• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho làng nghề truyền thống 84

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Triệu

3.2.4. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho làng nghề truyền thống 84

là yếu tốcốt lõiđểphát triển. Tuy đầu tư công nghệ rất cần thiết nhưng nếu không có đội ngũ lao động tay nghềcao thì cũng không thể phát huy được thếmạnh của công

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghệ. Hơn nữa, các chủ cơ sở kinh doanh không chỉdừng lại ởviệc nắm số lượng sản phẩm được sản xuất hay lợi nhuận thu vào trước mắt mà đòi hỏi phải có nhiều kiến thức về kinh doanh để hoạch định kế hoạch cho dài hạn. Nhìn chung tình hình nhân lực tại các làng nghề trên địa bàn huyện Triệu Phong còn đang nghiêng về số lượng hơn là chất lượng. Do đó, tay nghềvà kỹthuật cho người lao động.

Trong thời gian tới công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các làng nghề cần thực hiện theo hướng sau:

Thứ nhất, cần phải tăng cường đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trìnhđộ quản lí, năng lực kinh doanh của các chủ cơ sởsản xuất. Việc một có sởsản xuất có tồn tại và phát triển được hay không phụthuộc rất nhiều vào tâm và tầm của người quản lý. Một người có trình độ, kiến thức trong hoạt động chỉ đạo và định hướng phát triển sẽ đưa cơ sở đi lên trong sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chủ cơ sởkhông có những hoạch định đúng đắn sẽdễ đẩy cơ sởvào trì thậm chí còn thua lỗ, phá sản.Để làm được điều này tất yếu phải nâng cao năng lực cho các chủhộvềcả trìnhđộhọc vấn, văn hóa, khoa học- kĩ thuật, kiến thúc kinh doanh... bằng cách:

- Liên kết với các cơ sở đào tạo như các trường đại học kinh tế,các trung tâm kinh tế hay ban kinh tế của huyện. Có thể mở các lớp tập huấnngắnhạn và mời giảng viên, chuyên viên về giảng dạy, bổ sung và đào tạo kiến thức cho các chủ cơ sở.

- Khuyến khích hình thành các câu lạc bộ nghề nghiệp ở trong địa bàn huyện, mời các doanh nhân, các chủ cơ sở có kinh nghiệm quản lý vàđã thành công trong kinh doanhđến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm để cùng phát triển. Có thể nói đây là một hình thức bồi dưỡng rất thực tế và hiệu quả, bởi vì các chủ cơ sở không bị bó buộc vào kiến thức hàn lâm mà có thể trao đổi kinh nghiệm thiết thực của thương trường. Đồng thời thông qua hoạt động này có thể gặp gỡ làm quen được đối tác kinh doanh mới, mở ra những cơ hội làm ăn mới cho cơ sở.

Thứhai, các cấp chính quyền cần kết hợp với chủ cơ sở, tạo điều kiện để đào tạo tay nghề chuyên môn cho lao động tại các LNTT nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày một khắt khe của thị trường. Nâng cao tay nghềvềkỹthuật, kiến thức sửdụng khoa học công nghệ, cũng nhưý thức vềbảo vệ môi trường trong sản xuất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Huyện có thểtriển khai và thực hiện theo các giải phápsau đây:

- Thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các LN theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

- Kết hợp phòng công thương, phòng lao động thương binh xã hội và ban kinh tế huyện cùng các hiệp hội nghề nghiệp mở các lớp đào tạo tại địa phương, bằng cách mời các nghệnhân có tay nghềgiỏi, đã có thâm niên trong nghềvề dạy nghềtheo lối truyền nghề cho người lao động.

- Phối kết hợp với các trung tâm dạy nghề, các trường đào đạo nghề với các cơ sởLNTT, giảng dạy và nâng cao tay nghề cho người lao động. Khuyến khích các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện phối hợp các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trong tỉnh và ngoài tỉnh mở các lớp đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp cho người lao động và đội ngũ quản lí các doanh nghiệp, quản lí tại các làng nghề.

- Trích kinh phí hoạt động của huyện vào công tác đào tạo, bồi dưỡng người lao động. Khuyến khích người lao động được đào tạo miễn phí, có hình thức khen thưởng cho những cá nhân, tập thểxuất sắc trong quá trình học tập. Đồng thời biểu dương, khích lệnhững cá nhân, hộ gia đình tiên phongđi đầu trong việc học nghềcó hướng phát triển mạnh và đưa nghềmới vềcho nhân dân. Ngoài ra, huyện cần hỗtrợ kinh phí đi tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sởsản xuất LNTT ở địa phươngvới các cơsởsản xuất, doanh nghiệp LNTTtrong nước.

