• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
17
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 23 Ngày soạn: 23 / 2 /2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 26 tháng 2 năm 2018 Tập đọc

BÁC SĨ SÓI

I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.(trả lời được CH1,2,3,5).

2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Nghỉ hơi đúng chỗ.

3.Thái độ: - HS khá giỏi biết tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá (câu hỏi 4).

- KNS: Ra quyết định; Ứng phó với căng thẳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài tập đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức: (1p)

- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.

2. Kiểm tra: (5p)

- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Cò và Cuốc.

- GV nhận xét và đánh giáHS.

3. Bài mới: (30p) HĐ 1.Giới thiệu bài:

- Cho HS xem tranh minh họa chủ điểm Muông thú (SGK, tr 40).

- Tiếp tục Chủ điểm Chim chóc, trong tuần 23, 24, các em sẽ học chủ điểm Muong thú nói về thế giới các loài thú.

Mở đầu chủ điểm là truyện Bác sĩ Sói (HS quan sát tranh minh họa truyện, SGK, tr 41). Xem tranh minh họa, các em đã đoán được phần nào kết cục câu chuyện. Sói có thực là một bác sĩ nhân từ không ? Vì sai Ngựa đá Sói ? Đọc truyện các em sẽ rõ.

HĐ 2. Luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.

-GV đọc mẫu.

-Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ mới:

- HD luyện đọc từng câu.

- Hát tập thể.

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- HS dưới lớp lắng nghe và nhận xét bài đọc, nhận xét câu trả lời của bạn.

- xem tranh minh họa chủ điểm Muông thú.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

- HS theo dõi SGK và đọc thầm theo.

- HS nối tiếp nhau luyện đọc từng câu.

- HS LĐ các từ: toan, khoan thai, phát hiện, cuống lên, bình tĩnh, giở trò, giả

(2)

- HD luyện đọc từ khó.

- HDHS chia đoạn.

- HD luyện đọc từng đoạn.

- GV treo bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc, hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.

- Giải nghĩa từ mới:

- Luyện đọc trong nhóm.

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh.

- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.

giọng.

- HS chia đoạn.

- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài.

- HS luyện đọc các câu:

+ Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt,/ một ống nghe cặp vào cổ,/ một áo choàng khoác lên người,/ một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu.//

+ Thấy Sói đã cúi xuống đúng tầm,/

nó tung vó đá 1 cú trời giáng,/ làm Sói bật ngửa,/ bốn cẳng huơ giữa trời,/ kính vỡ tan,/ mũ văng ra…//

- HS đọc các từ trong phần chú giải.

- HS Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các HS trong cùng một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.

- Các nhóm cử đại diện thi đọc cá nhân hoặc một HS bất kì đọc theo yêu cầu của GV, sau đó thi đọc đồng thanh.

- 1 HS đọc.

Tiết 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 3. HD tìm hiểu bài.

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài. Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

+ Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?

+ Vì thèm rỏ dãi mà Sói quyết tâm lừa Ngựa để ăn thịt, Sói đã lừa Ngựa bằng cách nào?

+ Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào?

+ Sói định lừa Ngựa nhưng cuối cùng lại bị Ngựa đá cho một cú trời giáng, em hãy tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá.

- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS, sau đó yêu cầu HS thảo luận với nhau để chọn tên gọi khác cho câu chuyện và giải thích vì sao lại chọn tên gọi đó.

HĐ 4. HDHS luyện đọc lại.

- GV đọc mẫu toàn bài.

- Gợi ý HS nêu cách đọc toàn bài.

- HS đọc thầm đoạn, bài. Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

+ Sói thèm rỏ dãi.

+ Sói đã đóng giả làm bác sĩ đang đi khám bệnh để lừa Ngựa.

+ Khi phát hiện ra Sói đang đến gần.

Ngựa biết là cuống lên thì chết bèn giả đau, lễ phép nhờ “bác sĩ Sói” khám cho cái chân sau đang bị đau.

+ Nghe Ngựa rên rỉ kêu đau và nhờ khám bệnh, Sói tưởng đã lừa được Ngựa thì mừng lắm...

