• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng- và quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Chi

2.2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị:

chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh bán lẻ, do vậy cho vay đối với KHCN đặc biệt tăng trưởng mạnh, tăng gần 50% so với năm trước( toàn hệ thống tăng 51%).

2.2.1.4.Kết quảhoạt động tín dụng:

Bảng 2.7. Cơ cấu tổng thu, chi và lợi nhuận giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉtiêu Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

So sánh

2017/2016 2018/2017

+/- % +/- %

Tổng thu 310.332 314.743 281.829 4.411 1,42 - 32.914 -10,46 Tổng chi 276.737 289.203 252.065 12.466 4,50 - 37.138 -12,84

Lợi nhuận 33.595 25.540 29.764 - 8.055 -23,98 4.224 16,54

(Nguồn: Phòng tổng hợp –VietinBank CN Quảng Trị)

Những năm qua dù tình hình của nền kinh tế trong ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn tuy nhiên chi nhánh đều đạt được mức tốt so với kế hoạch của hội đồng quản trị giao hàng năm về các chỉ tiêu kinh doanh đề ra gần như hoàn thành và lợi nhuận các năm . Năm 2017, lợi nhuận có giảm so với năm 2016, nhưng sang năm 2018 chi nhánh đã lấy lại đà tăng trưởng, với việc lợi nhuận năm 2018 đạt gần 30 tỷ đồng tăng hơn 16% so với lợi nhuận năm 2017. Điều này thể hiện nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh trong diễn biến phức tạp của nền kinh tế và từ đó ngày càng khẳng định vị thế, thương hiệu của Vietinbank trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.

Thị trường mục tiêu

NHCT chỉ cấp tín dụng cho các KH thuộc thị trường mục tiêu đã được xác định và phê duyệt định kỳ ít nhất 1 lần trong năm. Một số tiêu chí để phân loại thị trường mục tiêu mà NHCT lựa chọn bao gồm:

+ Quốc gia: dựa trên mức xếp hạng tín nhiệm do các tổ chức xếp hạng uy tín như S&P, Moody’s, Fitch Rating cung cấp.

+ Khu vực địa lý trong một quốc gia: dựa trên tiềm năng thế mạnh và những bất lợi của khu vực trong mối tương quan với nền kinh tế quốc gia.

+ Ngành hàng: dựa trên hiệu quả hoạt động trong quá khứ và dự báo triển vọng tương lai trong từng quốc gia hoặc xét trên phạm vi toàn cầu để từ đó đánh giá tác động của những dự báo này tới khả năng các công ty trong ngành thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

+ Phân khúc khách hàng: KH vay kinh doanh và KHCN vay tiêu dùng.

Tiêu chí cấp tín dụng

Bất cứ sự khác biệt nào so với các tiêu chí này phải được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền. Các tiêu chí cấp tín dụng bao gồm:

+ Hạng tín nhiệm tối thiểu của khách hàng.

+ Triển vọng và rủi ro ngành hàng, quốc gia mà khách hàng đang hoạt động.

+ Các điều kiện cấp tín dụng khác như mức cấp tín dụng so với VCSH và hạng tín nhiệm của KH, mức cấp tín dụng tối đa không có TSBĐ và loại TSBĐ được chấp nhận.

b,Đo lường và phân tích rủi ro:

Để tuân thủ Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày 04/06/2014 quyết định ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD cũng như tạo hành lang an toàn trong hoạt động của mình, các NHTM phải hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (theo Điều 7-VBHN số 22) của ngân hàng mình bằng cách bổ sung các yếu tố định tính như tình hình tài chính của KH, rủi ro trong kinh doanh của KH… nhằm phản ánh đúng chất lượng và bản chất của từng khoản vay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

NHCT thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định lượng và phương pháp định tính cho các đối tượng khách hàng:

Phương pháp định tính Phương pháp định lượng - KH là tổ chức (bao gồm cả định chế tài chính).

- KH là cá nhân, hộ gia đình có tổng RRTD tại thời điểm phân loại nợ từ 500 triệu đồng trở lên.

- KH là cá nhân, hộ gia đình có tổng RRTD tại thời điểm phân loại nợ dưới 500 triệu đồng.

