• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phát triển làng nghề truyền thống gắn liền với bảo vệ môi trường

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Triệu

3.2.7. Phát triển làng nghề truyền thống gắn liền với bảo vệ môi trường

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các LNTT đang gây nhiều bức xúc trong đa số cộng đồng dân cư. Đa phần các LNTT trong khâu sản xuất đều không chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường, chưa có hệ thống xử lí nước thải, xửlí rác ra khỏi khu dân cư vv… Vì vậy, trong thời gian tới cần chú ý các vấn đềsau:

- Triển khai tuyên truyền sâu rộng, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường sống đối với các chủ cơ sở sản xuất và người lao động, cho họ nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường và những hiểm họa nghiêm trọng khi môi trường LNTT bịô nhiễm.

- Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ sở, các hộsản xuất đầu tư máy móc hiện đại, thải những công nghệcũ gây ô nhiễm môi trường, đềcaoứng dụng các công nghệsản xuất thân thiện với môi trường, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.

-Đối với những làng nghề như làm nón lá,.. có mức độgây ô nhiễm ít thì tìm biện pháp xử lí môi trường tại chổ, xửlý dứt điểm, không đểcác sản phẩm phếthải tồn tại lâu ngày gây ô nhiễm môi trường.Đối với những làng nghềgây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần tập trung vận động chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư vào các cụm làng nghề tập trung theo quy hoạch có hệthống xử lí chất thải đảm bảo như chếbiến nước mắm, sản xuất bún.

- Liên tục rà soát, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn và việc thực hiện các quy định vềbảo vệ môi trường LN theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của BộTài nguyên và Môi trường và các văn bản liên quan nhằm từng bước giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các LN gây ra, bảo vệsức khỏe cho nhân dân.

- Lập các tổkiểm tra giám sát thường xuyên tiến hànhđánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án đầu tư phát triển LNTT từ lúc lập dự án đến triển

Trường Đại học Kinh tế Huế

khai xây dựng và đi vào sản xuất tránh việc gây tác hại ô nhiễm môi trường. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các nguồn chất thải ra môi trường của các cơ sở sản xuất. Kịp thời phát hiện và xửlý kiên quyết những cơ sởgây ô nhiễm môi trường gâyảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

- Cần xây dựng, qui hoạch triển khai các khu xử lí chất thải từ các LN một cách hoàn chỉnh và hiện đại.

- Về phía các chủ sản xuất phải xây dựng, cải tạo nhà xưởng, tổ chức môi trường làm nghềthông thoáng, tựnhiên, trang bị các công cụ an toàn lao động, các thiết bị thu gom rác, hút khí vv… ở nơi sản xuất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới kinh tế của địa phương, các LNTT trên địa bàn huyện Triệu Phong đã góp phần tích cực trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn từ sản xuất nông nghiệp là chính sang phi nông nghiệp với nhiều ngành nghềcông nghiệp và dịch vụ;

sự phát triển các LNTT đã hạn chế việc di dân tự do theo hướng “ly nông bất ly hương”; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn. Tuy nhiên, sựphát triển và đóng góp của các làng nghềvào tốc độ tăng trưởng kinh tếcủa thị xã cònởmức khiêm tốn.

Hiện nay có một sốLNTT bị mai một, đội ngũ nghệ nhân và lao động ngày càng suy giảm. Các LNTT đang đứng trước những khó khăn, thách thức đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm, vốn, thiết bị công nghệ, năng lực quản lý - kinh doanh của các chủdoanh nghiệp, cơ sởsản xuất, trìnhđộ tay nghềcủa người lao động còn nhiều bất cập.

Xuất phát từ thực tế đó, đề tài đã tập trung làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn vềphát triển LNTT; phân tích đánh giá thực trạng phát triển các LNTT trên địa bàn huyện Triệu Phong và đề xuất định hướng, các giải pháp phát triển LNTT của địa phương trong thời gian đến. Các giải pháp đã nêu có tínhđồng bộ, tính khảthi cao và có mối quan hệchặt chẽ, bổsung hỗtrợcho nhau trong quá trình phát triển.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Đảng và Chính phủ

- Có chính sách thông thoáng vềvốn, giao đất, thuê đất để các cơ sởsản xuất ở LNTT mởrộng quy mô. Tạo điều kiện cho các LNTT tiếp cận được các thông tin vềcông nghệ, khoa học - kỹ thuật, thị trường; hỗ trợ và tạo điều kiện cho các làng nghềtham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo… đểhọtựtiếp cận thông tin. Đưa nguồn vốn ODA, FDI vào hỗtrợ thúc đẩy các LN phát triển.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Có chính sách thuế phù hợp theo hướng phát triển các ngành nghề công nghiệp nông thôn.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giảm bớt thủ tục để các hộ sản xuất dễ dàng hơn khi mở rộng sản xuất hình thành DN, các DN thì thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất, kinhdoanh

- Tổ chức các hội thảo quốc tế để tháo gỡ những khó khăn của các LNTT trong thời kì hội nhập, công tác này vừa giúp tat ham khảo được các mô hình của nước bạn đồng thời cũng là một cơ hội quảng bá hình ảnh các LN của VN.

- Khảo sát thực tế, lắng nghe những khó khăn của các LNTT ở từng địa phương và có những chính sách chỉ đạo phù hợp với mỗi ngành nghề.

- Có các chính sách tôn vinh các nghệ nhân và có các chính sách ưu đãi đối với các nghệnhân

- Khuyến khích và huy động các tổ chức xã hội cùng tham gia cung cấp thông tin cần thiết cho nghệ nhân, chủ sản xuất… trong các LNTT hỗ trợ khả năng, kỹ năng khai thác và xử lý thông tin cho cácLN, hỗ trợ và tạo điều kiện cho cácLN tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo… để họ tự tiếp cận thông tin.

2.2. Đối với Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Trị

- Quy hoạch phát triển LN nông thôn trên địa bàn tỉnh theo hướng đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn; xây dựng chương trình,đềán bảo tồn và phát triển LNTT.

- Chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện có hiệu quả các gói kích cầu của chính phủ, giúp các cơ sở sản xuất tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi. Lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia hướng vào mục tiêu chung bảo tồn LN gắn với phát triển du lịch cải thiện sinh kế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

- Chỉ đạo các sở ban ngành như sở khoa học và công nghệ, sở tài nguyên, liên minh HTX cùng huyện ủy Triệu Phong xây dựng qui hoạch, kế hoạch chi tiết và các dự án ưu tiên đầu tư phát triển các LNTT. Quan tâm, khuyến khích các hộ sản xuất mở rộng qui mô thành lập các DNTN trong sản xuất và kinh doanh ở các

Trường Đại học Kinh tế Huế

LNTT. Bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ cho các địa phương phát triển LN và có cơ chế hỗ trợ về giá thuê đất, giải phóng mặt bằng, miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các loại thuê có liên quan khác trong thời gian đầu (từ 5 đến 10 năm).

- Có chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường LN;

trong đó đặc biệt ưu tiên các LN sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các LN gắn với điểm du lịch.

- Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sởLN và nghệ nhân tham gia các hội chợ trong và ngoài nước, các cuộc thi sáng tạo sản phẩm thủ công; đồng thời có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào các làng nghề; cơ chế hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; hỗ trợ kinh phí để xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm làng nghề đối với một số sản phẩm có uy tín trên thị trường.

- Hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý thương hiệu sản phẩm LN gắn với du lịch bằngtiêu chí cụ thể và tránh chồng chéo trong quản lý dẫn để hỗ trợ cho các LN xây dựng và đăng ký thương hiệu thuận lợi hơn.

2.3. Đối với Huyện ủy và UBND huyện Triệu Phong

- Tranh thủ các nguồn vốn và huy động nhân dân đóng góp để đầu tư xây dựng các hạng mục như đường giao thông, chỉnh trang sân vườn, nhà xưởng, đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc ở các LNTT.

