• Không có kết quả nào được tìm thấy

cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Kiều Hữu Thiện

Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank

Phạm Mạnh Hùng

Học viện Ngân hàng

Ngô Văn Đức

Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Ngày nhận: 05/08/2021

Ngày nhận bản sửa: 22/09/2021 Ngày duyệt đăng: 16/11/2021

Tóm tắt: Thuật ngữ Fintech xuất hiện lần đầu từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng phải đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khi hàng loạt ngân hàng truyền thống bị phá sản hoặc bị ảnh hưởng bất lợi, các công ty công nghệ tài chính mới nhận được nhiều hơn sự tin tưởng từ công chúng. Từ cột mốc này, làn sóng phát triển của các công ty Fintech đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Trong giai đoạn 2015-2020, thị trường Fintech của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng cao nhất

Characteristics of Fintech market development in Vietnam

Abstract: The term “Fintech” first appeared in the late 90s of the last century, but it was not until the Global Financial Crisis of 2008 when a lot of banks went bankrupt or were adversely affected, that technology companies were given the trust of the people to manage their money. From this milestone, the development wave of Fintech companies has taken place significantly on a global scale.

In the period from 2015 to 2020, Vietnam’s Fintech market has also made great progress and become the group with the highest growth rate in Southeast Asia.

Through synthesizing secondary data and reviewing research reports that have been implemented by regulators as well as consulting organizations, besides challenges and risks, the research points out key characteristics regarding the development of Vietnam’s Fintech market such as: Fast development, led by two main areas of payment and peer-to-peer lending, Fintech companies often have cooperation with banks, however, operation scale is still relatively modest.

Keywords: Fintech market, characteristics, development, Vietnam Kieu, Huu Thien

Email: thienkh.ho@vietcombank.com.vn

Vietcombank Human Resources Development and Training School Pham, Manh Hung

Email: hungpm@hvnh.edu.vn Banking Academy of Vietnam Ngo, Van Duc

Email: duc.ngovan@sbv.gov.vn

Payment Department, State Bank of Vietnam

(2)

trong khu vực Đông Nam Á.

Thông qua tổng hợp số liệu thứ cấp và khảo lược các báo cáo nghiên cứu đã được thực hiện của các cơ quản lý cũng như tổ chức tư vấn, bài viết nghiên cứu về sự phát triển của thị trường Fintech Việt Nam, chỉ ra một số đặc điểm chính như: Tốc độ phát triển nhanh, được dẫn dắt bởi hai lĩnh vực chủ đạo là thanh toán và cho vay ngang hàng, các công ty Fintech thường có sự hợp tác với ngân hàng tuy nhiên quy mô hoạt động còn tương đối khiêm tốn; đồng thời đánh giá một số vấn đề đặt ra cùng sự phát triển này của thị trường này.

Từ khóa: Thị trường Fintech, đặc điểm, phát triển, Việt Nam

1. Giới thiệu

Trong giai đoạn đầu phát triển, Fintech, một thuật ngữ được ghép từ hai thuật ngữ riêng biệt là “Financial” và “Technology”, thường được dùng để mô tả quá trình ứng dụng các công nghệ mới nhằm tự động hoá việc cung ứng và sử dụng dịch vụ tài chính (Dương Tấn Khoa, 2019). Khi đó các định chế tài chính tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin, tạo ra các phần mềm chuyên dụng để nâng cao hiệu quả của các giao dịch tài chính. Hiện nay, có khoảng hơn 200 khái niệm khác nhau về công nghệ tài chính Fintech, nhưng khái niệm được tổng hợp và thống nhất phổ biến là: Fintech là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại cho lĩnh vực tài chính, nhằm mang tới cho khách hàng các giải pháp/

dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống (Mackenzie, 2015, Partrick, 2017).

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020, thế giới chứng kiến sự bùng nổ hoạt động của các công ty Fintech trên phạm vi toàn cầu.

Theo The Global Fintech Index 2020, tổng giá trị hoạt động đầu tư vào lĩnh vực Fintech toàn cầu đã tăng từ 60,2 tỷ USD năm 2017 lên đến 150,3 tỷ USD vào năm 2019, tương ứng tăng 250% sau hai năm (Findexable, 2019). Trong nửa đầu năm 2021, cứ 5

