• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề ôn thi vào 10 - môn Ngữ Văn - năm 2021 - THCS Dương Hà

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề ôn thi vào 10 - môn Ngữ Văn - năm 2021 - THCS Dương Hà"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

t RƯỜNG THCS DƯƠNG HÀ

ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2020 - 2021 Thời gian: 120 phút

ĐỀ SỐ 01 Phần I (6đ):

Hình ảnh vầng trăng với vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết vốn là nguồn cảm hứng làm say đắm biết bao tâm hồn thi sĩ từ cổ chí kim. Có một nhà thơ đã từng tâm niệm:

vầng trăng thành tri kỉ

Và sau đó cảm xúc trước trăng, nhà thơ đã viết rất chân thành:

Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.

Câu 1 (1đ): Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Ra đời trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào tới điều mà tác giả muốn gửi gắm?

Câu2 (1đ): Hai khổ thơ trên có hình ảnh nào lặp lại ở khổ đầu? Theo em, sự trở lại của những hình ảnh ấy mang những ý nghĩa gì?

Câu 3 (3,5đ): Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ hình tượng vầng trăng, đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thành phần phụ chú (gạch chân - chú thích rõ).

Câu 4 (0,5đ): Nội dung của bài thơ trên khiến em liên tưởng đến những câu tục ngữ nào?

Chép hai câu tục ngữ cùng với nội dung của bài thơ trên.

Phần II (4 điểm):

“Cả làng đã im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một mồm hai.

Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được.”

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2018) Câu 1 (0,5đ):. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (1đ): Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” nhưng vì sao người cháu lại khẳng định: “Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được”?

Câu 3 (0,5đ): Ghi lại một câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn trên.

(2)

Câu 4 (2đ): Từ hình ảnh người bà trong đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Lòng bao dung luôn có sức cảm hóa với mọi người trong cuộc sống

………..Hết ………

TRƯỜNG THCS DƯƠNG HÀ

ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2020 - 2021 Thời gian: 120 phút

ĐỀ SỐ 02

Phần I (6 điểm): Trong bài thơ Sang thu, Hữu Thỉnh đã viết:

“Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se”

Câu 1. Nhận xét cách tổ chức, sắp xếp trật tự từ trong nhan đề bài thơ “Sang thu”. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

Câu 2. Tại sao trong khổ đầu bài thơ Hữu Thỉnh viết “ phả” mà không phải là tan, lan, pha vào trong gió se? Cách dùng từ như vậy giúp em hiểu thêm điều gì về cảm nhận của nhà thơ trước sự chuyển biến của đất trời lúc giao mùa?

Câu 3. Chép lại hai câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên và chỉ rõ biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ vừa chép.

Câu 4. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp, phân tích khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Sang thu” để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về thời khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu, đoạn văn có sử dụng một phép lặp và một câu đặc biệt. (Gạch chân, chỉ rõ).

Phần II (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.

(Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy, tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên.

Câu 2: Chỉ ra các từ láy trong đoạn thơ trên.

Câu 3. Theo em, hình ảnh cây tre đã gợi lên những phẩm chất cao quý nào của dân tộc Việt Nam?

(3)

Câu 4: Dựa vào kiến thức của đoạn thơ trên cùng hiểu biết thực tế của em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

………..Hết ………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- “Mặt trời trong Lăng rất đỏ ” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho ánh sáng tư tưởng của Hồ Chí Minh, Người đã soi sáng cho con đường cách mạng Việt Nam đưa dân tộc ta

Câu 5: Bằng một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp khoảng 10- 12 câu hãy làm rõ sự cảm nhận của nhà thơ Hữu Thỉnh về thời khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu, đoạn

Câu 6: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp ( có sử dụng phép lặp, câu cảm thán và có một câu chứa thành phần phụ chú )

Hãy viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 10 câu) phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí trong khổ thơ kết của

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 12 câu), trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về đoạn thơ được trích dẫn ở trên để thấy niềm tự hào

- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiếu yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu

Ví dụ: về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương gắn bó giữa mọi người…; về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc,

- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ.. - Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả