• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

* Về nguồn nước

Hệ thống sông, ngòi, ao, hồ, nguồn nước ngầm khá đa dạng.

Sông ngòi: Hệ thống sông Thạch Hãn với tổng chiều dài 150km đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống thủy lợi cũng như giao thông vận tải thủy của địa phương, ngoài sông Thạch Hãn còn có các nhánh sông khác như sông Vĩnh Định, Vĩnh Phước...

Nguồn nước ao hồ: Trên địa bàn có một số hồ, đập quan trọng có ý nghĩa trữ nước phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh, đồng thời góp phần cải tạo môi trường như: Đập dâng Nam Thạch Hãn;đập ngăn mặn Việt Yên...

Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng khá tốt, riêng vùng ven biển nhiều nơi bị nhiễm mặn, một số vùng bịphân hóa.

năm 2016, trong khi hai khu vực còn lại có mức tỷ trọng là: Công nghiệp-xây dựng chiếm 28,40% và thương mại-dịch vụ chiếm 33,87%. Tuy nhiên, đến năm 2017 thì cơ cấu kinh tế có hướng chuyển dịch tích cực hơn với khu vực thương mại- dịch vụ chiếm 37,49%, công nghiệp - xây dựng chiếm 32,59% và nông - lâm - thủy sản chiếm 29,92%. Sự chuyển dịch này phù hợp với xu hướng chung của tỉnh và đất nước. Sở dĩ có được sự chuyển dịch tích cực là nhờ sự định hướng đúng đắn của các cấp chính quyền và kết quả lao động của nhân dân trong huyện cùng tạo ra.

2.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm

Dân số huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị tính đến năm 2016 có 91.990 người. Mật độ dân số trung bình là 260 người/km2. Dân cư tập trung chủ yếu khu vực nông thôn chiếm95,5% tổng dân số toàn huyện, khu vực thành thị chiếm 4,5%

dân số huyện. Dân số phân bốkhôngđồng đều ở 19 xã, thị trấn (tập trung đông nhất ở xã Triệu Phước với 6.617 người và ít nhất ở xã Triệu Vân với 2.308 người).

Bảng 2.2: Dân số và lao động huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Người % Người % Người %

I.Dân số trung bình 95.126 100 94.326 100 91.990 100 1.Phân theo KV

Thành thị 4.256 4,47 4.242 4,50 4.146 4,50

Nông thôn 90.870 95,53 90.084 95,5 87.844 95,50

2.Phân theo GT Nam

Nữ

46.769 48.357

49,2 50,8

46.457 47.869

49,25 50,75

45.050 46.940

49,98 51,02 II. Tổng số LĐ 62.022 100 63.295 100 64.255 100

1. Nam 29.833 48,1 30.837 48,7 31.687 49,3

2. Nữ 32.189 51,9 32.457 51,3 32.568 50,7

III.Tổng số LĐ có việc làm 47.383 100 48.488 100 48.597 100

1. N - L - TS 42.029 88,7 40.705 83,9 39.783 81,8

2. CN-XD 2.449 5,16 3.743 7,7 3.474 7,1

3. TM - DV 2.905 6,14 4.040 8,4 5.340 11,1

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Triệu Phong năm 2016

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng 2.2 ta thấy, lực lượng LĐ trên địa bàn huyện khá dồi dào, tuy dân số có xu hướng giảm nhưng LĐ lại tăng đều theo từng năm. Cụ thể, năm 2014 số LĐ là 62.022 người, năm 2015 là 63.295 người và năm 2016 là 64.255 người với tỷ lệ LĐ gần như cần bằng giữa nam và nữ. Lực lượng LĐ có việc làm trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu ở khu vực nông - lâm - thủy sản với tỷlệ chiếm tới 81,8%

vào năm 2016, 7,1% ở khu vực công nghiệp- xây dựng và 11,1% ở khu vực thương mại - dịch vụ. Mặc dù LĐ tập trung nhiều ở khu vực nông - lâm - thủy sản, tuy nhiên cơ cấu LĐ đã dần dịch chuyển sang hai khu vực còn lại, cụ thể: ở lĩnh vực công nghiệp xây dựng (từ 5,16% năm 2014 lên 7,1% năm 2016), lĩnh vực thương mại - dịch vụ (từ 6,14% năm 2014 lên 11,1% năm 2016), sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế này phù hợp với xu hướng chung ở tỉnh và đất nước.

