• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá trung bình của nhân viên về “Sự cam kết gắn bó”

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến sự cam kết gắn bó của nhân viên tại Khách

2.3.5. Đánh giá trung bình của nhân viên về “Sự cam kết gắn bó”

Giả thuyết:

H0: Đánh giá trung bình của nhân viên về sự cam kết gắn bó là 4.

H1: Đánh giá trung bình của nhân viên về sự cam kết gắn bó là khác 4.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 21. Kết quả kiểm định One Sample T-Test đánh giá trung bình của nhân viên về “Sự cam kết gắn bó” tại khách sạn Saigon Morin Huế

One-Sample T-Test (T=4) Thống kê tần số

Sự cam kết gắn bó

Giá trị trung

bình

Mức ý nghĩa (Sig.)

Mức 1-2 (%)

Mức 3 (%)

Mức 4-5 (%) Anh/chị rất quan tâm về tương

lai của khách sạn. 4,18 0,009 2.5 13,3 84,2

Anh/chị cảm thấy tự hào khi là

một phần trong khách sạn. 4,14 0,024 1,7 11,6 86,7

Anh/chị sẵn sàng nỗ lực để giúp

khách sạn thành công. 4,18 0,008 0 17,5 82,5

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Kết quả kiểm định ba tiêu chí “Anh/chị rất quan tâm về tương lai của khách sạn”,

“Anh/chị cảm thấy tự hào khi là một phần trong khách sạn” và “Anh/chị sẵn sàng nỗ lực để giúp khách sạn thành công” đều có giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05 nên ta có đủ bằng chứng để bác bỏ giả thuyết H0 với độ tin cậy 95%.

Tiêu chí “Anh/chị rất quan tâm về tương lai của khách sạn” có điểm trung bình là 4,18 với 84,2% người trả lời đồng ý và rất đồng ý, 13,3% người trả lời trung lập. Hầu hết, nhân viên đều rất quan tâm đến tương lai của khách sạn. Theo chia sẻ của một số nhân viên, sự sụt giảm nhân sự hay doanh thu khách sạn đều khiến họ lo lắng, không chỉ bởi lợi ích của riêng bản thân họ mà còn vì lợi ích chung của tập thể người lao động và cả khách sạn.

Tiêu chí “Anh/chị cảm thấy tự hào khi là một phần trong khách sạn” có điểm trung bình 4,14. Đa số nhân viên ở đây đều tự hào khi được làm việc tại khách sạn với tỷ lệ

Trường Đại học Kinh tế Huế

người đồng ý và rất đồng ý là 86,7% trong tổng số người được khảo sát. Chỉ có 1,7%

người không đồng ý và 11,6% người không có câu trả lời cụ thể.

Tiêu chí “Anh/chị sẵn sàng nỗ lực để giúp khách sạn thành công” có điểm trung bình là 4,18. Một điều đáng mừng ở đây là không có nhân viên nào chọn không đồng ý, chứng tỏ đa số người lao động đều sẵn sàng và chấp nhận cho sự thành công của khách sạn với 82,5% người đồng ý.

2.3.6. Kiểm định sự khác biệt về sự cam kết gắn bó của nhân viên theo từng đặc điểm cá nhân

Để kiểm định xem có sự khác nhau hay không trong đánh giá của các nhân viên tại Khách sạn Saigon Morin Huế theo từng đặc điểm cá nhân, nghiên cứu sử dụng kiểm định Independent-Sample T-Test và kiểm định One-Way ANOVA.

Giả thuyết:

H0: Không có sự khác biệt về mức độ đánh giá giữa các nhóm đối tượng.

H1: Có sự khác biệt về mức độ đánh giá giữa các nhóm đối tượng.

Ngoài ra, để kết quả kiểm định Indepentdent-Sample T-Test và kiểm định One-Way ANOVA có ý nghĩa thống kê và sử dụng tốt, nghiên cứu sử dụng kiểm định Levene để kiểm định sự bằng nhau của phương sai.

Giả thuyết:

H0: Phương sai giữa các nhóm đối tượng là bằng nhau.

H1: Phương sai giữa các nhóm đối tượng là khác nhau.

