• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN

2.4. Đánh giá hiệu quả tuyển dụng qua các chỉ số KPI tuyển dụng

Đểcó cái nhìn tổng quát vềcông tác hiệu quả của công ty Vinatex Hương Trà, tác giảsửdụng chỉsố KPI để đánh giá hiệu quảcủa công tác. Tuy nhiên, là công ty gia công may hàng xuất khẩu, đặc thù công việc chủ yếu dựa vào tay nghề, nên một sốchỉ số KPI không được xây dựng. Cũng chính vì vậy mà công ty chưa có KPI tuyển dụng cho mình.

Vềtỷlệ ứng viên đạt yêu cầu, từ lúc thành lập cho đến nay, công ty chưa tuyển dụng đủ số lao động cần thiết, vì vậy tỉ lệ ứng viên đạt yêu cầu không được thống kê, do công ty không quá đặt nặng vấn đề về hồ sơ, nên việc sàng lọc hồ sơ không được thực hiện, chủ yếu chú trọng vào tay nghề và khả năng của ứng viên, nên tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu không được thống kê.

Vềchỉsốhiệu quảquảng cáo tuyển dụng, công ty hầu như chủyếu sửdụng hình thức tuyển dụng truyền thồng: internet, truyền thanh, tờ rơi và qua sựgiới thiệu của công nhân viên trong công ty, do đó không hềcó một khoản chi phí cho hoạt động quảng cáo nào, vì vậy chỉ sốKPI này không thực hiện.Điều này khá dễhiểu vì khả năng doanh nghiệp không đủchi cho quảng cáo,đểtránh lãng phi, tốn kém không cần thiết cho chi phí quảng cáo,công ty nên dựa theo yêu cầu và tính chất của công việc mà quyết định sửdụng thông báo thích hợp.

Tổng số hồ sơ trong đợt tuyển dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.7. Tổng số hồ sơ nhận được qua các đợt tuyển dụng của công ty cổ phần may Vinatex Hương Trà giai đoạn 2015-2017

Năm Tổng số hồ sơ nhận được

2015 348

2016 395

2017 436

(Nguồn: Phònglao động tiền lương của công ty) Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong giai đoạn 2015-2017, tổng số hồ sơ nhận được có xu hướng tăngdần. Vào năm 2015 thì tổng sốhồ sơ dự tuyển vào làm việc tại công ty ở mức thấp nhất là 348 bộ hồ sơ, đến năm 2016 tăng gấp 1,1 lần so với năm 2015. Đến năm 2017, số lượng hồ sơ nhận được lên đến 436 bộ, tương đương tăng 13,5%. Chính điều này cho thấy rõ công tác truyền thông của công ty hoạt động đạt hiệu quả cao được nhiều người biết đến, thu hút được nhiều đối tượng tham gia ứng tuyển. Sở dĩ, có sự tăng mạnh này là nhờ vào ba yếu tố chính: danh tiếng công ty, truyền thông tốt và công việc hấp dẫn.

Vinatex là năm công ty có tiếng trong lĩnh vực ngành may trên địa bàn tỉnh cũng như địa phương, rất được nhiều người biết đến; bên cạnh đó, công ty muốn gia tăng số lượng lao động để nâng cao năng suất nên công tác truyền thông lúc này cũng được chú trọng, công ty sửdụng kết hợp nhiều phương pháp tuyển mộ, chính vì vậy công tác truyền thông có hiệu quả. Ngoài ra, lương, thưởng, trợ cấp đều nằm trong top của các công ty trong ngành lúc này, các chính sách hấp dẫn này được áp dụng cho cả nhân viên chính thức và thời vụ. Do đó, có thể thấy rằng, các yếu tốnày góp phần tạo thêm phần hấp dẫn cho các công việc tại công ty.

Mức độ đáp ứng nhu cầu tuyển.

Bảng 2.8. Bảng thể hiện mức độ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của công ty cổ phần may Vinatex Hương Trà giai đoạn 2015 - 2017

Năm Tổng số ứng viên kí hợp đồng chính thức (người)

Nhu cầu tuyển dụng (người)

Mức độ đáp ứng nhu cầu tuyển (%)

2015 190 311 61,09

2016 241 374 64,44

2017 326 412 79,13

(Nguồn: Phòng laođộng tiền lương của công ty)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Từbảng kết quảcó thểthấy được rằng, vào năm 2015, số lượng nhân viên được tuyển vào chính thức chỉ đáp ứng được 61,09% nhu cầu tuyển dụng. Năm 2016, số lượng nhân viên được tuyển vào chính thức chỉ đáp ứng được 64,44%, nhưng tăng 3%

so với năm 2015. Đến năm 2017 đáp ứng được 79,13%, tăng 15% so với năm 2016.

Điều này khẳng định công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty hai năm gần đây đạt hiệu quả cao hơn những năm trước. Do đó, số nhân viên được chính thức ký hợp đồng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. chính vì vậy công ty luôn đặt ra nhu cầu tuyển dụng ở mức cao.

Chỉ số hiệu quả các nguồn tuyển dụng.

Bảng 2.9. Chỉ số hiệu quả các nguồn tuyển dụng của công ty Vinatex Hương trà giai đoạn 2015-2017

Năm Tổng chi phí tuyển dụng (nghìn đồng)

Tổng số ứng viên kí hợp đồng chính thức

tuyển (người)

Chi phí tuyển dụng bình quân (nghìn đồng/người)

2015 8.000 190 42,11

2016 10.700 241 40,42

2017 9.200 326 28,22

(Nguồn: Phòng laođộng tiền lương của công ty) Ta thấy chi phí tìm kiếm nhìn chung qua các năm không có biến động lớn, chi phí tuyển dụng bình quân từng năm của công ty tương đối thấp và rất nhỏ so với lợi nhuận sau thuế trong năm đó. Bởi vì công ty không sử dụng hình thức quảng cáo nên tiết kiệm được chi phí. Qua đó, ta thấy công ty còn đặt nhẹcông tác tuyển dụng, công ty vẫn còn khả năng huy động thêm một khoản chi nữa phục vụ cho tuyển dụng để nâng cao thêm hiệu quảcông tác, từ đó nâng cao được chất lượng lao động.

Ngân sách tuyển dụng hay tổng chi phí tuyển dụng trong năm là tổng số tiền được dùng đểphục vụcho tất cả các đợt tuyển dụng trong năm. Bởi vì công tyđã hầu như cắt đi kiểu truyền thông bằng truyền thanh và phát tờ rơi, thay vào đó công ty sử dụng kênh facebook và các trang tìm kiếm việc làm, chính vì sựphát triển lan rộng của mạng xã hội làm cho công ty tiếp cận được nhiều ứng viên hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí. Từnhững con số trên, có thể thấy rằng, ngân sách tuyển dụng tại công ty đã được sử dụng hợp lý và hiệu quả đúng theo quy luật kinh doanh khi chi phí này giảm

Trường Đại học Kinh tế Huế

xuống theo từng năm. So với năm 2015, chỉ sau 3 năm, chi phí tuyển dụng bình quân cho một người đã giảm được gần 14 nghìn đồng, đây là một mức giảm lớn và phần nào thểhiện rõ nétđượcc việc chi phí tuyển dụng đã được hoạchđịnh và sửdụng một cách hợp lý, hiệu quả.

2.5. Đánh giá của bộ phận hành chính nhân sự về hoạt động tuyển dụng lao động