• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

Thời gian thực hiện 3 tuần;

Tên chủ đề nhánh 2:

( Thời gian thực hiện:

TỔ CHỨC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU CHUẨN BỊ

ĐÓN TRẺ - CHOI – - THỂ DỤC SÁNG

* Đón trẻ- chơi tự chọn - Đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ

* Cất đồ dùng cá nhân cho trẻ

* Hướng trẻ vào góc chơi

- Cô nắm được tình hình sức khỏe của trẻ, những yêu cầu, nguyện vọng của phụ huynh khi đưa con em mình đến lớp - Rèn cho trẻ thói quen ngăn nắp, gọn gàng.

- Giúp trẻ biết hòa nhập với bạn, hứng thú tham gia vào hoạt động chơi và đoàn kết trong khi chơi

-Kiểm tra tư trang, phát hiện những vật dụng nguy hiểm .

- Thông thoáng lớp học, khăn mặt, ca,cốc…

sạch sẽ

Đồ chơi

* Trò chuyện buổi sáng Trò chuyện về chủ đề

“Các hiện tượng tự nhiên”

- Trẻ biết trò chuyện cùng cô về chủ đề

+ Biết tên các nguồn nước trong tự nhiên

+ Vai trò của nước đối với con người, cây cối, con vật..

Nội dung trò chuyện về chủ đề

Điểm danh - Trẻ dạ cô khi gọi đến tên, Bút, Sổ điểm danh

* Thể dục sáng

Thứ 2.4,6 tập theo nhạc Thứ 3,5 tập theo nhịp đếm với các động tác phát triển chung: hô hấp, tay, chân, bụng, bật.

- Tạo cảm giác thoải mái trước khi vào giờ học - Phát triển thể lực và rèn luyện sức khoẻ cho trẻ

- Trẻ biết tập các động tác thể dục theo cô

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động đoàn kết

Sân trường sạch, sẽ, mũ cho trẻ đội nếu trời nắng

(2)

NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

(Thời gian thực hiện 04 tuần. Từ ngày 26/03/2018 đến ngày 13/04/2018) Một số hiện tượng tự nhiên. Số tuần thực hiện: 01

(Từ ngày 02/04/2018 đến ngày 06/04/2018).

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

- Cô đến sớm vệ sinh, thông thoáng phòng học.

- Cô đón trẻ vào lớp. Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ và yêu cầu trẻ cất đồ vào đúng nơi quy định

- Trao đổi nhanh cùng phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ khi ở nhà

- Cô cho trẻ về các góc chơi, cô nhắc trẻ chơi đoàn kết.

Cô bao quát và chơi với trẻ nhút nhát để trẻ bạo dạn và hào hứng khi đến lớp. Động viên bao quát trẻ kịp thời - Hướng trẻ đến chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên” bằng một số tranh ảnh và đồ chơi trong lớp học - Nhắc trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi, khi chơi xong cất đồ chơi đúng nơi quy định

Trẻ lễ phép chào hỏi

Trẻ chơi ở các góc

- Cô điểm danh trẻ theo sổ.

- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề:“Các hiện tượng tự nhiên”

+ Có những hiện tượng gì?

+ Chúng có ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống con người?

- Cô giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, nguồn nước..

Trẻ dạ cô khi gọi đến tên

Trò chuyện cùng cô và các bạn

a. Khởi động:

- Cô cho trẻ tập đội hình đội ngũ.

b.Trọng động:

* Bài tập phát triển chung + Hô hấp: Gà gáy

+ Đ tác tay: Đưa tay ra trước, lên cao + Đ tác chân: Bước khuỵu gối

+ Đ tác bụng: Đứng nghiêng người sang hai bên + Đ tác bật: Bật tách khép chân

c. Hồi tĩnh:

Trẻ đi nhẹ nhàng dồn hàng vào lớp.

Trẻ xếp hàng theo 3 tổ

Trẻ tập theo yêu cầu của

(3)

TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG GÓC

* Thứ 2,4: Góc phân vai, góc sách, góc tạo hình

* Thứ 3,5: Góc phân vai, Góc thiên nhiên, âm nhạc

* Thứ 6: Tất cả các góc - Góc đóng vai:

+ Chơi bán hàng: Cửa hàng bán nước giải khát, nước mắm, giấm.

+ Chơi gia đình: nấu ăn, pha nước uống…

- Góc xây dựng:

+ Xây công viên, xây bể bơi, xây tháp nước, xây đài phun nước

- Góc nghệ thuật:

+ Vẽ, tô màu, cắt xé dán các hiện tượng tự nhiên:

+ Nghe nhạc chơi với các dụng cụ âm nhạc

- Góc học tập - Sách + Xem tranh ảnh, trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên và các hoạt động con người

+ Làm sách tranh về các hiện tượng tự nhiên - Góc thiên nhiên:

+ Chăm sóc cây, tưới nước.

+ Làm thí nghiệm gieo hạt có và không có nước.

- Trẻ nhập vai chơi và thao tác với vai chơi - Trẻ phối hợp với nhau theo nhóm chơi đúng cách khi chơi từ thỏa thuận đến nội dung chơi theo sự gợi ý của cô - Biết đóng vai chơi theo chủ đề chơi

- Trẻ biết liên kết nhóm chơi thể hiện được vai chơi tuần tự, chi tiết.

- Trẻ biết phối hợp với nhau để xây vườn hoa, khu vui chơi giải trí dưới sự giúp đỡ của cô

- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để xây dựng.

- Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi để thực hiện nhiệm vụ chơi

- Trẻ biết cách giở sách tranh và giữ gìn khi xem sách.

- Trẻ biết tạo ra các sản phẩm theo chủ đề theo yêu cầu của cô nhờ sự giúp đỡ của cô

- Trẻ biết chăm sóc góc thiên nhiên cùng cô

Đồ chơi thao tác

vai

- Gạch, gỗ, thảm cỏ, cây, hoa

Bộ lắp ghép

- Dụng cụ tưới và chăm sóc

cây

(4)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA

TRẺ 1. Ổn định_Trò chuyện

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên”

- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề chơi 2. Giới thiệu góc chơi

- Cô giới thiệu nội dung các góc chơi của ngày hôm nay. Ai thích chơi ở góc chơi nào?( Trẻ trả lời các câu hỏi theo gợi ý của cô)

- Ví dụ: chơi ở góc xây dựng các con thích làm gì?

Muốn xây bể bơi, bãi đỗ xe cần có những ai và cần nguyên vật liệu gì? Cách xây, lắp ghép các thiết bị đồ chơi như thế nào? Cô giới thiệu một vài nguyên vật liệu quan trọng để trẻ biết.

