• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 19

Ngày soạn: 9/01/ 2021

Ngày dạy: 13/01/ 2021 CHƯƠNG III: THỐNG KÊ.

Tiết 41: THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ.

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Học sinh được làm quen với các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi điều tra về cấu tạo, về nội dung ; biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu” ; làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng tìm giá trị và tần số của dấu hiệu. Rèn kỹ năng lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

3. Thái độ:

- Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.

4.Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Phẩm chất: Tự tin trong học tập.

II. CHUẨN BỊ.

1. GV: - Phương tiện: Bảng phụ, phấn màu, thước thẳng.

2. HS: Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.

III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Hoạt động khởi động: 3p

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...

- Kĩ thuật: Động não, phát hiện vấn đề , hỏi và trình bày

(2)

*Ổn đinh tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số :

* Kiểm tra bài cũ:

Kết hợp trong giờ.

* Vào bài:

- GV giới thiệu chương 3: Mục đích bước đầu hệ thống lại một số kiến thức và kỹ năng đã biết ở tiểu học và lớp 6 như thu thập các số liệu, dãy số, số trung bình cộng, biểu đồ, đồng thời giới thiệu một số khái niệm cơ bản, qui tắc tính toán đơn giản để qua đó cho hs làm quen với thống kê mô tả, một bộ phận của khoa học thống kê.

2. Hoạt động hình thành kiến thức: 32p

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới veefsoos liệu thống kê ban đầu - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời,, chia nhóm, giao nhiệm vụ chia nhóm giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu.

GV treo bảng phụ ghi bảng thống kê của ví dụ (sgk/4) :

- Khi điều tra về số cõy trồng được của mỗi lớp trong dịp phỏt động phong trào tết trồng cõy, người điều tra lập bảng dưới đõy :

STT Lớp Số cây trồng được

1 6A 35

2 6B 30

3 6C 28

4 6D 30

5 6

306 7A 35

STT Lớp Số cây trồng được

11 8A 35

12 8B 50

13 8

35 4 8D

5015 8E 30

16 9A 35

(3)

7 7B 28

8 7C 30

9 7D 30

10 7E 35

17 9B 35

18 9C 30

19 9D 30

20 9E 5

HS đọc các số liệu trong bảng 1.

GV: Vấn đề mà người lập bảng quan tâm là gì ?

HS: Vấn đề mà người điều tra quan tâm là số cây trồng được của mỗi lớp.

GV: Việc làm trên của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm. Các số liệu trên được ghi lại trong một bảng, gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu.

GV: Dựa vào bảng số liệu thống kê ban đầu trên, em hãy cho biết bảng đó gồm mấy cột ? Nội dung từng cột là gì ?

HS: Bảng 1 gồm ba cột, các cột lần lượt chỉ số thứ tự, lớp và số cây trồng được của mỗi lớp.

GV yêu cầu hs hãy thống kê điểm của tất cả các bạn trong tổ của mình qua bài kiểm tra toán học kì I.

GV cho hs hoạt động nhóm lập bảng trên.

Sau đó yêu cầu hs nêu cách tiến hành điều tra cũng như cấu tạo của bảng.

HS: Bảng 2 có 6 cột, nội dung khác bảng 1

GV: Tuỳ theo yêu cầu của mỗi cuộc điều tra mà các bảng số liệu thống kê ban đầu có thể khác nhau.

*Nhận xét.

Việc lập bảng số liệu này giúp người đọc rễ hiểu, ngắn ngọn và chính xác nhất.

Do đó :

Các số liệu được ghi lại trong một bảng, gọi là bảng số liệu thống kê.

(4)

VD: Bảng điều tra dân số nước ta tại thời điểm 1/4/1999 phân theo giới tính, phân theo thành thị, nông thôn trong từng địa phương (GV treo bảng phụ viết sẵn bảng 2/sgk).

GV yêu cầu hs về nhà lập một bảng số liệu thống kê ban đầu về số HSG và HS tiên tiến của mỗi tổ ?

Hoạt động 2: Dấu hiệu.

.

GV trở lại bảng 1 và giới thiệu thuật ngữ : dấu hiệu và đơn vị điều tra thông qua bài tập ? 2 :

GV: Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì?

HS:

GV: Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu (kí hiệu bằng chữ cái in hoa X, Y, ...).

- Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp, còn mỗi lớp là một đơn vị điều tra.

GV giới thiệu thuật ngữ giá trị của dấu hiệu, số các giá trị của dấu hiệu thông qua bài tập ?3 :

GV: Trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra ?

HS: Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra.

GV: Mỗi lớp (đơn vị) trồng được một số

? 2

Nội dung điều tra trong bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp.

b) Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu.