đồng vốn đầu tư mạo hiểm thì có 1 đồng vốn được rót vào thị trường Fintech (The Economist, 2021). Trên thế giới hiện nay có 10 trung tâm Fintech toàn cầu hàng đầu, bao gồm: Mỹ, Anh, Singapore, Lithuania, Thụy Sỹ, Hà Lan, Thụy Điển, Úc, Canada, Estonia (Findexable, 2019). Các quốc gia này có môi trường công nghệ cao, nền kinh tế mở và tự do, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ công nghệ tài chính chiếm tỷ trọng lớn trong dân số. Trong đó, Mỹ là quốc gia mà các công ty Fintech và các sản phẩm Fintech hoạt động sôi động nhất trên thế giới. Mặc dù vào năm 2020, Trung Quốc chỉ xếp hạng 21 các trung tâm Fintech hàng đầu của thế giới, nhưng đây lại là thị trường dẫn đầu trong sử dụng các dịch vụ của Fintech với hơn 60% người dân tiếp cận dịch vụ Fintech, gấp đôi tỷ lệ tại Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là thị trường cho vay ngang hàng (P2P lending) lớn nhất thế giới (Vũ Cẩm Nhung và Lại Cao Mai Phương, 2021).

Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng cho sự phát triển của Fintech như dân số trẻ, khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ mới nhanh: 89% người dùng trong độ tuổi từ 20- 44 tuổi sử dụng Internet, 58% dân số sử dụng Internet ít nhất 5 giờ/ngày (Nielsen, 2017). Nhận thức được tầm quan trọng và tương lai phát triển của lĩnh vực công nghệ tài chính ở Việt Nam,

(3)

từ năm 2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã cấp phép thành lập những công ty Fintech đầu tiên. Số lượng các công ty Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam cũng đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua, với mức tăng gần gấp 5 lần trong giai đoạn 2016- 2020, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau (Nghiêm Thanh Sơn, 2020).

Sự phát triển của Fintech đã và đang mang lại nhiều thay đổi tích cực đối với hệ thống tài chính Việt Nam, ảnh hưởng mạnh mẽ tới chiến lược phát triển và cách thức kinh doanh của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống. Fintech làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống, thông qua Internet banking, Mobile banking, QR code, ngân hàng số, ví điện tử… Tiếp theo đó, sự phát triển và ứng dụng các công nghệ mới như Big data, blockchain, hệ thống định dạng cá nhân sinh trắc học, định danh khách hàng điện tử… giúp các công ty Fintech cải tiến chất lượng dịch vụ, giảm chi phí hạ tầng kỹ thuật, giảm mạng lưới chi nhánh, tăng cường tính minh bạch, nhưng vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả, gia tăng sự hài lòng hơn cho khách hàng. Đặc biệt, Fintech tạo ra các giải pháp tài chính cho khách hàng ở vùng sâu, vùng xa hoặc những khách hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính do những rào cản về thủ tục hoặc địa lý, hỗ trợ tốt hơn cho nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, sự phát triển của Fintech cũng đặt ra các yêu cầu về xây dựng khuôn khổ pháp lý, đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, chống gian lận và lừa đảo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thông qua việc tổng hợp số liệu thứ cấp và khảo lược các báo cáo nghiên cứu đã được thực hiện về thị trường Fintech Việt Nam của các cơ quản lý cũng như tổ chức tư vấn, bài viết

này sẽ khái quát những đặc điểm chính của sự phát triển của thị trường Fintech tại Việt Nam và đánh giá một số vấn đề đặt ra cùng sự phát triển này.

2. Đặc điểm phát triển thị trường Fintech tại Việt Nam

Trong giai đoạn kể từ năm 2015 trở lại đây, hệ thống tài chính Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển và mở rộng mạnh mẽ của các công ty Fintech với những đặc điểm chính có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, thị trường Fintech phát triển với tốc độ nhanh chóng

Tại Việt Nam, lĩnh vực Fintech đang có sự phát triển mạnh mẽ và thu hút nhiều nhà đầu tư. Số lượng các công ty Fintech tại Việt Nam đã tăng gấp 5 lần từ khoảng 40 công ty cuối năm 2016 lên tới con số khoảng 200 công ty ở thời điểm cuối năm 2020. Thị trường Fintech Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2017 và tăng lên đạt gần 9 tỷ USD vào năm 2020 (Trần Trọng Triết, 2020).

Theo bảng xếp hạng các trung tâm Fintech toàn cầu, Việt Nam xếp hạng 51 của thế giới, đây cũng là vị trí đáng khích lệ khi so sánh với các quốc gia có thị trường Fintech còn non trẻ khác. Điểm xếp hạng Fintech các thành phố trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương cho thấy TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội có vị trí khá tốt trong khu vực này khi xếp hạng lần lượt là 27 và 30. Trong năm 2019, thị trường Fintech Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ thông qua khoản tài trợ 300 triệu USD dành cho công ty VNPay và 500 triệu USD cho vòng gọi vốn của MoMo.

