• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 17

Ngày soạn: 26/12/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 30/12/2019 T

oán

Tiết 81: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số.

2. Kĩ năng: Biết chia cho só có ba chữ số.

3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ- VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Bài cũ: 5’

- Chữa bài tập 2(SGK).

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: 32’

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.

2. Bài giảng: HD hs làm bài tập.

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

- Gọi 3 hs lên bảng làm bài tập.

- Cho hs tự làm bài- Chữa bài.

- Nhận xét sửa sai.

Bài 2: Tìm x:

- Gọi hs đọc yc bài tập.

a) x là thành phần nào của phép tính?

? Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm ntn?

- Muốn tìm số bị chia ta làm ntn?

- Cho hs tự làm - chữa bài.

- Nhận xét- chữa bài.

Bài 3: Bài toán:

- Gọi hs đọc bài toán.

- Cho hs tìm hiểu và tóm tắt bài toán.

- Cho hs thảo luận tìm cách giải bài toán.

- Gọi hs lên bảng chữa bài.

- Nhận xét chốt cách giải đúng.

- Thực hiện yc của gv.

- Nêu YC bài tập.

- Làm bài, chữa bài.

109408 526 810866 23 4208 208 968 3407 000 1666

000 - Nêu YC bài tập.

- Làm bài- chữa bài.

a. 517 x x = 151481 x = 151481: 517 x = 293

b. 195906: x = 634

x = 195906: 634 x = 309

- Nêu YC bài tập.

- Thảo luận tìm hiểu bài toán và thảo luận cách giải bài tập.

- Trình bày bài giải:

Phân xưởng A dệt được:

144x 84 = 12096 (cái áo) TB mỗi người dệt được số áo là:

12096:112 = 108 (cái áo) Đáp số: 108 cái áo.

(2)

Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

13660 : 130 = ? - Gọi hs nêu lại yc bài tập.

? Muốn khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng của phép tính ta phải làm gì?

- Nxét- khẳng định khoanh vào chữ D.

C. Củng cố- Dặn dò. 3’

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Nêu YC bài tập.

- Tính xem kq đó đã đúng chưa.

- Thực hiện tính và nêu kết quả:

--- Tập đọc

Tiết 33: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn- Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, phân biệt được lời nhân vật.

2. Kĩ năng:.Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.

Bài cũ .5’

- Gọi 1 tốp hs đọc truyện Trong quán ăn "Ba cá bống" theo cách phân vai.

? Em thấy những hình ảnh chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú?

- Nhận xét, đánh giá.

B

. Bài mới .32’

1.

Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2 . Bài giảng:

* Luyện đọc: Chia bài thành 3 đoạn.

- YC hs đọc nối tiếp toàn bài:

+ Lần 1: Kết hợp sửa phát âm sai cho hs.

+ Lần 2: Cho hs đọc thầm chú giải, kết hợp giải nghĩa từ khó cho hs hiểu.

- Cho hs luyện đọc theo bàn - Gọi hs đọc toàn bài.

*GV đọc diễn cảm toàn bài.

* Tìm hiểu bài.

+ Đoạn 1: YC hs đọc thầm TLCH.

? Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?

- Thực hiện yc của gv.

- HS trả lời, nhận xét

- Đọc nối tiếp 3 đoạn:

+ Đoạn 1: 8 dòng đầu.

+ Đoạn 2: … vàng rồi.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- Luyện đọc theo nhóm bàn - Đọc toàn bài.

- Nghe.

- Đọc - TLCH.

+ Công chúa muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt

(3)

? Trước YC của công chúa, nhà vua đã làm gì?

? Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua ntn về đòi hỏi của công chúa?

? Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?

+ Đoạn 1 nói lên điều gì?

+ Đoạn 2: YC hs đọc và TL:

? Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và cac nhà khoa học?

? Tìm những chi tiết cho thấy các nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn?

+ Đoạn 2 nói lên điều gì?

* Đoạn 3: YC hs đọc trả lời CH phụ:

? Sau khi biết rõ công chúa muốn có "

Mặt trăng" theo ý nàng, chú hề đã làm gì?

- Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà?

- Nội dung đoạn 3 là gì?

- Câu chuyện cho em hiểu điều gì?

* Luyện đọc diễn cảm:

- Hs nối tiếp đọc đoạn - Gọi HS đọc phân vai.

- HD hs luyện đọc 1 đoạn.

+ Tổ chức cho HS thi đọc - Nhận xét, khen hs đọc tốt.

C.

Củng cố- Dặn dò :3’

trăng.

+ Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.

+ Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được.

+ Vì mặt trăng ở rất xa trái đất và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.

* Triều đình tìm cách lấy mặt trăng cho công chúa.

- Đọc - TLCH.

+ Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng ntn đã.

+ MT chỉ to hơn móng tay của công chúa.

+ MT treo ngang ngọn cây.

+ MT được làm bằng vàng.

* Cách suy nghĩ về mặt trăng của công chúa.

- Đọc - TLCH.

+ Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay 1 MT bằng vàng, lớn hơn móng tay công chúa, cho mt vào 1 sợi dây chuyền để công chúa đeo vào cổ.

+ Công chúa thấy MT thì sung sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.

* Chú hề đã mang đến mặt trăng như cô mong muốn.

+ ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

- Hs đọc nối tiếp

- HS đọc theo vai và tìm giọng đọc đúng

- Đoạn: " Thế là chú hề… bằng vàng rồi".

- Thi đọc diễn cảm.

(4)

- Em thích nhân vật nào trong chuyện?

- GDQTE: Quyền được suy nghĩ riêng tư: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

- Nhận xét giờ học.Dặn dò hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Hs nêu ý kiến.

- Lắng nghe.

--- Lịch sử

Bài 17: ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn lang, Âu lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; Nước Đại Việt thời Trần.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học trả lời đúng các câu hỏi.

3. Thái độ: GD học sinh tích cực học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

- Phiếu học tập cá nhân.

- Các tranh ảnh từ bài 7 đến bài 14 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

+ Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào?

+ Khi giặc Mông – Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Hôm nay thầy sẽ hướng các em ôn lại các bài lịch sử đã học“Ôn tập học kì I”.

b. Tìm hiểu bài

* Các giai đoạn lịch sử

- Gv phát phiếu học tập cho Hs làm theo yêu cầu - GV chốt kết quả đúng

- Gv nhận xét tuyên dương

* Các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời nhà Trần.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Bài: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên”

- 2 em trả lời

- Hs nhận xét bổ sung

- Nhắc lại tựa bài

- Hs thảo luận nhóm đôi - Hs trình bày

- Hs nhận xét bổ sung.

