• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Hóa 12 Bài 42: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ | Giải sách bài tập Hóa 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Hóa 12 Bài 42: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ | Giải sách bài tập Hóa 12"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 42: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ

Bài 42.1 trang 97 Sách bài tập Hóa học 12: Để phân biệt các dung dịch: ZnCl2, MgCl2, CaCl2 và AlCl3 đựng trong các lọ riêng biệt có thể dùng

A. dung dịch NaOH và dung dịch NH3. B. quỳ tím

C. dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3. D. natri kim loại.

Lời giải:

Đáp án A

Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào 4 dung dịch mẫu + Không hiện tượng: CaCl2

+ Xuất hiện kết tủa trắng: MgCl2

+ Xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan: ZnCl2, AlCl3

Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào hai dung dịch chưa nhận biết được + Xuất hiện kết tủa: AlCl3

+ Xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan: ZnCl2

Bài 42.2 trang 97 Sách bài tập Hóa học 12: Để phân biệt các dung dịch: Na2SO3, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO3: đựng trong các lọ riêng biệt, có thể dùng

A. axit HCl và nước brom.

B. nước vôi trong và nước brom.

C. dung dịch CaCl2 và nước brom.

D. nước vôi trong và axit HCl.

Lời giải:

Đáp án C

- Dùng dung dịch CaCl2: Na2SO3 và Na2CO3 tạo kết tủa; NaHCO3 và NaHSO3 không tạo kết tủa.

(2)

- Cho mỗi dung dịch trong từng nhóm vào nước brom: NaHSO3 làm mất màu nước brom, NaHCO3 không; Na2SO3 làm mất màu nước brom, Na2CO3 không.

Bài 42.3 trang 97 Sách bài tập Hóa học 12: Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch: BaCl2, Na2SO4, MgSO4, ZnCl2, KNO3 và KHCO3? A. Kim loại natri.

B. Dung dịch HCl.

C. Khí CO2.

D. Dung dịch Na2CO3. Lời giải:

Đáp án A

Cho Na vào các dung dịch: MgSO4 tạo kết tủa, ZnCl2 tạo kết tủa sau đó tan. Dùng dung dịch MgSO4 cho vào 4 dung dịch còn lại: BaCl2 tạo kết tủa. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch còn lại: Na2SO4 tạo kết tủa.

Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHCO3 và KNO3 (sau khi đã cho Na):

KHCO3 tạo kết tủa, còn lại là KNO3:

BaCl2

OH

3 2 3 3

KHCO K CO BaCO

  

Bài 42.4 trang 97 Sách bài tập Hóa học 12: Để phân biệt các dung dịch loãng:

HCl, HNO3, H2SO4 có thể dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch Ba(OH)2 và bột đồng kim loại.

B. Kim loại sắt và đồng C. Dung dịch Ca(OH)2. D. Kim loại nhôm và sắt.

Lời giải:

Đáp án A

Bột Cu tác dụng với HNO3; dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa với H2SO4.

(3)

Bài 42.5 trang 98 Sách bài tập Hóa học 12: Có 5 lọ đựng 5 dung dịch hoá chất riêng biệt: Ba(OH)2, H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, NaNO3. Thuốc thử dùng để phân biệt chúng là

A. dung dịch HCl.

B. dung dịch KOH.

C. dung dịch BaCl2. D. giấy quỳ tím.

Lời giải:

Đáp án D

Nhúng giấy quỳ tím vào lọ đựng 5 dung dịch + Giấy quỳ chuyển đỏ: H2SO4

+ Giấy quỳ chuyển xanh: Ba(OH)2, Na2CO3

+ Giấy quỳ không đổi màu: Na2SO4, NaNO3

Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch làm quỳ tím chuyển xanh:

+ Xuất hiện kết tủa trắng: Ba(OH)2

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O + Có khí không màu thoát ra: Na2CO3

H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + H2O + CO2

Cho Ba(OH)2 vào dung dịch không làm đổi màu quỳ tím + Xuất hiện kết tủa trắng: Na2SO4

Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NaOH + Không có hiện tượng: NaNO3

Bài 42.6 trang 98 Sách bài tập Hóa học 12: Chỉ dùng hoá chất nào sau đây có thể nhận biết 4 kim loại: Na, Al, Mg, Ag?

A. H2O.

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch NaOH.

(4)

D. Dung dịch NH3. Lời giải:

Đáp án B

Hòa tan các kim loại vào dung dịch HCl + Không có hiện tượng: Ag

+ Có khí không màu thoát ra: Na, Al, Mg

Cho lần lượt các kim loại Na, Al, Mg vào các dung dịch sản phẩm của kim loại với dung dịch HCl

NaCl AlCl3 MgCl2

Na Có khí Có khí Có khí

Al Không hiện tượng Không hiện tượng Không hiện tượng Mg Không hiện tượng Có xuất hiện kết

tủa

Không hiện tượng

Bài 42.7 trang 98 Sách bài tập Hóa học 12: Để nhận biết 3 chất rắn: Al2O3, MgO, CaCl2 có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây?