+ Chọn tên là Sói và Ngựa vì đây là hai nhân vật chính của truyện.

+ Chọn tên là Lừa người lại bị người lừa vì tên này thể hiện nội dung chính của truyện.

+ Chọn tên là Chú Ngựa thông minh vì

(3)

- Gợi ý HS nêu cách đọc từng đoạn.

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân, đồng thanh.

- Tuyên dương các nhóm đọc bài tốt.

- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.

4. Củng cố, dặn dò: (3p)

- Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?

- Về nhà đọc lại bài nhiều lần. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

câu chuyện ca ngợi sự thông minh nhanh trí của Ngựa.

- Lắng nghe và đọc thầm theo.

- HS nêu:

+ Giọng kể: vui vẻ, tinh nghịch.

+ Giọng Sói: giả nhân, giả nghĩa.

+ Giọng Ngựa: giả vờ lễ phép và rất bình tĩnh.

- HS nêu.

- HS đọc trong nhóm.

- HS thi đọc cá nhân, đồng thanh.

- Lắng nghe.

- Đọc đồng thanh.

- HS nêu.

- Lắng nghe và thực hiện.

HỌC VẦN BÀI 95: OANH – OACH I - MỤC TIÊU.

1.Kiến thức: Đọc được oanh, oach, doanh trại, thu hoạch; từ và câu ứng dụng.

Viết được oanh, oach, doanh trại, thu hoạch;

Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề : nhà máy, cửa hàng, doanh trại.

2. Kỹ năng: Luyện đọc lưu loát, phát âm chuẩn.

3. Thái độ: Ham học tập.

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

Tranh SGK, bộ đồ dùng tiếng Việt.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. Tiết 1

Hoạt động dạy học Hoạt động của hs

1. Bài cũ: (5)

-HS đọc bài 94-Bảng phụ

-Viết bảng con: khoang tàu, con hoẵng.

2. Bài mới (30) 1. Giới thiệu bài

2. Dạy vần.

* Vần oanh - Nhận diện vần.

- Cài vần

- Đánh vần, đọc, phân tích

- Có vần oanh thêm âm ghép tiếng doanh - Đưa tranh GT từ :doanh trại

- Đọc: doanh trại

G giải thích: doanh trại

* Vần oach - HS cài vần oach - Ghép tiếng: hoạch

HS cài vần oanh

-H nhận diện oanh= o + a + nh -Nhiều em đọc

- HS cài tiếng doanh

-Đánh vần, đọc, phân tích -Cá nhân nhiều em đọc - Nhiều em đọc

- HS cài vần oach

- giống: âm đầu vần và âm giữa vần

- khác: âm cuối vần

(4)

- Đọc từ : thu hoạch

? So sánh: oanh – oach?

* Đọc từ ứng dụng:

khoanh tay kế hoạch mới toanh loạch xoạch - GV giải nghĩa từ.

* Viết bảng con:

oanh – oach, doanh trại , thu hoạch

- GV đưa chữ mẫu:

-GV viết mẫu và nêu qui trình viết.

HS đọc, nêu cấu tạo độ cao các con chữ.

-HS viết bảng con.

Tiết 2 3. Luyện tập.

a) Luyện đọc.(10) - Đọc bảng T1 Đọc SGK:

+Tranh vẽ gì.

+GV giới thiệu câu ứng dụng

Chúng em tích cực...kế hoạch nhỏ.

Phát âm: gom giấy, sắt vụn -Tìm tiếng mới:hoạch

-Gọi HS đọc

?Kế hoạch nhỏ dùng để làm gì.

-7 em

Nhiều em đọc -HS trả lời.

+HS đọc thầm.

- HS đọc cụm từ, câu

b) Luyện nói:(5)

Chủ đề: “Nhà máy, cửa hàng”

- Tranh vẽ gì ? - Tại sao em biết ?

-Quan sát tranh minh hoạ và trả lời

câu hỏi c.Luyện viết.(15)

-GV viết mẫu và HD từng dòng.

