• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 15

(Thực hiện từ ngày 13/12 đến ngày 17/12) Ngày soạn: 11/12/2021

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 13 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

Toán LUYỆN TẬP I.Yêu cầu cần đạt

- Chuyển đổi được các số đo diện tích.

- Tính được diện tích khu đất hình chữ nhật có số đo các cạnh là m và km.

- So sánh diện tích các thành phố

- Vận dụng giải bài toán có lời văn liên quan đến đơn vị đo diện tích - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực mô hình hóa toán học

- HS làm được bài 1, 3b, 5. HSNK: Làm thêm BT 2; 3( a); 4.

- Điều chỉnh số liệu: Cập nhật thông tin diện tích Thủ đô Hà Nội (năm 2008) Hà Nội (3.324,92 km² ); Đà Nẵng (1284,9 km²); TP. Hồ Chí Minh (2.061,04 km²).

II. Đồ dùng dạy học:Bảng phụ, 8 tấm thẻ III. Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khới động (7’):

- Nêu tên các đơn vị đo diện tích em đã học?

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.

- GV phổ biến luật chơi cho 2 đội chơi, mỗi đội 4 HS. GV phát cho mỗi đội 4 tấm thẻ ghi 300, 5, 70000, 8. Yêu cầu HS gắn tấm thẻ thích hợp vào chỗ chấm trên bảng

3m2 = ... dm2 500dm2 = ... m2 7m2 = ... cm2 80 000 cm2 = .... m2

- GV tổng kết trò chơi, giới thiệu vào bài - GV ghi tên bài : Luyện tập

2. Hoạt động luyện tập (23 phút)

* Cách tiến hành

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Hai đơn vị đo diện tích liền kề nhau thì gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần ?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân - Gv theo dõi, hướng dẫn.

- Gọi HS nêu bài làm

- xăng-ti-mét vuông, đề-xi-mét vuông, mét vuông, ki-lô-mét vuông

- Đại diện 2 đội tham gia chơi

3m2 = 300 dm2 500dm2 = 5 m2 7m2 = 70 000 cm2 80000 cm2 = 8 m2 - Lắng nghe - Nhắc lại tên bài

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Hai đơn vị đo diện tích liền kề nhau thì gấp hoặc kém nhau 100 lần

- HS làm bài cá nhân, 2 học sinh làm bảng phụ.

Đáp án:

530dm2 = 53 000cm2

(2)

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, chốt đáp án - Yêu cầu đổi chéo vở kiểm tra

- GV chốt lại cách đổi đơn vị đo diện tích đã học

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?

- Gv yêu cầu HS tự làm vào vở của mình, lưu ý HS đổi về cùng một đơn vị đo.

- Gọi HS trình bày bài làm

- GVchốt đáp án, lưu ý khi tính diện tích hình chữ nhật, số đo các cạnh phải cùng 1 đơn vị đo.

Bài 3:

- GV điều chỉnh số liệu trước khi cho HS làm bài:Cho biết diện tích của ba thành phố (theo số liệu năm 2008): Hà Nội (3.324,92 km² ); Đà Nẵng (1.284,9 km²); TP. Hồ Chí Minh (2.061,04 km²).

- Gọi HS đọc

- GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài trao đổi cặp đôi và so sánh diện tích của 3 thành phố, nhận xét xem thành phố nào có diện tích lớn nhất, thành phố nào có diện tích bé nhất ? - Gọi HS trình bày bài làm

- GV nhận xét, chốt đáp án

3. Hoạt động vận dụng (10 phút)

* Cách tiến hành Bài 4: GIẢM TẢI Bài 5

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS quan sát kĩ biểu đồ, trả lời câu hỏi và rút ra nhận xét.

- Gv theo dõi giúp đỡ HS + Biểu đồ thể hiện điều gì?

+ Hãy nêu mật độ dân số của từng thành phố a. Thành phố nào có mật độ dân số lớn nhất?

b. Mật độ dân số ở thành phố HCM gấp khoảng mấy lần mật độ dân số ở Hải Phòng?

84 600cm2 = 846dm2 10km2 = 10 000 000m2 13dm2 29cm2 = 1329cm2 300dm2 = 3m2

9 000 000m2 = 9km2 - Nhận xét, bổ sung.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 1 HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật.

- Làm vào vở. 2 HS làm bảng phụ - Đọc bài của mình trước lớp.

- Nhận xét, chữa bài.

Kết quả:

a, 20 km2 b, 16 km2

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài cặp đôi, 1 cặp làm bảng phụ

- Báo cáo kết quả trước lớp.

a. Diện tích Hà Nội lớn hơn diện tích Đà Nẵng; Diện tích Đà Nẵng bé hơn diện tích thành phố Hồ Chí Minh; Diện tích thành phố Hồ Chí Minh bé hơn diện tích Hà Nội;

b. Hà Nội có diện tích lớn nhất.

Đà Nẵng có diện tích bé nhất.

- HS nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài cá nhân vào vở.

+ Mật độ dân số của 3 thành phố:

Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh + 3HS nêu

a. Hà Nội có mật độ dân số lớn nhất

b. Mật độ dân số ở thành phố

(3)

- Gọi HS nêu bài làm - Nhận xét, chốt đáp án

+ Để tính diện tích của thành phố Uông Bí người ta dùng đơn vị đo là gì ?

- GV nhận xét tiết học

- Dặn HS ghi nhớ các đơn vị đo diện tích đã học và vận dụng được các đơn vị đo diện tích trong thực tế.

- Dặn chuẩn bị bài sau: Hình bình hành

HCM gấp khoảng 2 lần mật độ dân số ở Hải Phòng

- Km2

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o--- Tiếng việt

TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG”

I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ND: Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 159, SGK (phóng to) - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Khởi động (5’)

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài Kéo co và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét và đánh giá HS.

B. Hình thành kiến thức mới, luyện tập thực hành (30’)

1) Giới thiệu bài. (Trực tiếp)

2) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc (10')

- Gọi học sinh đọc toàn bài - Hướng dẫn chia đoạn: 4 đoạn

- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc) . GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

- Lượt 2 đọc tiếp nối GV kết hợp cho HS giải nghĩa hoặc nêu nghĩa 1 số từ chú giải ở SGK.

- Luyện đọc trong nhóm - Lượt 3 nhận xét, đánh giá.

- HS thực hiện yêu cầu. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.

- 1hs đọc toàn bài - Chia 4 đoạn.

- 4 hs đọc

- Luyện đọc nhóm 2 - HS lắng nghe

(4)

- GV đọc mẫu.

b) Tìm hiểu bài (10') Chú bé Gỗ thông minh.

- Yêu cầu HS đọc đoạn giới thiệu truyện, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba - ra-ba?

Chú bé gỗ nhanh nhẹn.

- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài, 1 HS hỏi, 2 nhóm trong lớp trả lời câu hỏi và bổ sung + Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba -ra-ba phải nói ra điều bí mật.

+ Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?

+ Những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?

+ Truyện nói lên điều gì?

- Ghi nội dung chính của bài.

c) Đọc diễn cảm (10')

- Gọi 4 HS đọc phân vai (người dẫn truyện, Ba-ra-ba, Bu-ra-ti-nô, cáo A -li-xa ).

- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.

- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn và toàn bài

- Nhận xét về giọng đọc và đánh giá từng HS.

*. Củng cố, dặn dò (5’)

- Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài.

- Khuyến khích HS tìm đọc truyện Chiếc

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu.

- Đọc bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, đợi Ba -ra-ba uống rượu say, từ trong bình thét lên: “Ba-ra-ba! Kho báu ở đâu, nói ngay!” khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ nên đã nói ra bí mật.

+ Cáo A -li-xa và mèo A -di-li- ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba -ra-ba để kiếm tiền. Ba -ra-ba ném bình vỡ xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình.

Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài.

- Tiếp nối nhau phát biểu.

+ Em thích chi tiết Bu -ra-ti-nô chui vào chiếc bình bằng đất.

+ Em thích hình ảnh lão Ba -ra-ba uống rượu say rồi ngồi hơ bộ râu dài.

+ Em thích hình ảnh mọi người đang há hốc mồm nhìn Bu -ra-ti- nô lao ra ngoài.

* Nhờ trí thông minh Bu -ra-ti-nô đã biết được điều bí mật về nơi cất kho báu của lão Ba -ra-ba.

- 1 HS nhắc lại.

- 4 HS đọc thành tiếng. HS theo dõi tìm ra giọng đọc phù hợp với từng nhân vật (như đã hướng dẫn).

- Luyện đọc trong nhóm.

- 3 cặp HS thi đọc.

- 1 HS nhắc lại.

(5)

chìa khóa vàng hay chuyện Li kì của Ba -ra- ti-nô trong sách Truyện đọc

- Dặn HS về nhà kể lại chuyện và đọc bài Rất nhiều mặt trăng.

- Nhận xét tiết học.

- Lắng nghe và ghi nhớ

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o--- Tiết 4: Lịch sử

KT CUỐI KÌ I

---o0o--- Đạo đức

Bài: ÔN TẬP THỰC HÀNH KĨ NĂNG I.Yêu cầu cần đạt

Củng cố các kiến thức kĩ năng thái độ liên quan đến các bài đã học.

KNS: Giao tiếp, thể hiện sự tự tin, … II. Đồ dùng dạy học

- Phiếu bài tập – bảng nhóm.

III-Hoạt động dạy-học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Khởi động :

-Yêu lao động là chúng ta phải như thế nào ?

- GV nhận xét .

B. Luyện tập thực hành : HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2:Phát triển bài :

Bài 1:-Đánh dấu chéo vào việc làm mà em cho là đúng :

-Các bạn đã hiếu thảo chưa :

x Khi bà mệt lan đã mang nước và nấu cháo cho bà ăn.

Bố đi làm về mệt, Nam theo bố đòi đi công viên chơi.

x Lan đi học về thấy bà quét nhà. Lan liền lại gần và đấm lưng cho bà, sau đó lấy chổi quét cho bà đỡ mệt.

-Em đã biết kính trọng thầy cô giáo mình chưa và em đã làm gì để thực hiện ước mơ của mình .

Khi cô giáo bị bệnh,cả lớp đã đến thăm côgiáo.

x Bạn hùng đã thực hiện ước mơ của mình là cố gắng học tập, luôn luôn làm đủ các bài tập.

- HS nêu cá nhân.

-HS thảo luận hoàn thành trên phiếu bài tập.

-Trình bày.

-Nhận xét chung.

- Hs thực hiện theo nhóm

- HS trưng bày sản phẩm và bình chọn

-Chuẩn bị bài: “ Kính trọng và biết

(6)

Bài 2: GV đưa ra yêu cầu:

- Nhóm1: Em hãy vẽ tranh về chủ đề hiếu thảo với ông ba, cha me.

- Nhóm 2: Vẽ tranh về chủ đề “Kính trọng, biết ơn trhầy cô giáo”.

GV tổ chức cho lớp trưng bày sản phẩm và bình chọn tranh vẽ đẹp.

-GV nhận xét và tuyên dương Hoạt động nối tiếp

- Nhận xét –Tuyên dương.

- Dặn dò.

ơn người lao động”.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

_________________________________________________________________

Buổi chiều TC Toán

Ôn Tập Học Kì Một I. Yêu cầu cần đạt

- Củng cố cho học sinh các kiến thức về tính thuận tiện; tìm thành phần chưa biết;

giải toán có lời văn.Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

- Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

- HS yêu thích tính toán.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu

học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm

Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) 141 + 326 + 159 + 274 b) 5937 + 4160 – 37 – 1160 ... ...

... ...

(7)

c) 379 x 21 d) 359 x 75 + 359 x 25 ... ...

... ...

. Bài 2. Tìm x :

a) x : 142 = 625 – 457 b) x + 136 = 11 x 192

... ...

... ...

... ...

Bài 3. Tính giá trị biểu thức:

a) 9900 : 36 - 15 x 11 b) 1036 + 64 x 52 - 1827 ... ...

... ...

Bài 4. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi là 160m. Biết chiều rộng ngắn hơn chiều dài là 14m. Tính diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật đó?

Bài giải

………

………

………

………

………

………

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o--- Chào cờ tuần 15

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 12/12/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

Toán

GỘP 3 BÀI: HÌNH BÌNH HÀNH. DIỆN TÍCH HÌNH HÌNH HÀNH.

LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Phát hiện được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.

- Nắm được cách tính diện tích hình bình hành.

- Tính được diện tích hình bình hành.

- Vận dụng cách tính diện tích hình bình hành vào giải các bài toán liên quan

(8)

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

II. Đồ dùng dạy học

- GV:Bảng phụ; Các tấm bìa chơi trò chơi.

- HS: SGK, vở ô ly.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Hoạt động khởi động (5’):

- GV tổ chức phần thi “Ong tìm mật”.

- GV phổ biến luật chơi: 6 HS cầm 6 tấm bảng (3 tấm vẽ các hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hànhvà 3 tấm bảng ghi tên các hình) yêu cầu HS ghép hình với tên đúng tạo thành một cặp. Cặp nào tìm nhanh là đúng nhất sẽ giành chiến thắng.

- Nhận xét, chốt đáp án đúng, tuyên dương HS.