2.3.6.1. Theo giới tính Giả thuyết:

H0: Không có sự khác biệt về sự cam kết gắn bó giữa nhóm nhân viên nam và nhân viên nữ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

H1: Có sự khác biệt về sự cam kết gắn bó giữa nhóm nhân viên nam và nhân viên nữ.

Bảng 22. Kết quả kiểm định Independent-Sample T-Test về mức độ cam kết của nhóm nhân viên nam và nhân viên nữ

Levene's Test t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig.

(2-tailed)

Cam kết gắn bó

Equal variances

assumed 1,293 0,258 - 0,898 118 0,371

Equal variances not

assumed - 0,881 102,414 0,381

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Kết quả phân tích cho thấy, giá trị Sig. của thống kê Levene là 0,258 lớn hơn 0,05 nên phương sai của hai nhóm đối tượng là bằng nhau. Kết quả phân tích Independent-Sample T-Test cho thấy Sig. là 0,371 lớn hơn 0,05 như vậy ta chưa đủ bằng chứng để bác bỏ giả thuyết H0 với độ tin cậy 95%. Không có sự khác biệt về mức độ cam kết gắn bó của hai nhóm nhân viên nam và nhân viên nữ.

2.3.6.2. Theo độ tuổi Giả thuyết:

H0: Không có sự khác biệt về sự cam kết gắn bó giữa nhóm nhân viên có độ tuổi khác nhau.

H1: Có sự khác biệt về sự cam kết gắn bó giữa nhóm nhân viên có độ tuổi khác nhau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 23. Kiểm định phương sai theo Độ tuổi

Levene Statistic df1 df2 Sig.

0,374 3 116 0,772

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Giá trị Sig. của thống kê Levene là 0,772 lớn hơn 0,05 nên ta chưa đủ bằng chứng để bác bỏ giả thuyết H0 với độ tin cậy 95%. Như vậy, phương sai giữa các nhóm đối tượng là bằng nhau.

Bảng 24. Kết quả kiểm định One-Way ANOVA theo Độ tuổi

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 0,278 3 0,093 0,243 ,0866

Within Groups 44,388 116 0,383

Total 44,667 119

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Kết quả phân tích ANOVA cho thấy với tiêu chí độ tuổi, giá trị Sig. lớn hơn 0,05 như vậy ta chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0với độ tin cậy 95%. Mức độ cam kết gắn bó của nhân viên ở bốn nhóm tuổi tại khách sạn không có sự khác biệt.

2.3.6.3. Trình độ học vấn

Bảng 25. Kiểm định phương sai theo Trình độ học vấn

Levene Statistic df1 df2 Sig.

0,034 2 117 0,967

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Theo trình độ học vấn, giá trị Sig. của thống kê Levene có giá trị Sig. lớn hơn 0,05 với độ tin cậy 95% nên ta chưa đủ bằng chứng để bác bỏ giả thuyết H0, phương sai

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 26. Kết quả kiểm định One-Way ANOVA theo Trình độ học vấn

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 0,683 2 0,341 0,908 0,406

Within Groups 43,984 117 0,376

Total 44,667 119

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Kết quả phân tích One-Way ANOVA cho thấy, giá trị Sig. bằng 0,406 lớn hơn 0,05 nên ta chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0 với độ tin cậy 95%.

Như vậy, theo trình độ học vấn các nhóm đối tượng không có sự khác biệt đối với mức độ cam kết gắn bó.

2.3.6.4. Thời gian làm việc

Bảng 27. Kiểm định phương sai theo Thời gian làm việc

Levene Statistic df1 df2 Sig.

0,635 3 116 0,594

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Giá trị Sig. của thống kê Levene lớn hơn 0,05 với độ tin cậy 95%, nên giả ta chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0: Phương sai giữa các nhóm đối tượng là bằng nhau.

Bảng 28. Kết quả kiểm định One-Way ANOVA theo Thời gian làm việc

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 0,683 2 0,341 0,908 0,406

Within Groups 43,984 117 0,376

Total 44,667 119

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo thời gian làm việc, kết quả phân tích One-Way ANOVA cho thấy với mức ý nghĩa 0,406 lớn hơn 0,05 ta chưa đủ bằng chứng để bác bỏ giả thuyết H0 với độ tin cậy 95%. Vậy, không có sự khác biệt về mức độ đánh giá giữa các nhóm nhân viên có thâm niên làm việc khác nhau.