-Quan sát ,uốn nắn.

-Thu và va chấm 1 số bài.

4. Củng cố- Dặn dò:(5) - Củng cố. NX tiết học.

-NX tiết học.

- HS quan sát . - HS viết bài

--- TOÁN

VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC I - MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Hs biết dùng thước có vạch chia thành từng cm để vẽ đoạn thẳng có độ dài dưới 10cm.

2. Kỹ năng: Có kỹ năng vẽ nhanh, đúng, đẹp đoạn thẳng.

3. Thái độ: Có ý thức học tập tốt.

(5)

II - ĐỒ DÙNG.

Thước có vạch chia từng cm.

III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

-GV nêu cách thực hiện.

- Theo dõi HS làm.

Cc kĩ năng vẽ đoạn thẳng 3. Củng cố-Dặn dò:(5) - Củng cố bài.

- NX tiết học.

-VN ôn bài.

BC 3cm

- (Vẽ bằng 2 cách khác nhau)

---

(6)

Ngày soạn: 23/ 2 /2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 27 tháng 2 năm 2018 TOÁN

TIẾT 90: LUYỆN TẬP CHUNG I - MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Hs biết đọc, viết, đếm các số đến 20; biết cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 20; biết giải bài toán.

2. Thái độ: Hứng thú học tập.

II- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động dạy học Hoạt động của hs

1.Bài cũ(5)

-Vẽ đoạn thẳng có độ dài: 7 cm, 5 cm.

2. Hướng dẫn HS làm bài.( 25’)

*Bài 1: Điền số thích hợp -NX chữa: 1 2 3 4 5 ....

- Củng cố về :+thứ tự các số

+Đếm xuôi, đếm ngược Bài 2: Số

-HD mẫu:Lấy 12 + 2 = 14.Viết 14 vào ô trống. Lấy tiếp14 – 3 = 11.Viết 11 vào ô trống.

Bài 3: Giải toán có lời văn.

-Bài cho biết gì? Bài hỏi gì?

Tóm tắt

Hộp 1 : 12 bút xanh Hộp 2 : 3 bút đỏ Cả 2 hộp : ….. bút ?

*Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống.

-GV HD:

a.Lấy 12+ 1 = 13.Viết 13 vào ô trống bên dưới.

3. Củng cố-Dặn dò:(5) - Củng cố bài.

- NX tiết học.

-2HS nêu yêu cầu.

+HS làm và chữa miệng.

-2HS nêu yêu cầu.

+HS theo dõi.

+HS làm bài.

+Chữa miệng

-HS nêu đề toán. HS nêu tóm tắt +HS làm VBT. 1 HS chữa bảng.

Bài giải

Cả 2 hộp có số cái bút là:

12 + 3 = 15 (bút) Đáp số: 15 bút

--- HỌC VẦN

BÀI 96: OAT - OĂT I - MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Đọc được oat, oăt, hoạt hình, loắt choắt từ và câu ứng dụng; viết được oat, oăt, hoạt hình, loắt choắt. Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Phim hoạt hình.

2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, phát âm chuẩn.

(7)

3. Thái độ: Hứng thú học tập.

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

Bộ đồ dùng tiếng Việt.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của thầy Hoạt độn của hs

1. Bài cũ: (5)

-Đọc bài 94-Bảng phụ -Viết :chim oanh, thu hoạch

2. Bài mới :(30)

*. Giới thiệu bài 95- oat-oăt a. Dạy vần.

* Vần oat.

* Nhận diện.

* Phát âm. o-a-t-oat

- Có oanh thêm âm cài tiếng họat - Phân tích tiếng hoạt?

- h +oat + dấu nặng = hoạt - Đưa tranh gt từ hoạt hình.

- Cài từ và đọc Đọc từ: hoạt hình

* Vần oăt (quy trình tương tự) So sánh: oat - oăt

b. Đọc từ ứng dụng:

lưu loát chỗ ngoặt đoạt giải nhọn hoắt - Đọc từ tìm tiếng có vần oat- oăt - Giải nghĩa từ.