- 1 em đọc lại bài hoàn chỉnh

Tên sự kiện Thời

gian Triều đại Tên

nước Kinh đô 968

980

Nhà Đinh NhàTiền Lê Nhà Lý Nhà Trần

Đại Cồ Việt

Hoa Lưu

(5)

Thời gian

- Năm 968 - Năm 981 - Năm 1005

- Từ năm 1075 – 1077 - Năm 1226

- Gv nhận xét, đánh giá.

* Thi kể truyện lịch sử - Gv giới thiệu chủ đề thi Gợi ý:

+ Kể về sự kiện lịch sử: Đó là sự kiện gì? Xảy ra lúc nào? Ở đâu? Diễn biến chính của sự kiện ra sao? Nêu ý nghĩa của sự kiện đó đối với dân tộc ta.

+ Kể về nhân vật lịch sử: tên nhân vật là gì? Nhân vật đó sống ở thời kì nào? Nhân vật đó đóng góp gì cho lịch sử nước nhà?

-Nhận xét tuyên dương.

4. Củng cố :

+ Khi giặc Mông – Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?

-Về nhà ôn bài chuẩn bị kiểm tra học kì I -Nhận xét tiết học

- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

- Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.

- Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.

- Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.

- Nhà Trần thành lập. Kháng chiế chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

-Hs nhận xét bổ sung

- Hs thi kể trong nhóm (nhóm 4) - Đại diện nhóm thi kể trước lớp.

- Nhận xét bổ sung - HS trả lời.

--- Chính tả (nghe - viết)

Tiết 17: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả " Mùa đông trên rẻo cao".

2. Kĩ năng: Viết chính xác, trình bày đúng đoạn viết, tìm đúng, viết đúng chính tả.

3. Thái độ :Yêu thích môn học, có thói quen cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Phiếu học tập - VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ :5’

- Gọi 2 hs viết bảng lớp, lời giải bài tập 2a- tiết trước.

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :32’

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.

b. Bài giảng:

* Hướng dẫn hs nghe viết.

- Đọc bài Mùa đông trên rẻo cao.

- Nhắc các em chú ý các từ ngữ mình dễ viết sai.

- Thực hiện yc của gv.

- Đọc thầm đoạn văn cần viết.

+ Trườn xuống, chít bạc, khua lạo xạo...

(6)

- Cách trình bày bài.

* Viết bài:

- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn của câu cho hs viết bài.

- Đọc lại toàn bài chính tả cho hs soát lỗi.

- GV nhận xét một số bài viết của Hs

* HD HS làm bài tập chính tả.

Bài tập 2a.

- Gọi hs đọc yc bài tập.

- YC hs đọc thầm đoạn văn.

- Dán lên bảng 2 phiếu cho hs làm bài.

- YC hs đọc đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- YC hs sửa bài theo lời giải đúng.

Bài tập 3.

- Gọi hs đọc yc bài tập.

- Dán lên bảng 2 phiếu khổ to - Yêu cầu hs thi làm bài.

- Nhận xét tuyên dương nhóm thắng c

. Củng cố- Dặn dò :3’

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Viết bài.

- Soát lỗi chính tả.

- Đổi chéo vở kiểm tra nhau.

- Làm bài tập chính tả.

- Đọc thầm đoạn văn - Làm bài, nêu kết quả:

( loại nhạc cụ - lễ hội - nổi tiếng ) - Đọc bài làm.

- Nhận xét. Sửa vào VBT.

- Đọc yc bài tập.

- Làm bài.

giấc mộng - làm người - xuất hiện - nửa mặt - lấc láo - cất tiếng - lên tiếng - nhấc chàng - đất - lảo đảo - thật dài - nắm tay.

- Nắm ND học ở nhà.

--- Ngày soạn: 26/12/2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 31/12/2019 Toán

Tiết 82: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Thực hiện được phép nhân, phép chia . 2. Kĩ năng: Biết đọc thông tin trên biểu đồ

3. Thái độ: GDHS yêu thích môn học.

II. Hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi HS chữa BT1 - SGK - Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài.

- Nêu MT tiết học.

2. Luyện tập:27’

- 2 HS làm bảng, dưới lớp làm vở.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe

(7)

Bài 1: + Bảng 1 (3 cột đầu)

+ Bảng 2 (3 cột đầu) - Gọi HS nêu yêu cầu của bài .

- Yêu cầu HS tính tích của hai số, hoặc tìm một thừa số rồi ghi kết quả vào vở.

- Tính thương của hai số, hoặc tìm số chia hay số chia rồi ghi kết quả vào bài.

- Chữa bài và nhận xét.

Bài 4

- Gọi HS đọc đề bài.

- Gọi HS đọc kết quả trên biểu đồ và trả lời câu hỏi.

- Gv nhận xét, tuyên dương C. Củng cố, dặn dò

- Củng cố tiết học.

- Nhận xét tiết học.

- 1 HS nêu

- HS lên bảng chữa bài, nêu lại cách làm.

- 1 HS đọc đề bài.

- 2 HS đọc trước lớp.

a) Tuần 1 bán được ít hơn tuần 4 là1000 cuốn sách

b) Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3 là500 cuốn sách

- Lắng nghe

--- Luyện từ và câu

Tiết 33: CÂU KỂ: “ AI LÀM GÌ?”

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì? (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng: Nhận biết được câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2 mục III) ; viết được đoạn văn kể việc đó làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì? (BT3, mục III)

3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ:

- H: Thế nào là câu kể ? Nêu VD.

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:1. Giới thiệu bài:

2. Nhận xét Bài P1, 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- GV viết: Người lớn đánh trâu ra cày.

- Y/c HS tìm các từ chỉ hoạt động, từ chỉ người.

- Tương tự các câu còn lại cho HS tìm hiểu.

- HS trả lời, đặt câu kể - lớp nhận xét.

- Lắng nghe

- 2 HS nối tiếp đọc

+ Từ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày.

+ Từ chỉ người: người lớn

(8)

- Lưu ý: câu Trên nương, mỗi người một việc. cũng là câu kể nhưng không có từ chỉ hoạt động, VN của câu là cụm danh từ.

Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Câu hỏi cho từ chỉ hoạt động là gì?

