• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 20

Ngày soạn: 15 tháng 1 năm 2021

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 18 tháng 1 năm 2021

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN Tiết 39 - 20:

Ở lại với chiến khu

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức :

Hiểu nội dung bài: ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.

2. Kĩ năng :

Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy với các chiến sĩ nhỏ tuổi). Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học.

* GD KNS : Rèn các kĩ năng: Đảm nhận trách nhiệm; tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét; lắng nghe tích cực.

* GD QTE:Quyền được tham gia (yêu nước và tham gia chống Thực dân Pháp, hi sinh vì Tổ quốc)

* GD ANQP: Giới thiệu vị trí và vai trò của chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Máy tính, máy chiếu. Tranh minh họa 2. Học sinh : Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi HS đọc bài Báo cáo kết quả tháng thi đua" Noi gương chú bộ đội" và trả lời câu hỏi sau :

- Báo cáo gồm những nội dung nào?

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài (1’)

Hoạt động của học sinh

- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.

- Nêu nhận xét về các mặt hoạt động của lớp: học tập, lao động, các hoạt động khác… Cuối cùng là đề nghị khen thưởng những tập thể và cá nhân tốt nhất.

- HS nhận xét.

(2)

- Y/c HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi

Tranh gợi cho em biết điều gì ?

Giáo viên chốt : Đó là một lán trại đơn sơ nhà tranh vách nứa ở chiến khu chống Pháp.Một chú bộ đội lớn tuổi đang ngồi bên các chiến sĩ nhỏ tuổi.Vậy các con muốn biết các chiến sĩ nhỏ tuổi và chỉ huy đang nói chuyện gì ? Chúng ta cùng nhau đọc bài này để hiểu được điều đó.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Luyện đọc (25’) a) GV đọc toàn bài

- GV đọc mẫu toàn bài một lần.

- GV lưu ý giọng đọc toàn bài

b) Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Y/c HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.

- Y/C HS đọc từ khó.

- GV dõi và chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh.

- Gọi HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- GV nhận xét học sinh đọc.

- Y/C HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Hướng dẫn học luyện đọc câu dài.

- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Y/c HS đọc chú giải trong sách giáo khoa.

- Y/C HS tập đặt câu với từ: thống nhất, bảo tồn.

- Y/c HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- Gọi đại diện các nhóm đọc.

- GV nhận xét và tuyên dương nhóm đọc tốt.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (17’)

- Y/C HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :

+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?

- Y/C HS đọc thầm đoạn 2, trả lời :

- Quan sát tranh trong sách giáo khoa và trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS lắng nghe.

- HS đọc tiếp nối từng câu lần 1.

- HS luyện đọc từ khó.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS chú ý và đọc câu dài.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

-HS đọc chú giải.

-HS đặt câu theo yêu cầu.

-HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- Các nhóm đọc bài trước lớp.

- HS lắng nghe.

-HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời

+ Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn: cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó long chịu nổi.

- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời

(3)

+ Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ " ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại"?

+ Thái độ của các bạn sau đó thế nào ? + Vì sao lượm và các bạn không muốn về nhà ?

+ Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động ?

- Y/c HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi :

+ Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ?

- Y/C đọc thầm đoạn 4 và HS trả lời câu hỏi :

+ Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài?

* GD QTE: Qua câu chuyện này, các em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ?

=> Các em là những người nhỏ tuổi cũng có quyền được yêu nước, tham gia chống Thực dân Pháp, hi sinh vì Tổ quốc.

4. Luyện đọc lại (10’) - GV chọn đọc mẫu đoạn 2.

- Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn.

- Y/c HS luyện đọc đoạn văn.

- Giáo viên gọi học sinh thi đọc đoạn văn.

- Gọi HS đọc cả bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

KỂ CHUYỆN ( 20’)

1. Giáo viên nêu nhiệm vụ : Dựa theo các câu hỏi gợi ý, học sinh tập kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu.

2. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.

- Lưu ý: Để kể được những ý chính của mỗi đoạn, các em phải quan sát tranh

+ Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.

+ Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết xin ở lại.

+ Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ còn hơn về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian.

+ Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.

- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời

+ Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin được chiến đấu hi sinh vì Tổ Quốc của các chiến sĩ nhỏ.

- HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời

+ Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.

- Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc đoạn văn.

- HS thi đọc đoạn văn.

- 1 học sinh đọc cả bài.

- 1 học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.

- Học sinh lắng nghe.

(4)

kết hợp với nhớ cốt truyện vì tranh vẽ nhiều khi không thể hiện hết nội dung của đoạn, chỉ là gợi ý để kể.

- Gọi 1 học sinh kể mẫu đoạn 2.

- Y/C đại diện nhóm thi kể.

- Gọi 4HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.

- GV gọi 1 học sinh kể toàn bộ câu chuyện.

- GV gọi học sinh nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò ( 3’)

- Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi ?

* GD ANQP: GV chiếu cho HS xem hình về Việt Bắc và giới thiệu vị trí và vai trò của chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- 1 HS kể mẫu đoạn 2.

- Đại diện nhóm lên thi đọc.

- 4 HS tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện.

- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.

- HS nhận xét.

- Các chiến sĩ nhỏ tuổi rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.

- Học sinh quan sát, lắng nghe.

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = =

Buổi chiều:

TOÁN Tiết 96:

Điểm ở giữa – Trung điểm của đoạn thẳng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của một đoạn thẳng.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức vào làm tốt các bài tập thực hành.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Thước kẻ, bảng phụ

2. Học sinh : Thước kẻ, Sách giáo khoa, vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Y/C HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các số từ 9990 đến 10 000.

Hoạt động của học sinh

- HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.

9990, 9991, 9992, 9993, 9994,

(5)

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét đánh giá.

B. Dạy bài mới ( 32’) 1. Giới thiệu bài (1’)

- Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước và thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Giới thiệu điểm ở giữa (5’) - GV vẽ hình lên bảng một đường thẳng, lấy trên đường thẳng ba điểm theo thứ tự từ trái sang phải A, O, B.

+ Ba điểm A, O, B là ba điểm như thế nào với nhau ?