- hs đọc bài cá nhân - viết bảng con

-Ghép vần oat

-Đánh vần, đọc, phân tích -Ghép tiếng: hoạt

- Đánh vần, đọc, phân tích - Cá nhân đọc

- HS cài từ và p/tích từ

- giống : âm đầu và âmcuối vần - khác : âm giữa vần

- Cá nhân nhiều em đọc

c. Viết bảng con:

oat – oăt, loắt choắt, hoạt hình

- GV đưa chữ mẫu:

-GV viết mẫu và nêu qui trình viết.

HS đọc, nêu cấu tạo độ cao các con chữ.

-HS viết bảng con.

Tiết 2 3. Luyện tập.

a) Luyện đọc.(10) - Đọc bảng T1 Đọc SGK:

+Tranh vẽ gì.

+GV giới thiệu câu ứng dụng Thoắt một cái...của cánh rừng.

7 em

-HS trả lời.

+HS đọc thầm.

-HS đoc cụm từ ,câu

(8)

-Tìm tiếng mới: thoắt ,hoạt

-Gọi HS đọc :Chú ý HS cách ngắt, nghỉ khi gặp dấu câu.

b) Luyện nói: (8)

Chủ đề: “Phim hoạt hình”

- Tranh vẽ cảnh gì ?

- Em có thích xem phim hoạt hình không ?

-Quan sát tranh và trả lời

c) Luyện viết (15)

-GV viết mẫu vàHD từng dòng.

-Quan sát ,uốn nắn.

-Thu và va chấm 1 số bài 4. Củng cố- Dặn dò:(5) - Củng cố. NX tiết học.

-NX tiết học.

- HS quan sát . - HS viết bài

--- KỂ CHUYỆN

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.Kiến thức: - Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện thơ Nàng tiên ốc đã đọc.

2.Kĩ Năng:- Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi được cùng với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ nhau.

3.Thái độ: Học sinh yêu thích môn học II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH a- kiềm tra bài cũ;

-Gọi HS dựa vao2tranh kể lạiâu chuyện hồ Ba Bể và nêu ý nghĩa truyện.

-GV nhận xét ghi điểm.

b-Bài mới.

+Giới thiệu bài:

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện.

-GV đọc bài thơ.

-Cho HS đọc nối tiếp.

-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 vá lời câu hỏi:

. Bà lão nhà nghèo đã làm gì để kiếm sống?

.Bà lão làm gì khi bắt được một con ốc xinh xinh /

3 HS

Nghe Nghe 3 HS

HS đọc và trả lời

(9)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH -GV nhận xét chốt lại

Đoạn 2:

+Từ khi có Ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?

Đoạn 3:

+Khi rình xem, bà lão nhìn thấy gì?

+Sau đó bà lão làm gì?

+Câu chuyện kết thúc như thế nào?

-GV nhận xét chốt lại

*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

a)Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện bằng lời của mình?

-Thế nào là kể bằng lời của mình?

-Viết các câu hỏi lên bảng.- -Gọi 1 HS kể thử

b)Hs kể chuyện theo cặpà trao đổi về ý

nghĩa câu chuyện.

c)Hs kể nối tiếp nhau toàn bộ câu chuyện.

*Chốt ý nghĩa câu chuyện:

Câu chuyện nói về lòng thương yêu lẫn nhau, giữa bà lão và nàng tiên Ốc. Bà lão thương Ốc biến thành nàng tiên giúp đỡ bà. Câu chuyên cho ta ý nghĩa:

Con người pải thương yêu nhau, ai nhân hậu thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc.

HS đọc nối tiếp HS trả lời 1HS

HS kể theo cặp và trao đổi ý 3.Củng cố, dặn dò:

-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.

-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 23/ 2 /2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 28 tháng 2 năm 2018 Toán

MỘT PHẦN BA I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan)"Một phần ba", biết đọc, viết

1 3

  

 

- Bài tập cần làm BT 1,2. (Giảm tải bài 3,4) 2. Kĩ năng:

(10)

- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành ba phần bằng nhau.

