• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng để

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công

3.2.1. Nhóm giải pháp chính:

3.2.1.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng để

Thứ nhất, nâng cao năng lực quản trị điều hành.

Chi nhánh cần phải quan tâm đầu tư thời gian và sức lực để hoạch định chiến lược quản trị rủi ro sao cho an toàn và hiệu quả, phù hợp với những loại rủi ro đặc thù và với điều kiện trong môi trường hội nhập quốc tế ngày này.Do đó việccấp thiết nhất là phải nâng cao năng lực quản trị của ban điều hành.

Ban điều hành cần phải xác định và điều chỉnh định kỳchính sách tín dụng, chiến lượng kinh doanh tín dụng cũng như chiến lược RRTD, khả năng chấp nhận RRTD một cách phù hợp với quy mô, sựphức tạp và khả năng quản trị RRTD của ngân hàng. Khi xây dựng chiến lược hoạt động cần phân tích, tính toán các điều kiện kinh tếvĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường. Rủi ro sau khi đã phân tích chi tiết trên tất cả các khía cạnh luật pháp và kinh tếthì chi nhánh mới chấp nhận. Ngoài ra, NH cần phải có những chuyên gia phân tích rủi ro và phòng ngừa rủi ro, tham mưu cho lãnh đạo ngân hàng trong việc ban hành, sửa đổi các chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng cũng như cập nhật những thông tin kinh tế liên quan đến rủi ro, đặc biệt là RRTD.

Thứhai là, nâng cao hiệu quảcủa hệthống kiểm soát nội bộ.

Công tác kiểmtra, kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng đồng thời cũng phát

Trường Đại học Kinh tế Huế

hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức. Để hệ thống kiểm soát nội bộ của VietinBank Quảng Trị vận hành tốt, cần tuân thủ thực hiện các nguyên tắc và biện pháp sau đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Hoàn thiện môi trường kim soát:

+ Ngân hàng xây dựng một môi trường văn hóa chú trọng đến sự liêm chính, đạo đức nghề nghiệp cùng với những quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi.

+ Các quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ được văn bản hoá rõ ràng vàđược truyền đạt rộng rãi trong nội bộngân hàng.

+ Lãnhđạo ngân hàng yêu cầu bất kỳthành viên nào của ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc, chuẩn mực của hệthống kiểm soát nội bộ đãđược thiết lập.

+ Ngân hàng phải có bộ phận (độc lập với bộ máy tín dụng) kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng theo các chuẩn mực kiểm toán quốc gia và quốc tế.

+ Ngân hàng thường xuyên luân chuyển nhân sự trong các khu vực, vị trí nhạy cảm; quan tâm, nhắc nhở, bảo vệ quyền lợi của những CBTD làm việc nặng nhọc, căng thẳng.

- Hoàn thin vic nhn diện và đánh giá rủi ro:

+ Xác định rõ các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Mọi hoạt động quan trọng phải được ghi lại bằng văn bản.

+ Xác định rõ ràng và chính xác các rủi ro tiềm ẩn trong từng hoạt động, từng giai đoạn trong qui trình cấp tín dụng.

+ Vận dụng các mô hình định lượng để đánh giá và đo lường RRTD chính xác như mô hình ước tính rủi ro dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ (IRB – internal rating based).

- Hoàn thin về cơ chếkim soát:

+ Lãnh đạo ngân hàng cần phân chia trách nhiệm thích hợp. Mục đích là không để cho một cá nhân hay một bộ phận nào có thể kiểm soát được mọi mặt của một nghiệp vụ. Khi đó, thông qua cơ cấu tổ chức, công việc của một nhân viên này được kiểm soát tự động bởi nhân viên khác. Việc phân chia trách nhiệm sẽgiúp giảm bớt rủi ro xảy ra các sai sót, nhầm lẫn cũng như các hành vi gian lận.

+ Thực hiện các thủ tục phê chuẩn đúng đắn. Tất cả các nghiệp vụ tín dụng đều phải được phê chuẩn trước khi thực hiện. Chính sách đối với những phê chuẩn này phải do các nhà quản lý cấp cao của ngân hàng đề

Trường Đại học Kinh tế Huế

ra.