- Gọi HS đặt câu hỏi cho từng câu kể.

- Nhận xét HS đặt câu.

- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.

- Gọi HS đặt câu kể, xác định CN, VN 3. Luyện tập:

Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Y/c HS làm bài

- Nhận xét, chữa bài cho HS.

Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS xác định các bộ phận CN và VN.

- Nhận xét, chữa bài cho HS.

Bài 3:Gọi HS đọc đề bài - Y/c HS làm bài

- Nhận xét, chữa bài 4. Củng cố- Dặn dò:

- Câu kể Ai làm gì? có những bộ phận nào?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

- HS nối tiếp đặt câu hỏi.

- 2 HS trả lời.

- Mỗi em đặt 1 câu

- 2 HS đọc ND ghi nhớ SGK - HS đặt câu kể

- 1 HS nêu yêu cầu - Cả lớp làm bài - Nhận xét, chữa bài - 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài

- HS lên bảng chữa bài.

Cha/làm cho tôi ... quét sân.

CN VN

Mẹ/đựng hạt giống ... mùa sau.

CN VN - 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài.

- 2 - 3 HS trình bày.

- 2 HS nhắc lại nội dung bài học

--- Hoạt động ngoài giờ

BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG Bài 5: NHỚ ƠN THẦY CÔ THEO GƯƠNG BÁC HỒ I. MỤC TIÊU

- Biết và hiểu được ý nghĩ của Bác Hồ về vai trò của thầy, cô giáo, sự vinh quang của nghề dạy học.

- Có ý thức và hành động đúng đối với thầy, cô giáo: trân trọng, biết ơn và làm theo lời dạy của thầy cô giáo.

- Biết ơn thầy, cô giáo

II.CHUẨN BỊ:Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống III. NỘI DUNG

(9)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

a) Bài cũ:- Tại sao phải quý trọng thời gian?

b) Bài mới: Nhớ ơn thầy cô theo gương Bác Hồ 1. Hoạt động 1:

-GV đọc tài liệu (Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống trang/18)

- Đối với những người làm nghề dạy học, Bác Hồ có những ý nghĩ và tình cảm như thế nào?

- Bác Hồ đã nghĩ gì về vai trò của các thầy cô giáo?

2.Hoạt động 2:

GV cho HS thảo luận nhóm 4 câu hỏi:

- Em hiểu thế nào về ý kiến của Bác Hồ: Những người thầy giáo tốt, dù không được thưởng huân chương nhưng vẫn là những người anh hùng?

3.Hoạt động 3:

- Em hãy kể một vài việc làm của em hoặc của các bạn trong lớp thể hiện sự biết ơn các thầy cô giáo?

- Em hãy viết thư đến thầy, cô giáo nhân ngày 20/11. GV Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò:

+ Em làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo?

- Nhận xét tiết học

2 HS trả lời

- HS lắng nghe - HS trả lời cá nhân

- Hoạt động nhóm 4 - Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung

- Hoạt động cá nhân - HS làm trên giấy nháp -Vài HS đọc cho cả lớp nghe

--- Ngày soạn: 26/12/2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 01/01/2019 Toán

Tiết 83: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. Nhận biết số chẵn và số lẻ.

2. Kĩ năng: Vận dụng để giải bài tập liên quan đến chia hết cho 2.

3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Bảng phụ- VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Bài cũ 4’

B. Bài mới.32’

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.

b. Bài giảng:

*HD hs tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2.

- Thực hiện yc của gv.

(10)

- Đặt vấn đề.

- Cho hs tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2.

- Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2.

- Lưu ý HS: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.

* Giới thiệu số chẵn và số lẻ.

- Nêu: Số chia hết cho 2 là số chẵn.

- Các số không chia hết cho 2 là số lẻ.

* Thực hành.

Bài 1: Gọi hs đọc yc.

- Cho hs thảo luận theo cặp rồi đưa ra kết quả của 2 phần.

- Giải thích tại sao lại ra kết quả đó.

Bài 2: Gọi hs đọc yc.

- Cho hs chơi trò chơi.

- Gọi 2 HS thi làm nhanh.

- Nhận xét, chọn ra đội thắng cuộc.

Bài 3: Gọi hs đọc yc.

- HD hs làm bài.

- Gọi 2 hs lên bảng làm bài.

- Nhận xét, bổ sung.

Bài 4: Gọi hs đọc yc.

- Cho hs thảo luận nhóm tìm lời giải.

- Gọi 2 hs lên bảng làm bài.

- Nhận xét- bổ sung.

C. Củng cố- Dặn dò :3’

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Tìm vài số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.

VD: 8, 10, 12, 14, 16…

3, 5, 7, 13, 25…

- Quan sát rồi rút ra kl.

+ Các số có tận cùng là: 0, 2, 4, 6, 8 chia hết cho 2.

+ Như : các số có tận cùng là: 1, 3, 5, 7, 9.

- Nêu yc bài tập.

- Làm bài, chữa bài.

a. Các số chia hết cho 2 là:

904, 108, 200, 6012, 70126.

b. Các số không chia hết cho 2 là:

65, 79 , 213, 98717, 7621.

- Nêu yc bài tập.

- Làm bài, chữa bài.

a. 82, 76 b. 13, 11 19, 15 32, 18 - Nêu yc bài tập.

- Làm bài, chữa bài.

a.Viết các số chẵn thích hợp vào chỗ chấm:

652, 654, 656, 658, 660, 662, 664, 666, 668.

b. Viết các số lẻ vào chỗ chấm:

4569, 4571, 4573, 4575, 4579, 4581, 4573.

- Nêu yc bài tập.

- Làm bài, chữa bài.

a. 568, 658, 586, 856.

b. 685, 865.

- Nắm ND học ở nhà.

(11)

--- Kể chuyện

Tiết 17 : MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa bước đầu kể lại được câu chuyện " Một phát minh nho nhỏ" rõ ý, đúng diễn biến.

2. Kĩ năng: Hiểu ND câu chuyện biết cách trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện 3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ :5’

- Gọi hs kể lại một câu chuyện em đa được chứng kiến hoặc tham gia.

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :32’

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.

b. Bài giảng:

* HD hs kể toàn bộ câu chuyện.

- GV kể lần 1.

- Kể lần 2, vừa kể vừa chỉ tranh minh họa - SGK.