Đây là 2 giao dịch lớn thứ ba và thứ nhất trong khu vực ASEAN (Vũ Cẩm Nhung và Lại Cao Mai Phương, 2021). Theo báo cáo Fintech Singapore (2020), Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực ASEAN về thu hút

(4)

đầu tư trong lĩnh vực Fintech năm 2019.

Số vốn mà Việt Nam huy động được trong lĩnh vực Fintech chiếm 36% tổng số vốn ASEAN trong lĩnh vực này năm 2019 và chỉ đứng sau Singapore (51%). Đây là sự tăng trưởng ngoạn mục của Việt Nam trong khu vực bởi vì con số này vào năm 2018 chỉ là 0,4%.

Thứ hai, thị trường Fintech được dẫn dắt bởi hai lĩnh vực chính là thanh toán và cho vay ngang hàng

Hiện nay, thị trường Fintech ở Việt Nam tập trung ở 2 dịch vụ bao gồm thanh toán, cho vay ngang hàng (P2P lending). Các dịch vụ khác như quản lý tài sản, quản lý thanh khoản, quản lý đầu tư, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn tài chính tự động… vẫn đang trong giai đoạn sơ khai.

Số liệu thống kê của Fintechnews trong

năm 2020 cho thấy trong tỷ trọng các dịch vụ Fintech tại Việt Nam, hoạt động thanh toán đang chiếm tới 33%, nhiều nhất trong các loại hình dịch vụ. Sự quan tâm đầu tư vào các công ty Fintech trong lĩnh vực thanh toán được thúc đẩy bởi các lợi thế như quy mô dân số lớn, sự hỗ trợ từ Chính phủ nhằm thúc đẩy một nền kinh tế không dùng tiền mặt, cũng như tỷ lệ sử dụng Internet và di động cao tại Việt Nam. Đây cũng là quy luật chung của các thị trường Fintech phát triển ở giai đoạn đầu (Vũ Cẩm Nhung và Lại Cao Mai Phương, 2021). Xu hướng này sẽ còn được tiếp tục khi theo dự báo của NHNN, giá trị thanh toán qua thiết bị di động tại Việt Nam dự kiến tăng gần 4 lần, từ 16 tỷ USD vào năm 2016 lên đến 70,9 tỷ USD vào năm 2025 (ISEV, 2020).

Bên cạnh lĩnh vực thanh toán, lĩnh vực P2P lending cũng đã phát triển nhanh chóng tại Bảng 1. Điểm xếp hạng một số

quốc gia về phát triển Fintech

năm 2019 Bảng 2. Điểm Fintech theo thành phố tại một số quốc gia Châu Á Thái Bình Dương năm 2019

Quốc gia Điểm Vị trí

xếp hạng Thành phố (Quốc gia)

Điểm xếp hạng Fintech

Vị trí xếp hạng Châu Á- Thái Bình

Dương Thế giới

Mỹ 31.789 1 Singapore (Singapore) 19.176 1 3

Anh 23.262 2 Bangalore (Ấn Độ) 16.093 2 7

Singapore 19.176 3 Mumbai (Ấn Độ) 15.063 3 10

Hàn Quốc 11.543 18 Hong Kong (Trung Quốc) 14.778 4 11 Trung

Quốc 11.143 21 Sydney (Australia) 14.470 5 13

Nhật Bản 11.114 22 New Delhi (Ấn Độ) 13.958 6 16

Malaysia 9.692 36 Tokyo (Nhật Bản) 13.783 7 17

Thailand 9.415 39 Bắc Kinh (Trung Quốc) 12.762 8 23

Philippines 8.831 46 Seoul (Hàn Quốc) 11.914 9 28

Indonesia 8.658 47 Thượng Hải (Trung Quốc) 11.855 10 31

Đài Loan 8.321 50 Hồ Chí Minh (Việt Nam) 5.593 27 142

Việt Nam 8.118 51 Hà Nội (Việt Nam) 5.216 30 149

Nguồn: Findexable (2019)

(5)

Việt Nam về số lượng các công ty cung ứng dịch vụ. Theo khảo sát năm 2019 của NHNN, Việt Nam có khoảng 40 công ty cung ứng dịch vụ P2P lending, trong đó có nhiều công ty không rõ cơ sở pháp lý có nguồn gốc từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia... Như vậy, từ 3 nền tảng P2P lending trong năm 2017, số lượng các công ty cho vay ngang hàng tăng lên 40 và thậm chí là 100 nếu tính cả số lượng các công ty chưa đăng ký. Sự tăng trưởng về số lượng công ty P2P lending thể hiện dấu hiệu của một lĩnh vực Fintech tăng trưởng nóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện có rất ít dữ liệu đáng tin cậy có sẵn để đo lường quy mô khoản vay, tổng dư nợ cho vay hoặc tốc độ tăng trưởng của loại hình công ty Fintech này.

Thứ ba, quy mô của các công ty Fintech còn tương đối khiêm tốn

Qua báo cáo khảo sát của NHNN năm 2019 cho thấy phần lớn các công ty Fintech tại Việt Nam là các công ty mới được thành

lập với quy mô nhỏ. Cụ thể, về giai đoạn phát triển của các công ty Fintech tại Việt Nam thì 44,2% các công ty Fintech đang trong giai đoạn khởi động các hoạt động kinh doanh, nhưng chưa đến thời điểm điểm hòa vốn; 26,4% đang trong giai đoạn ra mắt sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP) và có doanh thu bán hàng trong sáu tháng gần nhất tính đến thời điểm khảo sát; 11,76%

đã đạt đến giai đoạn hòa vốn; 2,94% đang trong giai đoạn chứng minh ý tưởng nhưng chưa có doanh thu; 8,82% đã đạt được lợi nhuận; 5,88% đang trong giai đoạn phát triển mô hình kinh doanh.

Thứ tư, hoạt động Fintech tập trung nhiều trong lĩnh vực ngân hàng và có sự tương tác chặt chẽ với ngân hàng truyền thống Báo cáo khảo sát về hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam năm 2019 của NHNN cho thấy, phần lớn các dịch vụ Fintech được cung cấp tại Việt Nam là thuộc lĩnh vực ngân hàng hoặc có bản chất của hoạt động

Nguồn: fintechnews.sg Hình 1. Tỷ trọng các dịch vụ Fintech tại Việt Nam năm 2020

Bảng 3. Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán qua Internet và Mobile Banking Số lượng giao dịch năm

2020 (Triệu giao dịch ) So với

năm 2019 Giá trị giao dịch năm 2020

(Nghìn tỷ VND) So với

năm 2019

Kênh Internet 475,52 +13,33% 27.737 +24,78%

Kênh Mobile 1.183,34 +114,21% 12.613 +118,45%

Nguồn: Nghiêm Thanh Sơn, 2020

(6)

ngân hàng như thanh toán, cho vay, huy động vốn, dịch vụ tài chính cá nhân, chấm điểm tín dụng hay các giải pháp ứng dụng vào hoạt động của các tổ chức tín dụng…

Trong khi đó, các dịch vụ Fintech được ứng dụng trong lĩnh vực chứng khoán hay bảo hiểm chiếm tỷ lệ ít hơn và chưa phổ biến.

Công nghệ sáng tạo không chỉ làm gia tăng cạnh tranh mà còn đem lại các cơ hội hợp tác giữa các ngân hàng và các đơn vị khởi nghiệp Fintech. Xu thế nổi bật nhất trên toàn cầu trong suốt thời gian qua chính là mối quan hệ hợp tác giữa các tổ chức tài chính truyền thống và doanh nghiệp Fintech. Trong số các công ty Fintech trên thị trường Việt Nam, một số ít phát triển theo hướng độc lập, có thể trở thành đối thủ cạnh tranh với các tổ chức tài chính truyền thống (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán...), nhưng đa phần là phát triển theo hướng hợp tác, trở thành đối tác với các tổ chức tài chính truyền thống, phát triển cộng sinh, đôi bên cùng có lợi... Báo cáo khảo sát của NHNN năm 2019 cho thấy, có khoảng 80- 90% các Fintech tại Việt Nam hợp tác với ngân hàng trong quá trình hoạt động.

Hợp tác giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) và công ty Fintech tại Việt Nam diễn ra khá đa dạng dưới các hình thức như:

hợp tác cung ứng dịch vụ; Fintech cung cấp các giải pháp cho ngân hàng; ngân hàng tài trợ nguồn vốn cho Fintech. Một số quan hệ hợp tác điển hình có thể kể đến là NHTM cổ phần Công thương Việt Nam và Công ty Opportunity Network; NHTM cổ phần Quân đội với Viettel; NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam với Công ty M_Service, VPBank với công ty Fintech Timo… Các công ty khởi nghiệp về Fintech có những ưu thế về đổi mới, sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ một cách linh hoạt và hiệu quả, đặc biệt là việc ứng dụng những nền tảng công nghệ số tân tiến như công nghệ chuỗi khối, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo… Tuy nhiên để tồn tại và phát triển, các công ty Fintech lại cần tiếp cận nguồn vốn, quy mô mạng lưới, thông tin khách hàng, cũng như sự hỗ trợ, tư vấn về mặt pháp lý của các ngân hàng. Sự hợp tác giữa ngân hàng và công ty Fintech sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên và gia tăng trải nghiệm mới cho khách hàng.