A. H2O và HCl B. H2O và H2SO4. C. H2O và NaOH.

D. H2O và NaCl.

Lời giải:

Đáp án C

Hòa tan 3 chất rắn vào nước + Tan: CaCl2

+ Không tan: Al2O3, MgO

Hòa tan 2 chất rắn không tan vào dung dịch NaOH + Tan: Al2O3

+ Không tan: MgO

(5)

Bài 42.8 trang 98 Sách bài tập Hóa học 12: Có 5 lọ đựng 5 dung dịch mất nhãn:

AlCl3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3, (NH4)2SO4. Thuốc thử dùng để nhận biết 4 dung dịch trên là

A. dung dịch NaOH.

B. dung dịch Ba(OH)2. C. Quỳ tím.

D. dung dịch AgNO3. Lời giải:

Đáp án B

Cho Ba(OH)2 đến dư vào các dung dịch trên + Xuất hiện kết tủa trắng keo rồi kết tủa tan: AlCl3

3Ba(OH)2 + 2AlCl3 → 3BaCl2 + 2Al(OH)3

Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O + Không hiện tượng: NaNO3

+ Xuất hiện kết tủa trắng: K2CO3

Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3↓ + 2KOH

+ Xuất hiện khí không màu, mùi khai: NH4NO3

Ba(OH)2 + 2NH4NO3 → Ba(NO3)2 + 2NH3↑ + 2H2O + Xuất hiện kết tủa trắng và khí mùi khai: (NH4)2SO4

Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O

Bài 42.9 trang 98 Sách bài tập Hóa học 12: Cho các chất bột sau: Al, Mg, Fe, Cu. Trình bày cách phân biệt các chất bột trên mà chỉ dùng không quá hai dung dịch thuốc thử.

Lời giải:

– Dùng dung dịch HNO3 (đặc, nguội): Cu, Mg phản ứng tạo dung dịch có màu khác nhau; Fe và Al không phản ứng

- Dùng dd NaOH: Al phản ứng còn Fe không phản ứng.

(6)

Bài 42.10 trang 98 Sách bài tập Hóa học 12: Có các gói bột sau: Al, Fe, Ag, Al2O3. Trình bày cách phân biệt các chất trong mỗi gói bằng phương pháp hoá học.

Lời giải:

- Dùng dd NaOH: Al phản ứng tạo khí, Al2O3 bị hòa tan không có khí - Dùng dd HCl: Fe phản ứng tạo khí, Ag không phản ứng.

Bài 42.11 trang 98 Sách bài tập Hóa học 12: Trình bày phương pháp hoá học nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch thu được bằng cách hoà tan các muối FeCl2, Zn(NO3)2 và AlCl3 vào nước.

Lời giải:

Cho dd tác dụng với dd AgNO3 có kết tử trắng chứng tỏ có ion Cl-

Thêm vài giọt dd H2SO4 đặc và mảnh Cu có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra chứng tỏ có ion NO3-.

Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd trên thấy có kết tủa, sau đó kết tủa tan một phần chứng tỏ có hiđroxit lưỡng tính. Gạn để tách lấy dd (ddA) lắc phần kết tủa nếu kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ chứng tỏ có ion Fe2+.

Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NH4C1, có kết tủa xuất hiện chứng tỏ có Al3+. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch cho tác dụng với Na2S, có kết tủa trắng (ZnS) chứng tỏ có Zn2+.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1. d) Dung dịch bạc nitrat. b) Dung dịch axit clohiđric. e) Dung dịch natri hiđroxit. c) Dung dịch chì nitrat. Giải thích và viết phương trình hóa học.. a) Dựa vào mối

Bài 1 trang 40 VBT Hóa học 9: Căn cứ vào sơ đồ biểu thị những tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ, các em hãy chọn những chất thích hợp để viết các phương trình

Bài 42: Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon.. Chỉ dùng dung dịch brom có thể phân biệt được hai chất khí trên không ? Nêu cách tiến hành. Lời giải:.. Phân biệt được. Khí

a) 1. Mg, sinh ra khí hiđro cháy được trong không khí. MgCO 3 , khí sinh ra là CO2 làm đục nước vôi trong. CuO, dung dịch muối đồng có màu xanh. MgO, dung dịch thu được

Bài 4.2 trang 6 Sách bài tập Hóa học 11: Phản ứng nào trong số các phản ứng dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch có thể dùng để điều

Viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng nhận biết đó..

Trong các cặp chất trên chỉ có axit nitric và đồng(II) nitrat không phản ứng với nhau nên có thể cùng tông tại trong một dung dịch.. Tên của kim loại và thể tích dung dịch

Dựa vào thuyết cấu tạo hoá học, hãy viết công thức cấu tạo khai triển và công thức cấu tạo rút gọn của từng chất trong hỗn hợp M..