3. Thỏa thuận chơi

- Cho trẻ tự thoả thuận và chọn góc chơi.

4. Phân vai chơi

- Cho trẻ tự phân công công việc của từng bạn - Trẻ tự thỏa thuận vai chơi.

- Cô nhắc trẻ chơi đoàn kết.

5. Quan sát trẻ chơi và chơi cùng trẻ

- Cô đến từng góc chơi gợi ý hướng dẫn trẻ chơi, giúp trẻ nhập vai chơi.

- Nhập vai chơi cùng trẻ.

- Giúp trẻ liên kết giữa các góc chơi (nếu có).

- Cô bao quát các nhóm chơi, góc chơi.

- Cô giải quyết các tình huống xảy ra(nếu có) 6. Nhận xét góc chơi

- Cô nhận xét thái độ chơi của từng góc chơi, vai chơi.

- Nhận xét về sản phẩm của góc chơi chính - Giáo dục trẻ bảo vệ sản phẩm của mình tạo ra.

7. Củng cố tuyên dương

- Cho trẻ nhẹ nhàng cất đồ chơi.

- Hướng dẫn trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định.

- Hướng dẫn trẻ lau chùi giá đồ chơi, đồ chơi sạch sẽ.

- Động viên cả lớp và mở rộng chủ đề chơi cho ngày kế tiếp

Trò chuyện cùng cô

Trẻ lắng nghe

Thoả thuận chơi cùng cô Trẻ giải quyết các tình huống cô đưa ra.

Trẻ đi tham quan

Lắng nghe

Trẻ đi cất đồ chơi

(5)

TỔ CHỨC CÁC

HĐ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU CHUẨN

BỊ

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có mục đích:

+ Quan sát thời tiết.

+ Quan sát bầu trời và các hiện tượng: Mây, nắng, gió + Vẽ mặt trời, mây trên sân trường

+ Trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên

+ Thí nghiệm: Trứng chìm – trứng nổi

- Trẻ biết thời tiết trong ngày.

Biết mặc trang phục phù hợp theo mùa.

- Trẻ biết cách quan sát và trò chuyện cùng cô.

- Trẻ biết cách vẽ mặt trời, mây dưới sự hướng dẫn của cô giáo

- Trẻ biết trò chuyện cùng côvề các hiện tượng tự nhiên - Trẻ biết làm thí nghiệm cùng cô giáo

- Giáo dục trẻ ý thức khi tham gia các hoạt đông ngoài trời.

Sân trường sạch sẽ - Phương tiện quan sát

- Địa điểm quan sát

2. Trò chơi vận động Chơi trò chơi vận động:

- Trời nắng, trời mưa - Mưa to, mưa nhỏ - Vật chìm vật nổi - Kéo co

- Nhảy qua suối nhỏ

- Trẻ biết được tên của các trò chơi, luật chơi và cách chơi - Trẻ biết chơi các trò chơi cùng cô

- Phát triển thị giác và thính giác cho trẻ

- Vận động nhẹ nhàng nhanh nhẹn qua các trò chơi.

- Phát triển thể lực cho trẻ

3. Chơi tự do

- Chơi với đồ chơi ngoài trời.

- Trẻ được thỏa mãn nhu cầu

vui chơi Đồ chơi

(6)

HOẠT ĐỘNGcủa chúng với môi trường và con người.

* Thí nghiệm: Trứng chìm, trứng nổi

- Cô chia trẻ thành các nhóm. Cô hướng dẫn trẻ thao tác nhóm làm đoàn tàu từ các nguyên vật liệu tái sử dụng - Giáo dục trẻ ý thức khi tham gia các hoạt động

- Trẻ quan sat, lắng nghe và thực hành cùng cô

2.Trò chơi vận động

-Trò chơi: Trời nắng trời mưa: Cho trẻ đóng vai thỏ đi kiếm mồi. Khi trời mưa thì nhanh chóng về chuồng - Trò chơi: Mưa to, mưa nhỏ: Trẻ làm theo hiệu lệnh của cô. Cô nói, trẻ bắt chước động tác và tiếng mưa rơi.

- Trò chơi: Vật chìm vật nổi: Cô cho trẻ quan sát một số đồ dùng với 1 chậu nước. Cho trẻ đoán vật nào chìm, vật nào nổi. Cô cho trẻ kiểm tra kết quả bằng cách thả đồ vật đó vào chậu nước.

- Trò chơi: Kéo co:cô cho trẻ tự nói cách chơi, luật chơi - Trò chơi: Nhảy qua suối nhỏ: Trẻ nói cách chơi và luật chơi.

Trẻ lắng nghe

Trẻ chơi trò chơi

3. Chơi tự do :

-Cô cho trẻ ra sân, chơi với đồ chơi ngoài trời - Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi

(7)

TỔ CHỨC CÁC

HOẠT ĐỘNG ĂN

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU CHUẨN BỊ

- Trước khi trẻ ăn - Đảm bảo vệ sinh cho trẻ trước khi ăn

-Trẻ có thói quen vệ sinh trước khi ăn

- Nước cho trẻ rửa tay, khăn

lau tay, bàn ghế, bát thìa

- Trong khi ăn

- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ, giúp trẻ ăn hết suất, đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi ăn.

- Đĩa đựng cơm rơi, khăn lau tay

- Sau khi ăn - Hình thành thói quen cho trẻ sau khi ăn biết để bát, thìa, bàn ghế đúng nơi qui định. Trẻ biết lau miệng, đi vệ sinh sau khi ăn xong

- Rổ đựng bát, thìa

HOẠT ĐỘNG NGỦ

- Trước khi trẻ ngủ - Nhắc trẻ đi vệ sinh, hình thành thói quen tự phục vụ

- Kê phản ngủ, chiếu, - Trong khi trẻ ngủ - Giúp trẻ có một giấc ngủ

ngon, an toàn. Phát hiện xử lí kịp thời các tình huống xảy ra khi trẻ ngủ

- Phòng ngủ thoáng mát

- Sau khi trẻ ngủ - Tạo cho trẻ thoải mái sau giấc ngủ trưa, hình thành cho trẻ thói quen tự phục vụ.

- Tủ để xếp gối sạch sẽ

HOẠT ĐỘNG

(8)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

- Hướng dẫn trẻ cách rửa tay,

- Cô giới thiệu cách rửa tay gồm 6 bước rủa tay

Cô làm mẫu vừa làm cô vừa giảng giải vừa phân tích Cô giúp trẻ làm vệ sinh cô động viên khich lệ trẻ làm, cô giúp trẻ nào không làm được. Khi trẻ rửa tay xong cô cho trẻ về phòng ăn, ngồi vào bàn ăn

cô kê, xếp bàn ghế cho trẻ ngồi vào bàn ăn

- Giáo viên vệ sinh tay sạch sẽ, chia cơm cho trẻ, giới thiệu các món ăn, vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ

- Nhắc nhở trẻ không nói chuyện cười đùa trong khi ăn, động viên trẻ ăn hết suất, cô quan tâm đến những trẻ ăn chậm, trẻ biếng ăn để động viên giúp đỡ trẻ ăn hết suất . - Nhắc trẻ ăn xong mang bát thìa xếp vào rổ, xếp ghế vào đúng nơi qui định

- Cho trẻ đi vệ sinh, lau miệng, uống nước - Cô bao quát trẻ

- Cô dọn dẹp phòng ăn.

- Trẻ rửa tay ngồi vào bàn ăn

- Trẻ ăn cơm và giữ trật tự trong khi ăn.

- Trẻ xếp bát thìa vào rổ, xếp ghế đúng nơi qui định.

- Cô nhắc trẻ đi vệ sinh, xếp dép lên giá, cho trẻ vào chỗ ngủ của mình, nhắc trẻ không nói chuyện cười đùa

- Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ dễ ngủ

- Quan sát, sửa tư thế ngủ cho trẻ, cô thức để bao quát trẻ trong khi ngủ để phát hiện kịp thời và xử lí các tình huống xảy ra trong khi trẻ ngủ

- Đánh thức trẻ dậy nhẹ nhàng để trẻ tỉnh ngủ.

- Cô dọn phòng ngủ.

- Nhắc trẻ tự cất gối vào nơi qui định, cho trẻ đi vệ sinh sau đó vận động nhẹ nhàng theo bài hát: Đu quay

- Cho trẻ ra phòng ăn.

- Trẻ đi vệ sinh - Trẻ ngủ

- Trẻ cất gối vào nơi qui định, trẻ đi vệ sinh

CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU CHUẨN BỊ

(9)

1. Vận động nhẹ ăn quà chiều

2. Ôn các kiến thức đã học

- Tạo hình: Vẽ các nguồn nước và các hiện tượng tự nhiên

- Chơi đong nước

* Làm quen kiến thức mới

- Cô giới thiệu chủ đề:

Nước và các hiện tượng tự nhiên

- Cô cho trẻ xem tranh ảnh, nghe các bài hát về chủ đề mới

3. Chơi trò chơi tự do

4. Biểu diễn văn nghệ, nêu gương

- Trẻ thấy thoải mái sau khi ngủ dậy

- Củng cố các kiến thức kĩ năng đã học qua các loại vở ôn luyện

- Trẻ được làm quen trước với bài mới, được làm quen với bài mới sẽ giúp trẻ học dễ dàng hơn trong giờ học chính

- Trẻ được chơi vui vẻ sau một ngày học tập

- Trẻ biểu diễn các bài hat trong chủ đề.

- Trẻ nêu được các tiêu chuẩn bé ngoan

- Nhận xét các bạn trong lớp.

Quà chiều

- Sách vở học của trẻ, sáp màu

Tranh truyện, thơ

- Đồ chơi các góc

Dụng cụ âm nhac

Bảng bé ngoan Cờ

Trả trẻ

Vệ sinh trả trẻ

- Trẻ biết được sự tiến bộ của mình và của bạn để cố gắng phấn đấu.

Đồ chơi

Trang phục trẻ gọn gàng HOẠT ĐỘNG

(10)

HƯỚNG DẪN CỦA GIAO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ - Cô cho trẻ đi vệ sinh và vận động nhẹ nhàng.

*Cô cho trẻ ôn luyện những kiến thức đã học buổi sáng.

* Cho trẻ thực hành vở vào buổi chiều:

“ Bé tập tạo hình”, “ Làm quen với Toán qua hình vẽ” , làm quen chữ cái, khám phá khoa học, giao thông...

- Hát, đọc thơ các bài đã được học.

- Cô tổ chức cho trẻ làm quen với kiến thức với các trò chơi mới, bài thơ, bài hát, truyện kể về chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên”

- Cô nói tên trò chơi và đồ chơi mà trẻ sẽ được chơi . Cô cho trẻ tự chọn đồ chơi và trò chơi để chơi theo nhu cầu và khả năng của trẻ. Cô quan sát và chơi cùng trẻ.

- Khi hết giờ chơi cô cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng.

- Trẻ biểu diện các bài hát, thơ về chủ đề.

- Hỏi trẻ thế nào là bé ngoan, bé chăm, bé sạch.

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ.

- Mời tổ khác nhận xét về tổ của mình - Cô cho trẻ cắm cờ

- Cô nhận xét chung.

Cô vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhắc trẻ chào cô và chào người thân trước khi ra về

Trẻ vận động

Trẻ thực hiện với sách vở

Trẻ chơi

Trẻ nhận xét mình và các bạn

- Trẻ vệ sinh sạch sẽ Trẻ chào cô chào bố mẹ Thứ 2 ngày 02 tháng 4 năm 2018 TÊN HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC

VĐCB: Chạy chậm 150m, bò chui qua cổng.

(11)

TCVĐ: Đuổi bắt.

Hoạt động bổ trợ: Giải câu đố

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên vận động, tên trò chơi.

- Trẻ biết cách thực hiện vận động đúng kĩ thuật theo đúng sự hướng dẫn của cô.

- Trẻ biết chơi trò chơi.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.

- Kỹ năng chạy chậm của trẻ.

- Kỹ năng phối hợp đồng đội.

- Phát triển thể lực cho trẻ 3. Giáo dục- Thái độ

- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục giúp cho cơ thể khoẻ mạnh - Đoàn kết thân ái với bạn bè

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng đồ chơi

- Xắc xô, trang phục gọn gàng.

- Bài hát, loa đài. Vạch đích, vạch xuất phát, cờ đỏ.

2. Địa điểm - Ngoài sân

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sức khoẻ trẻ - Cô đọc câu đố:

"Chỉ gặp nhau vào mùa hè Ào ào át cả tiếng ve cuối trời"

Là hiện tượng gì ? + Mưa rào chỉ xuất hiện vào mùa nào ?

+ Mưa rào là một trong những hiện tượng diễn ra của tự nhiên, ngoài ra các con còn biết những hiện tượng nào của tự nhiên nữa không ?

2. Giới thiệu bài:

- Hôm nay cô cùng các con sẽ làm quen thêm một vận động mới để đôi chân của chúng ta khỏe hơn.

