• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 20 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 20 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tự nhiên Xã hội tuần 20 tiết 1

Ôn Tập Xã Hội

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội.

2. Kĩ năng: Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

Tiết ôn tập nên được tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể tại trường và trình độ nhận thức của HS ở các vùng miền, GV tổ chức tiết học một cách thích hợp và hiệu quả. Sau đây là một số gợi ý cách tổ chức:

* Phương án 1: Sưu tầm những thông tin (mẩu chuyện, bài báo, tranh ảnh hoặc hỏi bố mẹ, ông bà, …) về một trong những điều kiện ăn ở, vệ sinh của gia đình, trường học, cộng đồng trước kia và hiện nay.

Bước 1: Nếu có tranh ảnh, GV tổ chức cho HS trình

- HS trình bày tranh ảnh sưu tầm được trên tờ giấy Ao và có ghi chú thích nội dung tranh.

- Các nhóm thảo luận mô tả nội dung và ý

(2)

bày trên tờ giấy Ao và có ghi chú thích nội dung tranh.

Có thể phân công mỗi nhóm sưu tầm và trình bày về một nội dung: hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc, y tế giáo dục, …

Bước 2:

- GV khen ngợi những cá nhân, những nhóm có sản phẩm đẹp, có ý nghĩa.

* Phương án 2: Chơi trò chơi Chuyền hộp

- GV soạn 1 hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề xã hội. Mỗi câu hỏi được viết vào một tờ giấy nhỏ gấp tư và để trong một hộp giấy nhỏ.

- HS vừa hát vừa chuyền tay nhau hộp giấy nói trên. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy ở trong tay người nào thì người đó phải nhặt một câu hỏi bất kỳ trong hộp để trả lời. Câu hỏi đã được trả lời sẽ bỏ ra ngoài. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết câu hỏi.

nghĩa bức tranh quê hương.

- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung và đặt câu hỏi để nhóm trình bày trả lời.

- Học sinh thực hiện trò chơi.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

RÚT KINH NGHIỆM:

Tự nhiên Xã hội tuần 20 tiết 2

Thực Vật

(KNS) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.

2. Kĩ năng: Nhận ra sự đa dạng về phong phú của thực vật. Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của một số cây.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* KNS:

(3)

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây. Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Các phương pháp: Thực địa. Quan sát. Thảo luận nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên (20 phút)

* Mục tiêu : Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh. Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Tổ chức hướng dẫn

- GV chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn HS cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công

- GV giao nhiệm vụ và gọi một vài HS nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường hay ở xung quanh sân trường.

Bước 2 : Trình tự :

- Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công.

- Chỉ và nói tên từng bộ phận của cây

- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó

Bước 3 : Làm việc cả lớp

- Hết thời gian quan sát các nhóm, GV yêu cầu cả lớp tập hợp và lần lượt đi đến khu vực của từng nhóm để nghe đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.

- GV giúp HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật ở xung quanh và đi đến kết luận như ở trang 77 SGK.

 Kết luận : Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây

- Các nhóm quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công

- Các nhóm làm việc ngoài thiên nhiên - Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.

Hình 1 : Cây khế.

Hình 2 : Cây vạn tuế (trồng trong chậu đặt trên bờ tường), cây trắc bách diệp (cây cao nhất ở giữa hình)

Hình 3 : Cây Kơ nia (cây có thân to nhất), cây cau (cây có thân thẳng và nhỏ ở phía sau cây kơ nia).

Hình 4 : Cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre,...

(4)

thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.

GV có thể giới thiệu tên của một số cây trong SGK trang 76, 77 :

b. Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân (10 phút)

* Mục tiêu : Biết vẽ và tô màu một số cây.

* Cách tiến hành : Bước 1:

- GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì hay bút màu ra để vẽ một hoặc vài cây mà các em quan sát được.

- Lưu ý dặn HS : Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.

Bước 2 : Trình bày.

- Từng cá nhân có thể dán bài của mình trước lớp hoặc GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to, nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào đó rồi trưng bày trước lớp.

- GV có thể yêu cầu một số HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.

- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp.

Hình 5 : Cây hoa hồng.

Hình 6 : Cây súng.

- HS lấy giấy và bút chì hay bút màu ra để vẽ một hoặc vài cây mà các em quan sát được.

- Từng cá nhân dán bài của mình trước lớp hoặc nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào đó rồi trưng bày trước lớp.

- HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 122 và giảng cho HS biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.. - HS

- Đối với HS khá giỏi : GV giải thích cho HS biết tại sao Mặt Trăng chỉ hướng có một nửa bán cầu về phía Trái đất : Mặt Trăng vừa chuyển độïng xung quanh Trái đất

* Mục tiêu : Biết Trái Đất đồng thời tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời.. Biết chỉ hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời trong

- Yêu cầu các HS ở đội vẽ tranh động vật chia thành các nhóm nhóm, phát cho các nhóm phiếu thảo luận số 1; Yêu cầu các HS ở đội vẽ tranh thực vật chia thành các nhóm

- Các nhóm phân loại những tranh ảnh sưu tầm được theo các tiêu chí trong nhóm tự đặt ra và thảo luận để trả lời câu hỏi : Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ các loài

* MT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.. Nhận biết sự cần thiết phải

* MT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.. Nhận biết sự cần thiết phải

- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm: có ích, có hại và nhóm khong có ảnh