Hiện tại VietinBank đã hoàn thiện việc xây dựng bộ chỉ tiêu và phần mềm chấm điểm, XHTD khách hàng mới và đã triển khai chính thức hệ thống xếp hạng nội bộ theo công văn số 2304/2014/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 30/09/2014 Ban hành Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp- Mã số QT.09.08.I; công văn số 2305/2014/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 30/09/2014 Ban hành Quy trình chấm điểm XHTD khách hàng cá nhân, hộ gia đình - Mã số QT.39.07.I. với các quy trình chung như sau:

+ Thu thập và thẩm định lại hồ sơ, thông tin khách hàng.

+ Thẩm định báo cáo tài chính của khách hàng: thực hiện việc đánh giá chất lượng tài sản- nguồn vốn và điều chỉnh lại BCTC.

+ Lập tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định hạng tín dụng, giới hạn tín dụng khách hàng trình lãnhđạo phòng kiểm soát.

+ Chỉnh sửanội dung theo yêu cầu của lãnhđạo (nếu có).

+ Thực hiện chấm điểm và XHTD KH trên chương trình phần mềm theo quy định.

+ Theo dõi danh sách khách hàng chấm điểm để thực hiện chấm điểm theo đúng tần suất quy định (tối thiểu 6 tháng/lần).

Bảng mô tả đặc điểm hạng tín dụng theo quy định hiện hành NHCT như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.8: Phân loại khách hàng DN và cá nhân theo kết quảchấm điểm

Loại Đặc điểm Nhóm

nợ AAA: loại

tối ưu Khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng được xếp hạng này

là đặc biệt tốt 1

AA: loại ưu

Khách hàng có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng AAA. Khả năng trả nợ của khách hàng này là rất tốt.

1

A: loại tốt

Khách hàng có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.

1

BBB: loại khá

Khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của KH.

2

BB: loại trung bình

khá

Khách hàng ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm nợ từ B đến D. Tuy nhiên các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

2

B: loại trung bình

Khách hàng có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng hạng BB. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

2

CCC: loại dưới trung

bình

Khách hàng hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trả được nợ.

3 CC: loại yếu Khách hàng đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ. 3

C: loại kém

Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tụcxin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của KH vẫn đang được duy trì.

4 D: loại rất

kém

Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra. Không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ chỉ là dự kiến.

5 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước (2014), Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng)

Trường Đại học Kinh tế Huế

c,Đánh giá, kiểm soát và cảnhbáo giảm thiểu rủi ro tín dụng:

Đánh giá và kiểm soát rủi ro tín dụng:

Lớp bảo vệ thứ nhất: CBQHKH thuộc khối kinh doanh chịu trách nhiệm đề xuất cấp tín dụng đáp ứng tiêu chí cấp tín dụng và chịu trách nhiệm chính quản lý RRTD tại đơn vị của mìnhđảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, của NHCT, cân bằng lợi nhuận và rủi ro phù hợp với khẩu vị rủi ro, các định hướng tín dụng và các quy định quy trình quản lý rủi ro tín dụng của NHCT.

Lớp bảo vệ thứ hai: Bộ phận quản lý RRTD và kiểm soát tuân thủ chịu trách nhiệm giám sát độc lập lớp bảo vệ thứ nhất và quản lý RRTD. Chức năng cơ bản của bộ phận quản lý RRTD bao gồm xây dựng chính sách tín dụng vả quản lý rủi ro danh mục tín dụng; tái thẩm định đề xuất cấp tín dụng từ CN trình lên; xây dựng các mô hìnhđo lường RRTD là công cụ trợ giúp các đơn vị kinh doanh đánh giá và lựa chọn KH.

Lớp bảo vệthứ ba: Bộ phận kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm đánh giá độc lập về tính phù hợp và hiệu quả của quy trình cấp tín dụng, quy trình quản lý RRTD, bao gồm cả tính tuân thủ đối với quy định, quy trình này. Kiểm toán nội bộ giám sát độc lập lớp bảo vệ thứ nhất và thứ hai.

Cảnh báo và giảm thiểu rủi ro:

VietinBank - CN Quảng Trị đưa ra văn hóa RRTD, được hiểu là hệ thống các chuẩn mực trong quá trình nhận định vàứng phó với rủi ro tín dụng áp dụng cho toàn hệ thống.

Bao gồm 3 nội dung chính:

+ Chủ động chấp nhận những rủi ro được bù đắp bởi lợi nhuận phù hợp, nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra.

+ Không chấp nhận những rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Vietinbank.

+ Không chấp nhận những rủi ro có thể gây ảnh hưởng xấu tới lợi ích, giá trị lâu dài của Vietinbank.