Nhưng trước khi vào thực hiện vận động thì các con

- Là mưa rào - Mùa hè

- Nắng, gió, bão…

(12)

hãy cùng khởi động với cô nhé ! 3. Hướng dẫn:

3.1. Hoạt động 1: Khởi động.

- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp với các kiểu đi: Đi thường, đi nhanh, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, chạy bước nhỏ…(tập với bài “Nắng sớm”

- Sau đó đứng về 3 hàng theo tổ dãn cách đều nhau 3.2. Hoạt động 2: Trọng động .

* Bài tập phát triển chung:

- Triển khai đội hình 3 hàng sau đó cho trẻ tập bài tập phát triển chung

+ Động tác tay: Tay đưa ra trước lên cao

+ Động tác chân: Bước khuỵ chân ra trước, chân sau thẳng

+ Động tác bụng: Ngồi duỗi chân quay người sang 2 bên

+ Động tác bật: Bật tiến về phía trước

-> Sau khi tập xong bài tập phát triển chung cho trẻ về đội hình 2 hàng dọc quay mặt vào nhau tập vận động cơ bản

*Vận động cơ bản: Chạy chậm 150m, bò chui qua cổng.

- Cô giới thiệu tên vận động, đồ dùng của vận động.

- Cô thực hiện mẫu vận động lần 1.

- Cô thực hiện mẫu lần 2 kết hợp phân tích:

+Tư thế chuẩn bị: Đứng dưới vạch xuất phát, mắt nhìn thẳng, chân trước chân sau.

+ Tiến hành: Khi có hiệu lệnh cô sẽ chạy về phía trước với tốc độ vừa phải và cứ thế đến đích. Sau đó tay cô để sát vạch hai chân cô quỳ,cẳng chân đặt sát sàn, mắt cô nhìn về phía trước và bò tiến lên phối hợp tay nọ chân kia,khi đến cổng cô khéo léo bò chui qua cổng và không chạm cổng.Sau đó cô đứng dậy đi về cuối hàng

- Cô cho 2 bạn của 2 tổ lên thực hiện mẫu.

- Cho trẻ thực hiện: Cô cho trẻ tập 2 - 3 lần.

- Cô chú ý quan sát trẻ, nhắc nhở và sửa sai cho trẻ kịp thời và yêu cầu trẻ tập sai thực hiện lại.

-> Nhận xét tuyên dương hỏi lại trẻ luyện tập bài gì?

3.3. Hoạt động 3: TCVĐ: Đuổi bắt.

- Vâng ạ.

- Trẻ khởi động cùng cô

- 2 lần 8 nhịp - 4 lần 8 nhịp.

- 2 lần 8 nhịp - 2 lần 8 nhịp

- Trẻ quan sát cô tập mẫu

- Trẻ làm mẫu - Trẻ thực hiện

(13)

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.

- Cô cho trẻ chơi nhiều lần với hình thức thi đua theo tổ.

- Trong khi trẻ chơi cô bao quát trẻ, động viên trẻ kịp thời.

- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.

3.4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh:

- Cho trẻ đi thành vòng tròn nhẹ nhàng cùng hát bài hát "Cho tôi đi làm mưa với".

4. Củng cố:

- Yêu cầu trẻ nhắc lại tên vận động cơ bản.

5. Kết thúc

- Nhận xét- Tuyên dương

- Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi.

- Trẻ chơi trò chơi.

- Trẻ đi lại nhẹ nhàng.

- Chạy chậm 150m

Đánh giá trẻ hàng ngày( Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình hình sức khỏe. trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ. Kiến thức, kỹ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Thứ 3 ngày 03 tháng 04 năm 2018.

TÊN HOẠT ĐỘNG: KPKH

Tìm hiểu về mặt trời, mặt trăng, và các vì sao.

(14)

Hoạt động bổ trợ: Bài hát: “Đếm sao”, “Thật đáng chê”

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết được một số đặc điểm của mặt trời, mặt trăng, và các vì sao.( hình dáng, màu sắc…)

- Giúp trẻ biết về trình tự thời gian ( ban ngày trời sáng có mặt trời, ban đêm trời tối có mặt trăng và các vì sao).

2. Kỹ năng:

- Giúp trẻ có kĩ năng quan sát, tư duy, ghi nhớ có chủ đích.

- Trẻ có kĩ năng so sánh.

- Rèn cho trẻ khả năng sử dụng ngôn ngữ miêu tả lại các hiện tượng tự nhiên 3. Thái độ:

-Trẻ biết yêu quý thiên nhiên, biết giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.

- Trẻ biết sinh hoạt phù hợp với thời gian.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng - đồ chơi:

a. Đồ dùng của cô:

- Một số hình ảnh về mặt trời, mặt trăng, vì sao - Máy vi tính, ti vi

b. Đồ dùng của trẻ:

- Vòng thể dục - Đồ dùng đồ chơi

2. Địa điểm:- Trong lớp III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức:

- Cô mời các con hãy lại đây cùng cô(cô kể một câu chuyện để dẫn dắt vào bài).

- Thưở xưa, trên trái đất chỉ toàn một màu đen, không có một dáng cây ngọn cỏ nào, cũng chẳng có mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Thương trẻ em quá thượng đế đã sinh ra mặt trời để chiếu sáng cho các em đi học, và sinh ra mặt trăng và các vì sao để cho các em vui múa hát ca dưới ánh trăng đấy.

2. Giới thiệu bài:

Hôm nay các con hãy cùng cô khám phá về các điều huyền bí của mặt trời, mặt trăng và các vì sao.

- Trẻ lại gần cô - Trẻ lắng nghe

- Vâng ạ

(15)

3. Hướng dẫn:

3.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về mặt trời

* Slide 1: Măt trời bình minh.

- 1,2,3 cô đố chúng mình biết trên đây là hình ảnh gì?

- À đây là ông mặt trời, các con hãy nhìn xem ông mặt trời giống hình gì nào?

- Đây là hình ảnh ông mặt trời vào buổi sáng sớm, hay còn được gọi là bình minh đấy ( lúc này ông mặt trời bắt đầu thức dậy)

- Các con có biết khi ông mặt trời thức dậy vào buổi sáng sớm thì mọi người sẽ phải làm gì

không?

- Thế bé sẽ làm gì vào buổi sáng? ( Rửa mặt, đánh răng, ăn sáng và đến lớp)

=> Cô chốt lại: Khi ông mặt trời thức dậy là các bé cũng bắt đầu dậy chuẩn bị đánh răng, rửa mặt, ăn sáng và đến lớp đấy, và bố mẹ chúng mình cũng phải đi làm việc nữa đấy.

- Chúng mình hãy nhìn vào hình ảnh ông mặt trời xem ánh nắng của ông mặt trời như thế nào?

