• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động của siêu thị Co.opmart Huế thông qua KPI bán lẻ

2.5.3. Chỉ số đánh giá hiệu quả không gian

Khi đã đặt chân vào thị trường bán lẻ, dù chỉ với một cửa hàng nhỏ lẻ hay một cửa hàng có quy mô lớn đi chăng nữa thì một trong những số liệu chúng ta cần quan tâm là “doanh thu trung mình trên mỗi đơn vị diện tích không gian bán hàng”. Về cơ bản, “không gian bán lẻ” phải như một “nhân viên bán hàng” đạt năng suất nhất, hiệu quả nhất. Để tối ưu hóa không gian bán hàng cho thu nhập tối đa thì cần phải sử dụng nghệ thuật và khoa học về trực quan bán hàng trong việc thiết kế không gian cửa hàng.

Hẳn sẽ có rất nhiều người không quan tâm nghĩ đến việc làm thế nào để xây dựng một không gian bán hàng đủ tốt để có thể thu hút khách hàng và khiến họ bỏ tiền ra cho sản phẩm của mình.

Có ba chỉ số mà các doanh nghiệp bán lẻ có thể tính toán và dựa vào đó đưa ra quyết định:

- Doanh số trên 1m2 - Tồn kho trên 1m2

- Tỷ lệ không gian bán hàng

Đây là cơ sở tốt nhất để quyết định có tiếp tục thuê địa điểm đó để kinh doanh nữa hay không để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Tổng diện tích của siêu thị Co.opmart Huế là S= 6460 m2 , trong đó diện tích dành cho việc bán hàng là 3400m2.

Trường ĐH KInh tế Huế

Bảng 7: Bảng thể hiện chỉ số “Doanh số trên 1m2” và “Tồn kho trên 1m2” của siêu thị Co.opmart Huế qua 3 năm 2014-2016.

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

So sánh

2015/2014 2016/2015

+/- % +/- %

1 Doanh số Tỷ

đồng 156,6 173,8 196,9 17,2 10,98 23,1 13,28

2 Tồn kho Tỷ

đồng 13,5 12 10,4 -1,5 -11,11 1,6 -13,33 3 Doanh số trên 1m2

(1/S)

Triệu

đồng 24,2 26,9 30,5 2,7 11,16 3,6 13,38 4 Tồn kho trên 1m2

(2/S)

Triệu

đồng 2,1 1,9 1,6 -0,2 -0,48 -0,3 -15,79 (Nguồn: Xử lí số liệu) 2.5.3.1. Doanh số trên 1m2

Chỉ số này cho biết doanh thu bán hàng thu được trên một mét vuông, phản ánh hiệu quả việc sử dụng không gian của siêu thị. Theo bản số liệu trên, ta thấy được doanh thu từng năm tăng tương ứng doanh thu trên một mét vuông sẽ tăng theo. Cụ thể hơn, năm 2014 doanh thu trên một mét vuông là 24,2 triệu đồng, có nghĩa là một mét vuông của siêu thị sẽ tạo ra 24,2 triệu đồng doanh thu. Năm 2015, doanh thu trên một mét vuông của siêu thị đạt mức 26,9 triệu đồng tức là tăng thêm 2,7 triệu đồng tương ứng với 11,16% so với năm 2014. Năm 2016, doanh số trên một mét vuông đạt mức cao nhất trong 3 năm, đạt 30,5 triệu đồng trên một mét vuông, tức là tăng thêm 3,6 triệu đồng tương ứng với 13,38% so với năm 2015. Chỉ số này tăng qua từng năm cho thấy hiệu quả bán hàng của siêu thị cũng tăng theo từng năm, chỉ số này càng cao cho biết hiệu quả sử dụng không gian của siêu thi càng cao. Điều này cho thấy kỹ năng về sắp xếp, trưng bày hàng hóa của siêu thị đã có hiệu quả trong việc thu hút khách hàng, sử dụng diện tích của siêu thị một cách hợp lí, đúng đắn.

Trường ĐH KInh tế Huế

2.5.3.2. Tồn kho trên 1m2

Chỉ số hàng tồn kho trên một mét vuông cho biết một mét vuông diện tích của siêu thị tương ứng với giá trị hàng tồn kho là bao nhiêu.

Nhìn vào bảng trên, ta thấy được năm 2014 chỉ số tồn kho trên một mét vuông là 2,1 tỷ đồng. Năm 2015, chỉ số này giảm xuống còn 1,9 tức là giảm đi 0,2 triệu đồng tương ứng với 0,48% so với năm 2014. Chỉ số này tiếp tục giảm đi 0,3 triệu đồng tương ứng với 15,79% so với năm trước, đạt mức 1,6 triệu đồng trên một mét vuông vào năm 2016. Do lượng hàng tồn kho giảm dần qua 3 năm kéo theo chi phí tồn kho sẽ giảm đi, tưc là doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc lưu trữ hàng tồn kho.

2.5.3.3. Tỷ lệ không gian bán hàng

Tỷ lệ không gian bán hàng = (Diện tích dành cho bán hàng/Tổng diện tích)x100 = (3400/6460)x100

= 52,63%

Chỉ số này cho biết diện tích dành cho bán hàng chiếm 52,63% tổng diện tích của siêu thị, tức là hơn một nửa diện tích của siêu thị là dành cho khu vực bán hàng. Điều này cũng dễ hiểu vì doanh thu chính của siêu thị chính là doanh thu từ việc bán hàng hóa, đây là doanh thu chính để giúp siêu thị ổn định và tiếp tục phát triển. Diện tích dành cho bán hàng càng lớn đồng nghĩa với hàng hóa của siêu thị càng nhiều và đa dạng, không gian thoáng mát, rộng rãi giúp khách hàng cảm thấy thoải mái khi đi mua sắm tại siêu thị hơn. Qua đó, kéo theo doanh thu của siêu thị sẽ tăng lên. Cạnh tranh giữa các siêu thị đang ngày càng trở nên khốc liệt, vì vậy đây là một yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng.

Trường ĐH KInh tế Huế