3. Những vấn đề đặt ra cùng với sự phát triển của Fintech tại Việt Nam

Sự phát triển của Fintech đặt ra một số yêu cầu đối với thị trường về khuôn khổ pháp

Nguồn: Khảo sát của NHNN, 2019 Hình 2. Đánh giá giai đoạn phát triển của các công ty Fintech

Việt Nam năm 2019

(7)

lý, rủi ro gian lận và lừa đảo, an ninh mạng và bảo mật thông tin, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ nhất, vấn đề khuôn khổ pháp lý Fintech là lĩnh vực mới và phát triển nhanh khiến nhiều quy định pháp lý được ban hành từ lâu có thể không còn phù hợp, tương thích. Theo đó, Việt Nam hiện mới chỉ có một số đề án mang tính vĩ mô cho khởi nghiệp nói chung như Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025; hoặc các đề án rộng như Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016- 2020, Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo… Trong khi đó, các quy định pháp luật cụ thể cho loại hình kinh doanh của Fintech như định nghĩa mô hình hoạt động, địa vị pháp lý, các điều kiện thành lập và hoạt động, bản chất sản phẩm, dịch vụ; tiêu chuẩn của sản phẩm/

dịch vụ, hay các quy định về bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm tài chính, bảo vệ thông tin cá nhân… vẫn chưa được thiết lập chính thức. Hoạt động Fintech thiếu vắng khung khổ pháp lý điều chỉnh hoặc hướng dẫn pháp lý rõ ràng hoặc hoạt động trong “vùng xám” có thể gây ra các rủi ro tiềm ẩn đối với nhiều người tham gia trên thị trường như các tổ chức tài chính truyền thống, khách hàng sử dụng dịch vụ và chính bản thân doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp Fintech.

Hiện khuôn khổ pháp lý và quản lý của Việt Nam về cơ bản mới chỉ đáp ứng được một phần cho lĩnh vực Fintech trong thanh toán và xác thực khách hàng điện tử, chưa có khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho các lĩnh vực khác. Các lĩnh vực Fintech đang phát triển phổ biến như P2P Lending, Crowd-funding, chia sẻ dữ liệu cá nhân, công nghệ Blockchain, Quản lý tài sản, ICOs…

hiện đều chưa có quy định quản lý tại các văn bản pháp lý chính thức. Do các khuôn khổ pháp lý còn thiếu và chưa minh bạch, một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng mô hình cho vay ngang hàng và huy động vốn cộng đồng để thực hiện các hoạt động phi pháp như “tín dụng đen”, lừa đảo... Hai hình thức cho vay này chưa có quy định cụ thể trong luật pháp Việt Nam nên vẫn tồn tại nhiều rủi ro đối với những chủ thể tham gia. Những quy định về tín dụng đã được thiết lập đều không phù hợp với mô hình hoạt động cho vay ngang hàng, huy động vốn cộng đồng và cả với các công ty, tổ chức cung cấp nền tảng cho các dịch vụ này.

Thứ hai, rủi ro giả mạo và lừa đảo

Do được phát triển và ứng dụng trong môi trường công nghệ, dịch vụ Fintech dễ dàng bị các đối tượng tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo với thủ đoạn tinh vi.

Các rủi ro này sẽ gây tác động xấu đến hình ảnh của cơ quan quản lý, định hướng thúc đẩy đổi mới sáng tạo của Nhà nước, uy tín, thương hiệu của tổ chức cung ứng dịch vụ và cuộc sống của người tiêu dùng/khách hàng.

Trong thời gian qua, các đối tượng tội phạm đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng để thực hiện các hành vi đánh cắp thông tin, tiền trong tài khoản, ví điện tử của khách hàng. Một số tổ chức, cá nhân lợi dụng các dịch vụ Fintech như dịch vụ thanh toán để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như thực hiện thanh toán cho các giao dịch đánh bạc, mua bán Forex hay rửa tiền; hình thành các sàn giao dịch cho vay ngang hàng cung cấp dịch vụ cho vay cầm đồ, kinh doanh đa cấp biến tướng, cho vay tín dụng đen, cho vay nặng lãi…

Trong hoạt động P2P Lending tại Việt Nam trong gian đoạn từ năm 2017 trở lại đây, một số công ty lấy danh nghĩa mô hình P2P Lending lợi dụng sự thiếu kiến thức, hiểu