3.Thái độ:

- Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các tấm bìa có hình tròn, hình vuông, hình tam giác, phiếu bài tập.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (5p)

- 1 HS lên bảng làm bài tập 2 tiết trước - GV nhận xét – đánh giá hs

3. Bài mới: (30p) 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Phát triển bài

a) Giới thiệu "Một phần ba"

1 3

  

 

+ Em nào cho biết trên bảng có hình gì ? (hình vuông)

- Yc hs quan sát hình vuông và cho biết + Hình vuông được chia làm mấy phần ?

+ Có mấy phần được tô màu ?

- Như vậy là đã tô được một phần ba hình vuông.

- Hd hs viết:

1

3 ; đọc: Một phần ba - KL: Chia hình vuông thành 3 phần bằng nhau , lấy đi một phần ( tô màu ) được

1

3 hình vuông b) Luyện tập

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Hd hs quan sát trong SGK để xem những hình nào đã được tô màu

1 3

- Gọi lần lượt HS trả lời - Nhận xét KL:

4. Củng cố: (2p)

-Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét tiết học.

5. Dặn dò: (1p)

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài : Luyện

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nghe

- Cả lớp theo dõi nhận xét bổ xung - HS nêu

- Được chia làm 3 phần bằng nhau.

- có 1 phần được tô màu.

- Một số HS nhắc lại - HS nghe

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - HS quan sát và phát biểu

Đã tô màu

1

3 hình vuông ( hình A ) Đã tô màu

1

3 hình tam giác (hình C ) Đã tô màu

1

3 hình tròn ( D ) - HS nghe

(11)

tập.

Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Thuộc bảng chia 3.Biết giải toán có một phép tính chia (trong bảng chia 3). Biết thực hiện phép chia có kèm đơn vị đo(chia cho 3, cho 2).

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng vận dụng bảng chia 3 vào tính toán 3.Thái độ:

- Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Phiếu bài tập.

- HS: Vở bài tập toán

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định tổ chức: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ:(5p)

- 1 HS lên bảng làm bài tập 3VBT tiết trước

- GV nhận xét – đánh giá.

3. Bài mới: (30p) 3.1 GT bài:

- Giới thiệu, nêu mục tiêu 3.2 Phát triển bài

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- Mời một số HS nhẩm và nêu kết quả.

- GV ghi kết quả lên bảng

- GV cho HS nhận xét bài trên bảng.

Bài 2, 3

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, em nào làm xong bài 2 làm tiếp bài 3

- Mời một số HS lên bảng làm bài:

- GV nhận xét - chữa bài, đánh giá.

Bài 4, 5

- Gọi HS đọc bài toán.

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nghe

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - Kết quả:

6 : 3 = 2 15 : 3 = 5 9 : 3 = 3 24 : 3 = 8 12 : 3 = 4 30 : 3 = 10 27 : 3 = 9 18 : 3 = 6

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - HS làm bài theo nhóm 2.

15cm : 3 = 5cm 21l : 3 = 7 l 14cm : 2 = 7 cm 10 dm : 2 = 5 dm 9kg : 3 = 3 kg

* HS khá giỏi làm thêm bài 3 - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK

(12)

- GV HD HS cách giải

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, em nào làm xong bài 4 làm tiếp bài 5

- Gọi HS nhận xét, bổ sung. GV kết hợp khen ngợi.

4. Củng cố: (2p) Chọn ý trả lời đúng : 24 cm : 3 = ... cm ?

A. 8 B. 9 C. 10 - GV hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét tiết học.

5. Dặn dò: (1p)

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Tìm một thừa số của phép nhân.

- Cả lớp làm bài vào vở

Bài giải

Mỗi túi có số kg gạo là:

15 : 3 = 5 (kg)

Đáp số: 5 (kg).

* HS khá giỏi làm thêm bài 5

- HS giơ thẻ chọn ý đúng và giải thích lí do.