- Sớm xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế đất, giá thuê đất, miễn tiền thuê đất và dành một nguồn kinh phí nhất định để đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động.

- Chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch làng nghề như tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế;

có chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân có tay nghề cao mở lớp truyền nghề cho lao động trẻ tại địa phương.

- Báo cáo UBND tỉnh về những vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch qui hoạch cụm công nghiệp LN Thượng Trạch, lập phương án, xin ý kiến lãnhđạo để giải quyết đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.4. Đối với các cơ quan liên quan

- Phòng kinh tế huyện chủ động phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng dự án và kế hoạch phát triển LNTT trên địa bàn, chú trọng đầu tư vào các LN có xu hướng phát triển tốt như bún, bánh, nước mắm; hỗ trợ đối với LNTT làm nón khắc phục nguy cơ mai mọt của LN này.

- Làm việc với trung tâm Khuyến công; chọn và tổ chức các mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kĩ thuật- công nghệvào sản xuất ở các LNTT.

- Phối hợp với chi cục phát triển nông thôn tuyên truyền vận động xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác, các HTX trong các LNTT.

- Giám sát quá trình sản xuất kinh doanh ở các LNTT, chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh ởcác LN.

- Tiếp tục hỗ trợ về mặt kỹ thuật và định hướng cho các làng nghề đa dạng hóa sản phẩm làng nghề, tập trung sản xuất các mặt hàng có giá trị nghệ thuật, phù hợp với thị hiếu của du khách.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết về truyền nghề, dạy nghề, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành nghề và LN cho các chủ sản xuất, các DN.

- Xin ý kiến Huyện ủy xây dựng vùng nghiên liệu cung cấp cho các LN ở địa phương.

- Hướng dẫn các cơ sở sản xuất đăng kí thương hiệu sản phẩm LN, hỗ trợ để các cơ sở sản xuất đầu tư về công tác cải tiến mẫu mã sản phẩm, đầu tư về bao bì nhãn mácđối với các sản phẩm LN.

- Đồng thời, cần tuyển chọn bồi dưỡng những lao động có tay nghề cao, để đào tạo họ sớm trở thành nghệ nhân của LN; khuyến khích nghệ nhân mở lớp truyền nghề, đào tạo thợ lành nghề, giáo viên dạy nghề và người thiết kế mẫu trong các làng nghề.

- Xây dựngcác hình thức dạy nghề như: dạy nghề cho các em học sinh trong các trường THPT và THCS trên địa bàn. Liên hệ với các trường, định kì cho các em đi tham quan tìm hiểu vềhoạt động làm nghề ở các LNTT.

Trường Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bạch Thị Lan Anh (2010),Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.

2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Thông tư số 116/2006/TT-BNN về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ -CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội.

3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Quyết định về việc phê duyệt chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề, số 2636/QĐ-BNN-CB ngày 31/10/2011, Hà Nội.

4. Báo cáo:“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Triệu Phong đến năm 2020”, Triệu Phong, 12/2010.

5. Báo cáo:“ Tình hình phát triển ngành nghề nông thôn, chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn huyện Triệu Phong”,Triệu Phong, 5/2017.

6. Báo cáo: “ Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, QP-AN năm 2013 và kế hoạch phát triển KT-XK, QP-AN huyện Triệu Phong năm 2014”, Triệu Phong, 12/2013.

7. Báo cáo: “ Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, QP-AN năm 2014 và kế hoạch phát triển KT-XK, QP-AN huyện Triệu Phong năm 2015”, Triệu Phong, 12/2014.

8. Báo cáo: “ Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, QP-AN năm 2015 và kế hoạch phát triển KT-XK, QP-AN huyện Triệu Phong năm 2016”, Triệu Phong, 12/2015.

9. Báo cáo: “ Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, QP-AN năm 2016 và kế hoạch phát triển KT-XK, QP-AN huyện Triệu Phong năm 2017”, Triệu Phong, 12/2016.