(8)

biết của người dân để lừa bịp, gian dối, quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cao để lừa đảo, chiếm đoạt tiền vốn của người dân bỏ tiền đầu tư mô hình cho vay này hoặc lừa dối người vay về lãi suất thấp, điều kiện vay ưu đãi trong khi tính và áp dụng mức lãi suất thực tế cao hơn nhiều, tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của nhiều loại hình dịch vụ do các tổ chức không phải là ngân hàng cung ứng, có đặc điểm tương tự như các dịch vụ trung gian thanh toán được NHNN cấp phép hiện nay nhưng chưa có các quy định pháp lý điều chỉnh, như thẻ cào điện thoại do các công ty viễn thông phát hành đang được sử dụng để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ của bên thứ ba. Ngoài ra, thị trường tài chính còn có sự xuất hiện một số loại ví nhưng không đúng bản chất dịch vụ và không được NHNN cấp phép, nhưng vẫn cung ứng trên thị trường; các loại ví này không được liên kết với tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng, không chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước (Nghiêm Thanh Sơn, 2020). Các sản phẩm này có thể lợi dụng kẽ hở của pháp luật để được sử dụng cho các mục đích lừa đảo, gian lận thương mại, rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố. Ví dụ như đối với hoạt động đánh bạc, cá cược bất hợp pháp thông qua các dạng ví điện tử kể trên, người chơi có thể ẩn danh với các giao dịch của mình, giúp né tránh các vấn đề pháp lý hoặc điều tra của cơ quan quản lý so với hình thức chuyển khoản ngân hàng.

Thứ ba, rủi ro bảo mật và rò rỉ dữ liệu khách hàng

Rủi ro bảo mật và rò rỉ dữ liệu đến từ những công ty Fintech chưa đáp ứng đủ tiêu chí về an toàn bảo mật chung của ngành ngân hàng do thiếu hụt các quy định tham gia vào thị trường dẫn tới dữ liệu của khách hàng bị mất

hoặc lộ thông tin. Các thông tin liên quan đến khách hàng mà các công ty Fintech đang nắm giữ trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng là vô cùng đa dạng, có vai trò và ảnh hưởng lớn tới khách hàng, tổ chức. Các thông tin khách hàng là thông tin mang tính riêng tư, cần được bảo vệ và là trách nhiệm pháp lý của của các Fintech.

Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi các giải pháp công nghệ và kỹ thuật số của công ty Fintech (đặc biệt là bên thứ 3) trong quá trình truyền tải dữ liệu khách hàng, nếu không có giải pháp công nghệ hiện đại cũng như quy trình kiểm soát nội bộ chặt chẽ để phòng ngừa các rủi ro công nghệ như tấn công mạng, xâm nhập trái phép cơ sở dữ liệu…, sẽ làm gia tăng khả năng ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Chẳng hạn, công nghệ Robot tư vấn và các công ty Fintech trong lĩnh vực cho vay phải dựa hoàn toàn vào một bên cung ứng dịch vụ dữ liệu thứ ba, hay như đối với việc triển khai Open API khi tổ chức tín dụng cho phép bên thứ ba truy cập, khai thác, sử dụng thông tin khách hàng trên hệ thống thông tin của tổ chức tín dụng. Việc này có thể dẫn đến rủi ro về an toàn thông tin khi dữ liệu được một bên thứ ba nắm giữ và có thể khai thác.

Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, pháp luật cần ghi nhận quyền của khách hàng trong việc cho phép bên thứ ba khai thác, sử dụng thông tin khách hàng, được bên thứ ba bảo mật thông tin về khách hàng cũng như quyền được khiếu nại, khởi kiện bên thứ ba và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại khi bên thứ ba vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin và các nghĩa vụ khác liên quan tới việc truy cập, khai thác và sử dụng thông tin khách hàng.

Thứ tư, bảo vệ người tiêu dùng

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường các công ty Fintech đã tạo ra nhiều thách thức đối việc bảo vệ quyền lợi người tiêu

(9)

dùng trong lĩnh vực tài chính. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB) tại 6 quốc gia châu Á bao gồm Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Việt Nam năm 2018, hoạt động bảo vệ khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ở Việt Nam được đánh giá là tương đối sơ sài, kém an toàn hơn so với các quốc gia còn lại. Cụ thể, trong 6 tiêu chí để đánh giá hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, Việt Nam chỉ đáp ứng được 2 yếu tố là có cơ quan quản lý khiếu nại và có hỗ trợ khách hàng bằng đường dây nóng. Các tiêu chí khác như phổ cập các chương trình về rủi ro tiêu dùng, xử lý trực tiếp khiếu nại, nhận báo cáo khiếu nại từ các tổ chức tài chính và kiểm soát chất lượng phục vụ… đều đã được thiết lập tại các quốc gia khác, nhưng chưa được áp dụng tại Việt Nam (World Bank, 2018).