( ánh nắng của ông mặt trời vào buổi sáng rất là dịu nhẹ đấy, chúng mình có thể nhìn được)

- Cô giáo dục trẻ: các con nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để phòng chống bệnh còi xương nữa đấy. Vậy các con hãy dậy sớm để đón ánh nắng mặt trời nhé!

* Slide 2: Mặt trời buổi trưa.

- Các con ạ cũng là hình ảnh mặt trời, nhưng các con hãy đoán xem hình ảnh mặt trời này có gì khác biệt nhé.

- Chúng mình hãy cùng xem xem hình ảnh mặt trời này như thế nào?

- Cô chốt lại: Đây là hình ảnh mặt trời vào lúc buổi trưa, buổi trưa ông mặt trời thường tỏa ánh nắng chói chang, bình thường các con sẽ không

- Trẻ quán sát - Ông mặt trời - Hình tròn

- Dậy đi học, đi làm - Rửa mặt, đánh răng, ăn sáng và đến lớp

- Trẻ lắng nghe

- Dịu nhẹ

- Vâng ạ

- Chói chang hơn

(16)

thể nhìn lên mặt trời được vì nó rất là chói mắt đấy.

- Dưới ánh nắng chói chang này các con cảm thấy như thế nào?

- Vậy chúng mình phải làm gì khi đi ra ngoài nắng

- Cô giáo dục trẻ: Khi đi ra nắng chúng mình phải đội mũ, đeo khẩu trang, mặc áo nắng để tránh bị ốm.

- Vậy mà cô lại biết có 1 bạn đi học giữa trưa nắng hè không chịu đội mũ đâu, bạn thật đáng chê phải không nào. Chúng mình hãy đứng lên vận động và hát cùng cô bài “ Thật đáng chê” nào.

* Slide 3: Mặt trời lúc hoàng hôn

- Các con hãy quan sát lên màn hình xem cô đã chuẩn bị điều kì diệu gì cho chúng mình nhé nào 1,2,3 trên màn hình cô có bức tranh gì đây

- Đây là hình ảnh ông mặt trời buổi chiều đấy (Hay còn gọi là Hoàng hôn nữa) ánh nắng của ông mặt trời lúc này cũng đã dịu hơn không chói chang như ánh nắng buổi trưa nữa.

- Các con có biết buổi chiều khi ông mặt trời lặn thì chúng mình được ai đón về nhà không?

- Cô chốt lại: chúng mình được bố mẹ, ông bà , anh chị đến đón chúng mình về nhà sau một ngày các con đi học, còn bố mẹ cũng được về nhà chuẩn bị bữa cơm tối cho gia đình chúng mình đấy.

* Cô chốt lại: Bắt đầu một ngày mới, ông mặt trời thức dậy, lúc đó được gọi là ban ngày. Mặt trời buổi sáng tỏa ánh nắng dịu nhẹ mang đến cho con người có cảm giác thoải mái, nhất là đối với những bạn nhỏ khi tiếp xúc với ánh mặt trời buổi sáng chống được bệnh còi xương. Mặt trời còn mang ánh sáng đến cho con người, giúp mẹ phơi khô quần áo giúp cho cây tươi tốt… Tuy nhiên mặt trời chói chang buổi trưa hè không có lợi cho sức khỏe, kết thúc một ngày ông mặt trời lặn

- Nóng bức

- Đội mũ, che ô

- Trẻ vận động cùng cô

- Trẻ quan sát

- Bố mẹ đón về

- Trẻ lắng nghe

(17)

xuống, lúc đó gọi là hoàng hôn, và ông mặt trời sẽ đi ngủ.

3.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về mặt trăng

* Slide 4: Hình ảnh mặt trăng - Cô đọc câu đố

“ Tròn như cái đĩa Lơ lửng giữa trời Dịu mát tươi vui Đêm rằm tỏa sáng”

( Đố bé là gì) - À đúng rồi đó là mặt trăng đấy!

- Mặt trăng thường xuất hiện vào ban ngày hay ban đêm?

- Khi mặt trời đi ngủ cũng là màn đêm bao chùm, trên bầu trời xuất hiện mặt trăng. Các con có nhận xét gì về mặt trăng. Ánh sáng của mặt trăng như thế nào?

- Các con thấy mặt trăng tròn khi nào?

(Ngày rằm hàng tháng thì trăng tròn. Còn đầu tháng và cuối tháng trên bầu trời cũng có trăng nhưng trăng chưa được tròn, có hình hơi cong trông giống như hình lưỡi liềm thì gọi là trăng khuyết, lúc đó chuẩn bị hoặc bắt đầu là buổi tối.

Ánh sáng mặt trăng dịu nhẹ soi sáng và cho con người có cảm giác thoải mái sau một ngày làm việc.

3.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về các ông sao - Cho trẻ hát vận động bài “ Đếm sao”

- Các con vừa hát bài hát nói về gì?

- Giờ các con hãy cùng cô tìm hiểu về các vì sao nhé!

* Slide 5: Hình ảnh các ông sao

- Các con thường nhìn thấy các vì sao thường xuất hiện ở đâu? Vào lúc nào?

- Mặt trăng - Ban đêm

- Mặt trăng sáng - Trẻ trả lời

- Chú ý nghe cô nói

- Trẻ vận động cùng cô - Ngôi sao

- Trên trời, vào buổi tối

(18)

+ Khi chúng mình nhìn lên bẩu trời thì chúng mình thấy có 1 ông sao, hay nhiều ông sao?

+ Các con có đếm được các ông sao không?

Các ông sao thì có rất nhiều chúng ta không thể đếm được các vì sao đâu.

* Cô khái quát lại: Các ông sao là những hành tinh, có những vì sao lớn hơn trái đất nhung lại ở rất xa, nên chúng ta chỉ nhìn thấy rất nhỏ bé trên bầu trời nhất là vào những đêm hè. Ánh sáng của các vì sao cùng với ánh trăng tỏa sáng khắp bầu trời ban đêm.

3.4. Hoạt động 4: So sánh

- Slide 8: Hình ảnh mặt trời, và mặt trăng.

+ Các con thấy mặt trời, và mặt trăng có điểm gì giống và khác nhau không

+ Giống nhau là: cùng chỉ có một, và cùng là hình tròn

+ Khác nhau: Mặt trời chỉ xuất hiện vào ban ngày, mặt trăng chỉ xuất hiện vào ban đêm,

Mặt trời thì tỏa ánh nắng, chói. Còn mặt trăng thì có ánh sáng dịu mát

3.5. Hoạt động 5: Củng cố

*Trò chơi 1: Ngôi sao thông minh

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.

+ Cách chơi: chia lớp thành 2 đội mặt trăng, và mặt trời. trên màn hình cô cũng đã chuẩn bị những bức tranh có hình ảnh của bé trong ngày.