- Kể lần 3:

* HD hs kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện:

- Gọi hs đọc yc bài tập 1,2:

- YC hs kể theo nhóm. Dựa vào lời kể của Gv và tranh minh họa kể lại câu chuyện.

- Đến từng nhóm hd thêm cho các em.

* Tổ chức thi kể chuyện trớc lớp.

- Mời 2 tốp hs lên thi kể có thể theo đoạn hoặc theo vai…

- Trao đổi ý nghĩa câu chuyện:

? Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?

- YC hs thảo luận cặp nói về ý nghĩa câu chuyện.

- Cùng bình chọn người kể chuyện hay nhất.

- Nhận xét tuyên dương.

C.

Củng cố- Dặn dò :3’

- Thực hiện yc của gv.

- Nghe.

- Nghe và quan sát tranh.

T1: Ma-ri-a phát hiện khi bưng trà, bát đựng trà rất dễ trượt trong đĩa.

T2: Ma-ri-a làm thí nghiệm.

T3: Anh trai Ma-ri-a trêu em.

T4: Hai anh em tranh luận.

T5 : Cha ôn tồn giải thích cho 2 con.

- Đọc yc bài tập 1,2.

- Kể chuyện theo nhóm.

- Thi kể chuyện trước lớp.

- Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

- Nêu ý nghĩa câu chuyện: Nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú và bổ ích.

(12)

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Nắm ND học ở nhà.

--- Tập đọc

Tiết 34: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (tiếp theo) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãilinh hoạt. Bược đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn với lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.

2. Kĩ năng: Hiểu nd chính của bài: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh Rất ngộ nghĩnh đáng yêu.

3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Tranh minh họa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A

. Bài cũ :5’

- Kiểm tra 2 hs nối tiếp nhau đọc bài "

Rất nhiều Mặt trăng - tiết 1"- TLCH- SGK.

- Nhận xét, đánh giá.

B

. Bài mới.32’

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.

b. Bài giảng:

* Luyện đọc.GV chia đoạn - Gọi hs đọc nối tiếp bài:

+ Lần 1: Kết hợp sửa phát âm sai cho hs.

+ Lần 2: Gọi hs đọc chú giải, kết hợp đọc bài và giải nghĩa các từ khó.

- Kết hợp đọc câu khó nếu cần.

+ Lần 3: Đọc theo nhóm bàn - Gọi hs đọc cả bài.

* GV đọc diễn cảm toàn bài.

* Tìm hiểu bài:

- Gọi hs đọc đoạn 1:

? Nhà vua lo lắng về điều gì?

? Nhà vua cho mời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì?

?Vì sao các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?

- Thực hiện yc của gv.

- Đọc nối tiếp 3 đoạn:

Đ1: 6 dòng dầu.

Đ2: 5 dòng tiếp.

Đ3: Phần còn lại.

- Đọc theo nhóm - Đọc cả bài.

- Nghe.

- Đọc đoạn 1- TLCH.

+ Đêm đó MT sẽ sáng rực bên ngoài bầu trời, nếu công chúa thấy MT thật, sẽ nhận ra MT đeo trên cổ là giả và sẽ ốm lại.

+ Nghĩ cách làm công chúa không nhìn thấy MT.

+ Vì MT ở rất xa và to gấp nghìn lần đất nước của nhà vua, tỏa sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không nhìn thấy được.

(13)

+ Đoạn 1 nói lên điều gì?

- YC hs đọc đoạn 2:

? Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về 2 MT để làm gì?

? Công chúa trả lời ntn?

? Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì?

+ Nội dung bài ?

* Luyện đọc diễn cảm.

- Gọi 1 tốp hs đọc truyện theo vai.

- HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai.

- HD đọc đoạn" Làm sao mặt trăng ...Nàng đã ngủ"

- Cho hs luyện đọc, thi đọc.

- Nhận xét- tuyên dương.

C. Củng cố- Dặn dò.3’

- Nhận xét giờ học - Dặn dò hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

Ý 1: Nỗi lo lắng của nhà vua.

+ Chú muốn dò hỏi công chúa thế nào khi thấy 1 mt đang chiếu sáng trên bầu trời và 1 mt đang nằm trên cổ công chúa.

+ Khi ta nhổ 1 chiếc răng, chiếc răng mới sẽ mọc lên…MT cũng vậy, mọi thứ đều như vậy.

+ Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác người lớn.

*Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh , đáng yêu.

- Đọc bài và tìm ra cách đọc - Luyện đọc trong nhóm

- Thi đọc.

- Nhận xét - bình chọn.

--- Địa lí

Tiết 17: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức về: Thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, quan sát, tìm tòi, lắng nghe, chia sẻ, phản hồi thông tin.

3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác học bài.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

* Kiểm tra: Vì sao nói Hà Nội là trung tâm trính trị, kinh tế, văn hóa

Hát chuyển tiết - 2 HS trả lời

(14)

của nước ta ?

- Gv nx.

3. Bài mới :

a.Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài :

* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - GV phát phiếu cho các nhóm, yêu cầu thảo luận để trả lời câu hỏi:

Nhóm 1+ 2: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vị trí nào trên đất nước ta ? Có đặc điểm gì ? Dân cư như thế nào ?

Nhóm 3+4: Vùng trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? Thế mạnh trồng các loại cây gì?

- Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?

Nhóm 5+6: Thành phố Đà Lạt nằm ở đâu? Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển du lịch?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- GV nhận xét.

* Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp + Đồng bằng Bắc Bộ do những con sông nào bồi đắp nên?

+ Đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? Kể tên một số cây trồng và vật nuôi chính của đồng bằng Bắc Bộ ?

* Hoạt động 3: Thảo luận theo cặp - Lễ hội ở Đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào? Để làm gì? Kể tên?

- Đê bao của Đồng bằng Bắc Bộ có tác dụng gì? Nhân dân ta cần làm gì để bảo vệ đê?

- Thủ đô Hà Nội nằm ở đâu? Có đặc diểm gì?

3. Củng cố, dặn dò(3’)

- GV hệ thống hoá kiến thức của bài - Nhận xét giờ học

- Ôn bài để chuẩn bị kiểm tra

- Dãy HLS nằm ở phía Bắc của nước ta.

Nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi cao đồ sộ nhất nước ta. Dân cư thưa thớt chủ yếu là người Thái, Dao, Mông.

- Vùng trung du Bắc Bộ với đỉnh đồi tròn, sườn thoải. Trồng nhiều cây ăn quả và chè

- Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, cao su, hồ tiêu..

- Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên. khí hậu quanh năm mát mẻ, có nhiều rau quả, rau xanh, rừng thông, thác nước và biệt thự đẹp để phát triển du lịch - Đại diện các nhóm trình bày

+ Do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên.

+ Đồng bằng Bắc Bộ bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, ven các sông có đê ngăn lũ. trồng cây lương thực và râu xứ lạnh, nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

- Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân và thu để cầu chúc...

- Đê bao để ngăn lũ lụt . Cần bảo vệ và tu bổ đê một cách thường xuyên

- Thủ đô nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của cả nước..

- Hs lắng nghe.

---

(15)

Khoa học

Tiết 33: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tháp dinh dưỡng cân đối.

- Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.

- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

2. Kĩ năng: Nêu được vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

3. Thái độ: Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- HS chuẩn bị các tranh, ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Bút màu, giấy vẽ.

- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và giấy khổ A0.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp: 1-2’

2. Kiểm tra Tiết cũ: 4-5’

- Gọi 3 HS lên bảng:

? Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 1 ?

? Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 2 ?

? Không khí gồm những thành phần nào ? - Nhận xét, đánh giá.

3. Dạy Tiết mới: 25- 27’

a) Giới thiệu Tiết.

b) Hoạt động 1: Ôn tập về phần vật chất.

- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và phát cho từng HS.

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu khoảng 5 đến 7 phút.

- GV nhận xét .

c) Hoạt động 2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt.

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

- Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.

- Phát giấy khổ A0 cho mỗi nhóm.

- Yêu cầu các nhóm có thể trình bày theo từng chủ đề theo các cách sau:

+ Vai trò của nước.

- Hs trả lời

- HS nhận phiếu và làm - HS hoạt động.

- Kiểm tra việc chuẩn bị của mỗi cá nhân.

- Trong nhóm thảo luận cách trình bày, dán tranh, ảnh sưu tầm vào giấy khổ to. Các thành viên trong nhóm thảo luận về nội dung và cử đại diện thuyết minh.

(16)

+ Vai trò của không khí.

+ Xen kẽ nước và không khí.

- Yêu cầu nhắc nhở, giúp HS trình bày đẹp, khoa học, thảo luận về nội dung thuyết trình.

- Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện vào ban giám khảo.

- Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi.

- Ban giám khảo đánh giá theo các tiêu chí.

+ Nội dung đầy đủ.

+ Tranh, ảnh phong phú.

+ Trình bày đẹp, khoa học.

+ Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.

+ Trả lời các câu hỏi đặt ra (nếu có).

- GV chấm điểm trực tiếp cho mỗi nhóm.

- GV nhận xét chung.

d) Hoạt động 3: Cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi.

- GV giới thiệu: Môi trường nước, không khí của chúng ta đang ngày càng bị tàn phá. Vậy các em hãy gửi thông điệp tới tất cả mọi người. Hãy bảo vệ môi trường nước và không khí. Lớp mình sẽ thi xem đôi bạn nào sẽ là người tuyên truyền viên xuất sắc.

- GV yêu cầu HS vẽ tranh theo hai đề tài:

+ Bảo vệ môi trường nước.

+ Bảo vệ môi trường không khí.

- GV tổ chức cho HS vẽ.

- Gọi HS lên trình bày sản phẩm và thuyết minh.

- GV nhận xét, khen, chọn ra những tác phẩm đẹp, vẽ đúng chủ đề, ý tưởng hay, sáng tạo

3. Củng cố- dặn dò: 2-3’

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho Tiết kiểm tra.

- Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày để hiểu rõ hơn về ý tưởng, nội dung của nhóm bạn.

- HS lắng nghe.

- 2 HS cùng bàn.

- HS lắng nghe.

- HS vẽ.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

--- PHTN

Tiết 16. ROBOT DÒ VẬT CẢN (tiết 2)

(17)

I. MỤC TIÊU

- HS nắm được các bước lắp ghép robots

- Hs lắp ghép nhanh, đúng robots, điều khiển được robots hoạt động.

- GD lòng yêu thích khoa học, phát triển tính sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bộ robots Mini III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Ổn định lớp (2’)

- Y/c các nhóm học tập về vị trí quy định. Nhóm trưởng nhận đồ dùng.

2. Bài mới:

HĐ 1. HS tiến hành lắp ghép (30’)

- GV đưa ra mô hình robot đã lắp ghép xong, y/c Hs quan sát, nêu ý kiến:

? Robot dò vật cản được cấu tạo bao gồm những thành phần nào? Mô tả chức năng các thành phần đó ?

- Gọi Hs khác nhận xét

- GV nhận xét, củng cố tuyên dương.

- HD hs dựa vào sách HD để thao tác lắp từng bước và có thể lắp sáng tạo.

- GV quan sát, hỗ trợ

HĐ 2. Hs trưng bày sản phẩm

- T/c cho hs trưng bày, giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò (5’) - Y/c Hs thu dọn các chi tiết - Nhận xét tiết học, tuyên dương.

- HS thực hiện

- Hs thực hiện, nêu ý kiến

- Hs thực hiện trong nhóm

--- Ngày soạn : 26/12/2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 02/01/2020 Toán

Tiết 84: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.

- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn hay viết các số chia hết cho 5.

- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp với dấu hiệu chia hết cho 5.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.

3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Bảng phụ - VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Bài cũ :5’

- Chữa bài tập 3(SGK) - Nhận xét, đánh giá.

- Thực hiện yc của gv.

(18)

B. Bài mới :32’

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.

2. Bài giảng:

* HD hs tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5:

- Cho hs nêu VD về các số chia hết cho 5, các số không chia hết cho 5, viết thành 2 cột phép chia như phần bài " Dấu hiệu chia hết cho 2".

- Kết luận: Các số có chữ số tận cùng là 5 hoặc 0 thì chia hết cho 5.

- Cho hs chú ý đến các số không chia hết cho 5, rút ra kl chung: Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5.

- Cho hs nêu lại KL.

- Chốt lại: Muốn biết số đó có chia hết cho 5 hay không chỉ cần chú ý đến các chữ số tận cùng bên phải, nếu là 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho 5, nếu chữ số đó khác 0 và 5 thì số đó không chia hết cho 5.

* Thực hành:

Bài 1: - Gọi hs nêu YC bài tập.