Người tiêu dùng có thể gặp phải với những vấn đề kể trên khi sử dụng các dịch vụ tài chính truyền thống, tuy nhiên vấn đề này có thể trở nên nghiêm trọng hơn đối với việc sử dụng các sản phẩm Fintech (World Bank, 2018). Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng phải đối mặt với những thông tin không đầy đủ hoặc không rõ ràng về giá cả khi mua các sản phẩm Fintech. Các thông tin cần thiết để người tiêu dùng đưa ra những lựa chọn tốt nhất bao gồm tính năng sản phẩm, giao dịch có sẵn, điểm dịch vụ hay giới hạn giao dịch cũng không được cung cấp đầy đủ, từ đó khiến người dùng lựa chọn những sản phẩm không phù hợp.

4. Kết luận

Sự phát triển của thị trường Fintech Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2020 được gắn liền với các đặc điểm nổi bật là: tốc độ phát triển nhanh, được dẫn dắt bởi hai lĩnh vực chủ đạo là thanh toán và cho vay ngang hàng, các công ty Fintech thường có sự hợp tác với ngân hàng tuy nhiên quy mô hoạt động còn tương đối khiêm tốn. Bên cạnh đó, thị trường Fintech ở Việt Nam hiện mới phát triển ở giai đoạn đầu do hệ sinh thái còn đang trong quá trình hoàn thiện, đồng thời lĩnh vực này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro. Trong đó, một số rủi ro nổi bật liên quan đến Fintech hiện nay gồm: lỗ hổng pháp lý, rủi ro bảo mật thông tin và gian lận cũng như vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Với những thuận lợi về đặc điểm nhân khẩu học của Việt Nam, Fintech được dự báo là lĩnh vực sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư và có bước phát triển đột phá trong tương lai gần.

Về cơ bản, phát triển thị trường Fintech Việt Nam hiện nay đòi hỏi việc xây dựng không gian pháp lý giúp các doanh nghiệp Fintech yên tâm phát triển, cũng như có các chính sách khuyến khích phù hợp. Các cơ quan quản lý cần phối hợp chặt chẽ nhằm theo dõi và hiểu được các thay đổi của thị trường cũng như có các biện pháp giúp tạo không gian sáng tạo nhưng vẫn cân bằng được rủi ro và các yếu tố nguy cơ từ sự phát triển của Fintech mang lại ■

Tài liệu tham khảo

Douglas W.A., Barberis, J, N., and Buckley, R, P., (2015). The Evolution of Fintech: A New Post-Crisis Paradigm?

University of Hong Kong Faculty of Law Research Paper No. 2015/047, UNSW Law Research Paper No. 2016- 62, Dương Tấn Khoa (2019). Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tương lai của Fintech và ngân hàng: Phát triển và đổi mới

Findexable (2019). The Global Fintech Index 2020 - The Global Fintech Index City Rankings Report. Version 1.0 -December.

Fintech Singapore (2020). A Review of Vietnam’s Fintech Industry in 2019. Available at https://fintechnews.sg/35968/

vietnam/a-review-of-vietnams-fintech-industry-in-2019/.

(10)

ISEV (2020). Fintech trong ASEAN: Từ khởi nghiệp đến lớn mạnh. Truy cập tại website http://dean844.most.gov.vn/

fintech-trong-asean-tu-khoi-nghiep-den-lon-manh.htm.

Mackenzie, A. (2015), “The Fintech Revolution”, London Business School Review, 28 September 2015, https://doi.

org/10.1111/2057-1615.12059.

Nghiêm Thanh Sơn và cộng sự, (2020), Hoàn thiện hệ sinh thái Công nghệ tài chính (Fintech) ở Việt Nam giai đoạn 2018-2025, Đề tài Nghiên cứu cấp Ngành Ngân hàng Nhà nước.

NHNN (2019). Hoàn thiện chính sách quản lý Fintech: Đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người dùng. Truy cập tại website https://www.sbv.gov.vn/.

The Economist, (2021), Investment in fintech booms as upstarts go mainstream; Available at: https://www.economist.

com/finance-and-economics/2021/07/15/investment-in-fintech-booms-as-upstarts-go-mainstream

Nielsen (2017), Vietnam Smartphone Insight Report; Available at: https://www.nielsen.com/wp-content/uploads/

sites/3/2019/04/Web_Nielsen_Smartphones20Insights_EN.pdf.