Nhiệm vụ của 2 đội là sẽ cử ra 1 bạn làm đội trưởng cầm xắc xô và sau khi cô đưa ra hình ảnh cho 2 đội quan sát, và yêu cầu 2 đội thảo luận nhóm, nếu đội nào thảo luận xong trước thì bạn đội trưởng phải lắc xắc xô thật nhanh để giành quyền trả lời về cho đội mình. Nhiệm vụ của bạn đội trưởng là hãy cử 1 bạn lên làm động tác minh họa hoạt động trong tranh và sau đó phải trả lời 1

- Nhiều ngôi sao - Không ạ

- Chú ý lắng nghe cô nói

- Trẻ so sánh

- Chú ý nghe cô giới thiệu trò chơi và cách chơi

(19)

câu hỏi phụ, nếu bạn nào vận động minh họa giống tranh và trả lời chính xác các câu hỏi phụ thì đội đó sẽ nhận được 1 ngôi sao thông minh về cho đội mình

+ Luật chơi: Đội nào mà vận động đúng mà trả lời sai, thì phải nhường quyền trả lời câu hỏi đó cho đội bạn và không được thưởng ngôi sao may mắn

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Bao quát và hướng dẫn trẻ chơi.

- Nhận xét sau khi chơi

*Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh

- Cách chơi: Cho trẻ 2 đội đứng thành 2 hàng dọc, và cô đã chuẩn bị cho mỗi đội đều có 2 bức tranh “ mặt trăng, mặt trời” tượng trưng cho ban ngày và ban đêm. Và có các lô tô hình ảnh hoạt động của con người phù hợp với từng thời điểm.

Nhiệm vụ của các con là phải bật liên tục qua 3 vòng thể dục lên chọn những lô tô phù hợp với bức tranh trên đây cô đã chuẩn bị ( ví dụ: tranh mặt trời các con sẽ lấy lô tô bé tập thể dục gắn vào…)

- Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được chọn 1 lô tô và bạn nào chọn sai sẽ không được tính.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi bao quát trẻ - Nhận xét kết quả chơi

4. Củng cố:

- Hôm nay cô vừa cho các con cùng tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên nào?

- Giáo dục biết bảo vệ nguồn nước.

5. Kết thúc

- Nhận xét, tuyên dương

- Trẻ chơi hứng thú

- Chú ý nghe cô phổ biến luật chơi và cách chơi

- Chơi đoàn kết

- Mặt trời, mặt trăng và các vì sao

- Trẻ lắng nghe

Đánh giá trẻ hàng ngày( Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình hình sức khỏe. trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ. Kiến thức, kỹ năng của trẻ):

(20)

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Thứ 4 ngày 04 tháng 04 năm 2018 TÊN HOẠT ĐỘNG : VĂN HỌC

Truyện: Sơn Tinh - Thuỷ Tinh

(21)

Hoạt động bổ trợ: Xem băng hình cảnh mưa, bão Hát: Cho tôi đi làm mưa với I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên truyện: Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ các nhân vật chính và các tình tiết chính trong truyện.

-Trẻ biết kể chuyện sáng tạo theo nội dung câu chuyện.

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu, đúng nội dung câu truyện.

- Trẻ biết lắng nghe và ghi nhớ nội dung câu truyện.

- Trẻ hiểu được một số lời thoại của các nhân vật.

3. Thái độ:

- Trẻ thêm hiểu về truyền thuyết của đất nước.

II. Chuẩn bi:

1. Đồ dùng - đồ chơi:

- Tranh minh hoạ truyện.

- Sa bàn, que chỉ, bàn, giá để truyện.

- Đài, băng, đàn.

- Máy chiếu.

2. Địa điểm:- Trong lớp học.

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức:

- Tổ chức cho trẻ cùng xem băng hình cảnh mưa bão, lũ lụt.

- Cô hỏi trẻ:

+ Đó là cảnh thời tiết gì ?

+ Thường xảy ra vào mùa nào ?

+ Khi có bão thì bầu trời và cảnh vật như thế nào?

2. Giới thiệu bài:

- Cô giới thiệu: Hàng năm cứ vào tháng 7 âm lịch, trời thường có bão gây lũ lụt, ông cha ta có sự giải thích là do hai vị thần đánh nhau, câu chuyện đó như thế nào? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé.

3. Hướng dẫn:

3.1. Hoạt động1: Kể chuyện cho trẻ nghe

- Xem băng hình

- Mưa gió, lũ lụt - Mùa mưa, tháng 7 - Bầu trời tối đen, cây cối nghiêng ngả.

- Trẻ chú ý lắng nghe

(22)

- Cô kể diễn cảm lần 1 kết hợp điệu bộ cử chỉ.

- Kể xong hỏi trẻ:

+ Trong câu chuyện cô vừa kể có hai vị thần, bạn nào còn nhớ tên của hai vị thần đó.

+ Sơn tinh, Thủy tinh là tên của hai vị thần, và cũng là tên câu truyện cô vừa kể.

- Cô kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ.

- Kể xong cô hỏi trẻ:

+ Tên câu truyện là gì?

+ Trong câu truyện có những nhân vật nào?

- Cô giới thiệu tên chuyện bằng chữ to, cho trẻ đọc tên truyện, tìm chữ cái mới học.

- Cô kể chuyện lần 3 bằng tranh chỉ chữ.

* Đàm thoại

- Câu chuyện tên là gì?

- Trong câu truyện có những nhân vật nào?

- Khi nhà vua mở hội kén rể thì ai đã đến tham dự?

- Sơn Tinh là ai? có tài như thế nào?

- Thuỷ Tinh là ai, có tài gì?

- Nhà vua đòi những lễ vật gì để cưới được công chúa?

- Ai đã mang lễ vật đến trước?

- Không đón được công chúa thì Thuỷ Tinh đã cư xử như thế nào?

- Sơn Tinh đã làm gì để chống lại Thuỷ Tinh ? - Hằng năm cứ đến dịp nào thì Thuỷ Tinh lại dâng nước để đánh Sơn Tinh? Và vào dịp ấy mọi người thường làm gì để chống lại mưa bão?

3.2. Hoạt động 3: Dạy trẻ kể chuyện

- Cô đóng là người dẫn chuyện gợi ý để cả lớp

- Trẻ lắng nghe

- Sơn tinh, Thủy tinh

- Trẻ lắng nghe

- Sơn Tinh, Thủy tinh - Vua Hùng, Sơn tinh, Thủy tinh

- Trẻ lắng nghe

- Sơn Tinh, Thủy tinh - Vua Hùng, Sơn tinh, Thủy tinh

- Sơn Tinh, Thủy tinh - Chúa miền non cao, vẫy tay về phía nào thì phía đó mọc lên từng dãy núi đồi.