- HS nghe

Ngày soạn: 23 / 3 /2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày2 tháng 3 năm 2018

TỰ NHIÊN XÃ HỘI CÂY HOA I- MỤC TIÊU: Giúp hs biết:

KT:- Kể tên 1 số cây hoa và nơi sống của chúng.

KN:- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây hoa.

TĐ:- Nói được ích lợi của việc trồng hoa.

II. CÁC KNS CƠ BẢN TRONG BÀI:

- Kĩ năng kiên định: Từ chối lời rủ rê hái hoa nơi công cộng.

- Kĩ năng tư duy phê phán: Hành vi bẻ cây, hái hoa nơi công cộng.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây hoa.

- phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.

III- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình ảnh các cây hoa trong bài.

- Khăn bịt mắt.

IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giao viên Hoạt động của hs 1. Hoạt động 1:(10') Quan sát cây hoa.

* Mục tiêu:

- Hs chỉ và nói tên các bộ phận của cây hoa.

- Biết phân biệt loại hoa này với loại hoa khác.

* Cách tiến hành:

- Gv chia nhóm, yêu cầu hs:

+ Chỉ rễ, thân, lá, hoa của cây hoa.

+ Các bông hoa thường có đặc điểm gì

- Hs làm việc theo nhóm 4.

- Hs đại diện trình bày.

(13)

mà ai cũng thích nhìn, thích ngắm?

+ So sánh các loại hoa có trong nhóm, tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hương thơm của chúng.

- Gọi hs lên trình bày trước lớp.

- KL: Các cây hoa đều có rễ, thân, lá, hoa. Có nhiều loại hoa khác nhau,

2. Hoạt động 2:(10') Làm việc với sgk.

* Mục tiêu:

- Hs biết đặt và trả lời câu hỏi dựa trên các hình trong sgk.

- Biết ích lợi của việc trồng hoa.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu hs quan sát tranh trong sgk, đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.

- Gọi hs trình bày trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung.

3. Hoạt động 3:(10') Trò chơi Đố bạn hoa gì?

* Mục tiêu: Hs củng cố những hiểu biết về cây hoa.

* Cách tiến hành:

- Gv bịt mắt hs, đưa cho hs 1 bông hoa và yêu cầu hs đoán xem đó là hoa gì?

- Gv tổng kết cuộc thi.

III- Củng cố, dặn dò:(3') - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs chăm sóc và bảo vệ cây.

- Hs thảo luận theo cặp.

- Vài cặp hs thực hành hỏi và trả lời.

- Vài hs đại diện các tổ tham gia chơi.

________________________________________

Kỹ Thuật:

TRỒNG CÂY RAU, HOA A .MỤC TIÊU :

KT: - Biết cách chọn rau , hoa để trồng .

KN: - Biết cách trồng cây rau , hoa trên luống và cách trồng cây rau , hoa trong chậu .

TĐ: - Trồng được cây rau , hoa trên luống hoặc trong chậu .

- Ở những nơi có điều kiện về đất , có thể xây dựng một mảnh vườn nhỏ để học sinh thực hành trồng cây rau , hoa phù hợp .

- Ở những nơi khơng có điều kiện thực hành , không bắt buộc học sinh thực hành trồng cây rau , hoa .

B .CHUẨN BỊ :

- Dụng cụ trồng rau hoa : + Túi bầu, có chứa đất

(14)

+ Cuốc, dầm xới, bình tưới nước có vòi hoa sen

C .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I / Ổn định tổ chức

II / Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra vật liệu và dụng cụ III / Bài mới:

a. Giới thiệu bài: -Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu và thực hành cách trồng cây con rau, hoa

b .Hướng dẫn

Hoạt động 3 : HS thực hành trồng cây con.

- GV hệ thống các bước trồng cây con.

- Nêu các bước và cách thực hiện trồng cây con ?

- GV có thể hướng dẫn kĩ những điểm cần lưu ý trong SGK để học sinh thực hiện đúng thao tác kĩ thụât trồng rau hoa.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu dụng cụ thực hành của học sinh.

- Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ nơi làm việc.