- Giới thiệu: Có 3 điểm A, O, B là 3 điểm thẳng hàng, O là điểm ở giữa hai điểm A và B.

- GV vẽ lên bảng đoạn thẳng MN.

- Y/C HS lên bảng tìm điểm ở giữa M và N.

- GV nhận xét và đưa ra các tình huống lấy điểm I không nằm trên đoạn thẳng MN, điểm I nằm bên phải điểm N, điểm I nằm bên trái điểm M, mỗi lần như vậy thì I có phải là điểm nằm giữa M và N không ? Vì sao ?

3. Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng ( 5’)

- GV vẽ hình lên bảng đoạn thẳng AB có M là trung điểm.

+ Ba điểm A, M, B là ba điểm như thế nào với nhau.

- M nằm ở vị trí nào so với A và B ? - Y/c HS dùng thước và đo độ dài đoạn thẳng AM và độ dài đoạn thẳng MB ? + Em có nhận xét gì về độ dài của hai đoạn thẳng MA và MB ?

- Giáo viên giới thiệu: Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB viết là: AM = MB.

M được gọi là trung điểm của đoạn

99995, 9996, 9997, 9998, 9999, 10 000.

- HS nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- HS theo dõi giáo giới thiệu về điểm ở giữa của 2 điểm.

+ Là ba điểm thẳng hàng với nhau.

- HS lên bảng tìm, lớp làm bài ra giấy nháp.

- I không phải là điểm nằm giữa M và N, vì ba điểm M, I, N không thẳng hàng; ba điểm M, I, N không xếp đúng theo thứ tự từ trái sang phải là M đến I rồi đến N.

- HS quan sát và trả lời

- Là ba điểm thẳng hàng với nhau.

+ M là điểm ở giữa của 2 điểm A và B.

- HS thực hành đo.

+ Hai đoạn thẳng AM và MB có độ dài bằng nhau.

- Học sinh lắng nghe.

(6)

thẳng AB.

+ Vì sao M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.

4. Luyện tập: ( 21’) Bài 1: (7’)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Y/c HS tự làm bài vào vở.

- Y/c lớp đổi chéo vở để kiểm tra.

- Gọi HS đọc kết quả.

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 2 (7’)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2.

- Y/c lớp tự làm bài.

+ O là trung điểm của đoạn thẳng AB, đúng hay sai, vì sao ?

+ M là trung điểm của đoạn thẳng CD, đúng hay sai, vì sao ?

+ H là trung điểm của đoạn thẳng EG, đúng hay sai, vì sao ?

+ M là điểm ở giữa hai điểm C và D, đúng hay sai, vì sao ?

+ H là điểm ở giữa hai điểm E và G, đúng hay sai, vì sao ?

- Y/c HS nhận xét.

- Vì M là trung điểm ở giữa hai điểm A và B; Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB.

- HS nêu yêu cầu bài tập1.

- HS thực hiện làm vào vở.

- HS đổi vở kiểm tra chéo nhau.

- HS nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung.

a) Ba điểm thẳng hàng là : A, M, B ; M, O, N ; C, N, D.

b) M là điểm ở giữa hai điểm A và B.

N là điểm ở giữa hai điểm C và D.

O là điểm ở giữa hai điểm M và N.

- HS nhận xét.

- Một HS nêu yêu cầu bài 2.

- Cả lớp tự làm bài.

+ O là trung điểm của đoạn thẳng AB, đúng vì O ở giữa hai điểm A và B; độ dài đoạn thẳng AO bằng độ dài đoạn thẳng OB và bằng 2cm.

+ M là trung điểm của đoạn thẳng CD sai vì M không ở điểm giữa hai điểm C và D vì ba điểm C, M, D không thẳng hàng với nhau.

+ H làtrung điểm của đoạn thẳng EG sai vì độ dài đoạn thẳng EH và độ dài đoạn thẳng HG không bằng nhau.

- M là điểm ở giữa hai điểm C và D sai vì ba điểm C, M, D không thẳng hàng với nhau.

- H là điểm ở giữa hai điểm E và G là đúng vì ba điểm C, H, D là ba điểm thẳng hàng với nhau và xếp theo thứ tự từ trái sang phải là E đến H và đến G.

- HS nhận xét.

(7)

- GV nhận xét và chốt đáp án đúng Câu a, e là đúng ; câu b, c, d là sai.

Bài 3 (7’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV treo hình đã vẽ sẵn, yêu cầu học sinh quan sát kĩ hình vẽ rồi tự làm bài vào vở.

+ Trung điểm của đoạn thẳng BC là gì?

- Vì sao nói I là trung điểm của đoạn thẳng BC ?

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát hình và làm bài theo yêu cầu.

+ Là điểm I.

- Vì I là điểm ở giữa B và C, độ dài đoạn thẳng BI bằng độ dài đoạn thẳng IC.

- O là trung điểm của đoạn thẳng AD vì A , O , D thẳng hàng và AO = OD

- K là trung điểm của đoạn GE vì G, K, E thẳng hàng và GK = KE . - HS nhận xét.

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Tiết 39:

Ôn tập xã hội

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội.

2. Kĩ năng:

Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ, sách giáo khoa.

2. Học sinh:Sách giáo khoa, vở bài tập TNXH.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Y/C HS trả lời câu hỏi

+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khỏe?

+ Theo bạn, các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy cần cho chảy ra

- HS trả lời:

+ Trong nước thải sinh hoạt hằng ngày chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người đặc biệt là nước thải từ các bệnh viện. Nước thải

(8)

đâu ?

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’) 1. Giới thiệu bài ( 1’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Các hoạt động (31’)

a) Hoạt động 1: Vẽ tranh mô tả cuộc sống ở địa phương bạn (16’)

- Gọi HS nêu yêu cầu

- GV hướng dẫn HS vẽ tranh trên khổ giấy A3, để vẽ về cuộc sông ở địa phương của bản thân.

