• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình sản phẩm và thị trường của làng nghề truyền thống

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN

2.2. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

2.2.3. Tình hình sản phẩm và thị trường của làng nghề truyền thống

Sản phẩm của các LNTT trên địa bàn huyện Triệu Phong được đánh giá là những sản phẩm có chất lượng cao, sản phẩm được đầu tư cải tiến mẫu mã để bắt kịp sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì vẫn chưa phát triển xứng đáng với tiềm năng vốn có của nó.

- Sản phẩm bún, bánh của hai LN Linh Chiểu và Thượng Trạch

Cùng nằm trên địa bàn xã Triệu Sơn, hai LN này với thế mạnh sản xuất bún, bánh có tiếng trong tỉnh đã liên tục phát triển về quy mô của sản phẩm. Ngoài sản xuất bún truyền thống, hiện nay hai LN này cho ra rất nhiều sản phẩm bún như: bún cuộn, bún ngắn, bún dài, bún khối, bún khô, bún màu... rất đa dạng và chất lượng cao. Mỗi năm ước tính LN Linh Chiểu đã sản xuất được 4.140 tấn/năm, LN Thượng Trạch sản xuất được 1.584 tấn/năm với mẫu mã đa dạng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Sản phẩmcủa hai LN trênđảm bảo an toàn thực phẩm, có chất lượng cao, đăc biệt thơm,ngon, dẻo, trắng ngần từ gạo, không sử dụng hàn the, chất tẩy công nghiệp. Tiêu biểu như thương hiệu bún sạch Vạn Linh, đã áp dụng máy móc vào sản xuất nhưng vẫn trung thành với cách làm bún sạch truyền thống, đem lại lòng tin cho người sử dụng.

Sản phẩm chất lượng cao do hai LNTT Linh Chiểu và Thượng Trạch sản xuất ra đã cung cấp cho nhiều địa phương ở trong và ngoài tỉnh. Nâng cao thương hiệu thực phẩm sạch cho bún, bánh của huyện Triệu Phong, tạo dựng lòng tin cho người sử dụng, góp phần phát triển cho LN.

- Sản phẩm của LNlàm nón Bố Liêu

Sản phẩm chủ yếu của LN này là nón lá.Được làm ra từ các lá nón đặc biệt, với đôi tay khéo léo, điêu luyện của các nghệ nhân đã làm ra những chiếc nón lá chất lượng, tinh xảo. Theo thống kê của UBND huyện Triệu Phong thì sản lượng

Trường Đại học Kinh tế Huế

hàng năm của LN này là 50.000 cái/năm. Nón là Bố Liêu được đông đảo tầng lớp nhân dân sử dụng bởi chất lượng tốt, độ bền rất cao. Mặc dù các sản phẩm nón lá ở đây được làm rất chuyên nghiệp nhưng lại hạn chế về mặt cải tiến sản phẩm. Vẫn chưa có sự chủ động trong thiết kế, tạo ra được những mẫu mã mới, sáng tạo mà chủ yếu là làm theo mẫu mã đơn giản, truyền thống hoặc chỉ làm theo các đơn đặt hàng với mẫu mãđã có sẵn. Vì vậy, sản phẩm của LN còn rất kén người mua, chưa đáp ứng toàn diện sở thích của người tiêu dùng. Sở dĩ người LĐ ở LN nón lá chưa tập trung, chủ động cải tiến mẫu mã bởi vì các cơ sở vẫn còn đang khá chật vật trong sản xuất. Hiện nay Bố Liêu vẫn chưa có cơ sở sản xuất tập trung, các cơ sở hầu như đều thiếu vốn đầu tư mua nguyên liệu, mua sắm dụng cụ đảm bảo sản xuất quy mô lớn; chưa đăng ký được nhãn hiệu, thương hiệu của sản phẩm nên việc tiêu thụ nón lá Bố Liêu còn hạn chế.

- Sản phẩm của LN nước mắm Gia Đẳng

LNTT Gia Đẳng có truyền thống sản xuất nước mắm. Sản phẩm ở đây được biết đến bởi chất lượng thơm ngon. Nước mắm Gia Đẳng có đặc trưng màu vàng cam, mùi thơm, vị ngọt dịu nhẹ, được đóng chai và bảo quản cẩn thận.Theo thống kê của UBND huyện Triệu Phong, sản lượng hàng năm mà LN này làm ra là 600.000 lít/năm. Tuy nhiên, là LNTT có tiếng nhất của tỉnh nhưng Gia Đẳng vẫn chưa có đăng ký thương hiệu, đó là thiếu sót cực kỳ đáng tiếc của các chủ thể LN cũng như địa phương, trường hợp bị cướp thương hiệu vẫn xảy ra thường xuyênở đây khi các thương lái của các vùng, tỉnh khác sử dụng nước mắm Gia Đẳng và gắn mác thương hiệu của họ. Đây là sự thiệt thòi lớn đối với người LĐ, chủ cơ sở cũng như của địa phương. Cần phải có các biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ vàđăng ký thương hiệu cho sản phẩm, xứng đáng với chất lượng và tiềm năng của sảnphẩm.