+ Phải tổ chức hệ thống chứng từ và sổ sách đầy đủ. Chứng từ phải đầy đủ để đảm bảo rằng tất cảcác giao dịch, tài sản của ngân hàng đã được kiểm soát đúng đắn và được ghi chép đầy đủ, chính xác.

+ Ngân hàng cần tiến hành các biện pháp kiểm tra độc lập. Người thực hiện thủ tục kiểm tra phải độc lập đối với nghiệp vụ được kiểm tra để tạo ra một sự kiểm soát lẫn nhau một cách tựnhiên trong hoạt động.

+ Định kỳ, kiểm toán nội bộ đánh giá hoạtđộng kinh doanh, tập trung vào các rủi ro chiến lược và rủi ro hoạt động, từ đó đưa ra các khuyến nghị đểcấp quản lý rà soát, xác định và giải quyết.

- Hoàn thin vhthng thông tin và báo cáo:

+ Ngân hàng cần tuyệt đối chấp hành chế độ hạch toán kế toán, các chứng từ, sổ sách phải được lưu trữ theo đúng qui định của pháp luật.

+ Ngân hàng phải đảm bảo có một hệ thống thông tin tin cậy, nhằm phục vụ tốt cho công tác điều hành và kiểm soát có hiệu quả. Hệ thống phải cập nhật thường xuyên các thông tin quan trọng cho ban giám đốc và những người có thẩm quyền khác trong NH.

+ Ngân hàng phải thiết lập kênh thông tin “nóng” cho phép nhân viên báo cáo về các hành vi, sựkiện bất thường có khả năng gây thiệt hại cho ngân hàng.

+ Sớm xây dựng hệthống báo cáo nhằm đáp ứng các yêu cầu của NHNN cũng như đáp ứng nhu cầu quản trị nội bộ. Theo Basel, ban lãnhđạo ngân hàng nên triển khai một quy trìnhđể thường xuyên giám sát hồ sơ rủi ro hoạt động và các nguy cơ trọng yếu có thể gây ra tổn thất. Cơ chế báo cáo phù hợp cần phải cóởcấp độHội đồng quản trị, ban điều hành, đơn vịkinh doanh nhằm tạo điều kiện chủ động quản trịrủi ro hoạt động.

+ Cần phải có sựtham gia của tất cảcác phòng ban trong các hoạt động thu thập dữ liệu tổn thất. Thêm vào đó, cần xây dựng và chính thức hóa quy trình thu thập dữliệu tổn thất. Quy trình này phải linh hoạt đểcó thể cập nhật các nguồn thông tin cũng như phản ánh đúng các khả năng rủi ro hoạt động khi môi trường kinh doanh thay đổi. Quy trình này cần được thông báo rộng rãi và thống nhất trong toàn ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Hoàn thin vhthng giám sát và thẩm định:

+ Ngân hàng cần thiết lập và duy trì tốt hệ thống báo cáo cho phép phát hiện các sai lệch giữa thực tếvới kếhoạch. Khi phát hiện sai lệch, ngân hàng cần triển khai việc điều tra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp.

+ Ngân hàng cần bố trí người có kinh nghiệm, đạo đức và trình độ chuyên môn thích hợp đểthực hiện kiểm toán nội bộhoạt động tín dụng. Người này phải có quyền báo cáo trực tiếp với cấp phụ trách cao và ban giám đốc. Những sai sót của hoạt động tín dụng được phát hiện bởi kiểm toán viên nội bộ được báo cáo trực tiếp và kịp thời với ban giám đốc đểkịp thời có biện pháp khắc phục.

+ NH phải yêu cầu các cấp quản lý trung gian báo cáo ngay với BGĐ về mọi trường hợp gian lận, nghi ngờ gian lận, vềcác hành vi vi phạm quy định của NH, cũng như quy định của pháp luật mà có khả năng làm tăng rủi ro và giảm lợi ích kinh tếcủa NH.

Thứ ba, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộthẩm định.

Trước hết, để nâng cao năng lực quản trị RRTD tại Chi nhánh Quảng Trị thì cần phải làm cho cán bộ hiểu và nhận thức đủ về bản chất của các loại RRTD mà ngân hàng luôn phải đối mặt, những nguyên nhân gây ra rủi ro, những hậu quảmà rủi ro có thể đưa đến cho ngân hàng, những biện pháp phòng ngừa và hạn chếrủi ro.

Thứ hai, phải nâng cao chất lượng của cán bộ cũng như tập trung xây dựng thương hiệu cho ngân hàng với mục tiêu giảm thiểu rủi ro nhân lực và rủi ro hoạt động, cụthể:

- Nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào, đảm bảo nhân viên mới tuyển dụng có đủ điều kiện, trình độvà phẩm chất đảm nhiệm công việc được giao.

- Do HĐTD liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm trong khi đội ngũ CBTD chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế, kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan đến kỹthuật bị hạn chế. Đòi hỏi CBTD không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên tìm các ngành nghề, lĩnh vực khác đểphục vụ cho HĐTD.

- Hạn chế rủi ro đạo đức bằng cách gắn trách nhiệm với quyền lợi của CBTD, nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng, cần phải có chế độ tiền lương đặc biệt để khuyến

Trường Đại học Kinh tế Huế

khích người làm công tác tín dụng, thường xuyên tuyên truyền, phổbiến tư tưởng cho người làm tín dụng đểmọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ.

- Ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn, ngân hàng cần phải nâng cao sự hiểu biết của CBTD về kiến thức pháp luật để xử lý công việc chặt chẽ, tuân thủ qui định của pháp luật. CBTD phải là những người có kiến thức xã hội sâu rộng, am hiểu thị trường, am hiểu pháp luật, có khả năng tự học, tựnghiên cứu đểnắm bắt những vấn đề mới nảy sinh, nhất là các chế độ, thểlệ, chính sách mới ban hành.

Thứ tư, xây dựng hệthống quản lý thông tin khách hàng.

Thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng, về thị trường có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay, hạn chếrủi ro. Do đó, CN Quảng Trị cần thực hiện có hiệu quả các khâu sau đây:

- Thu thập thông tin vềkhách hàng: Việc khai thác thông tin KH thường qua báo cáo của KH, chẳng hạn thông tin về tài chính thường dựa trên BCTC trong các năm gần nhất của KH. Các báo cáo do KH lập thường không qua kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác định tính trung thực của báo cáo. Do vậy, đối với cán bộ ngân hàng, bên cạnh việc thu thập thông tin từKH cần thu thập thêm thông tin từ các đối tác của KH, từ những ngân hàng mà KH có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN, từphản ánh của cán bộnhân viên.

- Thu thập thông tin vềthị trường: khi KH đặt quan hệtín dụng, bên cạnh khai thác thông tin vềkhách hàng, CBTD còn phải khai thác thông tin về sản phẩm khách hàng kinh doanh như dự đoán tình hình cung cầu giá cảsản phẩm, tài sản đảm bảo…

- Phân tích và xử lý thông tin: Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin, CBTD phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập được để phân tích, đánh giá khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ. Trên cơ sở đó ra quyết định cho vay hay từchối cho vay, đưa ra điều kiện cho vay nhằm hạn chếrủi ro có thểxảy ra.

Thứ năm, hoàn thiện triển khai thành công dự án Core Banking

“Sunshine” của NHCT:

Nói về tầm quan trọng của Dự án thay thế corebanking: Hệ thống corebanking (hệ thống quản trị ngân hàng tập trung) đã được ứng dụng phổ biến ở phần lớn các

Trường Đại học Kinh tế Huế

toán thanh toán, quản trị rủi ro, đánh giá xếp hạng tín dụng KH...; các dữ liệu trong hoạt động được nối mạng trực tuyến giữa các phòng, ban tại trụ sở chính, chi nhánh đảm bảo kiểm soát, phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh trong hoạt động. ứng dụng công nghệ thông tin đồng thời còn giúp các TCTD hiện đại hóa hệ thống thanh toán, đa dạng hóa hình thức huy động vốn, cho vay, với những sản phẩm tiện ích NH hiện đại cung ứng cho DN và dân cư, mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin la hết sức quan trọng.