- Y/C HS thực hành vẽ trên giấy

- GV theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện - Tổ chức HS trưng bày tranh vẽ và mô tả bức tranh mình vẽ trước lớp

- GV nhận xét, tuyên dương.

b) Hoạt động 2: Thực hành (15’)

- Y/c HS trưng bày những sưu tầm về mẩu chuyện, bài báo, tranh ảnh hoặc hỏi bố mẹ, ông bà, …về một trong những điều kiện ăn ở, vệ sinh của gia đình, trường học, cộng đồng trước kia và hiện nay.

- Y/c HS tạo thành các nhóm 5 và kể về những nội dung mà nhóm mình sưu tầm được.

- Các nhóm thảo luận mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh quê hương.

- GV nhận xét, tuyên dương những cá nhân, những nhóm có sản phẩm đẹp, có ý nghĩa.

C. Củng cố, dặn dò( 3’):

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.

từ các nhà máy có thể gây nhiễm độc cho con người, làm chết cây cối và sinh vật sống trong nước.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nêu yêu cầu

- HS nghe GV hướng dẫn

- HS thực hành vẽ trên giấy

- HS trưng bày tranh vẽ và mô tả bức tranh mình vẽ trước lớp

- HS thực hiện theo yêu cầu

- Các nhóm thảo luận mô tả nội dung và ý nghĩ bức tranh quê hương. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung, đặt câu hỏi để nhóm trình bày trả lời.

- HS lắng nghe.

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = Ngày soạn: 16 tháng 1năm 2021

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 19 tháng 1 năm 2021 TOÁN Tiết 97

(9)

Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Biết khái niệm trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.

2. Kĩ năng:

Xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Thước kẻ, hình mẫu

2. Học sinh : Thước kẻ, 1 tờ giấy hình chữ nhật III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS làm bài tập 1 của tiết trước, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài (1’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn học sinh luyện tập (29’)

Bài 1: (14’)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.

a) Hướng dẫn học sinh cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.

- GV vẽ đoạn thẳng AB.

A 4cm B - Gọi 1 HS lên đo độ dài của đoạn thẳng đó rồi nêu kết quả.

- Y/C cả lớp xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB.

- Gọi 1 HS lên bảng xác định.

+ Muốn xác định trung điểm của đoạn

- 2HS lên bảng làm bài tập 1 của tiết trước, cả lớp theo dõi và nhận xét.

a) Ba điểm thẳng hàng là : A, M, B

; M, O, N ; C, N, D.

b) M là điểm ở giữa hai điểm A và B.

N là điểm ở giữa hai điểm C và D.

O là điểm ở giữa hai điểm M và N.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nêu đề bài tập 1.

- Học sinh theo dõi.

- 1 HS thực hiện trên bảng đo và nêu kết quả: AB = 4cm.

- Cả lớp xác định trung điểm M.

- 1HS trình bày trên bảng lớp.

+ Chia độ dài đoạn AB thành hai

(10)

thẳng AB em làm thế nào ?

+ Em có nhận xét gì về độ dài đoạn thẳng AM và độ dài đoạn thẳng AB?

- Giới thiệu: Độ dài đoạn thẳng AM bằng 2

1

độ dài đoạn thẳng AB viết là AM = AB (AM = 2cm).

- Y/ HS nhắc lại.

- Y/c HS vận dụng các bước trên để làm câu b.

- GV theo dõi học sinh làm bài.

- Bài tập củng cố kiến thức gì ? - GV nhận xét bổ sung.

Bài 2: (15’)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài .

- GV hướng dẫn HS thực hiện gấp tờ giấy để đoạn thẳng AD trùng với đoạn thẳng BC qua hình mẫu và GV thực hiện mẫu

- Y/C mỗi em lấy 1 tờ giấy HCN rối gấp tờ giấy như hình vẽ trong SGK, đánh dấu trung điểm của 2 đường gấp.

- GV chọn 1 bài cho cả lớp xem, nx - Bài tập củng kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

phần bằng nhau ( mỗi phần 2cm ) - Độ dài đoạn thẳng AM bằng 2

1

độ dài đoạn thẳng AB.

- Học sinh lắng nghe.

- HS nhắc lại.

- Cả lớp tự làm câu b.

- Củng cố về trung điểm của đoạn thẳng.

- HS nêu yêu cầu bài.

- HS quan sát, lắng nghe GV hướng dẫn

- Thực hiện gấp và xác định trung điểm.

- Có thể gấp đoạn CD trùng với đoạn AB để đánh dấu trung điểm của đoạn AD và đoạn BC.

- Lớp quan sát hình bạn gấp.

- Học sinh nêu.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = CHÍNH TẢ (Nghe - viết)

Tiết 39:

Ở lại với chiến khu

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Kĩ năng :

- Làm đúng Bài tập (2) a/b hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh thức “Rèn chữ - Giữ vở ”; yêu thích sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ

1 2

(11)

1. Giáo viên: PHTM, sách giáo khoa.

2. Học sinh: Bảng con, vở chính tả, vở BTTV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- GV đọc cho 2HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ ngữ sau:

nung nấu, long lanh.

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’) 1. Giới thiệu bài (1’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV nghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn nghe - viết ( 22’ ) a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị

- GV đọc diễn cảm đoạn chính tả lần 1.

- Gọi 2 học sinh đọc lại.

+ Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì ?

+ Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào ?

- Y/c HS tìm các từ khó trong bài.

- Gọi 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con.

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

b) Viết chính tả

- GV lưu ý học sinh tư thế ngồi.

- Y/c HS đọc từng câu , từng cụm từ cho học sinh viết bài.

- GV đọc cho học sinh soát lỗi.

c) Nhận xét, chữa bài

- GV thu một số bài, nhận xét, chữa lỗi.

3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (9’)

Bài tập 2b.

- Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- 2 HS lên bảng viết, học sinh lớp viết bảng con.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc lại.

+ Tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ hi sinh, gian khổ của các chiến sĩ Vệ quốc quân.

- Được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, trong dấu ngoặc kép.

Chữ đầu từng dòng thơ viết hoa và thẳng nhau, viết cách lề vở 2 ô li.

- HS tìm các từ khó: Bay lượn, bảo tồn, bùng lên, rực rỡ.