+ Hãy nêu những hình đã học? Mô tả đặc điểm của những hình đó? (Hình vuông, hình chữ nhật)

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV giới thiệu bài: Hình còn lại chính là hình bình hành, hôm nay chúng ta sẽ được học về hình bình hành và một số đặc điểm của nó.

2. Hoạt động khám phá

Hoạt động 1: Giới thiệu hình bình hành (12')

a) Hình thành biểu tượng về hình bình hành:

- GV vẽ hình bình hành lên bảng A B

C D

- GV giới thiệu hình bình hành ABCD.

b) Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành:

- Yêu cầu HS quan sát trong SGK:

+ Tìm các cạnh song song với nhau trong hình bình hành ABCD?

- Yêu cầu HS dùng thước đo độ dài các cạnh

- HS tham gia chơi.

- 2 HS lên bảng trả lời.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hình.

+ Các cạnh song song với nhau:

AB song song với DC, AD song song với BC.

(9)

của hình bình hành.

- GV nêu: AB và DC được gọi là 2 cạnh đối diện, AD và BC cũng được gọi là hai cạnh đối diện.

+ Vậy các cặp cạnh đối diện của hình bình hành có đặc điểm gì?

+ Em hãy kể tên các đồ vật có mặt là hình bình hành?

- GV treo bảng phụ vẽ hình vuông, hình chữ nhật, yêu cầu các em so sánh đặc điểm các hình.

- GV nhận xét, chốt lại đặc điểm hình bình hành.

Hoạt động 2: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành (15')

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi lắp ghép hình:

+ Mỗi HS suy nghĩ để tự cắt miếng bìa hình bình hành mình đã chuẩn bị thành hai mảnh sao cho khi ghép lại với nhau thì được một hình chữ nhật.

+ Diện tích hình chữ nhật ghép được như thế nào so với diện tích của hình bình hành ban đầu?

+ Hãy tính diện tích của hình chữ nhật.

- GV yêu cầu HS lấy hình bình hành bằng hình lúc đầu giới thiệu cạnh đáy của hình bình hành và hướng dẫn các em kẻ đường cao của hình bình hành.

- GV yêu cầu HS đo chiều cao của hình bình hành, cạnh đáy của hình bình hành và so sánh chúng với chiều rộng, chiều dài cùa hình chữ nhật đã ghép được.

+ Vậy theo em, ngoài cách cắt ghép hình bình hành thành hình chữ nhật để tính diện tích hình bình hành chúng ta có thể tính theo cách nào?

- GV: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao cùng một đơn vị đo. Gọi S là diện tích hình bình hành, h là chiều cao và a là độ dài cạnh đáy thì ta có công thức tính diện tích hình bình hành là:

S = a x h

- HS đo và rút ra nhận xét hình bình hành có AB = DC, AD = BC.

- HS lắng nghe.

+ Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

+ 2 HS phát biểu.

- 2 HS so sánh đặc điểm các hình.

- HS thực hành cắt ghép hình.

HS có thể cắt ghép như SGK

+ Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình bình hành.

+ HS nêu cách tính diện tích hình của mình.

- HS kẻ đường cao của hình bình hành.

- Chiều cao hình bình hành bằng chiều rộng của hình chữ nhật, cạnh đáy của hình bình hành bằng chiều dài của hình chữ nhật.

+ Lấy chiều cao nhân với đáy.

- HS lắng nghe.

(10)

- Ghi bảng công thức: S = a x h

* Kết luận: Muốn tính diện tính hình bình hành, ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng 1 đơn vị đo).

3. Hoạt động luyện tập (28’):

Bài tập 1: Trong các hình sau đây, hình nào là hình bình hành?

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 2 trong 3 phút.

- Gọi HS trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

+ Nêu đặc điểm của hình bình hành?

- GV nhận xét, chốt đặc điểm của hình bình hành.

Bài tập 2: Cho biết trong hình tứ giác ABCD...

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

+ ABCD là hình gì?

+ MNPQ là hình gì?

- GV treo bảng phụ.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS trình bày.

+ Giải thích lí do tại sao em cho đó là hình bình hành?

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

-> GV chốt:Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Bài 1: Tính diện tích của mỗi hình sau:

- Gọi HS đọc y/c

+ Bài tập y/c chúng ta làm gì?

+ Trong các hình đã cho ta biết gì?

- GV yêu cầu HS vận dụng quy tắc làm bài.

- Gv gọi HS báo cáo.

- Yêu cầu đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét.

- 3 HS đọc lại quy tắc.

- 1 HS đọc yêu cầu bài:

Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành.

- HS thảo luận.

- Đại diện 2 nhóm trình bày.

- HS nhận xét.

Đáp án: Hình 1, 2, 5 là hình bình hành vì có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

+ Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

+ Hình tứ giác.

+ Hình bình hành.

- HS quan sát và tự làm bài.

- HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS giải thích lí do chọn lựa.

Đáp án: Hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

*Hoạt động cá nhân - HS đọc yêu cầu

- Tính diện tích của các hình bình hành

+ Biêt độ dài cạnh đáy và chiều cao.

- HS cá nhân bài vào vở, 3 HS làm bảng phụ.

- HS báo cáo kết quả

* 5 x 9 = 45 (cm2)

* 13 x 4 = 52 (cm2)

(11)

- Gv nhận xét, tuyên dương.

* GV chốt: Cách tính diện tích hình bình hành.

Bài 2: Tính diện tích của a, Hình chữ nhật

b, Hình bình hành.

- Gọi HS đọc y/c

+ Bài tập y/c chúng ta làm gì?

+ Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật và hình bình hành?

- GV yêu cầu HS cặp đôi thảo luận tính diện tích của hình chữ nhật và diện tích của hình bình hành, sau đó so sánh diện tích của hai hình với nhau(TG: 4’).

- GV gọi HS báo cáo

- GV nhận xét, chốt đáp án.

* GV chốt:: Nhấn mạnh cách tính diện tích hình CN, diện tích hình bình hành

4. Hoạt động vận dụng (17’):

* Cách tiến hành:

Bài tập 3: GIẢM TẢI Bài tập 4: GIẢM TẢI

Bài 1,2,3b,4 của tiết luyện tập giảm tải.

* GV chốt: cách tính diện tích hình bình hành; lưu ý đổi đơn vị đo khi tính diện tích hình bình hành.

+ Bài học hôm nay chúng ta được học kiến thức gì?

+ Nêu quy tắc tính diện tính hình bình hành?

+ Cần lưu ý gì khi độ dài đáy và chiều cao không cùng đơn vị đo?

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc HS hoàn thành bài tập, vận dụng tốt quy tắc tính diện tích hình bình hành

vào các dạng bài và cuộc sống hàng ngày

* 7 x 9 = 63 (cm2)

- HS đổi chéo vở, nhận xét bài cho bạn.