- GV : Lưu ý những điểm sau:

+ Đảm bảo khoảng cách giữa các cây cho đúng.

+ Kích thứơc của hốc trồng phải phù hợp với bộ rễ.

+ Khi trồng phải để cây thẳng đứng rể không được công ngược lên phía trên.

+ Tránh đỗ nước nhiều hoặc đỗ nước mạnh khi làm cây bị nghiêng ngã.

+ Nhắc nhở học sinh rữa sạch các công cụ và vệ sinh chân tay sạch sẽ sau khi thực hành xong.

* Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập.

- GV gợi ý cho học sinh tự đánh giá thực hành theo các tiêu chuẩn.

+ Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ trồng cây con.

+ Trồng đúng khoảng cách…

+ Cây con sau khi trồng đứng thẳng…

+ Hoàn thành đúng thời gian quy định.

- Hát

+ Xác định vị trí trồng.

+ Đào hốc và cụm đất ấn chặt quanh gốc cây.

+ Tưới nhẹ nước quanh gốc cây.

- Các nhóm làm việc

- Cả lớp lắng nghe

(15)

- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- GV hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi ở cuối bài trong SGK.

IV / CỦNG CỐ –DĂN DÒ

- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.

- Dặn dò HS tưới nước cho cây đọc trước và chuẩn bị vật liệu dụng cụ của bài học “ Chăm sóc rau hoa ”

____________________________________________

HỌC VẦN BÀI 99: UƠ - UYA I - MỤC TIÊU.

1. Kiến thức :

Đọc được : uơ, uya, huơ vòi, đêm khuya từ và đoạn thơ ứng dụng của bài Viết được: uơ, uya, huơ vòi, đêm khuya

Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề : Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.

2. Kỹ năng :Luyện đọc lưu loát, viết đẹp.

3. Thái độ : Hứng thú học tập II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

Tranh SGK, bộ đồ dùng tiếng Việt.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. Tiết 1

Hoạt động dạy học Hoạt động của hs

1. Bài cũ:(5) - Đọc bài 98.

-Viết: bông huệ, huy hiệu

2. Bài mới (30) a) Giới thiệu bài.

* Dạy vần uơ

- Nhận diện vần uơ.= u + ơ

- Có vần uơ thêm âm cài tiếng huơ.

+ Ghép từ : huơ vòi + Đọc từ CN- ĐT

*Nhận diện vần uya (tương tự trên) - So sánh: uơ - uya

+ Ghép: khuya - đêm khuya + Đọc xuôi – ngược bài

*Đọc từ ứng dụng.

thuở xưa giấy pơ-luya huơ tay phéc-mơ-tuya

*Viết bảng con

- GV đưa chữ mẫu: uơ, uya, huơ vòi, đêm khuya

- Hs đọc bài - Viết bảng con

- HS ghép vần

- Đánh vần, đọc, phân tích

- Hs ghép, đọc, phân tích. h + uơ

-Giống : âm đầu vần Khác: âm cuối vần -Nhiều em đọc.

Nhận vần, tiếng bất kì.

(16)

- GV viết mẫu và nêu qui trình viết - Quan sát ,uốn nắn HS

Tiết 2 1. Luyện đọc (10)

- Đọc lại bảng lớp - Đọc từ ứng dụng

GT Tranh đọc câu ứng dụng +GV đưa câu ứng dụng:

Nơi ấy ngôi sao khuya ...

Sáng một vầng trên sân +Gọi HS đọc.

- Phát âm: nơi ấy, giấc ngủ, một vầng

-5 em - CN + ĐT

-Quan sát tranh và trả lời.

-HS tìm đọc tiếng mới.(Khuya) -HS luyện đọc.

-3 HS 2. Luyện nói: (10)

- Chủ đề: “Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya”

- Tranh vẽ những cảnh gì ?

- Hãy chỉ vào từng tranh và nói khoảng thời gian trong từng bức tranh ?

-Quan sát tranh và trả lời

c.Luyện viết (15)

- GV viết mẫu và HD từng dòng.