- Cho hs tự làm bài và chữa bài.

a. Các số chia hết cho 5:

b. Các số không chia hết cho 5:

Bài 2:

- Cho hs nêu YC bài tập.

- Cho hs tự làm bài.

- Gọi 1 hs lên bảng chữa bài. Cho hs đổi vở chữa bài cho nhau.

- Gọi hs khác nêu kết quả của mình.

- Nhận xét chốt kết quả.

Bài 3:

- Cho hs nêu YC bài tập.

- Cho hs thảo luận tìm ra cách giải bài toán:

Cần chọn chữ số nào.

- Cho hs tự làm, thông bào kết quả của mình.

- Nhận xét nêu kết quả đúng. Chú ý hs : Nếu 075 là không được vì đó là số có hai chữ số.

- Nêu các VD về số chia hết cho 5:

5, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50,…

- VD về các số không chia hết cho 5: 6, 7, 8, 9, 11, 12, 13, 24, 26, 37, 38, 39, 46, 49,…

- Nhắc lại.

- HS nêu kết luận.

- HS nhắc lại.

- Nêu YC bài tập.

- Làm bài tập.

- 35, 660, 3000, 945.

- 8,57, 4674, 5553.

- Nêu YC bài tập.

- Làm bài tập.

- Chữa bài.

- Đổi vở kiểm tra bài của nhau.

a. 150 < 155 < 160 b. 3575 < 3580 < 3585

c. 335, 340, 345, 350, 355, 360.

- Nêu YC bài tập.

- Làm bài tập.

- Tự ghép các số chia hết cho 5 từ 3 chữ số đã cho, rồi thông báo kết quả.

- Nhận xét.

- 750, 570, 705.

(19)

Bài 4: Cho hs nêu YC bài tập.

a. Cho hs tìm các số chia hết cho 5 trước.

Sau đó tìm số chia hết cho 2 trong những số đó.

- Gọi hs nêu KQ.

- Cho hs nhận xét các số này, có điểm gì đặc biệt.

b. Làm tương tự.

C

. Củng cố- Dặn dò :3'

- Nhận xét giờ học. Dặn dò hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Nêu YC bài tập.

- Làm bài tập.

- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.

- 660, 3000.

- Đều có chữ số tận cùng bên phải là 0.

- Nắm ND học ở nhà.

--- Tập làm văn

Tiết 33: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.

2. Kĩ năng: Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn; viết được một đoạn văn tả bao quát chiếc bút.

3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Phiếu bài tập - VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.

Bài cũ :5’

- Trả bài viết (Tả 1 đồ chơi mà em thích).

- Nhận xét, đánh giá.

B.

Bài mới.32’

a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

b. Bài giảng:

Bài tập 1,2,3:

- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc yc.

- Cho hs suy nghĩ làm bài cá nhân, trao đổi với bạn bên cạnh để xác định những đoạn văn trong bài: Nêu ý chính của mỗi đoạn.

- Cho hs phát biểu ý kiến.

- Dán lên bảng tờ giấy đã viết kq làm bài - Chốt lại.

Bài văn có 4 đoạn.

* Ghi nhớ:

- Gọi hs đọc ghi nhớ.

* Luyện tập:

Bài 1:

- Thực hiện yc của gv.

- Đọc nối tiếp yc bài tập.

- Làm bài cá nhân.

M B

Đ1: GT về cái cối được mt trong bài.

TB Đ2:

Đ3:

- Tả hình dáng bên ngoài của cái cối.

- Tả HĐ của cái cối.

KL Đ4: Nêu cảm nghĩ về cái cối - Đọc ghi nhớ.

(20)

- Gọi hs đọc yc bài tập.

- YC cả lớp đọc thầm bài: Cây bút máy thực hiện lần lượt từng yc của bài tập.

- Phát phiếu cho 1 số hs.

- Cho hs phát biểu ý kiến.

- Nhận xét, kết hợp giải nghĩa từ.

- Gọi hs làm bài trên phiếu trình bày.

- Chốt lại lời giải đúng.

Bài 2:

- Gọi hs đọc yc bài tập.

- Nói: Đề bài chỉ yc các em viết 1 đoạn văn tả bao quát cây bút của em.

+ Để viết đoạn văn đạt yc cần quan sát kĩ chiếc bút về hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo… Chú ý những đặc điểm riêng khiến cái bút của em khác bút của các bạn. Kết hợp quan sát với tìm ý.

+ Tập diễn đạt sắp xếp các ý, kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả.

- YC hs viết bài.

- Gọi hs đọc bài viết của mình.

- Nhận xét, đánh giá.

c. Củng cố- Dặn dò.3’

- Nhận xét giờ học.Dặn dò hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Đọc yc bài tập.

- Đọc bài và thực hiện lần lượt từng yc của bài.

- Phát biểu ý kiến.

a) Bài văn gồm có 4 đoạn:...

b) Đoạn 2: Tả hình dáng của cây bút..

c) Đoạn 3 : Tả cái ngòi bút d) Trong 3 đoạn :

- Câu mở đoạn :" Mở nắp ra ...không rõ - Câu kết đoạn : Rồi em tra nắp...vào cặp

- Đọc yc bài tập.

- Không cần tả chi tiết từng bộ phận.

- Suy nghĩ viết bài.

- Đọc bài làm của mình.

- Nắm ND học ở nhà.

--- Luyện từ và câu

Tiết 34: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ: AI LÀM GÌ?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết VN trong câu kể Ai làm gì?

2. Kĩ năng: Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? Theo YC ch trước , qua thực hành luyện tập.

3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ - VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A

. Bài cũ :5’

- KT 2-3 hs đặt câu theo kiểu "Ai làm gì?"

- Nhận xét, đánh giá.

- Thực hiện yc của gv.

(21)

B.

Bài mới :32’

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.

2. Bài giảng:

* Nhận xét:

- Gọi hs đọc nội dung các bài tập.

+ YC 1: - Tìm câu kể.

- Nhận xét chốt KQ.

- GV có thể giải thích thêm các câu còn lại là câu kể theo mẫu câu khác.

+ YC 2,3:

- Cho hs làm bài cá nhân.

- Dán băng giấy cho hs làm bài.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Câu

1. Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.

2. Người các buôn làng kéo về nườm nượp.

3. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.

+YC 4:

- Cho hs suy nghĩ, chọn ý đúng.

* Phần ghi nhớ:

- Mời hs đọc ghi nhớ và nêu VD minh họa.