- HS đọc yêu cầu

+ Tính diện tích của hình chữ nhật và hình bình hành

- 2 HS nêu

- HS cặp đôi thảo luận làm bài, 2 cặp làm bảng phụ.

- Đại diện 2 cặp báo cáo.

Bài giải

a) Diện tích của hình chữ nhật là:

10 x 5 = 50 (cm2)

b) Diện tích hình bình hành là:

10 x 5 = 50 (cm2)

Diện tích hình bình hành bằng diện tích hình chữ nhật.

- HS nhận xét

+ Tính diện tích hình bình hành.

+ Muốn tính diện tính hình bình hành, ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng 1 đơn vị đo).

+ Đổi về cùng đơn vị đo khi tính diện tích.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

……….

Tiếng việt

(12)

Tập làm văn

Tiết 31: LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG I. Yêu cầu cần đạt

- Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài;

- Giới thiệu được một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật.

*TTYT: Gợi ý cho học sinh giới thiệu về Yên Tử

- Tìm kiếm và xử lí thông tin. ( Biết và kể được về một số lễ hội ở địa phương) - Thể hiện sự tự tin. ( Kể rõ ràng, mạch lạc theo dàn ý)

- Giao tiếp.

II. Đồ dùng dạy học

- GV:Bảng phụ bài 1 phần nhận xét.

- Học sinh: VBT.

III .Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Khởi động( 5’)

- Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến điều gì?

- Gọi 2 HS đọc dàn ý tả một đồ chơi mà em đã chọn.

- Nhận xét đánh giá HS.

B. Hình thành kiến thức-luyện tập thực hành (32’)

1) Giới thiệu bài.

- Đưa tranh về kéo co, đánh đu, cờ người, lễ hội hoa chùa Yên Tử, giới thiệu cho HS quan sát.

+ Nêu các trò chơi được nêu trong tranh.

+ Em biết gì về lễ hội Yên Tử.

2) Hướng dẫn làm bài tập.

Bài tập 1

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Gọi HS đọc bài tập đọc Kéo co.

+ Bài “Kéo co” giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?

- Hướng dẫn HS thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu.

- GV nhắc HS giới thiệu bằng lời của mình để thể hiện không khí sôi động hấp dẫn.

- Gọi HS trình bày,

- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và đánh giá từng HS.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS quan sát

- 1,2 HS nêu - 1,2 HS kể.

* Trao đổi cặp đôi - 1 HS đọc thành tiếng.

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- 2 HS ngồi cùng bàn giới thiệu, sửa chữa cho nhau.

- 3 HS trình bày.

(13)

Bài tập 2

a) Tìm hiểu đề bài.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS quan sát các tranh minh họa và nói tên những trò chơi, lễ hội được giới thiệu trong tranh.

+ Ở địa phương mình hàng năm có những lễ hội nào?

+ Ở lễ hội đó có những trò chơi nào thú vị?

*TTYT:

+ Yên Tử nằm ở đâu? Yên Tử nổi tiếng về điều gì ?

+ Em biết gì về lễ hội Yên Tử?

- GV treo bảng phụ, gợi ý cho HS biết dàn ý chính:

* Mở đầu: Tên địa phương em, tên lễ hội hay trò chơi.

* Nội dung, hình thức trò chơi hay lễ hội:

- Thời gian tổ chức.

- Những việc tổ chức lễ hội hoặc trò chơi.

- Sự tham gia của mọi người.

* Kết thúc: Mời các bạn có dịp về thăm địa phương mình.

b) Kể trong nhóm

- Yêu cầu HS kể trong nhóm 2 HS, GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.

+ Các em cần giới thiệu rõ về quê mình. ở đâu? Có trò chơi, lễ hội gì? Lễ hội đó đã để lại cho em những ấn tượng gì?

c) Giới thiệu trước lớp - Gọi HS trình bày.

- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS - Tuyên dương HS nói tốt.

*. Củng cố, dặn dò: ( 3’)

* TTYT: Lễ hội chùa Yên Tử nằm trong quần thể di tích danh thắng Yên Tử, nơi có nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa- tư tưởng, danh thắng- du lich, quân sự, ... Tự hào là công dân thành phố Uông Bí, mỗi chúng ta cần có ý thức trách nhiệm, giữ gìn và phát huy các giá trị của khu Di tích danh thắng Yên Tử

- Nhận xét tiết học.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Quan sát.

+ H1: Lễ hội thả chim bồ câu;

H3: Lễ hội xuống đồng; H4:

Hội Lim

+ H2: Trò chơi: đánh đu; H5:

ném còn; H6: đua thuyền.

+ Lễ hội Hoa cúc – chùa Ba Vàng

+ Lễ hội chùa Yên Tử + Lễ hội chùa Am - 1,2 HS nêu - 1,2 HS nêu.

- 1,2 HS kể

- 1 HS đọc lớp lắng nghe.

- Kể trong nhóm 2 HS

- 5 HS trình bày.

- HS khác nhận xét, bổ sung

- HS lắng nghe

(14)

- Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của em và chuẩn bị bài Luyện tập miêu tả đồ vật.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o---

Tiếng việt

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, tiếng sáo diều.

- HSNK đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút)

II. Đồ dùng dạy học - Đồ chơi

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Khởi động ( 2’)

+ Nêu tên các bài tập đọc đã học từ tuần 11 đến tuần 17

B. Hình thành kiến thức-luyện tập thực hành ( 35’)

1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học.

2. Ôn tập tập đọc và HTL( 20’ ) ( 1/4 số HS trong lớp) - Gọi HS lên bốc thăm bài đọc.

- Gọi từng em đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Hướng dẫn lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm Có chí thì nên và tiếng sáo diều ( 15’)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Những bài tập đọc nào là truyện kể trong 2 chủ điểm trên?

- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm. (TG: 7’) làm vào VBT

- Yêu cầu HS trình bày kết quả,

- 1,2 HS nêu

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe.

- Mỗi lượt 5 em bốc thăm, chuẩn bị và lần lượt đọc bài theo yêu cầu.

- Lần lượt lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.

- 1 HS đọc

+ Các bài : Ông trạng thả diều;

Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi;

Vẽ trứng; Người tìm đường lên các vì sao; Văn hay chữ tốt;

Chú đất Nung; Trong quán ăn

" Ba cá bống"; Rất nhiều mặt trăng.

- HS làm việc theo nhóm 4, đọc

(15)

- Kết luận kết quả đúng. thầm lại các truyện và làm bài.

