• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết quả kinh doanh của siêu thị Co.opmart Huế qua 3 năm 2014-2016

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

2.3. Kết quả kinh doanh của siêu thị Co.opmart Huế qua 3 năm 2014-2016

Qua gần 8 năm hoạt động đến nay siêu thị Co.opmart Huế đã thực sự lớn mạnh và trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về bán lẻ ở thị trường tỉnh TT-Huế, hệ thống siêu thị co.opmart Huế là hệ thống bán lẻ hàng đầu ở trong nước, 9 năm liền luôn đạt danh hiệu Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á- Thái Bình Dương ( 2004-2013). Trong giai đoạn đầu mới thành lập siêu thị cũng đã gặp nhiều khó khăn như giá cả biến động, đối thủ cạnh tranh mạnh. Siêu thị đã khắc phục những khó khăn, kết quả kinh doanh được thể hiện những chỉ tiêu cơ bản: doanh số, chi phí, lợi nhuận, lao động, tiền lương...với những kết quả này siêu thị đã tạo được vị trí vững chắc trên thị trường được các cấp tin tưởng và doanh nghiệp hàng tín nhiệm.

Trường ĐH KInh tế Huế

Bảng 2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của siêu thị Co.opmart huế qua 3 năm 2014-2016

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

2015/2014 2016/2015

Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

156.608.425 173.799.252 196.890.173 17.190.827 10,98 23.090.921 13,29 2.Các khoản giảm

trừ doanh thu 17.890 22.056 27.329 4.166 23,29 5.273 23,91

3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(3=1-2)

156.590.535 173.777.196 196.862.844 17.186.661 10,98 23.085.648 13,28

4. Giá vốn hàng bán 136.528.824 151.276.994 172.600.736 14.748.170 10,80 21.323.742 14,10 5.Lợi nhuận gộp về

bán hàng và cung cấp dịch vụ

(5=3-4)

20.061.529 22.500.202 24.262.108 2.438.673 12,16 1.761.906 7,83

6.Doanh thu hoạt

động tài chính 2.188.838 4.739.472 6.458.567 2.550.634 116,53 1.719.095 36,27 7.Chi phí tài chính 14.323.478 15.236.243 17.213.680 912.765 6,37 1.977.437 12,98 8.Chi phí lãi vay 8.425.545 9.021.263 10.772.753 595.718 7,07 1.751.490 19,42 9.Chi phí quản lý

kinh doanh 7.161.439 11.145.098 12.534.446 3.983.659 55,63 1.389.348 12,47 10.Lợi nhuận thuần

từ hoạt động kinh doanh

(10=5+6-7-9)

765.450 858.333 972.549 92.883 12,13 114.216 13,31

11.Thu nhập khác 68.321 71.371 73.761 3.050 4,46 2.390 3,35 12.Chi phí khác 40.543 37.962 39.810 -2.581 -6,79 1.848 4,87 13.Lợi nhuận khác

(13=11-12) 27.778 33.409 33.951 5.631 20,27 542 1,62

14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (14=10+13)

793.288 891.742 1.006.500 98.454 12,41 114.758 12,87

15.Chi phí thuế

TNDN 174.523 196.183 221.430 21.660 12,41 25.267 12,87

16.Lợi nhuận sau thuế TNDN

(16=14-15)

618.765 695.559 785.070 76.794 12,41 89.511 12,87

( Nguồn: Phòng Kế Toán Siêu thị Co.opmart Huế)

Trường ĐH KInh tế Huế

2.3.1.Phân tích tình hình thực hiện doanh thu của siêu thị Co-opmart Huế qua 3 năm 2014-2016

Doanh thu của siêu thị qua Năm 2014, 2015, 2016 có xu hướng tăng, cao nhất là năm 2016 nhất đạt 196.890.173 nghìn đồng và thấp nhất là năm 2014 với 156.608.425 nghìn đồng. Tổng doanh thu Năm 2015 so với Năm 2014 tăng 17.190.827 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 10,98%, tổng doanh thu Năm 2016 so với 2015 tăng 23.090.921 nghìn đồng tương ứng 13.29%. Điều này cho thấy được siêu thị đang ngày càng phát triển, chiếm được một vị thế nhất định trên thị trường, các sản phẩm được đưa ra bày bán ngày càng nhiều và đang nhận được sự quan tâm từ khách hàng, giúp doanh thu của siêu thị tăng qua từng năm.

Doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng là nguồn thu nhập chính của siêu thị, nguồn thu này luôn chiếm trên 90% trong tổng doanh thu. Đời sống người dân ngày càng tăng cao, yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng cũng ngày một khắt khe hơn, đáp ứng được nhu cầu đó của khách hàng, hàng hóa của Co.opmart Huế luôn đảm bảo chất lượng cùng với những chương trình khuyến mãi liên tục được thực hiện, Co.opMart Huế ngày càng thu hút được khách hàng. Thêm vào đó, vị trí của siêu thi đặt tại trung tâm của thành phố thuận lợi cho khách hàng. Đó là lý do vì sao mà doanh thu của siêu thị không ngừng tăng cao với mức tăng năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2015 doanh thu bán hàng là 178,6 tỷ đồng tăng 19,7 tỷ tương ứng với 12,42% so với năm 2014, đến năm 2016 đã tăng thêm 24,8 tỷ tương ứng với 13,89% so với năm trước.

Thêm vào đó, vừa qua Co.opmart Huế đã cùng với toàn hệ thống Sài Gòn Co.op thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi diễn ra nên thu hút được mộtlượng khách hàng tham gia mua sắm rất đông. Đây cũng là một cách tốt giúp siêu thị giảm bớt lượng hàng tồn kho.

Doanh thu tài chính

Doanh thu tài chính của siêu thị chủ yếu là thu về lãi tiền gửi. Khoản thu này chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu doanh thu của siêu thị, chiếm 1,38% của tổng doanh thu năm2014. Nguồn thu này cũng tăng liên tục trong những năm tiếp theo, đặc biệt năm 2015 tăng 116.53% so với năm 2014 nhưng so với doanh thu bán hang thì doanh thu

Trường ĐH KInh tế Huế

này không đáng kể. Đến năm 2016 thì khoản thu này là xấp xỉ 6,5 tỷ đồng tăng hơn 1,7 tỷ đồng so với năm 2015.

Thu nhập khác

Đây là nguồn thu nhập chiếm tỉ trọng thấp nhất trong tổng nguồn thu nhập của siêu thị, nguồn thu này chủ yếu là từcác khoản tài trợ từ nhà cung cấp chính và việc bán các thùng giấy. Đây cũng là một nguồn thu tương đối ổn định của siêu thị. Từ năm 2014 đến nay thì nguồn thu này luôn tăng, nguyên nhân là do siêu thị ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh, đi đôi với điều này thì phế liệu sẽ càng tăng, chính vì vậy mà nguồn thu nhập khác của siêu thị phát triển rất khả quan. Năm 2015 thu nhập khác của siêu thị là 71,4 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng tương ứng với 4,46% so với năm 2014. Đến năm 2016, nguồn thu nhập này tăng 2,4 tỷ đồng so với năm 2015 tương ứng với 3,35%.

2.3.2. Phân tích chi phí của siêu thị qua 3 năm 2014 – 2016

Tổng mức chi phí trong 2 năm 2015 và 2016 đều có sự biến động tăng so với năm 2014. Từ năm 2014 đến năm 2016, tổng mức chi phí tăng lên từ trên 21,5 tỷ đồng lên đến gần 30 tỷ đồng. Điều này cũng cho thấy được đi cùng với việc mở rộng quy mô các mặt hàng kinh doanh thì chi phí doanh nghiệp phải chi trả (bao gồm chi phí quản lý , tài chính, lãi vay,...) cũng tăng theo và đó là điều hiển nhiên đối với tất cả các doanh nghiệp nào trên thị trường. Muốn kinh doanh hiệu quả thì phải đầu tư, mà đầu tư thì ắt phải phát sinh chi phí.

Tổng chi phí của siêu thị bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí khác. Trong các loại chi phí trên thì giá vốn hàng bán có tỷ trọng cao nhất, kế đến chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, còn chi phí khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí của siêu thị.

Nhìn chung tổng chi phí của siêu thị tăng qua 3 năm. Năm 2014 tổng chi phí của siêu thị là 158,1 tỷ đồng đến năm 2015 tổng chi phí là 177,7 tỷ đồng, tăng 12,43% so với 2014 tương ứng 19,6 tỷ đồng . Năm 2016 tổng chi phí của siêu thị là 202,4 tỷ đồng tăng 13,9% so với 2015 tương ứng với 24,7 tỷ đồng.