- Chúa miền biển cả, hô mưa gọi gió.

- Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

- Sơn Tinh

- Giận giữ, hô mưa gọi gió dâng nước sông đánh Sơn Tinh.

- Làm thành từng dãy núi đồi ngăn dòng nước.

- Tháng 7.

- Đắp đê ngăn lũ.

(23)

cùng kể 1 - 2 lần theo tranh minh họa.

- Cho trẻ đóng các vai để kể chuyện, cô dẫn truyện.

- Mời cá nhân trẻ kể từng đoạn truyện theo tranh.

- Cô hướng dẫn giúp trẻ kể theo đúng trình tự câu chuyện.

4. Củng cố:

- Chúng mình vừa được cô kể cho các con câu chuyện có tên là gì?

- Vậy chúng mình phải làm thế nào để có được những giọt nước sạch, nguồn nước sạch?

- Cô giáo dục trẻ chăm chỉ, chịu khó… và biết nghe lời anh chị cha mẹ và ở lớp các con phải biết nghe lời cô giáo, yêu thương các bạn và giúp đỡ lẫn nhau, vệ sinh môi trường, trồng cây xanh.

5. Kết thúc:

- Nhận xét, tuyên dương trẻ.

- Trẻ tập kể chuyện

- Sơn Tinh - Thủy Tinh - Bảo vệ nguồn nước - Trẻ lắng nghe

Đánh giá trẻ hàng ngày( Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình hình sức khỏe. trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ. Kiến thức, kỹ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Thứ 5 ngày 05 tháng 04 năm 2018 TÊN HOẠT ĐỘNG: Toán: Nhận biết thời gian sáng, trưa, chiều, tối.

Hoạt động bổ trợ: Trò chơi: Bốn mùa

(24)

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết đặc điểm của các buổi trong ngày , gọi đúng tên các buổi - Trẻ biết cách phân biệt được các buổi sáng, trưa, tối.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng phân biệt các buổi theo đặc điểm, theo hoạt động - Ghi nhớ được trình tự các buổi trong ngày

3. Thái độ:

- Trẻ cảm nhận được về thời gian, yêu quý thời gian, yêu cuộc sống biết lao động tự phục vụ

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho trẻ:

Các loại tranh ảnh về đặc điểm, của buổi sáng, trưa và buổi tối Tranh về các hoạt động của trẻ vào các buổi trong ngày

Đồ dùng dụng cụ phân loại đủ cho trẻ dùng

Bảng vẽ cảnh sinh hoạt sáng, trưa, buổi tối để chơi trò chơi ( Bé sẽ làm gì vào các buổi sinh hoạt trong tranh)

Tranh hoạt động và đặc điểm các buổi để trẻ nối, tô màu Bút màu, bút chì

2. Đồ dùng của cô: Máy tính, máy chiếu III. Tiến trình hoạt động

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức

- Trẻ chơi trò chơi "Bốn mùa"

2. Giới thiệu bài

- Trò chơi con vừa chơi có mấy mùa?

- Mùa thu có ngày hội gì vui nhất? (Tết trung thu)

- Tết Trung thu vào ngày tháng nào? (Rằm tháng tám)

- Đêm rằm có gì đẹp? (Có trăng đẹp) - Trăng rằm thế nào? (Trăng rất tròn)

-Vậy hôm nay cô cháu mình cùng học về các buổi trong ngày nhé: “ Sáng trưa, chiều, tối”

3. Hướng dẫn

3.1 Hoạt động 1: Nhận biết các buổi trong ngày:

Cô mở nhạc cho trẻ cùng nghe và vận động bài hát " Thật đáng yêu"

- Hỏi trẻ các con vừa làm gì vậy?

- Các con có thấy khỏe hơn không?

- Vậy các con phải thường xuyên tập thể

-Trẻ chơi -Có 4 mùa

-Chúng con hát VĐ bài thật đáng yêu ạ

-Có ạ

(25)

dục nhé.

- Bạn nào thông minh cho cô biết các con muốn khỏe mạnh các con nên tập thể dục vào buổi nào trong ngày?

- Bây giờ cô muốn cho chúng mình 1

chuyến du lịch trên màn hình nhỏ để xem các bạn nhỏ đã làm gì trong các buổi trong ngày hôm nay nhé.

- Cho trẻ xem trên máy : xem các tranh ảnh về các buổi trong ngày, các hoạt động trong ngày của trẻ.

( Vừa xem vừa đàm thoại: Đây là buổi gì?

Các bạn nhỏ đang làm gì?- Xem hoạt động của buổi sáng các bé đang tập thể dục có ông mặt trời đang nhô lên đỏ rực, cảnh các bé đang ngủ trưa ở lớp, cảnh buổi chiều mặt trời lặn bé về nhà, buổi tối xem phim hoạt hình)

- Cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh về buổi sáng, buổi trưa, chiều, tối cho trẻ chơi trò chơi "

Tìm đúng buổi "

- Cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh về đúng buổi của bé thì bé nào cầm bức tranh giống như trong tranh cô yêu cầu thì chạy về đứng cạnh bức tranh đó. Ví dụ cô nói " Về đúng buổi nào!"

trẻ cầm tranh có ông mặt trời đỏ rực đng nhô lên sẽ chạy về bức tranh buổi sáng. Cô kiểm tra cho trẻ gọi tên buổi của mình

3.2. Hoạt động 2: Dạy trẻ phân biệt các buổi trong ngày:

+ Trò chuyện với trẻ - Các con vừa làm gì?

- Vui không?

- Các con đã nhận biết rõ về các buổi trong ngày chưa?

- Hôm nay chúng mình sẽ cùng phân biệt 3 buổi sáng, trưa, chiều và buối tối nhé.

- Chúng mình cùng lấy rổ ở phía sau các con cùng thực hiện bài tập nhé. Muốn phân biệt được các bạn hãy quan sát cô làm 1 lần đã nhé.

+ Cô làm mẫu lần 1: phân biệt theo đặc điểm. Cô nói "buổi sáng" cô sẽ chọn bức tranh buổi sáng có ông mặt trời đang nhô lên...để phía bên trái của cô, cô nói "buổi trưa" cô chọn tranh buổi trưa có ông mặt trời lên cao, có tia nắng để trước mặt cô, buổi chiều cảnh bố mẹ đón con từ

-Buổi sáng ạ

-Buổi sáng, các bạn đang tập thể dục ạ

-Trẻ tìm

Trẻ thực hiện

-Đi thăm quan du lịch ạ -Rồi ạ

-Trẻ lấy

(26)

trường về nhà,cô nói " Buổi tối" cô sẽ chọn bức tranh có trăng và sao trên bầu trời để sang phía bên phải của cô.