- 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ ngữ: bảo tồn, bay lượn, bùng lên, rực rỡ.

- HS nhận xét.

- HS viết bài vào vở.

- HS soát lỗi bài và đổi vở soát lỗi.

- Học sinh nộp vở.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS thực hiện theo yêu cầu

(12)

- GV gửi tập tin cho HS, yêu cầu HS nhận và thảo luận theo nhóm 5 để điền vần thích hợp vào chỗ chấm.

- GV theo dõi học sinh làm bài.

- Gv nhận xét bài làm của các nhóm và hướng dẫn HS hiểu nghĩa một số câu thành ngữ

C. Củng cố. dặn dò (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

Ăn không rau như đau không thuốc

Cơm tẻ là mẹ ruột Cả gió thì tắt đuốc Thẳng như ruột ngựa.

- Học sinh nhận xét.

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = BUỔI CHIỀU:

TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 40:

Thực vật

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.

2. Kĩ năng:

Nhận ra sự đa dạng về phong phú của thực vật. Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của một số cây.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

*GD KNS: Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây. Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ, Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập TNXH.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi HS trả lời 2 câu hỏi.

+ Như thế nào là hoạt động công nghiệp?

+ Hoạt động thương mại gồm có những mặt hàng nào ?

- Y/c HS nhận xét.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’) 1. Giới thiệu bài ( 1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Học sinh trả lời câu hỏi.

- HS nhận xét,

(13)

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Các hoạt động chính( 31’)

a) Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên (16’)

- GV chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn học sinh cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công

- GV giao nhiệm vụ và gọi một vài học sinh nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường hay ở xung quanh sân trường.

- Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công.

- Chỉ và nói tên từng bộ phận của cây - Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó

- Hết thời gian quan sát các nhóm, giáo viên yêu cầu cả lớp tập hợp và lần lượt đi đến khu vực của từng nhóm để nghe đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.

- Giáo viên giúp học sinh nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật ở xung quanh.

- Giáo viên kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.

GV có thể giới thiệu tên của một số cây trong SGK trang 76, 77.

b) Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân (15’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy giấy và bút chì hay bút màu ra để vẽ một hoặc vài cây mà các em quan sát được.

- Các nhóm quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công.

- Các nhóm làm việc ngoài thiên nhiên.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.

Hình 1 : Cây khế.

Hình 2 : Cây vạn tuế (trồng trong chậu đặt trên bờ tường), cây trắc bách diệp (cây cao nhất ở giữa hình)

Hình 3 : Cây Kơ nia (cây có thân to nhất), cây cau (cây có thân thẳng và nhỏ ở phía sau cây kơ nia).

Hình 4 : Cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre,...

Hình 5 : Cây hoa hồng.

Hình 6 : Cây súng.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lấy giấy và bút chì hay bút màu ra để vẽ một hoặc vài cây mà các em quan sát được.

(14)

- Lưu ý dặn học sinh : Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.

- Từng cá nhân có thể dán bài của mình trước lớp hoặc giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to, nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào đó rồi trưng bày trước lớp.

- Giá viên có thể yêu cầu một số học sinh lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp.

C. Củng cố, dặn dò (3’):

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.

- Từng cá nhân dán bài của mình trước lớp hoặc nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào đó rồi trưng bày trước lớp.

- Học sinh lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = HĐNGLL

Tiết 20 :

( Học Văn hóa giao thông) Bài 6:

Khi em là người chứng kiến vụ va chạm giao thông.

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Hs biết tham gia giao thông an toàn, đúng luật.

- Chấp hành tốt luật giao thông là thể hiện nếp sống văn minh.

2. Kỹ năng:

- Hs biết cách kêu gọi sự giúp đỡ của người khác, hỗ trợ, chăm sóc người bị nạn theo khả năng của mình.

- Hs biết sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi khi làm sai.

3. Thái độ:

- Hs biết thuật lại vụ việc chính xác, trung thực.

- Hs thực hiện và nhắc nhở người thân, bạn bè cùng thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông.

II. CHUẨN BỊ

* Giáo viên: - Tranh ảnh về các hành động có ý thức/ không có ý thức khi tham gia giao thông.

- Các tranh ảnh trong bài ở sách Văn hóa giao thông.

* Học sinh:- Sách văn hóa giao thông dành cho lớp 3.

- Đồ dung dạy học sử dụng trong tiết học theo sự phân công của giáo viên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS/ Phương án trả lời đúng

1. Trải nghiệm: 5’

(15)

- Cho Hs xem 1 số tranh ảnh về các hành động tham gia giao thông an toàn và không an toàn.

- Hỏi: Từ các hành động tham gia giao thông không an toàn, em hãy nêu 1 số nguyên nhân gây va chạm giao thông?

- Gv mời một số Hs nêu, mời Hs khác nhận xét, Gv nhận xét chuyển ý vào bài mới.

2. Hoạt động cơ bản: 10’

- Khi chứng kiến vụ va chạm giao thông cần sẵn sàng hỗ trợ người bị nạn theo khả năng của mình và thuật lại sự việc một cách trung thực.

- Gv kể câu chuyện“ Phản hồi đúng sự thật” – Hs lắng nghe.

- Gv nêu câu hỏi:

+ Vì sao xe Bình va phải bé Bo?

+ Khi bé Bo ngã, Mai đã làm gì?

+ Tại sao Mai không bênh vực Bình dù Mai và Bình là bạn thân?

- Hs trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi sau: Khi chứng kiến vụ va chạm giao thông, chúng ta nên làm gì?

- Gv mời đại diện nhóm trình bày câu trả lời, nhóm khác bổ sung ý kiến.

- Gv nhận xét chốt ý:

Khi chứng kiến vụ va chạm giao thông, em cần sẵn sàng hỗ trợ, chăm sóc người bị nạn theo khả năng của mình và thuật lại vụ việc một cách trung thực.

3. Hoạt động thực hành: 18’

- Gv yêu cầu Hs đọc thầm nội dung của các tình huống kết hợp xem tranh.

- Gv tổ chức cho Hs thảo luận nhóm đôi.