Theo đó, VietinBank chấp nhận RRTD ở mức độ nhất định để đạt được các mục tiêu kinh doanh, nhưng phải đảm bảo được an toàn trong hoạt động tín dụng của mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.9: Giới hạn theo danh mục tín dụng

STT Chỉtiêu Giới hạn

1 Mức độtập trung tín dụng một KH Tối đa 15% vốn tựcó 2 Mức độ tập trung tín dụng một KH và người

có liên quan Tối đa 25% vốn tựcó

3 Mức độ tập trung dư nợ và số dư bảo lãnh đối

với 1 DN mà NHCT nắm quyền kiểm soát Tối đa 10% vốn tựcó 4 Mức độ tập trung dư nợ và số dư bảo lãnh đối

với tất cảDN mà NHCT nắm quyền kiểm soát Tối đa 20% vốn tựcó 5 Mức độtập trung vào nhóm khách hàng lớn Tối đa 40% tổng dư nợ 6 Mức độtập trung vào một ngành hàng Tối đa 10% tổng dư nợ 7 Mức độtập trung vào dưnợkhông có bảo đảm

bằng tài sản Tối đa 15% tổng dư nợ

8

Mức độtập trung dư nợtheo hạng khách hàng - Khách hàng từhạng A trởlên

- Khách hàng hạng BBB

- Khách hàng hạng BB trở xuống

Tối thiểu 94% tổng dư nợ Tối đa 3% tổng dư nợ Tối đa 3% tổng dư nợ

9

Mức độtập trung dư nợtheo loại hình khách hàng - Khách hàng doanh nghiệp

- Khách hàng cá nhân, hộ gia đình

Tối đa 75% tổng dư nợ Tối thiểu 25% tổng dư nợ

10

Mức độtập trung dư nợtheo kỳhạn - Trung dài hạn

- Ngắn hạn

Tối đa 35% tổng dư nợ Tối thiểu 65% tổng dư nợ

11

Mức độtập trung dư nợtheo loại tiền -Dư nợ VNĐ

-Dư nợngoại tệ

Tối đa 80% tổng dư nợ Tối thiểu 20% tổng dư nợ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.10: Giới hạn cho một sốcác chỉ tiêu

STT Chỉtiêu Giới hạn

1 Tỷlệnợxấu Tối đa 3% dư nợ

2 Tỷlệnợcó vấn đề Tối đa 6% dư nợ

3 Tỷlệtrích lập dựphòng rủi ro tín dụng Tối đa 15% thu nhập hoạt động Các chỉ tiêu trên được cụthểhóađược điều chỉnh theo chỉ đạo của hội đồng quản trị trong từng thời kỳ. NHCT Việt Nam thành lập bộ phận Quản lý RRTD. Theo đó mỗi tuần sẽ đưa ra những bản tin RRTD lên hệ thống chung, cập nhật vềthông tin tín dụng chung, thông tin ngành, cảnh báo rủi ro và các văn bản mới nhất liên quan của Ngân hàng.

d, Tài trợ xử lý rủi ro tín dụng:

Qua cơ sở lý luận đã nghiên cứu ở chương 1 thì các công cụ tài trợ RRTD hiện VietinBank đang sử dụng còn rất đơn điệu, chủ yếu vẫn là sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đã được trích lập hàng năm. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế thị trường tài chính trong nước còn ở giai đoạn sơ khai, việc nghiên cứu áp dụng các công cụ tiên tiến khác còn chưa phổ biến thìđặc thù trên vẫn là tình hình chung của các NHTM hiện nay.

Trích lập dự phòng là điều kiện bắt buộc đối với các TCTD nhằm đối phó với rủi ro một cách chủ động. Tương ứng với 2 loại rủi ro hiện hữu: rủi ro hệ thống và rủi ro cá biệt sẽ có hai loại quỹ dự phòng được thành lập: quỹ dự phòng chung và quỹ dự phòng cụ thể. Ở Việt Nam, quy định này được thể hiện trong Văn bản hợp nhất số 22 (2014 ).Theo đó, tỷ lệ dự phòng chung là 0,75%, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể được quy định theo nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 theo tỷ lệ: 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. VietinBank thực hiện công tác xử lý RRTD theo quyết định 506/2014/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 27/07/2014 ban hành quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của NHCT Việt Nam, quy định về đối tượng, nguyên tắc, quy trình xử lý rủi ro như sau:

-Đối tượng được sử dụng dự phòngđể xử lý rủi ro tín dụng:

+ KH là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Nguyên tắc xử lý rủi ro:

Việc sử dụng dự phòngđể XLRR được thực hiện một quý một lần hoặc vào thời điểm phù hợp trong năm, theo các nguyên tắc sau:

▪ Sửdụng dự phòng cụ thể để XLRR đối với phần dư nợ gốc tương ứng với số tiền đã trích DPRR cụthểcủa khoản nợ đó.

▪Phát mại TSBĐ để thu hồi nợ: Trường hợp dựphòng cụthể không đủ để xửlý khoản nợ, CN phải khẩn trương tiến hành việc phát mại TSBĐ theo thỏa thuận với khách hàng/bên bảo đảm tại Hợp đồng bảo đảm/Biên bản thỏa thuận và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

▪ Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ phát mại tài sản không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì NHCT xem xét sử dụng dựphòng chung để xửlý.

- Quy trình xử lý rủi ro tại chi nhánh: Gồm có 06 bước thực hiện:

+Bước 1: Lập hồ sơ, thẩm định, lập Tờ trìnhđề nghị XLRR + Bước 2: Thẩm định hồ sơ đề nghị XLRR

+ Bước 3: Triệu tập hội đồng XLRR + Bước 4: Phê duyệt XLRR

+ Bước 5: Hạch toán XLRR + Bước 6: Lưu hồ sơ

Bảng 2.11: Thực trạng chi dựphòng rủi ro

Đơn vị tính:Triệu đồng

Chỉtiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

So sánh

2017/2016 2018/2017

+/- % +/- %

Chi dựphòng rủi ro 1.809 15.335 6.164 13.526 747,71 -9.171 -59,80 (Nguồn: Phòng Tổng hợp VietinBank Quảng Trị) Qua bảng phân tích trên, ta có thể thấy năm 2017 là năm mà VietinBank Quảng Trị thực hiện xử lý RRTD cao nhất với chi dự phòng rủi ro lên đến 15.335 triệu đồng, trong khi năm 2016 chi DPRR chỉ có 1.809 triệu đồng, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến lợi

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhuận năm 2017 giảm mạnh so với năm 2016. Năm 2018, chi DPRR đã có

giảm hơn so với năm 2017 đạt mức 6.164 triệu đồng, điều này một phần cho thấy CN đã phần nào quản lý các khoản nợ có vấn đề tại CN. Việc xử lý rủi ro của NHCT phụ thuộc vào định hướng phát triển cũng như chính sách tín dụng của NHCT trong từng thời kỳ. Vào tháng cuối năm, NHCT sẽ có kế hoạch cụ thể cũng như nguồn lực phân bổ về từng CN để thực hiện XLRR nhằm đảm bảo định hướng phát triển lâu dài và bền vững của NHCT.

e, Giám sát và kiểm tracông tác quản trị rủi ro tín dụng:

NHCT thiết lập quy trình giám sát liên tục và có hiệu quả đối với tình trạng của từng khách hàng và cấp độ danh mục tín dụng nhằm phát hiện các dấu hiệu cảnh báo rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Cấp độ danh mục tín dụng: phải nhận diện và theo dõi các dấu hiệu cảnh báo rủi ro sớm ở cấp độ danh mục tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp đối phó và lập các báo cáo phân tích rủi ro gửi ban lãnhđạo để quyết định các biện pháp xử lý phù hợp.Các chỉ tiêu giám sát ở cấp độ danh mục tối thiểu bao gồm: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng, cơ cấu dư nợ tín dụng, mức độ tập trung rủi ro theo sản phẩm, ngành hàng, loại hình DN, loại tiền tệ, kỳ hạn, tỷ lệ nợ có vấn đề, nợ xấu, các giới hạn mục tiêu đối với từng hạng tín nhiệm của KH, tỷ lệ chuyển hạng, thống kê các KH có dư nợ lớn nhất.

+ Cấp độ từng khách hàng: Khối kinh doanh là người trực tiếp quan hệ với khách hàng chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát khách hàng, phát hiện sớm và báo cáo các khoản nợ có vấn đề tiềm ẩn dựa trên các tiêu chí về tình trạng tín dụng, đặc biệt làcác tiêu chí định lượng, các tiêu chí giám sát, bao gồm: tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của khách hàng, lịch sử vay trả nợ NHCT, các điều khoản ràng buộc tín dụng, định giá TSBĐ, xếp hạng từ bên ngoài và giá thị trường, sử dụng vốn vay.

Trường Đại học Kinh tế Huế