• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Bộ chỉ số kpi đánh giá hiệu qủa hoạt động bán lẻ

1.4.4.3. Nhóm các KPI được xây dựng theo các khung chương trình

Mỗi ngành hoạt động bao gồm nhiều quá trình, nhiều hạng mục công việc chính trong ngành đó. Mỗi quá trình ấy, hạng mục công việc ấy sẽ đều được đánh giá bằng các chỉ số KPI nhất định. Chúng tập hợp lại với nhau thành những khung chương trình đánh giá mang tính chuẩn mực tương đối, phục vụ cho các mục đích quản lý khác nhau của nhà quản trị. Ví dụ: Trong ngành công nghệ thông tin, có thể sử dụng các bộ khung như: Cobit ( gồm Cobit Acquire & Implement, Cobit Delivery & Support, Cobit Monitor & Evaluate, và Cobit Plan & Organise) hay bộ APM, ASL, BiSL, ITIL, VRM…

1.5. Bộ chỉ số kpi đánh giá hiệu qủa hoạt động bán lẻ

• Chỉ số đánh giá hiệu quả nhân viên.

1.5.3.1. Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả giao dịch với khách hàng

Đây là bộ chỉ số quan trọng nhất vì nó đo lường khả năng “ biến người tiêu dùng thành khách hàng của cửa hàng”. Thông qua chỉ số tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, người quản lý sẽ biết được số lượng khách hàng vào cửa hàng nhưng không mua hàng. Con số này phản ánh hiệu quả hoạt động quản lý cửa hàng rất rõ. Thông thường, người quản lý chỉ biết doanh số giảm tức là số đơn hàng giảm đi hoặc doanh số trên một đơn hàng giảm đi. Nhưng vấn đề ở chỗ tại sao số đơn hàng giảm đi, tại sao doanh số trên một đơn hàng giảm đi thì người quản lý không bao giờ biết được nếu không sử dụng chỉ số trên.

Thông qua chỉ số chuyển đổi khách hàng, chủ doanh nghiệp hoàn toàn phân tích được hiệu quả phục vụ của cửa hàng. Rõ ràng, một cửa hàng có 100 khách hàng vào một ngày mà chỉ có 30 người mua tức là chỉ số chuyển đổi chỉ có 30% sẽ không có hiệu quả bằng một cửa hàng có 50 khách vào nhưng có 25 khách mua, tỉ lệ chuyển đổi là 50%. Các cửa hàng hoạt động hiệu quả thường là các cửa hàng có chỉ số chuyển đổi khách hàng cao, chứ không phải cửa hàng có đông khách hàng vào. Lý do đơn giản là cửa hàng có đông khách vào, đồng nghĩa với việc vị trí phải là “đắc địa” tức là chi phí thuê cửa hàng sẽ rất cao.

Bộ chỉ số này được xác định dựa trên bốn tiêu chí cụ thể sau:

➢ Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng:

Sổ khách hàng vào mua hàng

x 100 Khách hàng vào cửa hàng

Chỉ số này phản ánh khả năng cửa hàng biến khách hàng tiềm năng thành người mua hàng.

➢ Tỷ lệ hàng trả lại trên doanh số:

Tổng hàng được phép trả lại

x 100 Doanh số bán

Chỉ số này phản ánh mức độ hài lòng của khách hàng qua giá trị hàng hóa trả lại và được cho phép trên tổng doanh số bán.

Trường ĐH KInh tế Huế

➢ Doanh số / một giao dịch:

Doanh số Số lượng giao dịch

Chỉ số phản ánh giá trị / một giao dịch trong cửa hàng.

➢ Số khách / một giờ mở cửa hàng:

Tổng số khách hàng vào cửa hàng Số giờ giao dịch

Chỉ số cho biết tổng số khách hàng vào cửa hàng trong giờ, ngày, tuần, tháng.

1.5.3.2. Bộ chỉ số về hàng hóa

Đối với các cửa hàng trưởng, chỉ số này rất dễ tính toán, vì số liệu rất dễ lấy từ máy tính hoặc hệ thống sổ sách của cửa hàng. Chỉ số này giúp cửa hàng trưởng hay các nhà quản lý điều hành hiệu quả việc nhập hàng, đổi hàng, trả hàng. Các chủ doanh nghiệp bán lẻ và các cửa hàng trưởng cũng biết rằng: hàng tồn kho là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của cửa hàng, hàng tồn kho đóng góp lớn vào chi phí cố định và chi phí biến đổi cửa hàng. Muốn cải thiện lợi nhuận cửa hàng, các chủ doanh nghiệp và cửa hàng trưởng phải tăng số vòng quay hàng tồn kho. Việc này sẽ được thực hiện qua bốn chỉ số cụ thể sau:

➢ Giá bán trung bình= Tổng giá trị bán ra Tổng số lượng bán ra

Chỉ số này cho biết giá bán trung bình trên mỗi đơn vị hàng hóa là bao nhiêu.