Thứ ba, huyện cần có các chính sách ưu tiên, thu hút đối với giáo viên, nghệ nhân và người lao động giỏi.

- Xây dựng các chính sách ưu đãi đối với giáo viên dạy nghề giỏi, các nghệ nhân, chuyên gia truyền nghề như: xây dựng các quy chế công nhận thợ giỏi, nghệ nhân, định kì tổchức xét và công nhận trao danh hiệu cao quý tôn vinh nghềnghiệp cho đội ngũ thợ giỏi, nghệ nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển tại các làng nghềtruyền thống nhân ngày Doanh nhân Việt Nam.

- Mở các cuộc thi tay nghề, thợ giỏi về kĩ năng nghề, tạo dáng sản phẩm,

Trường Đại học Kinh tế Huế

thiết kếmẫu mã vv… Tận dụng cơ hội trao thưởng và khen ngợi kịp thời những cá nhân xuất sắc đểnâng cao tinh sáng tạo trong nghềcủa đội ngũ lao động.

3.2.5. Xây dựng thương hiu, m rng thị trường nguyên liệu đầu vào và th trường tiêu thsn phẩm đầu ra cho các làng nghtruyn thng

- Xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm

Ở Triệu Phong, cả bốn LNTT hiện nay đều không có đăng ký thương hiệu, chỉ bán theo đầu mối và có nhiều trường hợp đến tay người tiêu dùng thì lại mang thương hiệu khác, hoàn toàn không có sự kiểm soát trong việc bảo vệ thương hiệu của từng LN. Thực tế này khiến cho việc cạnh tranh với thị trường của các LNTT diễn ra rất khó khăn, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập như hiện nay. Từ thực trạng trên, huyện cần xác định giải pháp cấp thiết để bảo vệ và phát triển thương hiệu LN ở địa bàn, cụ thể:

+ Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các hộ, cơ sở kinh doanh về việc bảo vệ và đăng ký thương hiệu. Mỗi một cơ sở đăng ký thương hiệu là góp một phần lớn vào quá trình cùng xây dựng và bảo vệ thương hiệu của cả LN. Bên cạnh đó, triển khai tập huấn kiến thức kinh doanh, kiến thức về xây dựng thương hiệu cho người lao động và chủ cơ sở.

+ Các ban ngành của huyện, xã chủ động phối kết hợp với các cơ sở sản xuất thống nhất đặt tên thương hiệu cho các LNTT. Thuê chuyên gia thiết kếlogo, đăngký thương hiệu độc quyền,tư vấn việc xây dựng và quản lý thương hiệu, xây dựng quy định sử dụng thương hiệu, quảng bá hình ảnh và logo LN rộng rãi trên báo đài.

+ Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu thương hiệu; có chính sách bảo vệ hình ảnh, sản phẩm hàng hóa của LN địa phương thông qua nhãn hiệu sản phẩm.Người LĐ ở các LNTT nâng cao tinh thần trách nhiệm phát giác những cơ sở, đối tượng lợi dụng và đánh cắp thương hiệu, trình báo cơ quan chức năng đểkịp thời có biện pháp xửlý.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Hỗ trợ các LN xây dựng kế hoạch hoạt động nhằm đưa thương hiệu đến với cộng đồng: hình thành website riêng của LNTT, tổ chức những buổi giới thiệu sản phẩm trực tuyến, mời các blogger nổi tiếng viết bài bình luận về trang web của LN... Hỗ trợ kinh phí cho các LN, cơ sở sản xuất trong việc thuê và trang bị cho các gian hàng trong các đợt triển lãm, festival, hội chợ...

- Mở rộng thị trường nguyên liệu đầu vào

Có thể khẳng định rằng nguồn nguyên liệu đầu vào được coi là điều kiện cần trong sản xuất, chỉ khi có nguyên liệu thì mới có thể cấu thành nên được sản phẩm.

