• Không có kết quả nào được tìm thấy

Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN

2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Triệu

2.3.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

- Một là, thị trường tiêu thụsản phẩm

Đứng trên góc độ lý thuyết cho thấy, thị trường nông thôn là nơi tập trung dân số đông, cho phép chúng ta hình dung được quy mô thị trường và sức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các LN rất lớn. Nhưng trên thực tế thì sức mua có hạn vì khả năng thanh toán của nông dân không cao. Vì vậy, sựphát triển của các LN phụ thuộc rất lớn vào thị trường bên ngoài. Nhưng công tác tìm kiếm thị trường ở các

Trường Đại học Kinh tế Huế

LNTT vẫn còn hạn chế, do đó sản phẩm của các LNTT ở huyện Triệu Phong rất khó tiêu thụ, sản xuất cầm chừng.

- Hai là, trìnhđộcông nghệthấp, năng suất thấp, mẫu mã sản phẩm đơn điệu.

Chúng ta biết rằng, các LN trên địa bàn huyện Triệu Phong có quy mô sản xuất nhỏ, ít vốn nên việc cải tiến kỹthuật vàứng dụng tiến bộKH - CN còn rất hạn chế. Vì vậy giải quyết mối quan hệgiữa công nghệthủcông truyền thống với công nghệhiện đại đểphù hợp với sự đòi hỏi của thị trường thực sựlà một bài toán khó.

Thực tế cho thấy, công nghệ thủ công truyền thống đòi hỏi phải có sự tinh xảo, khéo léo nên các sản phẩm tạo ra rất tinh tế, khéo léo và nó mang bản sắc văn hóa của chính địa phương thì năng suất lao động lại thấp, giá trị kinh tế không cao, thu nhập của những thợ, những nghệnhân làm việc trong các LN thủcông sản xuất bằng công nghệtruyền thống thấp hơn nhiều và không ổn định so với những ngành nghề khác có đổi mới công nghệ, nên lao động một sốLN chưa gắn bó nghề, có xu hướng đổi sang nghềmới và nguy cơ có một sốLNtrên địa bàn sẽbị mai một.

Ngoài ra, hầu hết sản phẩm LN sản xuất bằng công nghệ truyền thống mẫu mã sản phẩm đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Tuy nhiên, nếu ứng dụng công nghệsản xuất hiện đại, các LN phải đối mặt với vấn đề tính chất và yếu tố truyền thống sẽ bị mai một, các nghệ nhân lão làng mất đi thì phong cách sáng tạo, bí quyết nghềnghiệp không được truyền lại dẫn đến bản sắcvănhóa trong sản phẩm đó cũng sẽmất đi.

Trong những năm qua, đã có một số cơ sở trên địa bàn huyện tích cực đổi mới thiết bị, kĩ thuật, nhưng về cơ bản trình độ KH - CN ở các LN vẫn thấp kém, lạc hậu và chưa có hệ thống, chỉ mới dừng lại ởmột vài LN, một sốkhâu nhất định.

Trong các LNTT, những người thợ chuyên sáng tạo mẫu mã còn ít do chưa đào tạo cơ bản mà xuất phát từ sự tìm tòi, tự học hỏi của bản thân người LĐ và cơ sở sản xuất đó. Trong cơ chế thị trường tất cảcác yếu tốnày đã hạn chếrất lớn đến sựphát triển của các làng nghềtruyền thống.

- Ba là,các cơ sởsản xuất trong các làng nghề đang đối mặt với vấn đềthiếu vốn đểphát triển sản xuất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Quy mô vốn ở các làng nghềrất nhỏ. Phần lớn nguồn vốn phục vụ cho sản xuất ở các LN là vốn tựcó hoặc vay mượn từ người thân là chủ yếu. Còn vốn vay của ngân hàng và tư nhân lãi suất vẫn còn cao. Nhà nước, tỉnh, huyện đã có sựhỗ trợ cho vay ưu đãi đối với các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thông qua các chương trình dựán, quỹkhuyến công nhưng còn quá ít và nhỏgiọt. Thực tế, nhiều cơ sởsản xuất trong các LN rất khó tiếp cận với các nguồn vốn tại các ngân hàng, phần lớn vayởcác hợp tác xã tín dụng ởxã hoặc tư nhân.

- Bốn là, sức cạnh tranh của sản phẩm và sự liên kết kinh tếtrong các làng nghềcòn yếu.

Hầu hết các LNTT trên địa bàn huyện chủ yếu sửdụng công nghệ thủ công truyền thống, việc áp dụng công nghệ hiện đại gặp nhiều khó khăn nên sản phẩm sản xuất ra có mẫu mã đơn điệu, chất lượng còn thấp, chủng loại chưa phong phú, đa dạng. Những yếu tố này đãảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó, sự liên kết kinh tế ở các LN chưa cao. Ở những địa phương có làng nghề truyền thống phát triển như: Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội,..thường xuất hiện nhiều mô hình, những mối quan hệ hợp tác liên kết kinh tế chặt chẽ, lâu dài và tương đối có hiệu quảgiữa những người sản xuất, người cung cấp nguyên liệu và những người bao tiêu sản phẩm.

ỞTriệu Phong, sựliên kết đó còn ít và mức độ chưa cao, đặc biệt là liên kết với các doanh nghiệp ở thành thị chưa nhiều. Chính do thiếu sự liên kết, hợp tác trong sản xuất- kinh doanh nên xảy ra cạnh tranh không lành mạnh, tranh mua, tranh bán gây thiệt hại cho các hộsản xuất tại các LN. Chưa hình thành được hợp tác xã trong các LN, vì vậy các LNchưa tiếp cận được các nguồn vốn vay, vốn ưu đãi của nhà nước đối với LN.

- Năm là, kết cấu hạtầng còn yếu kém.