- Cô yêu cầu trẻ thực hiện. Cô nhắc trẻ cần chú ý và ghi nhớ những yêu cầu của cô.

+ Cô làm mẫu lần 2: Phân biệt theo hoạt động:

- Hoạt động buổi sáng: Bé đến trường - Để bên trái

- Hoạt động buổi trưa: Bé ngủ trưa ở trường - Để trước mặt

- Hoạt động buổi tối: Bé xem phim hoạt hình - Để bên phải

+ Lần thứ 3 cô yêu cầu trẻ tự làm theo yêu cầu của cô

3.3 Hoạt động 3 : Luyện tập củng cố:

+ Trò chơi 1 : Bé thi tài :

Cô chia trẻ theo 3 nhóm mỗi nhóm nối, tô màu theo đặc điểm, hoạt động của từng buổi;

nhóm 1 làm buổi sáng, nhóm 2 buổi trưa, nhóm 3 buổi tối, nhóm nào thực hiện nhầm sẽ bị thua cuộc.

+ Trò chơi 2: Cho trẻ vào ngôi nhà khoa học của truydy trong phần mềm kidmarts để chơi nhận biết sáng, trưa, chiều, tối

4. Củng cố

- Hỏi lại trẻ tên bài học 5. Kết thúc :

- Cô nhận xét giờ học, giáo dục trẻ ăn uống, tập luyện giư gìn sức khỏe,nhẹ nhàng ra chơi.

-Trẻ chơi

Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình hình sức khỏe. trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ. Kiến thức, kỹ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

Thứ 6 ngày 06 tháng 04 năm 2018 TÊN HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH

Nặn ông mặt trời

(27)

Hoạt động bổ trợ: Hát và trò chuyện về chủ đề I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết dùng các ngón tay véo đất thành thỏi nhỏ, bóp đất cho mềm, xoay tròn, ấn dẹt, lăn dọc thành sản phẩm Ông mặt trời.

- Trẻ biết Ông mặt trời tỏa ánh nắng chiếu xuống mặt đất làm cho cây cối xanh tốt, giúp cho bác nông dân ra đồng, mọi vật đi kiếm ăn.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng khéo léo đôi tay trẻ.

- Trẻ làm thành thạo các động tác bóp đất, véo đất, xoay tròn, ấn dẹt…

3. Giáo dục- Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu quí sản phẩm của mình làm ra.

- Trẻ biết Ông mặt trời của thiên nhiên ban tặng.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ - Một số hình ảnh về ông mặt trời

- Đất nặn , bảng con, rổ,đĩa trưng bày sản phẩm.

2. Địa điểm tổ chức - Trong lớp

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ hát “Nắng sớm”. Và trò truyện về chủ đề

+ Chúng mình vừa hát về hiện tượng gì?

+ Trời nắng cho chúng ta những gì?

+ Ánh nắng rất có ích cho cuộc sống con người cũng như muôn vật đấy các con ạ.

2. Giới thiệu bài:

- Chúng mình cùng tham gia nặn Ông mặt trời và những tia nắng nhé.

3. Hướng dẫn:

3.1. Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại:

* Cô cho trẻ mở hộp quà và hỏi trẻ:

+ Cái gì đây các con?

+ Vậy các con biết Ông mặt trời này họ làm ra từ nguyên vật liệu gì?

+Ông mặt trời có dạng hình gì?

- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô

- Hát về nắng.

- Cho mau khô quần áo , cho cây xanh tươi…

- Ông mặt trời - Đất nặn ạ.

- Hình tròn

(28)

+ Xung quanh ông mặt trời có gì?

3.2 Hoạt động 2: Cô nặn mẫu:

Đây là đất nặn , cô veó đất thành thỏi nhỏ, bóp đất cho mềm, dẻo, đặt xuống bảng con dung bàn tay xoay tròn. Sau đó ấn dẹt, cô nặn 1 số tia nắng ghép vào xung quanh Ông mặt trời.

( Cô nặ 1-2 lần)

3.3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện :

- Nhắc nhở trẻ về cách ngồi và cho trẻ nặn Trong lúc trẻ nặn cô bao quát nhắc nhở trẻ tập trung nặn để hoàn thành sản phẩm.

3.4. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm:

- Cô cho cả lớp lên trưng bày sản phẩm - Mời trẻ quan sát nhận xét bài của bạn.

- Con thích sản phẩm nào ? Vì sao?

- Mời 2-3 trẻ khá giới thiệu bài của mình - Cô nhận xét sản phẩm chung của cả lớp:

khen ngợi bài khá động viên khuyến khích bài chưa đẹp

-> Giáo dục trẻ phải yêu quý, kính trọng ông mặt trời .Để tỏ long biết ơn cô cùng các con đọc bài thơ về ông mặt trời nào .

4. Củng cố:

- Hỏi trẻ vừa nặn những gì?

5. Kêt thúc:

- Nhận xét – Tuyên dương

- Những tia nắng

- Trẻ quan sát

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trưng bày sản phẩm,tự nhận xét bài của nhau

- Cô nhận xét bổ sung

- Trẻ đọc “Ông mặt trời”

- Nặn Ông mặt trời

Đánh giá trẻ hàng ngày( Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình hình sức khỏe. trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ. Kiến thức, kỹ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+Tìm hiểu về cảnh vật cây cối, các hoạt động của con vật trong mùa xuân trên quê hương của bé. - Cho trẻ xem tiếp đoạn băng: Cây cối đâm chồi, hoạt động của các

Cách chơi: Cô để quả cam và quả chuối trên bàn cho trẻ quan sát khi cô nói “ trời tối rồi, thì các con nhắm mắt lại đi ngủ nhé” cô cất một trong hai qủa đi, khi cô nói

mặt trời.. Những chị lúa phất phơ bím tóc.. Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.. Chị gió chăn mây trên đồng.. Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi... Bài

Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước

Những hôm trời lặng gió mặt sông phẳng như một tấm gương khổng lồ.. Trời thu trong xanh in bóng xuống

hiền, đứng hát.. Buổi sáng mùa xuân. Chị Mây áo xanh thong thả đi dạo trên bầu trời. Bác Mặt Trời thức dậy ban phát những tia nắng xuống trần gian. Trăm

Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện nói về gió và mặt trời thi xem ai khỏe hơn gió là người khởi xướng khi thấy 1 người đàn ông đi trên đường thi xem ai là người

- Giới thiệu bài hát, tác giả bài hát (Hôm nay các con sẽ học bài hát Reo vang bình minh, bài hát diễn tả bức tranh phong cảnh buổi sáng đầy màu sắc rực rỡ và âm thanh