• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

2.4. Đánh giá chung công tác quản trị RRTD tại VietinBank Chi nhánh Quảng Trị:

2.4.Đánh giá chung công tác quản trị RRTD tại VietinBank Chi nhánh

thể cán bộ được tham gia đầy đủ các khóa học tập huấn của hệ thống Vietinbank tổ chức và có đánh giá kết quả học tập cuối kỳ đạt theo quy định.

Năm là,công tác kiểm tra, giám sát KH ngày càng được quan tâm, chú trọng. Việc theo dõi và quản lý giám sát khách hàng đã được CBTD thường xuyên quan tâm, tìm hiểu nguyên nhân những biến động về sản phẩm tình hình tài chính và những nguyên nhân khiếnKH không trả được lãi và nợ đúng hạn.Việc kiểm tra chấp hành quyền phán quyết tín dụng và quy trình cấp tín dụng được duy trì thường xuyên nhằm hạn chế các sai sót RRTD lạm quyền, do thẩm định thiếu khách quan gây ra.

2.4.2.Những hạn chếtrong quản trịrủi ro tín dụng:

CN đã mắc phải một sốhạn chếsong song với những kết quả đạt được đó là:

2.4.2.1.Vềmục tiêu chiến lược:

Tại mỗi Chi nhánh tùy thuộc vào đặc điểm tại địa phương phải xây dựng cho mình một mục đích, chiến lược, chính sách riêng. Tuy nhiên việc xây dựng được cho mình một mục tiêu và chiến lược tín dụng cụ thể trong từng thời kỳ tại CN Quảng Trị vẫn chưa thực hiện được. Sự thiếu sót này sẽ dẫn đến RRTD cho chi nhánh.

2.4.2.2.Vềcông tác thẩm định tín dụng:

Việc thẩm định các phương án, dự án cho vay thường chỉ dựa vào số liệu doKH cung cấp, tuy có tham khảo thêm một số thông tin thu thập từ bên ngoài nhưng nhiều khi không đánh giá đúng hiệu quả của dự án cũng như khả năng thực tế của KH. Vì vậy khi KH khó khăn mới nắm được thì đã quá muộn dẫn đến việc xử lý thu hồi nợ khó khăn. Công tác thẩm định ở một số KH vay còn mang tính hình thức cho nên đã dẫn đến những sai sót trong quyết định cho vay. Một số CBTD xem TSBĐ tiền vay là điều kiện tiên quyết, định giá TSBĐ thiếu căn cứ, vi phạm các quy định hiện hành của VietinBank, nên một số trường hợp khi phát mãi tài sản thì NH không thu đủ nợ gốc và lãi.

2.4.2.3.Vềcông tác quản lý, giám sát và xửlý khoản vay:

Đôi khi việc kiểm tra sau cho vay chỉ được CBTD thực hiện chiếu lệ, mang tính hình thức, cán bộ tín dụng không đi thực tế xuống đơn vị để kiểm tra sổ sách và kho hàng mà chỉ căn cứ trên các chứng từ hóa đơn do KH cung cấp để ghi biên bản kiểm tra. Nội dung biên bản kiểm tra còn sơ sài, chưa cập nhật đầy đủ các thông tin và số

Trường Đại học Kinh tế Huế

liệu hoạt động thực tế tại thời điểm kiểm tra.Vì vậy, một số KH sử dụng vốn vay đầu tư thìđúng đối tượng nhưng sau khi bán sản phẩm hàng hóa thì chuyển sang đối tượng khác, dòng tiền chuyển đi lòng vòng.

2.4.2.4.Về công tác định giá/đánh giá TSBĐ:

Vẫn còn tồn tại bất cập, hạn chế; nhiều TSBĐ đã hao mòn vô hình và hữu hình vẫn chưa đánh giá lại kịp thời. Cách thức xử lý khoản vay khó khăn chưa linh hoạt chưa phù hợp với thực trạng của người vay. Nhiều trường hợp đúng ra nên áp dụng biện pháp khai thác để khôi phục khả năng trả nợ của người vay thì lại nôn nóng thanh lý TSBĐ khiến cho người vay mất hoàn toàn khả năng hồi phục, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

2.4.2.5.Vềxử lý TSBĐ, nợxấu:

Trừ một số ít tài sản được định giá vượt khung, tài sản gặp rắc rối về quyền sở hữu, các tài sản đầy đủ giấy tờ sở hữu có khi xử lý cũng gặp nhiều vướng mắc. Hồ sơ thủ tục pháp lý rườm rà, phải có thời gian thụ lý hồ sơ, phải được sự hợp tác của chủ tài sản là đồng ý xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật...là những khó khăn chính của CN trong quá trình xử lý tài sản.

2.4.2.6.Vềsố lượng và chất lượng cán bộtín dụng:

Phần lớn CBTD đều được đào tạo cơ bản có trìnhđộ và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính ngân hàng. Song bên cạnh đó có một số cán bộ mới ra trường, tuổi đời còn trẻ, còn thiếu kinh nghiệm trong thẩm định và quản lý KH. Số lượng CBTD chưa đủ để đáp ứng công tác thẩm định và quản lý khách hàng trong điều kiện CN đang mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng quy mô đầu tư tín dụng.