+ Tình huống 1: Theo em, em sẽ làm gì nếu chứng kiến vụ va chạm giao thông trên?

+ Tình huống 2:

* Theo em, em sẽ làm gì nếu chứng kiến vụ va chạm giao thông trên?

* Theo em, bạn nào tham gia giao thông chưa an toàn?

- HS quan sát tranh

- HS nêu nguyên nhân gây ra tai nạn gia thông trong mỗi trường hợp

- HS nhận xét

- HS lắng nghe GV kể chuyện - HS trả lời

- HS thảo luận nhóm và nêu ra ý kiến trình bày của nhóm

- Đại diện nhóm trình bày

HS lắng nghe

- Hs đọc thầm nội dung của các tình huống kết hợp xem tranh.

- Hs thảo luận nhóm đôi

- HS nêu ý kiến trong từng tình huống

(16)

- Gv mời đại diện 1 số nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- Gv nhận xét, chốt ý:

Chứng kiến tai nạn diễn ra Sẵn lòng giúp đỡ dẫu là không quen

Nếu cần thuật lại rõ thêm Đúng, sai, phải, trái, đôi bên rõ ràng.

4. Hoạt động ứng dụng:4’

- Gv cho Hs thảo luận nhóm 3, diễn lại tình huống ở hoạt động thực hành.

+ Gv mời 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét – bổ sung ý kiến, Gv nhận xét.

- Gv cho Hs thảo luận nhóm 4 tình huống: Trên đường đi học về nếu em nhìn thấy hai bạn học sinh đi xe đạp va phải nhau. Cả hai bạn đều ngã bất tỉnh.

Em sẽ làm gì trước tình huống đó?

+ Gv mời 1 số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét – bổ sung ý kiến, Gv nhận xét.

- Gv chốt ý:

Khi gặp tai nạn hiểm nguy Kịp thời kêu gọi người đi giúp liền.

5. Củng cố - dặn dò: 3’

- Gv cho Hs trải nghiệm tình huống:

Nêu lại sự việc hai bạn va chạm nhau mà các em từng chứng kiến.

- Gv liên hệ giáo dục: Để tránh va chạm giao thông, các em cần phải làm gì?

- Gv nhận xét tiết học, dặn dò Hs chuẩn bị bài sau.

- Đại diện 1 số nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- HS nêu lại ghi nhớ

- Hs thảo luận nhóm 3, diễn lại tình huống ở hoạt động thực hành.

- 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét – bổ sung ý kiến - Hs thảo luận nhóm 4 tình huống

- Đại diện một số nhóm trình bày

- HS nhắc lại ghi nhớ

- Hs trải nghiệm tình huống

- HS lắng nghe và trả lời

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = =

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = LUYỆN TIẾNG VIỆT

Tiết 39:

Đọc hiểu truyện : Trở thành vệ quốc quân

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

(17)

- Đọc đúng, rành mạch,trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ có âm, vần,thanh học sinh điạ phương dễ phát âm sai.

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

2. Kỹ năng

- Trả lời được các câu hỏi /11. Đ,S.(BT2). Nối Câu với mẫu câu tương ứng.

(BT3) 3. Thái độ

- Giúp học sinh có thái độ yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Bảng phụ, Vở thực hành Tiếng Việt.

2. Học sinh : Vở thực hành Tiếng Việt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

- Gọi HS lên bảng xác định bội phận trả lời câu hỏi Khi nào? Trong các câu

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’) 1. Giới thiệu bài ( 1’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập ( 31’) Bài tập 1 : Đọc truyện:Trở thành vệ quốc quân (10’) (cả lớp)

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt.

- Gọi HS đọc từng câu.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc từ khó.

- Gọi HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Hướng dẫn HS đọc câu dài.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Y/c HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- Y/c HS thi đọc từng đoạn.

- Giáo viên nhận xét và tuyên dương.

Bài 2: (13’) (cả lớp)

- 2HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

a) Đời Hùng Vương thứ sáu, giặc ân xâm lược nước ta.

b) Khi nghe tiếng loa, Gióng bỗng cất tiếng nói : “ Mẹ mời sứ giả vào đây cho con” .

c) Phá xong giặc, Gióng phi ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời xanh.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

HS luyện đọc từ khó.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh đọc câu dài.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

HS đọc theo nhóm.

- HS đọc thi đọc đoạn.

(18)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài

- Y/ HS làm bài cá nhân - Gọi HS nêu kết quả.

a) Khi xếp đội hình, '' Vệ quốc đoàn con nít '' xếp hàng ba , lẻ một em.

b) Chỉ huy phát hiện ra một cậu bé lạ hoắc đứng trong hàng.

c) Trước khi hướng dẫn tập khoa mục nhảy từ trên thành cầu xuống sông , chỉ huy mời một em nhảy làm mẫu.

d) Chỉ huy nhảy làm mẫu, giục đám trẻ nhảy xuống nhưng không em nào dám nhảy.

e) Cậu bé lạ hoắc xin nhảy và khẩn khoản : Nếu nhảy được, xin cho cậu vô đội.

g) Nói rồi ,không cần biết chỉ huy có ưng thuận hay không,cậu nhảy liền.

h) Cả đội tự ái với cậu bé,bỏ đi.

- Y/ HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương Bài 3: (8’) (HSHTT)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Y/C HS làm bài.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài trên bảng phụ.

- Y/C HS nhận xét.

GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò ( 3’ ) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu.

- HS đọc thầm toàn bài.

- HS làm bài cá nhân . - HS nêu kết quả bài làm.

a) Đúng.

b) Đúng.

c) Sai.

d) Đúng.

e) Đúng.

g) Đúng.

h) Sai

- HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài theo yêu cầu.

- 1 học sinh lên bảng làm bài.

a) Đây là mặt trận – Ai là gì ?

b) Cả đội trầm trồ, thán phục – Ai thế nào ?

c) Chỉ huy lôi ra được một cậu bé lạ hoắc – Ai làm gì ?

- HS nhận xét.

