• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công

3.2.1. Nhóm giải pháp chính:

3.2.1.2. Nhóm giải pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro:

toán thanh toán, quản trị rủi ro, đánh giá xếp hạng tín dụng KH...; các dữ liệu trong hoạt động được nối mạng trực tuyến giữa các phòng, ban tại trụ sở chính, chi nhánh đảm bảo kiểm soát, phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh trong hoạt động. ứng dụng công nghệ thông tin đồng thời còn giúp các TCTD hiện đại hóa hệ thống thanh toán, đa dạng hóa hình thức huy động vốn, cho vay, với những sản phẩm tiện ích NH hiện đại cung ứng cho DN và dân cư, mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin la hết sức quan trọng.

Thực tế thời gian qua khi thực hiện cho vay đồng tài trợ, có dự án thực hiện thành công, có dựán thất bại. Điều này đã cho CN rút ra nhiều bài học bổích, sâu sắc qua đó có thể thấy trong quá trình phòng ngừa và hạn chế rủi ro, cần phải thực hiện các giải pháp sau:

- Là đơn vị chủ đầu mối thì cần lựa chọn những đơn vị cùng tham gia với mình có nhiều kinh nghiệm qua đó để phối hợp thẩm định, tranh thủ sự hiểu biết, kinh nghiệm của cán bộ CN đó giúp cho mình hiểu sâu các dựán;

- Các dự án lớn cần có đội ngũ cán bộ thẩm định chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm, đồng thời cần có những phản biện và thu thập các thông tin. Cần nhiều tai, mắt đểsuy xét, thẩm định các rủi ro tiềm ẩn. Nếu chỉ một CN thì sẽrất hạn chếtrong công tác thẩm định, vừa dồn hết rủi ro về mình nếu đồng tài trợ sẽ là cơ sở hạn chế phân tán rủi ro. Trong mọi phương diện kết quả cuối cùng là lựa chọn và quyết định đầu tư dựán hiệu quảcao nhất.

Rà soát và thực hiện tốt công tác bảo hiểm tín dụng.

Bảo hiểm là hình thức chuyển rủi ro ra bên ngoài. Đây là một biện pháp phòng ngừa đối với ngành nghề và nhóm KH có nguy cơ cao về rủi ro bất khảkháng và bất ngờ như ngành vận tải đường bộ, đường biển, hàng không, ngành sản xuất dễ bị cháy nổ (giấy, gỗ)... Thực tế trong công tác cho vay đối với KH vẫn còn nhiều khách hàng viện dẫn nhiều lý do để trốn tránh mua bảo hiểm vì đây là một khoản chi phí của DN.

Tuy nhiên việc yêu cầu KH mua bảo hiểm và sự phối hợp giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm là giải pháp cần thiết đểhạn chếrủi ro tín dụng. Do đó cần phải:

- Tập trung thống kê rà soát lại tất cảcác khoản vay phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm, đàm phán với khách hàng để xúc tiến ngay việc mua bảo hiểm cũng như việc ký ủy quyền cho ngân hàng là người thụ hưởng bảo hiểm đầu tiên khi rủi ro xảy ra. Việc theo dõi công tác mua bảo hiểm của KH phải được theo dõi trên hệ thống định kỳhệ thống tự động chiết suất gửi dữ liệu KH hết hạn bảo hiểm chưa tái tục đểCN có kếhoạch làm việc với KH vềbổsung bảo hiểm.

- Bên cạnh đó, cần ràng buộc với KH vềviệc mua bảo hiểm trong hợp đồng tín dụng, nếu KH không thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm nghĩa là vi phạm điều kiện tín dụng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

các món vay có độrủi ro cao đối với nghĩa vụ bảo hiểm phải được duy trì thường xuyên liên tục là biện pháp hạn chếRRTD cho NH.

Hiện tại trong hệthống NHCT có 02 công ty con chuyên vềbảo hiểm đó là công ty bảo hiểm VietinBank Aviva và công ty bảo hiểm Bảo Ngân, do đó CN cần phối hợp với công ty bảo hiểm đểthiết kế, cung cấp và sửdụng các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và đặc thù của NH, của từng đối tượng từng loại rủi ro, từng ngành nghề sản xuất kinh doanh của KH; có chính sách phí hợp lý để kích thích KH sửdụng trong việc phòng ngừa rủi ro cho cảchính khách hàng và san sẻrủi ro của ngân hàng.

Giải pháp ứng dụng các công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro tín dụng.

Theo đánh giá của Basel thì việc ngân hàng mởrộng hàng loạt các sản phẩm phái sinh tín dụng được coi là công cụ phân tán và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Do vậy, VietinBank Quảng Trịcần phát triển loại hình nghiệp vụ này để ngăn ngừa và phân tán rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây là những nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi phải có nghiên cứu sâu về nghiệp vụ, có trình độ phân tích cao và thu thập thông tin chất lượng tốt. Các loại nghiệp vụphái sinh tín dụng có thểnghiên cứu triển khai bao gồm:

Chứng khoán hóa các khoản cho vay, bán các khoản cho vay, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn tín dụng.

Trên thực tế, các nghiệp vụphái sinh ở Việt Nam hiện tại còn rất mới không chỉ đối với KH mà ngay cả đối với cán bộ lãnh đạo và nhân viên NHTM, hiện tại đối với nghiệp vụ này chưa có một NH nào tại Việt Nam đã thực hiện và NHNN vẫn chưa có hướng dẫn cụthể. Tuy nhiên, CN cần có kếhoạch đào tạo nắm bắt, để khi có hướng dẫn cụthểcủa NHNN có thểbắt tay vào thực hiện ngay, nhằm giảm thiểu rủi ro cho NH.

Trích lập dự phòng rủi ro hợp lý, đúng qui định.

Mục đích của việc sử dụng dự phòng là để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ xấu của TCTD nhằm giảm thiểuảnh hưởng của các RRTD. Tiếp theo Văn bản hợp nhất số20/VBHN-NHNN ngày 22/05/2014 vềquy chếcho vay của tổchức tín dụng đối với khách hàng, NHNN Việt Nam đã ban hành một loạt quyết định và chỉ thị nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát rủi ro, trong đó có Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 ban hành quy định vềphân loại nợ, trích lập và sử dụng dự

Trường Đại học Kinh tế Huế

phòngđể xửlý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổchức tín dụng.

VietinBank Quảng Trị cần thực hiện nghiêm túc việc trích lập và sửdụng dựphòng rủi ro theo quy định của NHNN trên cởsởphân loại nợmột cách hợp lý.