Trong những năm qua hệ thống kết cấu hạ tầng ở các xã như: giao thông, điện , nước,.. tuy đãđược huyện đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất- kinh doanh trong các LN, cụ thể. Nhiều hệ thống giao thông đến các LN xuống cấp nhưng chưa được sửa chữa. Hệ thống điện được xây dựng từ lâu chưa được nâng cấp, giá điện còn cao gây nhiều trở ngại trong quá trình sản xuất tại các LNTT. Cơ

Trường Đại học Kinh tế Huế

sở vật chất khác phục vụ sản xuất kinh doanh của các LN còn thiếu như: Chưa có nhà sản xuất, kho, xưởng chưa nguyên liệu và sản phẩm mà chỉ chủ yếu cất giữ trong các hộ gia đình. Phần lớn các cơ sở vật chất hết sức hạn chế gấy khó khăn cho việc mởrộng phát triển sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

- Sáu là, vấn đềô nhiểm môi trườngởcác làng nghề đặc biệtđược quan tâm.

Trong những năm qua do sự phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, cơ sở vật chất yếu kém, trình độ công nghệlạc hậu, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của cư dân nông thôn kém gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Sự ảnh hưởng của các LN đến môi trườngở những mức độkhác nhau tùy theo từng loại ngành nghề, chẳng hạn như :

Các LN chế biến lương thực thực phẩm có đặc điểm là sử dụng nguồn nguyên liệu là nông sản. Trong quá trình chếbiến lượng nước sửdụng là rất lớn và chất lượng thải ra rất lớn gây ô nhiễm cao. Trong khi đó hệ thống thoát nước thải ở nông thôn rất kém, phần lớn được thải trực tiếp ra đồng ruộng, ao hồ gây ô nhiễm nguồn nước và không khí.

Hiện nay thì mức độ ô nhiễm môi trườngở các LN chưa nghiêm trọng như ở nhiều LN khác trong cả nước. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu không có các biện pháp xử lý sớm sẽ ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và sự phát triển bền vững của các LNTT.

- Bảy là, năng lực và kinh nghiệm quản lý sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp, các hộ gia đình , cơ sở sản xuất và tay nghềcủa người LĐ trong các LN còn nhiều hạn chế

Ởtất cảcác LNtrên địa bàn huyện, số người giữvai trò quản lý, tổchức sản xuất chưa tốt nghiệp đại học, phần lớn chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu tự học hỏi nên thiếu tính chuyên nghiệp; đội ngũ LĐ tại các LN nông thôn tay nghề còn thấp, số lượng còn ít; đội ngũ thợ giỏi, tay nghề cao, thợ lành nghềcàng ngày càng ít, việc đào tạo, bồi dưỡng còn tồn tại nhiều bất cập .

- Tám là, sựquan tâm tạo điều kiện của các chính quyền cơ quan các cấp chưa quyết liệt.

Trong nhiều năm trước đây sự biến động, thăng trầm của các LNTT có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân là các LNTT chưa được các cấp chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

quyền đánh giá và quan tâm đúng mức. Các hộ sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân tự lo xoay xở từ khâu tìm kiếm nguyên liệu, sản xuất đến thị trường tiêu thụ sản phẩm Những năm gần đây, các cấp chính quyền, các cơ quan, ban nghành đã đánh giá được vai trò của các LNTTđối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nên có giải pháp tích cực : Quy hoạch cụm làng nghề, cụm sản xuất các sản phẩm TTCN, hỗtrợvềvốn, KH-CN… Tuy nhiên, mức độ quan tâm chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thếcủa các LNTT.

2.3.2.2. Nguyên nhân

- Phần lớn các cơ sở sản xuất đều là quy mô nhỏlẻtheo hộ gia đình nên giá trị kinh tế đem lại chưa xứng với kì vọng của một bộ phận LĐ, điều này khiến họ phải chuyển hướng kinh doanh hoặc đi làm ăn xa. Bên cạnh đó, trình độ LĐ trong LN vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển của thị trường.

- Vấn đề đầu tư vốn vào sản xuất ở các LN còn gặp khá nhiều khó khăn khi nguồn vốn dùng cho sản xuất còn rất hạn chế. Các cơ sở kinh doanh gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, kèm theo đó là sự rườm rà của các thủ tục vay vốn dẫn dến sựe ngại của các chủsản xuất khi đầu tư mởrộng sản xuất.

- Chủ các cơ sở sản xuất còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý và điều hành hoạt động của LN, điều này ít nhiều đã làm chậm sự phát triển chung của các LN. Ngoài ra, những năng lực cần thiết như: tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm, kết hợpdu lịchvới LNTT...hầu như vẫn còn khá hạn chế đối với chủ cơ sở sản xuất.

- Chính quyền địa phương chưa phát huy hết trách nhiệm trong công tác quản lý và tạo điều kiện phát triển cho các LN. Tuy có quan tâm nhưng chính quyền chưa thực sự đẩy mạnh các công tác tuyên truyền, định hướng phát triển để xứng đáng với tiềm năng vốn có của LN.

-Công tác xử lý ô nhiễm môi trường tại các LN còn khá bất cập, hệ thống xử lý chất thải chưa đảm bảoyêu cầu. Mặt khác, chưa có biện phápquyết liệt nhằm xử lý và răn đe các trường hợp xả thải trái quy định, gây ảnh hưởng chung đến môi trường.

-Công tác đào tạotay nghề cho LĐ cũng như kiến thức quản lý cho các chủ cơ sở chưa thực sự chủ độngvà có hiệu quả cao. Việc điều tra, khảo sát thực trạng sản xuất kinh doanh ở các LNTT để mở các lớp tập huấn vẫn còn diễn ra hình thức.

Trường Đại học Kinh tế Huế