- 1 nhóm làm bảng phụ, dán bảng,

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Tên bài Tên tác giả Nội dung Nhân vật

- Ông Trạng thả diều - " Vua tàu thuỷ"

Bạch Thái Bưởi

- Vẽ trứng

- Người tìm đường lên các vì sao.

- Văn hay chữ tốt

- Chú Đất Nung (phần 1-2)

-Trong quán ăn

"Ba cá bống"

- Rất nhiều mặt trăng

- Trinh Đường

- Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam

- Xuân Yến

- Lê Quang Long, Phạm Ngọc Toàn

- Truyện đọc 1 1995

- Nguyễn Kiên

- A- lếch- xây Tôn - xtôi.

- Phơ- bơ

- Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền, nhà nghèo mà ham học.

- Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn.

- Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi kiên trì khổ luyện trở thành danh hoạ vĩ đại.

- Xi- ôn- cốp- xki kiên trì theo đổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao.

- Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt.

- Chú bé Đất dũng cảm dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích.

- Bu- ra-ti- nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khoá từ hai kẻ độc ác.

- Trẻ em nhìn và giải thích về thế giới rất khác người lớn.

- Nguyễn Hiền

- Bạch Thái Bưởi

- Lê- ô- nác- đô đa Vin-xi

- Xi- ôn-cốp- xki.

- Cao Bá Quát

- Chú Đất Nung

- Bu- ra-ti- nô

- Công chúa nhỏ.

*. Củng cố - Dặn dò. (3’)

- Hệ thống lại bài học. - Theo dõi

(16)

- Nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau:

Ôn tập (Tiết 2)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

_________________________________________________________________

Ngày soạn: 3/12/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

Toán

Tiết 89: PHÂN SỐ I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm được về phân số; cấu tạo phân số có tử số, mẫu số; đọc, viết phân số.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực mô hình hóa toán học.

- HS cả lớp làm BT1,BT2. HSNK làm thêm bài 3,4.

- Phát triển cho HS NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, …

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ. Thẻ cho trò chơi khởi động.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động (5p)

- GV mở nhạc bài hát “Gánh gánh gồng gồng” yêu cầu HS nghe và nêu nội dung bài hát.

- Một nồi cơm nếp bạn nhỏ chia ra làm mấy phần và chia cho những ai?

- Theo em, có thể dùng số tự nhiên để biểu đạt số lượng cơm nếp mà bạn nhỏ đã chia cho những người thân trong gia đình không? Vì sao?

- GV nhận xét, chốt: không thể dùng số tự nhiên để biểu đạt …

-Vậy trong trường hợp chúng ta không thể dùng số tự nhiên để biểu đạt số lượng thì chúng ta sẽ biểu đạt chúng bằng phân số.Vậy để hiểu rõ về phân số, chúng ta cùng học bài hôm nay.

- GV ghi tên bài

2. Hoạt động khám phá (15p)

*Cách tiến hành:

- GV đưa ra mô hình hình tròn như SGK:

+ Hình tròn chia làm mấy phần bằng nhau?

- HS nghe và thực hiện yêu cầu.

- Bài hát nói về trò chơi gánh củi nấu ăn của các bạn nhỏ và tình cảm của bạn nhỏ đối với những người thân trong gia đình.

- Một nồi cơm nếp bạn nhỏ chia ra làm 5 phần và chia cho 5 người đó là: Ông, bà, bố, mẹ, chị và anh.

- Không. Vì một nồi cơm nếp chỉ có thể chia thành các phần cơm…

- HS lắng nghe

- HS viết tên bài vào vở.

(17)

+ Đã tô màu mấy phần ?

- GV nêu: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau. Tô màu 5 phần, ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn.

Viết 5

6 (5 viết trên gạch ngang, 6 viết dưới gạch ngang, gạch ngang viết ở dòng kẻ ngang số 2 ).

Ta gọi 5

6 là phân số, có 5 là tử số, 6 là mẫu số.

- Mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra. Mẫu số luôn luôn khác 0.

- GV lần lượt đưa ra các hình như phần bài học SGK, yêu cầu HS đọc phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình.

+ Đưa ra hình tròn và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình tròn? Hãy giải thích?

+ Đưa ra hình vuông và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình vuông? Hãy giải thích?

+ Nêu tử số và mẫu số của phân số 3 4 ? + Đưa ra hình zích zắc và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình zích zắc? Hãy giải thích?

+ Nêu tử số và mẫu số của phân số 4 7 ? - GV nhận xét:

5 6 ;

1 2 ;

3 4 ;

4 7 Là những phân số.

* Kết luận: Mỗi phân số có tử số và mẫu số.

Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang.

Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.

- GV nhấn mạnh tử số có thể bằng 0, mẫu số phải khác 0.

3. Hoạt động luyện tập (17p) Bài 1: Viết rồi đọc phân số chỉ...

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS quan sát.

+ 6 phần bằng nhau.

+ tô màu 5 phần.

- HS theo dõi.

+ Đã tô màu 1

2 hình tròn (Vì hình tròn được chia làm 2 phần bằng nhau và tô màu 1 phần).

+ Đã tô màu 3

4 hình vuông (Vì hình vuông được chia làm 4 phần bằng nhau và tô màu 3 phần).

+ phân số 3

4 có tử số là 3, mẫu số là 4.

+ Đã tô màu 4

7 hình zích zắc (Vì hình zích zắc được chia làm 7 phần bằng nhau và tô màu 4 phần).

+ phân số 4

7 có tử số là 4, mẫu số là 7.

- HS nhắc lại

(18)

a) Yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát hình vẽ SGK rồi đọc cho nhau nghe phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình. Sau đó tự viết, đọc phân số. (GV quan sát nhắc nhở HS cách viết phân số cho đúng và đẹp).

- Gọi HS trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

b) Mẫu số và tử số các hình trong bài cho biết điều gì?

Bài 2: Viết theo mẫu.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả

+ Phân số nào có TS = 12, MS = 55? ...

Bài 3: GIẢM TẢI Bài 4: GIẢM TẢI

4. Hoạt động vận dụng (3p)

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi Đôi bạn thân thiết. Trò chơi dành cho các cặp HS, các em tự chọn cặp và xung phong chơi. Khi chơi, 1 em nghĩ và viết ra các phân số cho bạn mình đọc, và nêu rõ tử số và mẫu số của phân số đó.

- Tổng kết trò chơi

* Kết luận: Mỗi phân số có tử số và mẫu số.

Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang.

Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Phân số và phép chia số tự nhiên.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc cặp đôi: Chỉ hình và đọc phân số chỉ phần tô màu.

- Gọi đại diện lên bảng viết phân số, sau đó đọc phân số

- HS nêu mẫu số và tử số của phân số đã viết.

2 5 ;5

8;3 4 ; 7

10 ;3 6 ;3

7 . - Lớp nhận xét, bổ sung.

b) HS trả lời miệng: Mẫu số cho biết tổng số hình có hoặc được chia; tử số cho biết phần đã được tô màu.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 2 HS làm bảng phụ.

- HS nhận xét.

PS TS MS PS TS MS

6

11 6 11 3

8 3 8

8

10 8 10 1825 18 25

5

12 5 12 1255 12 55

- Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn.

+ 2 HS nêu

- HS nghe phổ biến

- Các cặp tiến hành trò chơi

- HS lắng nghe

(19)

Tiếng việt

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.

- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ, phiếu học tập - HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Khởi động ( 2’)

+ Nêu tên các nhân vật trong các bài tập đọc đã học từ tuần 11 đến tuần 17

B. Hình thành kiến thức-luyện tập thực hành ( 35’)

1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học.

2. Ôn tập tập đọc và HTL( 15’ ) ( 1/4 số HS trong lớp) - Gọi HS lên bốc thăm bài đọc.

- Gọi từng em đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Luyện tập ( 20’)

Bài tập 2: Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật.

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.

- Yêu cầu HS tự làm vào VBT

- Gọi HS lần lượt trình bày, GV sửa lỗi dùng từ đặt câu cho HS.

- Nhận xét khen ngợi những em có câu hay.

- 1,2 HS nêu

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe.

- Mỗi lượt 5 em bốc thăm, chuẩn bị và lần lượt đọc bài theo yêu cầu.

- Lần lượt lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.

* Làm bài cá nhân - 1 em đọc thành tiếng.

- HS làm bài vào VBT

- Tiếp nối đọc câu văn đã đặt.

Ví dụ:

a. Nhờ thông minh, có chí và ham học, Nguyễn Hiền đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta.

b. Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì vẽ hàng trăm lần quả trứng mới thành danh hoạ.

c. Xi-ôn-cốp-xki là người đầu tiên ở nước Nga bay vào vũ trụ.

d. Cao Bá Quát rất kì công luyện chữ.

e. Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn.

(20)

Bài tập 3: Chọn thành ngữ tục ngữ thích hợp để khuyến khích hoặc khuên nhủ bạn.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- Yêu cầu HS trao đổi thảo luận cặp đôi và làm vào VBT. ( TG: 5’)

- Gọi HS trình bày, nhận xét.

- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.

- Gọi HS đọc lại kết quả đúng.

- Giúp HS làm rõ nghĩa và biết cách sử dụng 1số câu thành ngữ trên.

.

*. Củng cố - Dặn dò: (2’) - Hệ thống lại bài học.

- Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau:

Ôn tập ( tiết 3)

* Thảo luận cặp đôi

- 1 HS nêu.

- Làm việc theo cặp.

- Đại diện các cặp trình bày.

a) Có quyết tâm học tập, rèn luyện cao:

- Có chí thì nên

- Có công mài sắt có ngày nên kim.

- Người có chí thì nên Nhà có nền thì vững.

b) Nếu bạn nản lòng khi gặp khó khăn:

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

- Lửa thử vàng gian nan thử sức.

- Thất bại là mẹ thành công.

- Thua keo này bày keo khác.

c) Nếu bạn dễ thay đổi ý định theo người khác:

- Ai ơi đã quyết thì hành

Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.

- Hãy lo bền chí câu cua

Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai.

- Đứng núi này trông núi nọ, IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 13/12/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

Toán

PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN I. Yêu cầu cần đạt

- Tìm được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số; tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.

- Viết kết quả của phép chia một số tự nhiện cho một số tự nhiên dưới dạng phân số.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực mô hình hóa toán học.

- Bài tập cần làm : bài 1; bài 2 (2 ý đầu). HSNK làm hết các bài tập II. Đồ dùng dạy học

(21)

- Bộ đồ dùng toán lớp 4

- Các hình minh họa như SGK - Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động ( 5 phút)

- GV tổ chức phần thi: Ai nhanh - Ai đúng + Cho ví dụ về phân số. Chỉ rõ tử số , mẫu số?

- GV theo dõi và nhận xét.

- GV giới thiệu vào bài: Phân số và phép chia số tự nhiên.

2. Hoạt động khám phá (15 phút)

* Cách tiến hành:

a) Trường hợp có thương là một số tự nhiên - GV nêu vấn đề: Chia đều 8 quả cam cho 4 em, mỗi em nhận được bao nhiêu quả cam?

+ Thương là số như thế nào?

- Các số 8,4,2 được gọi là các số gì?

- GV: Đây là trường hợp chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác số 0) nhận được thương là số tự nhiên.

- GV: Ngoài ra còn có trường hợp chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác số 0) không nhận được thương là số tự nhiên.

b) Trường hợp thương là phân số

- Ví dụ: Chia đều 3 quả cam cho 4 em, ta phải thực hiện phép chia như thế nào?

- Vì 3 không chia được cho 4 nên không tìm được thương là số tự nhiên.

+ Chia đều 3 quả cam cho 4 em, mỗi em được bao nhiêu quả cam?

+ Ba phần tư viết như thế nào?

- Như vậy ta đã viết kết quả phép chia 3 : 4 thành phân số 4

3

. + Phân số 4

3

có số bị chia là số nào? Số chia là số nào?

- Tương tự như trên, cho HS nhận xét và tự nêu cách viết kết quả của phép chia 8 : 4 thành phphân số 4

8

- Thương của phép chia số tự nhiên cho số

- Đại diện 2 HS tham gia thi - Lớp theo dõi và nhận xét - Lắng nghe

- HS nêu cách thực hiện:

8 : 4 = 2 (quả cam)

- HS nêu: Thương là số tự nhiên.

- Là số tự nhiên.

- HS nhắc lại rồi tự nêu: Ta lấy 3 : 4

- Vì 3 không chia được cho 4 nên ta làm như sau:

+ Chia mỗi quả cam thành 4 phần bằng nhau rồi chia đều cho mỗi em một phần.

+ Sau 3 lần chia cam như thế, mỗi em được 3 phần, tức là 4

3

quả cam.

+ Ta viết 3 : 4 = 4

3

(quả cam).

+ Số bị chia là 3, là tử số. Số chia là 4, là mẫu số.

- HS nhận xét và nêu cách viết

- HS nêu: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác số 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

(22)

tự nhiên (khác số 0) có thể viết như thế nào ?

- Yêu cầu vài HS nhắc lại.

3. Hoạt động luyện tập ( 13p)

* Cách tiến hành:

Bài tập 1:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV chốt đáp án:

7 : 9 =9

7

; 5 : 8 =8;

5

6 : 19 =

6

19; 1 : 3 =3

1

+ Bài tập 1 củng cố kĩ năng gì?

Bài tập 2:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm mẫu.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp đôi - GV theo dõi và thống nhất đáp đúng

+ Hãy nêu nhận xét về phép chia 0 cho 1 số tự nhiên?

4. Hoạt động vận dụng ( 7p)

* Cách tiến hành:

Bài tập 3:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV tổ chức cho HS chữa bài dưới hình thức trò chơi" Ai nhanh, ai đúng"

- GV gợi ý để HS thấy: Mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1.

- GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập, vận dụng tốt các bài vào thực tế.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo)

- 2 HS nhắc lại và cho thêm ví dụ.

- 1 HS đọc to. Lớp đọc thầm.

- HS làm bài cá nhân. 2 HS làm trên bảng. Lớp nhận xét.

- Củng cố kĩ năng viết thương của phép chia dưới dạng phân số.

- 1 HS đọc to.

- 1 HS nêu lại mẫu

- HS làm cặp đôi, 1 nhóm làm trên phiếu. Lớp nhận xét.

36 : 9 = 9

36

= 4 ; 88 : 11 = 11

88

= 8;

0 : 5 =5

0

= 0; 7 : 7 = 7

7

= 1 - Đều bằng 0

*Trò chơi

- 1 HS đọc to. Lớp đọc thầm.

- HS làm bài cá nhân.

- Lớp chia 2 đội. Mỗi đội cử 1 em lên bảng thi làm nhanh. Lớp theo dõi, nhận xét và kết luận đội thắng cuộc.

6 =1;

6

1 =1

1

; 27 = 1

27

; 0 = 01 3 = 31

- HS nêu

- Theo dõi

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

(23)

---o0o--- Tiếng việt

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (tiết 3 ) I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80

tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.

- Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền (BT2).

II. Đồ dùng

- Phiếu viết tên bài tập đọc và HTL

- Bảng phụ viết sẵn nội dung ghi nhớ về 2 cách MB và KB III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Khởi động ( 5’)

+ Có mấy cách mở bài trong bài văn kể chuyện? Đó là những cách nào?

+ Có mấy cách kết bài trong bài văn kể chuyện? Đó là những cách nào?

B. Hình thành kiến thức-luyện tập thực hành ( 32’)

1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học.

2. Ôn tập tập đọc và HTL( 15’ ) ( 1/4 số HS trong lớp) - Gọi HS lên bốc thăm bài đọc.

- Gọi từng em đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Luyện tập ( 17’)

Bài tập 2. Cho đề TLV sau: “ Kể chuyện ông Nguyễn Hiền. Em hãy viết.

a, Phần mở bài theo kiểu gián tiếp.

b, Phần kết bài theo kiểu mở rộng.

- 1HS đọc to đề bài, lớp đọc thầm + Đề bài yêu cầu gì?

+ Đây là loại văn gì? Truyện nói về ai?

- Yêu cầu HS đọc thầm lại câu chuyện Ông Trạng thả diều

+ Thế nào là mở bài gián tiếp và mở bài trực tiếp?

+Thế nào là kết bài mở rộng và không mở rộng?

- 1,2 HS nêu - 1,2 HS nêu

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe.

- Mỗi lượt 5 em bốc thăm, chuẩn bị và lần lượt đọc bài theo yêu cầu.

- Lần lượt lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.

- 1 HS đọc - 1 HS nêu - 1, 2 HS nêu - HS đọc thầm

+ MB gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể) MB trực tiếp: Kể ngay sự việc mở đầu câu chuyện.)

+ KB mở rộng: Sau khi cho biết kết cục của câu chuyện có lời bình luận thêm về câu chuyện.

KB không mở rộng: Chỉ cho biết

(24)

- Nêu lại các cách mở bài, kết bài theo yêu cầu.

- GV treo bảng phụ (ND ghi nhớ) có 2 cách mở bài và 2 cách kết bài.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- Gv theo dõi, giúp đỡ hs khi các em gặp khó khăn về cách viết câu.

- Gọi HS trình bày bài.

- Gv nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh.

+ Ai có mở bài hay nhất?

+ Em thích kết bài của ai? Tại sao?

- Gv tuyên dương học sinh viết hay - Gv đọc cho HS nghe 1, 2 bài làm mẫu.

*. Củng cố, dặn dò ( 3’)

+ Như thế nào là mở bài gián tiếp, như thế nào là kết bài mở rộng ?

- GV nhận xét tiết học

- Dặn chuẩn bị bài sau: Ôn tập tiết 4)

kết cục câu chuyện, không bình luận gì thêm.

- 1 vài HS nêu - 1 HS nêu

- HS tự làm bài vào VBT

- HS nối tiếp trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung

- 1,2 HS trả lời - 1,2 HS trả lời - Lắng nghe - 1,2 HS nêu

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o--- Buổi chiều

Tiếng việt

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (TIẾT 5) I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80

tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.

- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học: Làm gì? Thế nào?Ai? (BT2).

II. Đồ dùng

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL ( như tiết 1).

- Phiếu khổ to cho BT 2 III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Khởi động ( 5’)

+ Thế nào là danh từ? Lấy VD.

+ Thế nào là động từ? Lấy VD + Thế nào là tính từ? Lấy VD

- 1 HS trả lời, lấy VD - 1 HS trả lời, lấy VD - 1 HS trả lời, lấy VD - Lớp nhận xét, bổ sung.

(25)

- GV nhận xét, đánh giá

B. Hình thành kiến thức-luyện tập thực hành ( 32’)

1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học.

2. Ôn tập tập đọc và HTL( 15’ )

( Với số HS trong lớp chưa hoàn thành) - Gọi HS lên bốc thăm bài đọc.

- Gọi từng em đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Luyện tập:( 17’) Bài tập 2

* Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau.

- GV treo bảng phụ, hướng dẫn.

- Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ. (TG: 3’) - GV phát phiếu cho 2 nhóm

- Yêu cầu 2 nhóm làm trên phiếu trình bày kết quả

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng

- Danh từ: chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù Lá.

- Động từ: dừng lại, chơi đùa, đeo - Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.

* Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.

- Yêu cầu HS đọc kĩ từng câu, xác định bộ phận in đậm.

+ Các bộ phận được in đậm là bộ phận câu nào trong câu? Kiểu câu đó là gì?

+ Để tìm ra bộ phận câu đó, em cần đặt câu hỏi ra sao?

- Phát bảng phụ cho 3 HS ( 1HS/ câu)

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng

* Câu 1 : Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ.

* Câu 2 : Nắng phố huyện vàng hoe.

* Câu 3 : Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng

- Lắng nghe.

- Lắng nghe

- Mỗi lượt 5 em bốc thăm, chuẩn bị và lần lượt đọc bài theo yêu cầu.