Trường ĐH KInh tế Huế

Giá vốn hàng bán

Nhìn một cách tổng quát qua bảng số liệu trên ta thấy trong tổng chi phí của công ty thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất là do loại hình hoạt động của công ty là kinh doanh mua bán hàng hóa nên chi phí hoạt động kinh doanh là chính mà chủ yếu là giá vốn. Tuy nhiên thì sự tăng lên khá cao của giá vốn có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của siêu thị mà kết quả cuối cùng là lợi nhuận. Do đó, siêu thị cần có kế hoạch hạ thấp chi phí giá vốn hàng bán ở mức nhất định để kết quả hoạt động kinh ngày một tăng cao hơn nữa. Tổng chi phí của siêu thị bao gồm chi phí giá vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. Chi phí này có xu hướng tăng lên từng năm và tỷ trọng cũng ngày một tăng lên. Năm 2015 là 151,3 tỷ đồng tăng 14,7 tỷ đồng so với năm 2014, năm 2016 tăng 21,3 tỷ đồng so với năm 2015 tương ứng với 14,1% ,đưa chi phí giá vốn hàng bán trong năm 2016 này lên 172,6 tỷ đồng.

Nguyên nhân giá vốn tăng là tuỳ thuộc vào sản lượng tiêu thụ. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà siêu thị khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như là đơn đặt hàng nhiều hoặc ít, nguồn cung ứng sản phẩm, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường. Do đó, siêu thị cần phải tính toán thật kỹ về thời điểm, số lượng đặt hàng, lượng hàng tồn kho, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của siêu thị.

Chi phí tài chính

Hai khoản mục chi phí còn lại là chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanhchiếm tỷ trọng không lớn tuy nhiên hai khoản chi phí này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của siêu thị.

Chi phí tài chính năm 2014 của siêu thị là 14,3 tỷ đồng đến năm 2015 chi phí tài chính là 15,2 tỷ đồng, tăng 6,37% so với năm 2014 tương ứng 912,765 triệu đồng.

Năm 2016 chi phí tài chính của siêu thị là 17,2 tỷ đồng, tức tăng 12,98% so với năm 2015 tương ứng gần 2 tỷ đồng. Siêu thị ngày càng phát triển, cần số vốn ngày càng nhiều nên siêu thị phải đi vay mới có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của mình.

Do đó chi phí tài chính tăng hàng năm.

Trường ĐH KInh tế Huế

Chi phí quản lý kinh doanh

Chi phí quản lý kinh doanh của siêu thị năm 2015 là 11,1 tỷ đồng tăng 3,9 tỷ đồng tương ứng với 55,63% so với năm 2014. Năm 2016 tăng thêm 12,47% so với năm 2015. Chi phí này luôn tăng qua từng năm nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ là do bộ máy tổ chức của siêu thị tương đối gọn nhẹ nên đã tiết kiệm được một phần chi phí quản lý doanh nghiệp.

Chi phí khác

Bên cạnh đó thì chi phí khác cũng có sự biến động trong thời gian qua, nhưng sự biến động này rất nhỏ không đáng kể, khoản chi phí này cũng chiếm một tỷ trọng tương đối thấp trong cơ cấu chi phí của siêu thị. Khoản chi này gồm tiền chi vệ sinh, chi tiền mua quà tết cho nhân viên, chi mua thêm phần mềm thông tin, sách kế toán, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty hơn. Tuy nhiên siêu thị cũng nên chú ý duy trì chi phí này ở mức thấp nhất để có thể tiết kiệm được tối đa chi phí.

Nhìn tổng quát tất cả các chi phí cơ bản của siêu thị luôn tăng trong thời gian qua, để nâng cao được hiệu quả kinh doanh thì trong thời gian tới siêu thị phải xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp khách, chi phí điện, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, fax, công tác phí,... đồng thời, siêu thị phải có những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn.

2.3.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của siêu thị qua 3 năm 2014 – 2016

Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình lợi nhuận sau thuế của siêu thị luôn tăng qua từng năm. Nguồn thu chính của siêu thị là doanh thu bán hàng luôn tăng qua từng năm. Tuy có sự biến động ở các loại chi phí nhưng luôn nằm trong sự kiểm soát của siêu thị nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh luôn tăng. Qua đó ta thấy được tình hình kinh doanh của siêu thị tương đối hiệu quả.

Trường ĐH KInh tế Huế

2.4. Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của siêu thị Co.opmart qua 3 năm