* Luyện tập.

Bài tập 1:

- Gọi hs đọc yc bài tập.

- Cho hs làm bài- chữa bài.

- Phát phiếu cho hs làm bài.

- Chốt kết quả đúng.

- Đọc thầm đoạn văn, tìm các câu kể, phát biểu ý kiến.

+ Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.

+ Người các buôn làng kéo về nườm nượp.

+ Mấy thanh niên khua chiêng rộn ràng.

- Suy nghĩ làm bài cá nhân.

- 3 hs lên bảng làm bài.

- Nhận xét.

VN ý nghĩa của VN

- đang tiến về bãi.

- kéo về nườm nượp.

- khua chiêng rộn ràng.

- Nêu hđ của người, của vật trong câu.

- Suy nghĩ , chọn ý đúng, phát biểu ý kiến đúng.

- Đọc ghi nhớ và nêu VD minh họa.

- Nêu yc bài tập.

- Tìm câu kể trong đoạn văn, phát biểu miệng.

- Gạch dưới VN.

- Làm bài trên phiếu.

VN trong câu:

+ đeo gùi vào rừng.

+ giặt rũ bên những giếng nước.

+ đùa vui trước nhà sàn.

+ chụm đầu bên những ché rượu cần.

+ sửa soạn bên khung cửi.

- Nêu yc bài tập.

- Phát biểu ý kiến.

- Lên bảng làm bài.

+ Đàn cò trắng bay lượn trên cánh

(22)

Bài tập 2:

- Gọi hs đọc yc bài tập.

- Cho hs làm bài- chữa bài.

- Cho 2 hs làm bài trên bảng phụ.

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3:

- Gọi hs đọc yc bài tập.

- Cho hs làm bài- chữa bài.

- HD hs quan sát tranh minh họa.

- Mời hs nêu ý kiến.

- Nhận xét.

C

. Củng cố- Dặn dò :3’

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

đồng

+ Bà em kể chuyện cổ tích + Bộ đội giúp dân gặt lúa - Nêu Yc bài tập.

- Làm bài, chữa bài.

- Quan sát tranh, suy nghĩ, tiếp nối nhau đọc bài làm

--- Khoa học

TIẾT 34: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ( TRƯỜNG RA ĐỀ)

--- Ngày soạn : 26/12/2019

Ngày giảng : Thứ sáu ngày 03 /02/2020 Toán

Tiết 85: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.

2. Kĩ năng: Biết kết hợp hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0.

3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ- VBT- UDPHTM

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ :5’

? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, Cho VD minh họa?

? Nêu dấu hiệu chia hết cho 5? Cho VD minh họa?

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :32’

a. Giới thiệu bài:

- Nêu yc mục tiêu bài học. Liên hệ từ bài dấu hiệu chia hết cho 2,5.

- Thực hiện yc của gv.

- Nghe.

(23)

b. Bài giảng

Bài 1:

- Gọi hs nêu YC bài tập.

- Cho hs tự làm bài, chữa bài.

- YC hs giải thích tại sao lại chọn các số đó.

- Gv chiếu bài làm của 2 học sinh lên bảng

- Gọi Hs nhận xét, so sánh kết quả của mình

- Gv nhận xét Bài 2:

- Gọi hs nêu YC bài tập.

- Gv gửi bài cho một số Hs - Gv nhận bài, nhận xét - YC hs kiểm tra chéo nhau.

- Nhận xét chốt lại.

Bài 3:

- Gọi hs nêu YC bài tập.

- Cho hs thi làm bài nhanh trên bảng - Nhận xét

- Chốt lại kết quả.

Bài 4:

- Gọi hs nêu YC bài tập.

- HS làm bài tập và nêu kết quả.

- Nhận xét chốt bài.

Bài 5:

- Gửi tệp tin cho Hs, yêu cầu hoàn thành bài tập

- Gv nhận xét bài làm, rút ra kết luận chung.

C

. Củng cố- Dặn dò :3

- Nhận xét giờ học.Dặn dò hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Nêu yc bài tập.

- Làm bài - chữa bài.

+ Các số chia hết cho 2 là :4568;

2050; 3576.

- Hs quan sát, so sánh kết quả

- HS đọc đầu bài

- Hs nhận bài tập. Làm bài sau đó gửi lại bài cho Gv

+ Các số chia hết cho 5 là : 900;

2355; 5550; 285.

- Nêu yc bài tập.

a) 126; 128; 140; 146 b) 205; 220; 230; 245 - Nhận xét.

- 1 HS nêu

a ) Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: 480, 2000, 9010.

b) Các số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 296, 324.

c) Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 345, 3995.

- Hs nhận tệp tin, làm bài - Gửi bài lại cho Gv

0 ; 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90;

100

--- Tập làn văn

Tiết 34: LUYÊN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU:

(24)

1. Kiến thức: Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, ND miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.

2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách.

3. Thái độ: Hs tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Một số kiểu, mẫu cặp sách học sinh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.

Bài cũ :5’

- Kiểm tra 1 hs nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.

Sau đó, đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.

- Nhận xét, đánh giá.

B

. Bài mới :32’

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.

b. Bài giảng: HD hs luyện tập.

Bài tập 1:

- YC hs đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp, làm bài cá nhân.

- Gọi hs phát biểu ý kiến.

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

a.Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?

b. Xác định nd miêu tả của từng đoạn văn.

c. ND miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đầu đoạn bằng những từ ngữ nào?

Bài tập 2:

- Gọi hs nêu ý kiến.

- Nhắc hs chú ý:

+ Đề bài yc các em chỉ viết 1 đoạn văn, miêu tả hình dáng bên ngoài. Nên được vào các gợi ý a,b,c.

+ Để cho đoạn văn tả cái cặp của em không giống cặp của các bạn khác, em cần chú ý các đặc điểm riêng của cái cặp.

- Cho hs viết bài.

- Thực hiện yc của gv.

- Nêu yc bài tập

- Đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân hoặc trao đổi với bạn bên cạnh.

- Phát biểu ý kiến.

a) Phần thân bài.

b)Đ1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp.

Đ2: Tả quai cặp và dây đeo.

Đ3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp.

c)

Đ1: Đó là 1 chiếc cặp màu đỏ tươi.

Đ2: Quai cặp làm bằng sắt không rỉ…

Đ3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới ba ngăn…

- Nêu yc bài tập.