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = Ngày soạn: 17 tháng 1 năm 2021

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 20 tháng 1 năm 2021 TOÁN Tiết 98 :

So sánh các số trong phạm vi 10 000

(19)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.

2. Kĩ năng:

Biết so sánh các đại lượng cùng loại.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Bảng phụ 2. Học sinh : Bảng con

II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 HS lên bảng xác định trung điểm của đoạn thẳng AB và CD.

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’) 1. Giới thiệu bài (1’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn so sánh các số trong phạm vi 10 000 ( 10’)

a) So sánh hai số có số các chữ số khác nhau.

- Giáo viên ghi bảng:

999 … 10 000

- Y/C HS điền dấu ( <, = , > ) thích hợp vào chỗ trống.

+ Vì sao em điền dấu < ?

- Muốn so sánh 2 số có số chữ số khác nhau ta làm thế nào ?

- Y/c HS so sánh 2 số 9999 và 10 000 . - Gọi HS nêu cách so sánh.

b) So sánh hai số có cùng số chữ số . - Chúng ta đã dựa vào số các chữ số để so sánh các số với nhau, vậy với các số có cùng các chữ số chúng ta sẽ so sánh như thế nào ?

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- HS nhận xét.

- Học sinh theo dõi.

- 1 HS lên bảng điền dấu, lớp làm bài ra giấy nháp.

+ Vì 999 kém 1000 một đơn vị.

Vì trên tia số 999 đứng trước 1000.

Vì khi đếm số, ta đếm 999 trước rồi đếm đến 1000.

Vì số 999 chỉ cos3 chữ số còn 1000 có 4 chữ số.

- Đếm: số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn và ngược lại.

- Học sinh tự so sánh : 9999 bé hơn số 10 000 vì 9999 có ít chữ số hơn.

- Học sinh nêu cách so sánh.

(20)

- Y/c HS điền dấu >, < , = vào chỗ trống : 9000 …… 8999.

+ Vì sao em điền như vậy ?

- Khi so sánh các số có ba chữ số với nhau, chúng ta so sánh như thế nào ? - Với các số có bốn chữ số, chúng ta cũng so sánh như vậy. Dựa vào cách so sánh các số có ba chữ số, bạn nào nêu được cách so sánh các số có bốn chữ số với nhau ?

+ Chúng ta bắt đầu so sánh từ đâu ?

+ So sánh hàng nghìn của hai số với nhau như thế nào ?

+ Nếu hai số có hàng nghìn bằng nhau thì ta so sánh thế nào ?

+ Nếu hai số có hàng nghìn, hàng trăm bằng nhau thì ta so sánh như thế nào ? + Nếu hai số có hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục bằng nhau thì sao ?

+ Nếu hai số có hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị bằng nhau thì sao ?

- Y/c HS so sánh 6579 với 6580 và giải thích về kết quả so sánh.

- GV nhận xét.

3. Luyện tập ( 21) Bài 1 (8’)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1

- Y/c nêu lại các cách so sánh hai số . - Y/c HS làm bài vào vở. 2HS lên bảng làm bài.

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 2 (7’)

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài

- Học sinh điền 9000 > 8999.

- HS nêu ý kiến.

- HS nêu, HS khác nhận xét bổ sung.

- HS lắng nghe và nêu.

- Chúng ta bắt đầu so sánh các số chữ số cùng hàng với nhau, lần lượt từ cao đến thấp, từ trái sang phải.

- Số nào có hàng nghìn lớn hơn thì lớn hơn và ngược lại.

- Ta so sánh tiếp đến hàng trăm, số nào có hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.

- Ta so sánh tiếp đến hàng chục, số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.

- Thì ta so sánh tiếp đến hàng đơn vị, số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.

- Thì hai số đó bằng nhau.

- 6579 < 6580 vì hai số có hàng nghìn, hàng trăm bằng nhau nhưng hàng chục 7 < 8 nên 6579 < 6580.

- HS lắng nghe.

- Một HS nêu yêu cầu bài 1.

- HS nêu lại cách so sánh.

- Cả lớp thực hiện làm vào vở , 2 học sinh lên bảng làm bài.

- 3HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.

a) 1942 > 998 b) 9650 < 9651 1999 < 2000 9156 > 6951 6742 > 6722 1965 > 1956 900 + 9 = 9009 6591 = 6591 - HS nhận xét.

- Một học sinh nêu đề bài tập 2 .

(21)

tập 2 .

- Y/c HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng phụ

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3 : (6’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3 .

- GV hướng dẫn HS tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số.

- Tổ chức HS thi tìm nhanh số lớn nhất, số bé nhất trong các số bằng cách điền nhanh số đã chọn vào bảng con.

- Y/c HS nhận xét.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

C. Củng cố, dặn dò (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng phụ

a) 1km > 985m b) 60 phút = 1 giờ 600cm = 6m 50 phút < 1 giờ 797mm < 1m. 70 phút > 1 giờ - HS nhận xét.

- Một học sinh đọc đề bài tập 3 . - HS nghe GV hướng dẫn

- HS thi tìm nhanh số lớn nhất, số bé nhất bằng cách điền nhanh số đã chọn vào bảng con.

a) Số lớn nhất là: 4753.

b) Số bé nhất là: 6019.

- HS nhận xét.

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 40:

Chú ở bên Bác Hồ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

Hiểu nội dung: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.

2. Kĩ năng :

Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mội dòng thơ, khổ thơ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; học thuộc lòng bài thơ.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học.

* GD KNS: Rèn các kĩ năng: Thể hiện sự cảm thông. Kiềm chế cảm xúc. Lắng nghe tích cực.

* GD TTHCM: Bác Hồ là tấm gương cao đẹp trọn đời phấn đấu, hy sinh vì tự do, độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Máy tính, máy chiếu. Tranh minh hoạ, sách giáo khoa.

2. Học sinh : Sách giáo khoa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(22)

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi HS đọc bài Ở lại với chiến khu và trả lời câu hỏi sau :

+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?

+ Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ " ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại"?

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’) 1. Giới thiệu bài (1’)

- Y/C HS quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?