Tuy đều nằm trong vùng nông thôn, nhưng với nhu cầu tiêu dùng của thị trường thì các LNTT của huyện Triệu Phong vẫn còn tình trạng phải nhập nguyên liệu từ các vùng lân cận, đặc biệt là hai LNTT Linh Chiểu và Thượng Trạch phải liên tục nhập lương thực về để đủ nguyên liệu cho sản xuất. Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sản phẩm. Vì vậy, để đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, trong thời gian tới địa phương cần chú trọng các nội dung sau:

- Thứ nhất, tạo nguồn cung nguyên liệu bền vững cho LNTT. Đối với nguyên liệu của các LNTTở huyện Triệu Phong như làm nón và bún, bánh thì cần qui hoạch và xây dựng diện tích chuyên canh trồng cây lá nón, trồng lúa; đối với LNTT nước mắm Gia Đẳng thì tổ chức nuôi cá lồng hoặc các vùng ven đập, phá, chủ động tự cung tự cấp nguyên liệu liên tục cho sản xuất.

- Thứ hai, xây dựng kế hoạch sản xuất gắn liền với quá trình khai thác và cungứng nguyên, vật liệu một cách hợp lý, tránh trườnghợp khai thác xong thì cạn kiệt nguyên liệu để sản xuất giai đoạn tiếp theo; Cần phải đặt ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với các loại nguyên liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, tập trung xây dựng các vùng nguyên vật liệu tập trung trên cơ sở thực hiện phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất.

- Thứ ba, hình thành một mạng lưới cung cấp nguyên liệu cho mỗi LN trên cơ sở liên kết tự nguyện và tự kiểm soát giữa các bên theo mô hình HTX.Đặt hàng cho HTX và HTX này bảo đảm cung cấp nguồn nguyên liệu cho các LN hoạt động một cách bền vững.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phát triển thị trường sản phẩm đầu ra

Thị trường tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại và phát triển của các LNTT. Trong bốn LN của huyện Triệu Phong thì có LNTT Bố Liêu đang trong tình trạng hạn hẹp về đầu ra của sản phẩm, bởi vì nhu cầu sửdụng nón lá hiện nay cũng rất hạn chế, các LNTT còn lại thìđều có mức tiêu thụsản phẩm vào loại khá. Phần lớn thị trường tiêu thụ sản phẩm của các LNTT là phục vụ nhân dân địa phương, các vùng, huyện, thị lân cận. Các cơ sở sản xuất trong các làng nghềphải tìm cách, đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụsản phẩm. Đểtìm hướng ra cho các sản phẩm làng nghềmột cáchổn định, cần chú ý các vấn đềsau:

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạtđộng thị trường cho chủ cơ sởsản xuấtởcác LNTT để tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước. Làm tốt nhiệm vụnày sẽgiúp mởra cho LNTT nhiều cơ hội cọ xát hơn với thị trường bên ngoài và tăng khả năng tiêu thụsản phẩm rất lớn.

- Các chủ cơ sở phải tự nâng cao được chất lượng, mẫu mã sản phẩm của mình, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng để thay đổi mẫu mã phù hợp. Chú trọng đầu tư vào bao bì, nhãn mác đểquảng bá sản phẩm.

- Thành lập các trung tâm, cơ quan chuyên trách nghiên cứu và dựbáo nhu cầu mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm... từ đó cung cấp thông tin nhu cầu của thị trường đến từng cơ sở sản xuất, giúp chủ cơ sở và người lao động nắm bắt cơ hội sản xuất ra những sản phẩm mà thị trường có nhu cầu cao.

- Các cấp chính quyềnđịnh hướng, hỗtrợ, tạo mối liên kết chặt chẽgiữa cơ sởsản xuất tại các LNTT với các doanh nghiệp kinh doanh khác, nhằm tìm kiếm đối tác làm ăn và thu mua sản. Thông qua hình thức liên kết này, các cơ sở sản xuất, người lao động được trao đổi và cung cấp thông tin vềkinh tế, kỹthuật, thị trường, giá cả, thị hiếu, chất lượng sản phẩm ....tạo ra sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sởsản xuất.

- Tạo điều kiện tổchức giao lưu văn hóa- thương mại giữa các cơ sở sản xuất trong LNTT với các LNTT trong tỉnh và các tỉnh khác cũng như các nước trong khu vực bằng các phương pháp:tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, hội chợtriển

Trường Đại học Kinh tế Huế

lãm... nhân cơ hội triển khai chào hàng, quảng cáo sản phẩm LNTT một cách hiệu quả. Và cũng thông qua đó tìm kiếm bạn hàng và thịtrường mới cho LNTT.

3.2.6. Phát triển đa dạng các hình thc tchc kinh tếtrong hoạt động sn xut,