2.4.3.Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trịtrong thời gian qua:

2.4.3.1.Nguyên nhân chủquan từphía ngân hàng:

- Chi nhánh chưa có công cụ chuyên biệt, mô hình riêng để đánh giá xác suất rủi ro và đo lường tổn thất dự kiến. Bên cạnh đó, chỉ tiêu, số liệu thống kê cần thiết để đánh giá cũng chưa đầy đủ. Hiện tại, việc đánh giá phương án, dựán sản suất kinh doanh của khách hàng vay vốn đều dựa trên các báo cáo kết quả hoạt động kinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

các thông tin này không cao do hầu hết các báo cáo của các doanh nghiệp chưa có sự kiểm toán. Do đó, những rủi ro trong công tác thẩm định là điều khó tránh khỏi.

- Khâu giám sát sau cho vay chưa chặt chẽ: việc kiểm tra sửdụng vốn phần lớn do cán bộ phòng khách hàng thực hiện. Nhưng tại CN mỗi CBTD phải quản lý rất nhiều món vay với số dư hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng nên việc kiểm tra sử dụng vốn không thể được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ. Một sốkhoản vay, việc kiểm tra sửdụng vốn vay còn mang tính chất đối phó, chưa hướng vào mục tiêu tìm ra điểm yếu của DN để tham mưu cho lãnhđạo DN, từ đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

- Sựhợp tác giữa các NH trên địa bàn còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạngcho vay vượt quá giới hạn cho phép, nếu khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh hoặc cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng thì tất cả các ngân hàng đều gặp rủi ro không thu hồi được nợ. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn chưa có sự liên thông với các cơ quan khác như thuế, hải quan…đểkiểm chứng những thông tin tài chính do KH cung cấp.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Khả năng thích ứng của một sốcán bộ với môi trường cạnh tranh gay gắt còn chậm, kỹ năng phân tích diễn biến thị trường, tình hình tài chính, phi tài chính của KH còn hạn chế, thiếu cập nhật, làm việc theo cảm tính, chủquan nên dễxảy ra sai sót và rủi ro cao.

2.4.3.2.Nguyên nhân từphía khách hàng:

- KH còn yếu kém về trình độ và khả năng quản lý: Một số KH do hoạt động kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào vốn vay và năng lực tài chính thấp, nhưng lại mở rộng quy mô hoạt động quá lớn, đầu tư kinh doanh dàn trải, chiến lược kinh doanh không cụ thể, rõ ràng và chuẩn xác. KH xây dựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư không khoa học, tính toán các khoản chi phí đầu tư chưa phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Bên cạnh đó trình độ quản lý kinh doanh của KH còn yếu sẽ làm cho khả năng thích ứng với những biến động của thị trường trở nên khó khăn, phương án kinh doanh không đem lại hiệu quả, tình trạng thua lỗ kéo dài, hậu quả là KH phá sản và ngân hàng không thu hồi được vốn cho vay.

- Các DN vẫn chưa thực sự cung cấp thông tin chính xác về tình hình kinh doanh, tài chính của mình cho NH. BCTC để phục vụ việc thẩm định chủ yếu là báo cáo quyết toán thuế, BCTC không có báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phần lớn không

Trường Đại học Kinh tế Huế

được kiểm toán. Cơ cấu tài chính thể hiện trên BCTC không mấy lành mạnh. Đa số DN chưa chấp hành tốt chế độ kế toán theo quy định, nên xảy ra trường hợp “lãi thật lỗ giả” hay “lãi giả lỗ thật”. Các thông tin cung cấp cho ngân hàng cũng thiếu tin cậy do chưa có cơ sở để kiểm tra, đánh giá độ chính xác gây khó khăn trong công tác thẩm định.

2.4.3.3.Nguyên nhân khách quan từbên ngoài:

- Môi trường kinh tế không ổn định: Tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn có những diễn biến phức tạp trong những năm gần đây, làm cho hoạt động kinh doanh của KH gặp nhiều khó khăn nhất là những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, vàng, xây dựng và vận tải. Giá nguyên vật liệu đầu vào (điện, nước, xăng dầu, vật tư...) biến động thất thường, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao nhanh chóng khiến cho các DN không lường trước được dẫn đến thiếu vốn trong quá trình triển khai các phương án, dự án đầu tư. Việc cấp thêm vốn làm cho tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án, dự án của DN giảm xuống, CN đối mặt với việc gia tăng RRTD. Bên cạnh đó, chính sách kinh tế của địa phương thường xuyên thay đổi ảnh hưởng rất lớn đên tình hình kinh doanh của khách hàng.

- Môi trường pháp lý còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung và CN nói riêng. Sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật cũng làm cho NH lúng túng trong việc xử lý TSBĐ, cũng như ra quyết định của các cơ quan thực thi pháp luật. Tiếp đến là sự phối hợp không đồng bộ giữa cơ quan thẩm định, cơ quan bán đấu giá... nên thời gian từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế, thi hành và thu hồi tiền từ bán TSBĐ tương đối dài đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng.

- Môi trường tự nhiên: Một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra RRTD cho NH là do những thay đổi bất thường về thời tiết, thiên tai. Chẳng hạn, đối với trường hợp DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng khách sạn tại các bãi biển khi có tác động của môi trường làm ảnh hưởng đến môi trường biển như ôi nhiễm, cá chết hàng loạt…ảnh hưởng làm giảm lượng KH sử dụng dịch vụ của đơn vị kinh doanh từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như nguồn thu của KH.

Điều này làm cho khả năng trả nợ của KH bị hạn chế và nguy cơ xảy ra RRTD là có.

Trường Đại học Kinh tế Huế