- Lần lượt lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập

- Thảo luận trong nhóm, làm bài vào VBT

- 2 nhóm làm bảng phụ - Các nhóm nối tiếp báo cáo - Đại diện nhóm bày .

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu - Lắng nghe

+ Là bộ phận vị ngữ - HS nêu

- HS tự làm bài vào VBT

- 3 HS làm bài vào bảng phụ, dán bảng, trình bày.

- Lớp nhận xét.

* Đáp án :

+ Buổi chiều xe làm gì?

+ Nắng phố huyện thế nào?

+ Ai đang chơi đùa trước sân?

(26)

hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.

+ Câu kể Ai làm gì có mấy bộ phận câu? Đó là những bộ phận nào? Cách tìm ra những bộ phận câu đó?

*. Củng cố, dặn dò ( 3’)

+ Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là danh từ, động từ, tính từ?

- GV nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài : Ôn tập ( tiết 5)

- 1,2 HS trả lời

- 1, 2HS nêu

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

---o0o--- Địa lí

ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Yêu cầu cần đạt

- Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ

II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, tranh ảnh, BĐ.

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động

2. Luyện tập thực hành

* Hoạt động 1: Rèn kĩ năng chỉ bản đồ (8')

* Cách tiến hành

- YCHS quan sát bản đồ, lược đồ

- Chỉ vị trí các dãy núi chính ở HLS, các cao nguyên ở Tây Nguyên, ĐBBB

* Hoạt động 2: HD trả lời một số câu hỏi (28')

* Cách tiến hành

- GV chia các nhóm 4, phát phiếu thảo luận. YC HS dựa vào SGK, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm tự nhiên và hoạt động con người ở Hoàng Liên Sơn?

- HS chỉ bản đồ

- Thảo luận nhóm

Câu 1: Đặc điểm tự nhiên của Hoàng Liên Sơn:

- Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở giữa sông Hồng và sông Đà. Đây là vùng núi cao, đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.

-Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.

(27)

Câu 2: Nêu đặc điểm địa hình vùng núi trung du Bắc Bộ? ở đây người dân đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc?

Câu 3: Nêu đặc điểm địa hình và sông ngòi của ĐBBB? Hoạt động chủ yếu?

- Đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung

*. Củng cố dặn dò (1')

- GV nhận xét tiết học và dặn dò

* Đặc điểm con người và các hoạt động sản xuất

- Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt, ở đây có các dân tộc ít người:

dân tộc Thái, Mông, Dao…Dân cư th- ường sống tập trung thành từng bản và có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc.

- Nghề nông là nghề chính của người dân HLS. Họ trồng lúa, ngô, khoai, sắn,chè, trồng rau và các cây ăn quả…

Câu 2: Đặc điểm địa hình vùng núi trung du Bắc Bộ

- Là vùng đồi với các đỉnh tròn, thoải.

Thế mạnh ở đây là trồng cây ăn quả, cây công nghiệp đặc biệt là trồng chè.

- ở đây người dân đang ra sức trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Câu 3: Đặc điểm tự nhiên

Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường biển. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 ở nước ta, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. ĐB có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, ven các sông có đê ngăn lũ.

* Hoạt động chủ yếu của người dân ĐBBB

- Theo dõi

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

______________________________________

Tiếng việt

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (tiết 4) I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80

tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.

- Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan).

- HSNK viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả (tốc độ viết trên 80 chữ/ 15phút);

hiểu nội dung bài.

II. Đồ dùng

(28)

Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Khởi động ( 1’)

- Kiểm tra sách vở, đồ dùng.

- Nhận xét

B. Hình thành kiến thức-luyện tập thực hành ( 36’)

1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học.

2. Ôn tập tập đọc và HTL( 20’ ) ( 1/4 số HS trong lớp) - Gọi HS lên bốc thăm bài đọc.

- Gọi từng em đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Hướng dẫn nghe-viết: ( 16’) Bài tập 2

* Nghe - viết: Đôi que đan

- GV đọc toàn bài thơ: Đôi que đan

- GV hướng dẫn học sinh cách trình bày bài:

+ Bài thơ thuộc thể loại thơ gì ?

+ Em cần trình bày bài thơ như thế nào ? + Những tiếng nào trong bài cần viết hoa ? + Nội dung bài thơ là gì ?

- Yêu cầu HS viết từ khó:

dẻo dai, que đan, đỡ ngượng, mũ đỏ, khăn đen.

- Gv đọc bài cho HS viết.

- Gv thu 5, 7 bài để chấm.

- Nhận xét, chữa lỗi cho các em.

*. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Yêu cầu HS viết một số từ: danh dự, dòng dõi, ngược xuôi, vườn tược.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau Ôn tập ( tiết 5)

- Lắng nghe.

- Lắng nghe

- Mỗi lượt 5 em bốc thăm, chuẩn bị và lần lượt đọc bài theo yêu cầu.

- Lần lượt lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.

- HS theo dõi trong Sgk, chú ý lắng nghe.

- HS đọc thầm bài thơ, chú ý những từ dễ viết sai.

+ Thơ tự do ( 4 tiếng / dòng) - 1,2 HS nêu

+ Những chữ cái đầu mỗi dòng thơ

+ Hai chị em bạn nhỏ tập đan.

Từ hai bàn tay của chị của em, những mũ, khăn, áo của bà của bé, của cha mẹ dần dần hiện ra.

- 3, 4 HS lên bảng viết, dưới lớp viết nháp.

- HS gấp SGK, lắng nghe, viết bài.

- Đổi chéo vở soát bài.

- Nhận xét, hoàn thiện bài viết.

- 2 học sinh lên bảng viết bài.

- Lớp viết vào nháp, nhận xét.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

__________________________________________________________________


Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, lập được dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả ngôi trường đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.. Biết lựa chọn

Đây là bài văn dạng miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập) của em... Em hãy nhắc lại ghi nhớ của bài văn miêu tả đồ vật ? 1. Có thể mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp và

Kết bài: Nêu lợi ích của cây, cảm nghĩ về những nét đẹp, chăm bón cho cây....

Nắm vững 2 cách kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.. Viết được kết bài cho bài văn miêu tả

Nắm vững hai cách mở bài (mở bài gián tiếp và mở bài trực tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.. Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo

- Phân biệt được hai cách kết bài : kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng, viết được kiểu mở bài gían tiếp, đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen, mỗi lần quẹt diêm đều là ảo ảnh và cảm giác. * Kết bài: Kết cục cô bé đã chết vì lạnh và đói, Sự vô tâm của mọi

Nắm vững 2 cách kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.. * Viết được kết bài cho bài văn miêu tả