- Gắn với chủ điểm Bảo vệ Tổ Quốc hôm nay các em sẽ được học bài thơ Chú ở bên Bác Hồ. Bài thơ nói về tình cảm của những người thân trong gia đình, tình cảm của nhân dân với các liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Luyện đọc ( 14’) a) Giáo viên đọc bài thơ

- GV đọc mẫu bài thơ một lượt.

b) Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

- Y/c HS đọc từng dòng thơ lần 1.

- Y/c HS tìm từ khó trong bài.

- Y/c HS luyện đọc từ khó.

- GV nhận xét.

- Y/c HS đọc nối tiếp dòng thơ lần 2.

- Y/c HS đọc nối tiếp khổ thơ lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn đọc - nhắc học sinh nghỉ hơi đúng; nhấn giọng từ ngữ biểu cảm và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.

Chú nga đi bộ đội / Sao lâu quá là lâu ! //

- HS đọc bài và trả lời

- Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn: cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó long chịu nổi.

- Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.

- HS nhận xét.

- HS quan sát tranh và trả lời - Học sinh lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS lắng nghe.

- HS tiếp nối đọc từng dòng thơ lần 1.

- HS tìm từ khó trong bài.

- HS luyện đọc từ khó : dài dằng dặc đảo nổi, Kon Tum, Đắk Lắk, đỏ hoe.

- HS đọc nối tiếp dòng thơ lần 2.

- HS đọc nối tiếp khổ thơ lần 1.

- HS đọc theo yêu cầu.

(23)

Nhớ chú,/ Nga thường nhắc : //

- Chú bây giờ ở đâu ? //

Chú ở đâu,/ ở đâu ? //

Trường Sơn dài dằng dặc ? //

Trường Sa đảo nổi, chìm ? //

Hay Kon Tum, / Đắk Lắk ? //

- Y/c HS đọc nối tiếp khổ thơ lần 2.

- Y/c HS đọc chú giải trong sách giáo khoa.

- Giúp HS hiểu thêm từ mới : bàn thờ ( nơi thờ cúng những người đã mất;

con cháu, người thân thắp hương tưởng nhớ vào những ngày giỗ, tết).

- Y/c HS đặt câu với một số từ đó.

- Y/c HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Gọi 3HS đọc nối tiếp bài thơ.

- Gọi HS đọc cả bài.

- GV nhận xét tuyên dương.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’) - 1HS đọc thành tiếng khổ thơ 1, 2 + Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ?

- Y/C cả lớp đọc thầm khổ 3, trả lời : + Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao ?

+ Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào ?

+ Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi ?

- GV nhận xét và đưa ta nội dung bài học : Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ

- HS đọc nối tiếp khổ thơ lần 2.

- 1HS đọc chú giải trong SGK - HS lắng nghe.

- Học sinh đặt câu theo yêu cầu.

- HS đọc bài trong nhóm.

- 3 HS tiếp nối đọc 3 khổ thơ.

- 1HS đọc cả bài.

- 1 học sinh đọc bài

+ Chú Nga đi bộ đội, Sao lâu quá là lâu !, Nhớ chú, Nga thường nhắc : Chú bây giờ ở đâu ?, Chú ở đâu, ở đâu ? ……

- Cả lớp đọc thầm khổ thơ 3.

+ Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với con rằng chú đã hi sinh, không thể trở về. Ba giải thích với bé Nga : Chú ở bên Bác Hồ.

+ Chú đã hi sinh. / Bác Hồ đã mất.

Chú ở bên Bác Hồ trong thế giới của những người đã khuất.

+ Học sinh trao đổi nhóm, trả lời : Vì những chiến sĩ đó đã dâng hiến cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập, cho dân tộc tự do của Tổ quốc. Người thân của họ và nhân dân không bao giờ quên ơn họ…

- HS lắng nghe và đọc lại nội dung bài.

(24)

quốc.

* GD TTĐĐHCM:

+ Theo em hình ảnh Bác Hồ và những người chiến sĩ có ảnh hưởng như thế nào với những người dân Việt Nam?

=> GVKL: Bác Hồ là tấm gương cao đẹp trọn đời phấn đấu, hy sinh vì tự do, độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Bác Hồ và những chiến sĩ hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc sẽ sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.

4. Học thuộc lòng bài thơ (7’) - GV hướng dẫn đọc bài thơ.

- Hướng dẫn đọc thuộc lòng từng khổ thơ và bài thơ tại lớp theo cách xóa dần.

- Gọi HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và bài thơ.

- Gọi 3HS thi đọc cả bài thơ.

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.

Bác Hồ và những chiến sĩ hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc sẽ sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.

- HS lắng nghe.

- HS học thuộc lòng bài thơ theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.

- 3 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.

- HS nhận xét.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 20

Từ ngữ về Tổ quốc. Dấu phẩy

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (Bài tập 1).

2. Kĩ năng:

Bước đầu biết kể về một vị anh hùng (Bài tập 2). Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (Bài tập 3).

3. Thái độ:

Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.

* GD TT HCM: Bác Hồ là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. (BT 2)

* GD QTE: Quyền được xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ( Bài tập 3 ).

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Bảng phụ, sách giáo khoa, BTTV.

(25)

2. Học sinh : Sách giáo khoa, bài tập Tiếng Việt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 4 của tiết trước.

- Y/ HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’) 1. Giới thiệu bài (1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập(31’) Bài tập 1 (10’)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên treo bảng phụ gọi 3 học sinh lên bảng thi làm bài nhanh đúng, và sau đó đọc kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài tập 2 (12’)

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài

- Y/C HS nêu sự chuẩn bị trước ở nhà nội dung để kể về một vị anh hùng như thế nào ? Giáo viên nhắc học sinh :

+ Kể tự do, thoải mái và ngắn gọn những gì em biết về một số vị anh hùng, chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước……

+ Có thể kể về vị anh hùng các em đã biết qua các bài tập đọc, kể chuyện. Cũng có

- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

a) Lớp em bắt đầu vào học kì II từ ngày 15- 01- 2018 / từ giữa tháng 1.

b) Khoảng cuối tháng 5 , học kì II kết thúc.

c) Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- 3 học sinh lên bảng thi làm bài nhanh, đúng.

a) Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc : đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.

b) Những từ cùng nghĩa với bảo vệ : giự gìn, gìn giữ.

c) Những từ cùng nghĩa với từ xây dựng.