➢ Giá tồn kho trung bình= Tổng giá trị hàng hóa trong kho Tổng số lượng hàng hóa trong kho

Chỉ số này cho biết giá bán trung bình trên mỗi đơn vị hàng hóa là bao nhiêu.

➢ Chỉ số doanh thu/tồn kho = Doanh số

Giá trị trung bình tồn kho

Chỉ số này cho biết một đồng hàng tồn kho sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

➢ Phần trăm chi phí tồn kho = Chi phí tồn kho

x 100 Doanh số

Chỉ số này cho biết chi phí tồn kho chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong doanh thu bán hàng.

Bốn chỉ số này là kim chỉ nam cho các nhà quản lý điều hành hàng hóa hàng ngày. Chỉ cần nhìn vào hai chỉ số giá bán trung bình và giá tồn kho trung bình sẽ thấy

Trường ĐH KInh tế Huế

ngay mức độ hợp lý của hàng tồn kho. Ví dụ cho một cửa hàng kinh doanh ngành điện thoại, máy tính, sau khi tính hai số liệu, nhận thấy chỉ số giá bán trung bình là 2,7 triệu/đơn vị bán ra. Tuy nhiên, chỉ số tồn kho trung bình lại là 5,6 triệu/đơn vị. Điều này có nghĩa là những sản phẩm bán ra của cửa hàng chỉ là điện thoại giá rẻ hoặc linh kiện. Trong khi tồn kho lại chủ yếu là điện thoại đắt tiền và laptop. Như vậy, có thể thấy ngay hiệu suất làm việc và vai trò của cửa hàng trưởng. Bằng việc ra soát hai chỉ số này trên toàn bộ hệ thống cửa hàng, doanh nghiệp bán lẻ đã có sự điều chỉnh phù hợp về hàng hóa tại từng cửa hàng.

1.5.3.3. Bộ chỉ số hiệu quả không gian

Tại sao chỉ số này quan trọng, vì tất cả các doanh nghiệp đều phải thuê mặt bằng để kinh doanh bán lẻ, mà chi phí thuê mặt bằng thường tính theo m2. Vì vậy mỗi mét vuông đều chịu một số tiền nhất định, do đó cũng phải tạo ra một doanh số nhất định.

Đồng thời, từ doanh số các chủ doanh nghiệp có thể tính ra lãi gộp/m2. Đây là cơ sở tốt nhất để quyết định có tiếp tục thuê địa điểm đó để kinh doanh nữa hay không. Và nếu thuê thì thuê diện tích bao nhiêu để đảm bảo cửa hàng hoạt động hiệu quả.

Có ba chỉ số mà các doanh nghiệp bán lẻ có thể tính toán và dựa vào đó đưa ra quyết định:

- Doanh số trên 1m2 = Doanh số / Diện tích sàn

Chỉ số này cho biết doanh thu bán hàng trên một mét vuông.

- Tồn kho trên 1m2 = Tồn kho / Diện tích sàn

Chỉ số này cho biết một mét vuông tồn kho của siêu thị tương ứng với giá trị hàng tồn kho là bao nhiêu.

- Tỷ lệ không gian bán hàng = (Diện tích dành cho bán hàng / Tổng diện tích) x 100 Chỉ số này cho biết diện tích dành cho việc bán hàng chiếm bao nhiêu trong tổng diện tích của siêu thị.

1.5.3.4. Hiệu quả hoạt động nhân viên:

Chỉ số này giúp chủ doanh nghiệp và cửa hàng trưởng quyết định tuyển thêm hay giảm số lượng nhân viên.

- Doanh số của một nhân viên = Doanh số / Tổng số nhân viên

Chỉ số này cho biết doanh thu trung bình mà một nhân viên tạo ra được.

Trường ĐH KInh tế Huế

- Chỉ số chi phí nhân sự = (Tổng chi phí nhân sự / Doanh số) x 100

Chỉ số này phản ánh chi phí dành cho việc trả lương nhân viên chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu.

- Lãi gộp trên một nhân viên = Tổng lãi gộp / Tổng số nhân viên

Chỉ số này cho biết trung bình một nhân viên sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lãi gộp.