Từ phân tích trên, có thể thấy sản phẩm của các LNTT ở địa phương đều có chất lượng tốt nhưng chưa chú trọng đến khâu xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm. Vấn đề đầu tư bao bì, nhãn hiệu cũng không được quan tâm nhằm quảng bá sản phẩm làm hạn chế năng lực tiếp thị và quảng bá của sản phẩm LNTT. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là một trong những vấn đề cần phải giải quyết

Trường Đại học Kinh tế Huế

của các LN và chính quyền địa phương.

2.2.3.2. Thị trường của làng nghề truyền thống

-Đối với thị trường nguyên liệu đầu vào ở các làng nghề truyền thống

Về thị trường nguyên liệu phục vụ cho sản xuất ở huyện Triệu Phong được cung cấp từnhiều nguồn khác nhau, từnguồn nguyên liệu sẵn có, được mua từ nhà sản xuất hoặc thông qua thương lái. Đặc thù của LNTT ở huyện Triệu Phong là phần lớn đều nằm ở nông thôn nên nguồn nguyên liệu tự có rất dồi dào, tuy nhiên với quy mô phát triển cũng như nhu cầu của thị trường thì nhìn chung nguyên liệu trên địa bàn vẫn chưa đủcungứng cho quá trình sản xuất, vẫn cần đến rất nhiều các nguồn nguyên liệu được nhập từbên ngoài.

Bảng 2.10. Tình hình thu mua nguyên liệu của các cơ sở sản xuất tại các LNTT ĐVT: %

Chỉ tiêu

Làng nghề truyền thống Linh Chiểu Thượng Trạch Tổng Nguồn thu mua nguyên liệu

Trực tiếp từ người sản xuất 83,33 50 66,67

Thông qua thương lái 100 83,33 91,67

Nguyên liệu tự có 33,33 66,67 50

Khó khăn về nguyên liệu

Nguồn cungkhôngổn định 41,67 33,33 37,5

Giá khôngổn định 100 83,33 91,67

Giá cao 58,33 41,67 50

Chất lượng thấp 75 66,67 70,83

Nguồn: Tác giảxửlí từsốliệu điều tra Qua số liệu điều tra, có đến 91,67% người cho rằng đã nhập nguyên liệu thông qua các thương lái, thu mua trực tiếp từ người sản xuất là 66,67% và nguồn nguyên liệu tự có chỉ chiếm 50%. Tuy nhiên, quá trình tìm kiếm và thu mua nguyên liệu của các LNTT đang rất khó khăn vì chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như sự thay đổi giá cả, nguồn cung không ổn định và chất lượng nguyên liệu kém.

Trong đó, khó khăn lớn nhất đối với các LNTT là giá không ổn định, chiếm đến

Trường Đại học Kinh tế Huế

91,67% ý kiến, yếu tố chất lượng thấp chiếm 70,83%, khó khăn do giá cao chiếm 50% và nguồn cung khôngổn định là 37,5%. Nhìn chung các LNTT đều cho rằng gặp khá nhiều khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu, tâm lý người sản xuất vẫn muốn sử dụng nguyên liệu tự có của mình, vừa đảm bảo chất lượng, vừa không tốn tiền thu mua. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình sản xuất thì các cơ sở vẫn phải nhập rất nhiều nguyên liệu từ bên ngoài, chính vì vậy cần có biện pháp thu mua hiệu quả để giải quyết bài toán nguyên liệu cho các LNTT.