2.1.2.3. Kết cấu hạ tầng, vật chất

Kết cấu hạ tầng, vật chất của huyện được đầu tư, mở rộng và nâng cấp khá toàn diện. Mạng lưới giao thông đường bộ được xây dựng đồng bộ gồm quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, đường giao thông nông thôn và đường chuyên dùng với tổng chiều dài 284 km. Cũng như đường bộ, mạng lưới giao thông đường thủy ở Triệu Phong cũng khá thuận lợi với hệthống sông bao gồm sông Thạch Hãn và các nhánh sông Hiếu, sông Vĩnh Phước, sông Nhùng và sông Rào Quán với tổng chiều dài là 150km. Ngoài hệ thống giao thông huyện cũng đã đầu tư xây dựng các công trình về điện, trường học, bệnh viện, trạm y tế.... Theo Niên giám thống kê huyện Triệu Phong năm 2016 thì Triệu Phong hiện có 48 trường với 635 lớp học; 1 bệnh viện, 1 phòng khám khu vực, 20 trạm y tế; mạng lưới điện xây dựng đồng bộgồm lưới điện 35 KV, 10-22 KV, 6 KV, cơ bản đảm bảo được việc sử dụng điện, chăm sóc sức khỏe và giáo dục đào tạo trên địa bàn.

Giai đoạn 2013 - 2016, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư để xây dựng và nâng cấp các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, tập trung nguồn lực xây dựng hạtầng khung và các tuyến giao thông tạo sựkết nối cho phát triển của hành lang kinh tế Đông- Tây.

Có thểnói, công tác quản lý đầu tư xây dựng của huyện cơ bản được triển khai theo kế hoạch và đảm bảo tiến độ; vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích, thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Tổng giá trị đầu tư toàn xã hội (theo giá hiện hành) ước đạt 846.936 triệu đồng; trong đó: vốn xây dựng cơ bản do Nhà nước quản lý thực hiện đầu tư trên địa bàn đạt 379.706 triệu đồng, vốn đầu tư trong nhân dân ước đạt 467.230 triệu đồng (Tính theo giá so sánh 2010 là 677.549 triệu đồng; trong đó: vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trên địa bàn huyện đạt 303.765 triệu đồng, vốn đầu tư xây dựng trong nhân dân đạt 373.784 triệu đồng).

UBND huyện đã tập trung nguồn lực và chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện các công trình để thi công theo đúng tiến độ, đặc biệt là đối với các công trình trọng điểm như: Tuyến tránh QL1A đoạn qua thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị (hạng mục:

cầu Thành cổ và đường dẫn); kè chống xói lởkhẩn cấp các bờsông bảo vệcác khu dân cư và công trình công cộng xã Triệu Thượng, chợtrung tâm xã Triệu Đông…

2.1.2.4. Văn hóa, xã hội

* Giáo dục -Đào tạo:

Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua, nhất là cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tựhọc và sáng tạo”, phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Việc huy động và duy trì số lượng học sinhở các cấp học được thực hiện tốt, tình trạng học sinh bỏhọc được hạn chế. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực cả về chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn.

Nhiều hoạt động thao giảng, hội thi được tổ chức đạt kết quả cao, đặc biệt là kỳ thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh và kỳ thi giải toán trên mạng Iternet. Tiếp tục triển khai dạy học tiếng Anh thí điểm theo Đề án 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 03/2/2015 của UBND huyện.

Kỳ thi THPT quốc gia đạt thành tích cao, 99,9% học sinh tốt nghiệp; trong đó có 02 trường THPT Chu Văn An và THPT Triệu Phong 100% học sinh tốt nghiệp.

Công tác phổcập giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh. Tiếp tục duy trì vững chắc giáo dục mầm non cho trẻ5 tuổi, đạt phổcập giáo dục Tiểu học mức độ 3, phổcập THCS mức độ 1 và có 13/19 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc Trung học. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được chú trọn. Công tác xã hội hóa ngày

Trường Đại học Kinh tế Huế

càng sâu rộng, tạo được sự đồng thuận cao của toàn xã hội. Hệthống trường lớp được duy trìổn định, cơ sởvật chất được tăng cường đầu tư xây dựng.

* Công tác chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em

Thường xuyên quan tâm, chăm lo và thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có công, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ. Tổ chức các hoạt động Kỉ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ. Chỉ đạo giải quyết dứt điểm các hồ sơ chính sách tồn đọng. Thực hiện tốt công tác chi trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội. Tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên và tặng quà các gia đình liệt sỹ, các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, hộ nghèo nhân dịp lễ, tết. Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, công tác bìnhđẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ ngày càng được quan tâm. Triển khai và duy trì công tác truyền thông nâng cao nhận thức, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao quyền trẻ em nhân dịp hànhđộng tháng vì trẻ em.

Chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện tốt. Cuối năm 2017, toàn huyện có 2.083 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 8,6%, giảm trên 2%; 1.948 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 8,04%. Tổ chức rà soát và cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế cho 4.046 người nghèo, 2.946 người cận nghèo, 3.793 người dân sinh sống tại các xã đặc biệt khó khăn. Đã triển khai xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách, nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo với số tiền lên đến hơn 4 tỷ đồng. Thực hiện tốt việc huy động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “Vì người nghèo” để chăm sóc cho các đối tượng chính sách.

2.1.3. Đánh giá về điều kin t nhiên, kinh tế- xã hi có ảnh hưởng đến sphát