- Quan sát ,uốn nắn.

-Thu và và chấm 1 số bài 4. Củng cố- Dặn dò:(5) - Củng cố. NX tiết học.

-NX tiết học.

- HS quan sát . -HS viết bài

__________________________________

TOÁN

TIÉT 92: CÁC SỐ TRÒN CHỤC I - MỤC TIÊU.

- Nhận biết các số tròn chục. Biết đọc, viết, so sánh các số tròn chục.

-Học tập nghiêm túc.

II - ĐỒ DÙNG.

Các bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính.

III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của thầy Hoạt động của hs

1.Bài cũ:(5) 1HS làm bảng lớp. Lớp làm giấy nháp.

Có : 15 cây nhàn Thêm : 3 cây nhãn.

Có tất cả :....Cây nhãn

2.. Giới thiệu các số tròn chục từ 10 -> 90 (15’)

- Y/c HS lấy một bó (1 chục) que tính

? 1 chục còn gọi là bao nhiêu ?

Có 1 chục que tính

- Một chục còn gọi là mười

(17)

GV viết số 10; đọc : Mười - Tương tự như vậy cho đến 90 - HS đếm từ 10 -> 90 ; 90 -> 10

* Kết luận: Các số tròn chục từ 10 -> 90 là những số có 2 chữ số,chữ số hàng đơn vị là 0.

VD: 30 gồm chữ số 3 và chữ số 0 3. Thực hành.!5)

*Bài 1: Viết số.

- HD: năm mươi 50 ba mươi 30

- Củng cố cách đọc và cách viết

*Bài 2:Viết số tròn chục.

-NX chữa bài

- Củng cố về thứ tự các số tròn chục.

*Bài 3: Điền dấu >,<,=

80 > 70 20 <40 50 <90

3. Củng cố-Dặn dò:(5)

? Các số tròn chục gồm mấy chữ số.

Đọc từ 10 -> 90 ; 90 -> 10

-Nêu yêu cầu.

+HS chữa bảng.

-HS nêu yêu cầu.

+Làm bài.

+Chữa miệng.

HS nêu yêu cầu.

+Làm bài.

+Chữa miệng.

3. Thực hành.!5)

*Bài 1: Viết số.

- HD: năm mươi 50 ba mươi 30

- Củng cố cách đọc và cách viết

*Bài 2:Viết số tròn chục.

-NX chữa bài

- Củng cố về thứ tự các số tròn chục.

*Bài 3: Điền dấu >,<,=

80 > 70 20 <40 50 <90

3. Củng cố-Dặn dò:(5)

? Các số tròn chục gồm mấy chữ số.

Đọc từ 10 -> 90 ; 90 -> 10

-Nêu yêu cầu.

+HS chữa bảng.

-HS nêu yêu cầu.

+Làm bài.

+Chữa miệng.

HS nêu yêu cầu.

+Làm bài.

+Chữa miệng.

_________________________________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nguyên lí làm việc của động cơ điện dựa vào tác dụng từ của dòng điện, biến đổi điện năng thành cơ năng.. Khi đóng điện sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và

- Lăng nghe, theo dõi, tập đọc và tập viết chữ y II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:.. Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Yêu cầu, cách làm bài thuyết minh - Người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng -&gt; Trình

Mỗi giai đoạn trải nghiệm có thể có nhiều dạng hoạt động học tập khác nhau, GV cần lựa chọn dạng hoạt động phù hợp cho mỗi giai đoạn và ghép nối các giai đoạn thành

Ñoù laø chuù beù hoaït baùt nhaát cuûa caùnh röøng..

Kĩ năng: Đọc viết được, oat, oăt, hoạt hình, loắt choắt, từ và câu ứng dụng cuối bài... Thái độ: Hs có hứng thú trong học tập và yêu thích

Lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ viết một từ chỉ sự vật(hoạt động) có trong tranh.. Kết thúc trò chơi, viết được đúng nhiều từ hơn đội đó

Ñoù laø chuù beù hoaït baùt nhaát cuûa caùnh röøng..