- Học sinh nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Học sinh lắng nghe.

(26)

thể kể về những vị anh hùng các em được biết qua đọc sách báo, sưu tầm ngoài nhà trường.

- Gọi HS thi kể theo yêu cầu.

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* GD TTĐĐ HCM:

Theo em Hồ Chí Minh là người thế nào đối với sự nghiệp cách mạng?

=>GVKL: Bác Hồ là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bác Hồ là một trong những vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đât nước.

Bài tập 3 (9’)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn.

- GV nói thêm về anh hùng Lê Lai : Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là một trong 17 người cùng Lê Lợi tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416. Năm 1419, ông giả làm Lê Lợi, phá vòng vây và vị giặc bắt. Nhờ sự hi sinh của ông, Lê Lợi cùng các tướng sĩ khác đã được thoát hiểm. Các con của ông Lê Lô, Lê Lộ và Lê Lâm đều là tướng tài, có nhiều công lao và đều hi sinh vì việc nước.

- Y/C HS làm bài cá nhân.

- GV treo bảng phụ gọi 3 học sinh lên bảng làm bài.

- HS thi kể, nhận xét bạn kể về các vị anh hùng.

+ Hồ Chí Minh : Lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Người lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách Mạng tháng Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ; tiếp đó lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mĩ giành thắng lợi.

Được UNESCO phong danh hiệu “ Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn ”.

- HS nhận xét.

-HS trả lời: Bác Hồ là một trong những vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đât nước.

- 1HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- 3 học sinh lên bảng làm.

Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê

(27)

- Y/C HS nhận xét. GV nhận xét.

- Gọi HS đọc lại đoạn văn.

* GD QTE:

Lê Lai là người tài giỏi, sẵn sàng hi sinh vì đât nước, Vậy với các em em cần làm gì để xây dựng và bảo vệ tổ quốc?

C. Củng cố, dặn dò (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

Lợi.

- HS nhận xét.

- 4 HS đọc lại đoạn văn đã được đặt đúng dấu phẩy.

-HS trả lời

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = soạn: 18 tháng 1 năm 2021

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 21 tháng 1 năm 2021 TOÁN Tiết 99:

Luyện tập

I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức:

Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.

2. Kĩ năng:

Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.

3.Thái độ:

Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Bảng phụ, sách giáo khoa.

2. Học sinh : Bảng con, vở .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ( 5’)

- Giáo viên gọi 2 HS lên bảng

làm bài tập 1, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’) 1. Giới thiệu bài( 1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1, lớp theo dõi nhận xét bài bạn .

a) 1942 > 998 b) 9650 < 9651 1999 < 2000 9156 > 6951 6742 > 6722 1965 > 1956 900 + 9 = 9009 6591 = 6591 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

(28)

2. Luyện tập( 31’) Bài tập 1: (8’)

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.

- Giáo viên yêu cầu làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 2: (8’)

- Giáo viên gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 2 .

- Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 3: (8’)

- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài 3.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập củng cố kiến thức gì ? - GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4 (7’)

- Một học sinh nêu yêu cầu bài tập1.

- Cả lớp làm bài vào vở.

- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh khác nhận xét bổ sung.

a) 7766 > 7676 b) 1000g = 1kg 8453 > 8435 950g < 1kg 9102 < 9120 1km < 1200m 5005 > 4905 100phút < 1 giờ 30phút

- Học sinh nhận xét.

- Bài tập củng cố cách so sánh 2 số.

- Học sinh lắng nghe.

- Một học sinh nêu yêu cầu bài tập 2 . - Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.

- Cả lớp làm vào vở .

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn là : 4082 ; 4208 ; 4280 ; 4802.

a) Theo thứ tự từ lớn đến bé là : 4802; 4280 ; 4208 ; 4082 .

- Học sinh nhận xét.

- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm số bé nhất và số lớn nhất có ba chữ số, có bốn chữ số,

- Hai học sinh lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung .

a) Số bé nhất có ba chữ số là : 100.

b) Số lớn nhất có ba chữ số là : 999.

c) Số bé nhất có bốn chữ số là : 1000.

d) Số lớn nhất có bốn chữ số là 9999.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

(29)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

M - GV treo bảng phụ, yêu cầu HS quan sát và thực hiện tìm trung điểm ứng với mỗi đoạn thẳng.

- Giáo viên gọi học sinh nêu miệng kết

quả.

- Y/C HS nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò( 3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- HS – HS quan sát và thực hiện tìm trung điểm ứng với mỗi đoạn thẳng.

- Một số học sinh nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.

Trung điểm của đoạn AB ứng với số 300.

Trung điểm của đoạn CD ứng với số 200.

- Học sinh nhận xét.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = TẬP VIẾT

Tiết 20:

Ôn chữ hoa N ( tt )

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng Ng) V, T (1 dòng) viết đúng tên riêng: Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng) và câu ứng dụng: Nhiễu điều... thương nhau cùng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

2. Kĩ năng:

Có kĩ năng viết đúng, viết đều, viết đẹp.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học; có thức “Rèn chữ, giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng phụ. Mẫu chữ viết hoa N (Ng), các chữ Nguyễn Văn Trỗi và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.

2. Học sinh: Vở Tập Viết, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 1HS viết trên bảng lớp chữ Nh - Từ Nhà Rồng - Câu ứng dụng, cả lớp viết vào bảng con.

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 30’)

- 1HS lên viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.

- HS nhận xét.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung

II.. - Yêu cầu Hs đọc trong nhóm.. - HS vận dụng thành thạo vào thực hiện tính và làm bài toán có một phép tính - Giáo dục HS tích cực, tự giác, rèn

Thực hành tính toán độ dài đường gấp khúc, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc,

- Giáo dục HS tình cảm yêu quý đối với các anh bộ đội, học tập tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, kỉ luật của các anh bộ đội.. - Hs nắm được thông tin về các