- Nghe gv gợi ý.

- Đặt chiếc cặp của mình trước mặt và viết bài.

- Viết bài.

(25)

- Gọi hs đọc đoạn văn mình viết.

- Nhận xét.

Bài 3:

- Gọi hs đọc yc và gọi ý.

- Nhắc hs chú ý: đề bài chỉ yc các em viết 1 đoạn tả bên trong chiếc cặp của mình.

- Thực hiện tương tự như BT2.

c.

Củng cố- Dặn dò :3’

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Đọc đoạn văn mình viết.

- Nhận xét bổ sung…

--- Sinh hoạt lớp

TUẦN 17 – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 18 1. Nhận xét tuần 17:

* Ưu điểm:

...

...

...

...

...

* Tồn tại:...………..…..………....

* Tuyên dương: ...………...………...…...

……….………...

* Nhắc nhở: ...………...

2. Phương hướng tuần 18:

...

...

...

...

... ...

--- Văn hóa giao thông

Bài 5: GIỮ GÌN XE ĐẠP SẠCH, ĐẸP I.Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh biết thế nào là giữ gìn xe đạp sạch đẹp.

2.Kĩ năng: Biết một số việc cần làm để giữ gìn xe đạp sạch đẹp.

(26)

3. Thái độ:Yêu quý chiếc xe đạp; thực hiện tốt các việc cần làm để giữ gìn xe đạp sạch đẹp .Nhắc nhở các bạn và người thân cùng thực hiện .

II. Chuẩn bị:

- GV : Tranh ảnh trong SGK và 2 chiếc xe đạp . - HS: Sách văn hóa giao thông lớp 4

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động trải nghiệm:

GV nêu các câu hỏi để HS trả lời cá nhân.

- Em nào đã biết đi xe đạp ?

- Trong lớp, bạn nào tự đi xe đạp đến trường?

- Em có yêu quí chiếc xe đạp của mình không ?

- Vậy chúng ta cần làm gì để giữ gìn xe đạp sạch, đẹp? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

-HS trả lời

2. Hoạt động chung :

- 1 HS đọc nội dung câu chuyện

“Người bạn” đồng hành.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Lên lớp 4, Tuấn và Tú được ba mẹ tặng món quà gì?

Câu 2: Sau vài tháng sử dụng, xe đạp của Tú thế nào?

Câu 3: Tại sao sau mấy tháng sử dụng mà xe đạp của Tuấn vẫn còn mới?

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- Các nhóm thảo luận

- Một số nhóm trình bày trước lớp

Câu 1: Lên lớp 4, Tuấn và Tú được ba mẹ tặng cho một chiếc xe đạp.

Câu 2: Sau vài tháng sử dụng, xe đạp của Tú không còn mới như trước nữa.

Lớp sơn trầy xước, dè xe móp méo, bánh xe dính bùn đất, khi đạp phát ra tiếng kêu.

Câu 3: Sau mấy tháng sử dụng mà xe đạp của Tuấn vẫn còn mới vì Tuấn xem chiếc xe như người bạn đồng hành. Thường xuyên lau chùi và kiểm tra sửa chữa khi bị trục trặc.

+ Qua câu chuyện, em học hỏi được điều gì ở bạn Tuấn?

- Nhận xét, tuyên dương.

*GV Kết luận:

- Xe đạp là bạn đồng hành giúp em đến trường , vậy chúng ta cần giữ gìn xe đạp sạch, đẹp.

- HS trả lời

(27)

3. Hoạt động thực hành :

- Học sinh quan sát tranh, yêu cầu HS:

+ Nêu ý kiến của em về việc làm của các bạn trong tranh?

+ Theo em, việc làm nào nên? Việc làm nào không nên?

+Qua ý kiến các bạn vừa trình bày em cần làm gì để giữ gìn xe đạp sạch đẹp, an toàn?

*GV Kết luận: Hãy luôn giữ gìn xe đạp sạch đẹp, an toàn.

- HS nêu

- HS suy nghĩ ghi ý kiến của mình vào giấy

- HS trình bày ý kiến trước lớp

- HS khác nhận xét và có thể chất vấn bạn .

- HS nêu những việc nên làm và không nên làm

- 2 HS đọc

Xe đạp là bạn đồng hành Để bạn hư hỏng sao đành hả em.

4. Hoạt động ứng dụng:

a) Kể cho bạn nghe em hay người thân đã giữ gìn xe đạp sạch đẹp, an toàn như thế nào ?

b) Xử lí tình huống: Chiều nay, Quỳnh đến chở Linh ra công viên chơi đá cầu cùng các bạn. Khi Linh ngồi lê, Quỳnh thấy xe đạp rất nặng và không chạy nhanh như mọi ngày. Quỳnh nhìn xuống thì thấy bánh xe bị xẹp.

Quỳnh bảo Linh xuống xe để tìm chỗ bơm. Nhưng thật không may là xung quanh không có tiệm sửa xe nào cả.

Linh bảo bạn: “ Không sao đâu, cứ chạy đi quỳnh! Trễ rồi, các bạn đang đợi đó”…

+ Theo em, Quỳnh có nên làm theo lời Linh không? Tại sao?

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.

HS thảo luận nhóm đôi - Một số nhóm kể trước lớp - Thảo luận nhóm 6.

- Hs thảo luận ,xử lí tình huống, đóng vai.

- Một số nhóm trình bày trước lớp . - Nhóm khác nhận xét.

III. Củng cố : Trò chơi tiếp sức - Hãy kể một số việc cần làm để giữ gìn xe đạp sạch đẹp, an toàn

GHI NHỚ:Xe đạp là bạn đồng hành. Hãy luôn giữ gìn xe đạp luôn sạch đẹp, an toàn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.. Kĩ năng: Nhận biết được cấu

KT: Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.. KN: Nhận biết được cấu tạo của đoạn

Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được dàn ý của một bài văn miêu tả “Cây sim”.. Kĩ năng: Viết được đoạn

KT: Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.... KN: Nhận biết được cấu tạo của

1.Kiến thức: Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn1. 2.Kĩ năng: Nhận biết được

1.Kiến thức: Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn?. 2.Kĩ năng: Nhận biết được

Đuôi Bộ

In trên nền là hình những bông hoa màu vàng, đỏ rất đẹp, bút nét thanh nét đậm giúp cho việc luyện chữ đẹp của em trong các tiết luyện viết, chính tả, giúp bài viết