?3

Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra

(5)

cây: chẳng hạn lớp 7A trồng được 35 cây, lớp 7D trồng được 50 cây. Như vậy ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu.

Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra (kí hiệu N).

GV trở lại bảng 1 và giới thiệu dãy giá trị của dấu hiệu X chính là các giá trị ở cột thứ ba (từ trái sang).

GV cho hs làm bài tập ? 4 :

- Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả bao nhiêu giá trị ? Hãy đọc dãy giá trị của dấu hiệu.

HS đọc dãy giá trị của dấu hiệu X ở cột 3 bảng 1.

? 4 :

- Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả 20 giá trị.

Hoạt động 3: Tần số của mỗi giá trị.

GV yêu cầu hs quan sát bảng 1 và làm bài

?5? 6 :

?5 : Có bao nhiêu số khác nhau trong cột số cây trồng được ? Nêu cụ thể các số khác nhau đó.

? 6 : Có bao nhiêu lớp(đơn vị) trồng được 30 cây (hay giá trị 30 xuất hiện bao nhiêu lần trong dãy giá trị của dấu hiệu X)?

Trả lời câu hỏi tương tự như vậy với các giá trị 28 ; 50.

GV: Mỗi giá trị có thể xuất hiện 1 hoặc nhiều lần trong dãy giá trị của dấu hiệu.

Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó.

?5 : Có 4 số khác nhau trong cột số cây trồng được.

Đó là các số : 28 ; 30 ; 35 ; 50.

? 6 : Có 8 lớp trồng được 30 cây.

Có 2 lớp trồng được 28 cây.

Có 7 lớp trồng được 35 cây.

Có 3 lớp trồng được 50 cây.

(6)

HS đọc định nghĩa tần số.

Giá trị của dấu hiệu được kí hiệu là x và tần số của giá trị được kí hiệu là n.

GV cho hs làm bài ? 7 .

GV: Nêu các bước tìm tần số của các giá trị của dấu hiệu ?

HS: + Quan sát dãy và tìm các số khác nhau trong dãy, viết các số đó theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

+ Tìm tần số của từng số bằng cách đánh dấu vào số đó trong dãy rồi đếm và ghi lại.

GV nhắc lại cách tìm tần số và lưu ý hs có thể kiểm tra xem dãy tần số tìm được có đúng không bằng cách so sánh tổng tần số với tổng các đơn vị điều tra, nếu không bằng thì kết quả tìm được là sai.

GV lưu ý hs : không phải trong trường hợp nào kết quả thu thập được khi điều tra cũng là các số.

? 7 :

- Trong dãy giá trị dấu hiệu ở bảng 1 có 4 giá trị khác nhau.

- Các giá trị khác nhau đó là 28 ; 30 ; 35 ; 50.

- Tần số tương ứng của các giá trị trên lần lượt là 2 ; 8 ; 7 ; 3.

- Các bước tìm tần số của các giá trị của dấu hiệu :

3.Hoạt động luyện tập, vận dụng: 5p

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải bài tập

- HS hoạt động nhóm làm bài 2 (sgk/7) :

a) Dấu hiệu : Thời gian cần thiết hàng ngày mà An đi từ nhà đến trường. Dấu hiệu đó có 10 giá trị.

b) Có 5 giá trị khác nhau là : 17 ; 18 ; 19 ; 20 ; 21.

c) Lập bảng tần số :

(7)

Giá trị 17 18 19 20 21

Số lần 1 3 3 2 1

4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:5p

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học vào thực tế

- Về nhà học thuộc các khái niệm dấu hiệu, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy các giá trị của dấu hiệu, tần số của mỗi giá trị.

- Lập bảng số liệu thống kê ban đầu về điểm kiểm tra học kỳ I của các thành viên trong tổ mình.

- Làm các bài tập 1, 3, 4 (sgk/7 + 8) và các bài 1, 2, 3 (sbt/3 + 4).

- Tiết sau luyện tập.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kỹ năng: - Phát hiện được những sai sót của hs qua việc giải hệ phương trình bằng các phương pháp thế, cộng đại số, đặt ẩn phụ và giải bài toán bằng cách lập

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về công thức nghiệm - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm.. - Kĩ thuật:

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

Khi thực hiện việc điều tra thống kê (theo mục đích đã định trước) thì ta cần phải xác định được tập hợp các đơn vị điều tra, dấu hiệu điều tra cũng như thu thập số

- Học sinh làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, nội dung), biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được

- Học sinh tiếp tục được làm quen với các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi điều tra về cấu tạo, về nội dung ; Biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều