe.

- Cửa sông là nơi những dòng sông gửi phù sa để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi nước ngọt của những con sông và nước mặt của biển cả hoà lẫn vào nhau tạo thành vùng nước lợ, nơi cá tôm hội tụ, những chiếc thuyền câu lấp loá đêm trăng, nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất, nơi tiễn đưa người ra khơi.

- Phép nhân hoá giúp tác giả nói được

“tấm lòng” của cửa sông là không quên cội nguồn.

- Qua hình ảnh của cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.

- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài.

- Nhiều HS trả lời.

- 6 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài, HS cả lớp theo dõi. Sau đó, 1 HS nêu cách đọc, HS khác bổ sung và đi đến thống nhất giọng đọc.

- Theo dõi GV đọc mẫu, phát hiện cách ngắt giọng, nhấn giọng khi đọc bài.

- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng.

- 3 HS thi đọc diễn cảm.

- HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng

(27)

hình thức nối tiếp khổ thơ.

- Mời 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ.

4. Hoạt động vận dụng.2p

- Trong bài thơ, có 1 số hình ảnh nhân hóa cửa sông có tính cách như con người. Em hãy ghi lại 1 vài hình ảnh nhân hóa đó.

- Yêu cầu HS nêu lại ND bài.

- Cho HS ghi lại ND vào vở.

* Củng cố dặn dò”

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS về nhà.

từng khổ thơ.

- 3 HS lần lượt đọc.

- HS ghi vào vở, đọc những hình ảnh mình đã ghi được.

- HS nêu.

- HS ghi vào vở.

- HS lắng nghe.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

TOÁN

CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN( Trang 136)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.

- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học

+ Giáo dục lòng yêu thích môn Toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point

- Học sinh: Máy tính( điện thoại); Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Điền đúng, điền nhanh". GV phổ biến luật chơi, hướng dẫn HS chơi.

2giờ 34 phút x 5 5 giờ 45 phút x 6 2,5 phút x 3 4 giờ 23 phút x 4 - GV nhận xét - Giới thiệu bài.

- HS chơi trò chơi. HS xung phong chơi.

Mỗi đội 4 bạn.

- HS nghe

-HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(10 phút) Ví dụ 1:

(28)

- GV cho HS nêu bài toán

- Muốn biết mỗi ván cờ Hải thi đấu hết bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?

- GV nêu đó là phép chia số đo thời gian cho một số. Hãy suy nghĩ và thực hiện cách chia

- GV nhận xét các cách HS đưa ra và giới thiệu cách chia như SGK

- Khi thực hiện chia số đo thời gian cho một số chúng ta thực hiện như thế nào?

- GV hướng dẫn HS cách đặt tính Ví dụ 2

- GVcho HS đọc bài toán và tóm tắt - Muốn biết vệ tinh nhân tạo đó quay một vòng quanh trái đất hết bao lâu ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép chia.

- GV nhận xét và giảng lại cách làm - GV chốt cách làm:

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - Ta thực hiện phép chia : 42 phút 30 giây :3

- HS thực hiện và trình bày cách làm của mình trước lớp

- HS quan sát

42 phút 30 giây:3 =14 phút 10 giây

- Ta thực hiện chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia.

- HS theo dõi.

-1 HS đọc và tóm tắt

- Ta thực hiện phép chia 7 giờ 40 phút : 4

7 giờ 40 phút 4

3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút 220 phút

20 phút 0

- HS nhắc lại cách làm 3. HĐ thực hành: (10 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân

- Cho HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài chia sẻ

- GV nhận xét củng cố cách chia số đo thời gian với một số tự nhiên

- HS đọc yêu cầu

- HS làm bài vào vở, chia sẻ trước lớp lớp a) 24 phút 12 giây: 4 24phút 12giây 4 0 12giây 6 phút 3 giây 0 b) 35giờ 40phút : 5

35giờ 40phút 5

0 7 giờ 8 phút 40 phút

0

(29)

Bài 2: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó áo cáo giáo viên

- GV nhận xét, kết luận

c) 10giờ 48phút : 9 10giờ 48phút 9

1giờ = 60phút 1giờ 12phút 108phút

18 0 d) 18,6phút : 6 18,6phút 6

0 6 3,1 phút 0

- HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó báo cáo giáo viên

Bài giải

Thời gian người đó làm việc là:

12 giờ - 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút Trung bình người đó làm 1 dụng cụ hết số nhiêu thời gian là:

4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút Đáp số: 1 giờ 3o phút 4. Hoạt động vận dụng :(5 phút)

* Củng cố - dặn dò:

- Chia sẻ với mọi người về cách chia số đo thời gian.

- Cho HS về nhà làm bài toán sau:

Một xe ô tô trong 1 giờ 20 phút đi được 50km. Hỏi xe ô tô đó đi 1km hết bao nhiêu thời gian ?

- HS nghe và thực hiện - HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

Ngày soạn: 10/01/2022

Ngày dạy: Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2022 TẬP LÀM VĂN

TIẾT 49. TẢ ĐỒ VẬT (Kiểm tra viết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hành viết bài văn tả đồ vật.

- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu đề mà HS lựa chọn, có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

(30)

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, đưa ra các ý trả lời hay. Năng lực giao tiếp + Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo quản đồ vật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK, VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (3 phút)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị giấy bút của HS

- Giới thiệu bài: Trong tiết TLV cuối tuần 24, các em đã lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật theo 1 trong 5 đề đã cho;

đã trình bày miệng bài văn theo dàn ý đó. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển dàn ý đã lập thành một bài viết hoàn chỉnh.

- Ghi bảng

2. Hoạt động Luyện tập (25 phút) - GV chiếu bảng phụ ghi sẵn 5 đề kiểm tra.

- Gọi HS đọc 5 đề kiểm tra trên bảng.

- Nhắc HS: Các em đã quan sát kĩ hình dáng của đồ vật, biết vận dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh.

- Yêu cầu HS viết bài.

- GV thu bài của HS.

* Kết luận: nhận xét chung

3. Hoạt động vận dụng. (2 phút) - Cho nhắc lại cấu tạo của một bài văn tả đồ vật.

* Kết luận:...

* Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn dò: HS về chọn một đề khác để viết cho hay hơn.

- HS chuẩn bị - HS nghe

- HS mở vở

- HS đọc 5 đề kiểm tra trên bảng.

* Chọn một trong các đề sau:

1. Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em.

2. Tả cái đồng hồ báo thức.

3. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.

4. Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

5. Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.

+ 2 HS trả lời; lớp theo dõi, nhận xét.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tell pupils that they are going to listen to three dialogues about school subjects and tick the correct pictures.. - Have them look at

- Tell pupils that they are going to listen to the recording and tick the correct boxes...

- Tell pupils that they are going to revise what they have learnt in Lesson 1 and Lesson 2 - Have them work in pairs: one pupil asks the questions What time is it?. and What time do

Teacher’s aids: English book, soft book, computer, lesson plan.. Students’ aids: Student book, notebooks,

- Tell pupils that they are going to listen to the recording, circle the correct options and write the answer to complete the sentences6. - Give them a few seconds to read each of

- Tell pupils that they are going to read the text about Mai and her friends Nam and Phong and write their names under the

- Output: SS can look and write. Look and write.. One pupil in Group A will mime one of the phrases on the board. he other groups guess the hobby, put a tick next to playing football

- Tell pupils that they are going to practise saying the sounds of the letters j and v in the words Japan and Vietnamese respectively.. - Play the recording and ask