Xét một cách cụ thể về tình hình thu mua nguyên liệu của hai LNTT đã được điều tra, ta thấy: do nguyên liệu dùng cho sản xuất là như nhau nên hai LN này có nhu cầu và tình hình thu mua khá giống nhau. Tuy nhiên, vì có diện tích rộng, nguyên liệu dồi dào hơn nên LN Thượng Trạch có vốn nguyên liệu tự có chiếm đến 66,67% trong khi Linh Chiểu chỉ chiếm 33,33%. Vì vậy, 100% cơ sở tại Linh Chiểu đều phải nhập nguyên liệu từ thương lái, mặc dù có nguyên liệu tực cấp nhưng LN Thượng Trạch cũng có đến 83,33% phải nhập từ các thương lái mới đảm bảo được nhu cầu sản xuất. Nhiều chủ cơ sở từ hai làng cũng trực tiếp tìm kiếm và thu mua tận tay từ người sản xuất nguyên liệu với tỷlệ là 83,33% đối với LN Linh Chiểu và 50% đối với LN Thượng Trạch có 50%. Ngoài ra, có điểm chung giữa hai LN là đều gặp trở ngại trong khâu thu mua nguyên liệu sản xuất, tất cả các yếu tố gây khó khăn đều chiếm tỷ lệ cao. Đối với LN Linh chiểu, có 100% ý kiến cho rằng giá nguyên liệu không ổn, tăng giảm thất thường, gây khó khăn rất lớn trong việc tự chủ về thu chi sản xuất, yếu tố này cũng chiếm đến 83,33% đối với LN Thượng Trạch. Sau đó là yếu tố chất lượng thấp của nguyên liệu, chiếm 75% đối với LN Linh Chiểu và 66,67% đối với LN Thượng Trạch.

-Đối với thị trường tiêu thụsản phẩm của các LNTT

Theo điều tra, hầu hết các sản phẩm của LNTT huyện Triệu Phong sau khi làm ra sẽ được phân phối đến các vùng, huyện, thị trong tỉnh là chủ yếu. Chỉ có một số ít được nhập ra phạm vi ngoài tỉnh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.11. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất tại các LNTT ĐVT: %

Chỉ tiêu

Làng nghề truyền thống Tổng Linh Chiểu Thượng Trạch

Hình thức tiêu thụ

Bán trực tiếp tại nhà 16,67 33,33 25

Thông qua thương lái 100 83,33 91,67

Hình thức khác 50 66,67 58,33

Khó khăn về thị trường

Thị trường không ổn định 53,33 78,33 65,83

Giá thu mua không cao 71,67 58,33 65

Thị trường còn nhỏ lẻ 100 83,33 91,67

Khó khăn khác 0,00 16,67 8,33

Nguồn: Tác giảxửlí từsốliệu điều tra Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn sản phẩm của các LNTT tại địa phương đều được tiêu thụ thông qua thương lái chiếm tỷ lệ 91,67%, bán trực tiếp tại nhà chiếm 25%, còn các kênh tiêu thụ khác như thông qua đặt hàng của các cơ quan, thông qua khách du lịch,bán tại các khu thương mại vv…hình thức này chiếm tỷ lệ là 58,33%. Không phải tất cả sản phẩm đưa ra thị trường đều được bán hết, vẫn có rất nhiều trường hợp tồn đọng hoặc bị trả ngược lại cơ sở sản xuất vì không tiệu thụ được, vấn đề này thường gặp nhiều ở các LN thủ công mỹ nghệ như nón lá Bố Liêu, còn các LN sản xuất lương thực thực phẩm thì có ít hơn. Có thể nói, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng là một trong những rào cản lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở hoạt động ở các LNTT.

Có nhiều nguyên nhân tạo ra những khó khăn về thị trường ở các LNTT.

Trong đó, cao nhất vẫn do thị trường nhỏ lẻ, manh mún, không đảm bảo được tiềm năng sản xuất của LN, yếu tố này chiếm đến 91,67% ý kiến. Thị trường không ổn định cũng là yếu tố chiếm tỷ lệ cao với 65,83 ý kiến phản hồi, giá thu mua không cao cũng chiếm đến 65% và còn lại 8,33% các khó khăn khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tóm lại, tuy sản phẩm và thương hiệu của LNTTở Triệu Phongđãđược biết đến từ lâu nhưng phạm vi còn hẹp, mức độ tác động vào người tiêu dùng còn thấp, lượng thông tin vềLN, sản phẩm LN đến với người tiêu dung trên thực tếcòn kém.

Bên cạnh đó, khả năng chủ động tiếp cận thị trường của các LNTT vẫn đang rất hạn chế, chủ cơ sở sản xuất thiếu kiến thức vềkinh doanh, quan hệthị trường... Do vậy, để có thểxâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm các LN, chủ cơ sở sản xuất cũng như các cấp chính quyền, các ban ngành liên quan cần trợ giúp nhiều hình thức như thông tin, quảng bá, xây dựng thương hiệu để mởrộng thị trường.

2.2.4. Hiu quhoạt động ca làng nghtruyn thng