10. Báo cáo: “ Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, QP-AN năm 2016 và kế hoạch phát triển KT-XK, QP-AN huyện Triệu Phong năm 2017”, Triệu Phong, 12/2016.

11. Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin.

Trường Đại học Kinh tế Huế

12. Chi cục thống kê huyện Triệu Phong (2013), Niên giám thống kê huyện Triệu Phong năm 2013, 6/2014.

13. Chi cục thống kê huyện Triệu Phong (2016), Niên giám thống kê huyện Triệu Phong năm 2016, 6/2017.

14. Dương Bá Phượng (2000),Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH, HĐH, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Đảng bộ huyện Triệu Phong (2015), Nghị quyết Đảng bộ huyện Triệu Phong khóa XV nhiệm kì 2015 - 2020.

16. Đề án: “Củng cố và phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN tỉnh Quảng Trị đến năm 2020”, 9/2012.

17. GS. Trần Quốc Vượng (2000), Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội.

18. Phòng LĐ-TB&XH huyện Triệu Phong (2016), Tình hình thu nhập của lao động nông thôn ở huyện Triệu Phong giai đoạn 2013-2016, 6/2017.

19. Phòng kinh tế huyện Triệu Phong (2017), Tổng hợp tình hình phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Triệu Phong giai đoạn 2013-2017.

20. Phòng LĐ-TB&XH huyện Triệu Phong (2016), Tổng hợp số liệu hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2015- 2016 theo chuẩn nghèo mới tiếp cận đa chiều.

21. UBND Huyện Triệu Phong (2016), Kế hoạch Thực hiện công tác giảm nghèo bền vững huyện Triệu Phong giai đoạn 2015- 2020.

22. UBND Huyện Triệu Phong: Báo cáo rà soát, bổ sung thông tin thực trạng nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn huyên Triệu Phong, 12/2016.

23. UBND Huyện Triệu Phong, Kế hoạch củng cố, khôi phục và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 trên địa bàn huyện Triệu Phong, 6/2013.

24. UBND xã Triệu Sơn ( 2016), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng năm 2016 và nhiệm vụ công tác chủ yếu năm 2017.

25. UBND xã Triệu Lăng ( 2016), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng năm 2016 và nhiệm vụ công tác chủ yếu năm 2017.

26. UBND xã Triệu Hòa ( 2016), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng năm 2016 và nhiệm vụ công tác chủyếu năm 2017.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH

QUẢNG TRỊ Chào ông/ bà!

Tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài “Phát triển làng nghtruyn thng huyn Triu Phong, Tnh Qung Trị”. Thông tin từ ông (bà) là rất quan trọng để giúp tôi hoàn thành tốt đề tài này. Rất mong quý ông (bà) dành chút thời gian để đóng góp ý kiến của mình đối với đề tài bằng cách trả lời những câu hỏi bên dưới.

Tôi xin cam đoan phiếu điều tra này chỉ mang tính chất phục vụ cho mục tiêu học tập và nghiên cứu, không vì mục đích nào khác và tôi xin cam kết giữ bí mật mọi thông tin mà ông (bà) cung cấp.

Mã phiếu:………..

Địa bàn: Xã...

Ngày điều tra:...tháng...năm...

Xin ông (bà) vui lòng đánh dấu X vào ô phù hợp nhất và điền đầy đủ các thông tin vào chỗtrống những mục phù hợp với cơ sởsản xuất của ông (bà)

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ CƠ SỞ 1. Họ và tên chủ cơ sở:...

2. Giới tính: Nam Nữ

3. Tuổi

Dưới 35 tuổi Từ 35- 45 tuổi Từ 46- 60 tuổi Trên 60 tuổi 4. Trìnhđộ văn hóa

Tiểu học Trung học phổ thông

Trung học cơ sở Trung cấp Cao đẳng, đại học 5. Kinh nghiệm làm nghề

Dưới 20 năm 20 – 30 năm 30 – 40 năm Trên 40 năm

Trường Đại học Kinh tế Huế