Patrick, S. (2017), “Taming the Beast: A Scientific Definition of Fintech”, Journal of Innovation Management, 4 (4):

32–54. ISSN 2183-0606.

PricewaterhouseCoopers (PWC) (2017). The Global fintech report. Available at https://www.pwc.com/gx/en/industries/

financial-services/assets/pwc-global-fintech-report-2017.pdf

Trần Trọng Triết ,(2020). Fintech và những tác động tới thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ.

Vũ Cẩm Nhung và Lại Cao Mai Phương, (2021), Fintech và xu hướng hợp tác với hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ. Truy cập tại: https://thitruongtaichinhtiente.vn/fintech-va-xu- huong-hop-tac-voi-he-thong-ngan-hang-thuong-mai-tai-viet-nam-33443.html

World Bank Group. (2018). Financial Consumer Protection and New Forms of Data Processing Beyond Credit Reporting. World Bank, Washington, DC. © World Bank.

(11)

cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam

Trần Thị Xuân Anh - Dương Ngân Hà

Học viện Ngân hàng

Nguyễn Thị Thuý Quỳnh - Vũ Thúy Nga

Học viện Tài chính

Ngày nhận: 30/07/2021 Ngày nhận bản sửa: 19/08/2021 Ngày duyệt đăng: 21/09/2021

Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp 4.0 được xem là yếu tố xúc tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực tài chính và quan trọng hơn là mở ra nhiều kênh tiếp cận vốn khác nhau trên nền tảng công nghệ số như tài trợ chuỗi cung ứng, cho vay ngang hàng hay huy động vốn cộng đồng. Bài nghiên cứu này làm rõ nội dung về tiếp cận vốn doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cách mạnh công nghiệp 4.0 dưới hai góc độ là cung và cầu về vốn trên cơ sở khung lý luận và phân

Assess to finance for SMEs in Vietnam in the context of Industrial revolution 4.0

Abstract: Industrial revolution 4.0 is considered a catalyst to support small and medium enterprises to improve their financial capacities and more importantly, to open up many different channels of access to capital on a digital technology platform such as supply chain financing, peer-to-peer lending or crowdfunding. This study clarifies the content of SME capital access in the context of Industrial revolution 4.0 from two perspectives: capital supply and demand on the basis of theoretical framework and practical analysis in Vietnam. The research results show that although technology- based non-traditional capital mobilization channels bring a lot of conveniences to SMEs as well as financial institutions, in Vietnam, these mobilization channels have not yet developed and SMEs themselves are not really ready to approach and strongly apply technology in their business activities.

Keywords: Industrial revolution 4.0, SMEs, Capital access Anh Thi Xuan Tran

Email: anhttx@hvnh.edu.vn Banking Academy of Vietnam Quynh Thi Thuy Nguyen

Email: nguyenthithuyquynh@hvnh.edu.vn Academy of Finance

Ha Ngan Duong Email: hnd@hvnh.edu.vn Banking Academy of Vietnam Nga Thuy Vu

Email: vuthuynga0601@gmail.com Academy of Finance

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dựa vào các nghiên cứu sơ bộ của tác giả về các nhân tố ảnh hướng đến quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ Quản trị Fanpage và mô hình nghiên cứu liên quan đến hành vi

- Thang đo sử dụng: Để làm rõ các khái niệm đã đề cập trong mô hình nghiên cứu và đo lường mức độ ảnh hưởng của khái niệm đó được xác định là có quan

Tiền lương có thể nói là nhân tố rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến sự hài lòng công việc của nhân viên, quyết định sự gắn bó lâu dài của nhân viên với

Trên cơ sở đó cung cấp một số thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua, đồng thời giúp các

Qua quá trình xem xét kết quả của các nghiên cứu về công bố thông tin ở trong và ngoài nước, nhận thấy rằng nghiên cứu về công bố thông tin của hệ thống

“Nghiên cứu sự hài lòng của học viên về chất lượng dịch vụ tại Trung tâm đào tạo và tư vấn Hồng Đức” nhận biết được các nhân tố tác động đến sự hài lòng của học viên

Trong 3 tháng thực tập tại công ty khi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng tổ chức về chất lượng dịch vụ cung cấp sản phẩm đồng phục của

Siêu âm khớp, đặc biệt siêu âm Doppler năng lượng khảo sát trực tiếp các khớp bị tổn thương (tổn thương màng hoạt dịch, viêm gân, bào mòn xương) cho phép