• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ"

Copied!
117
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐƯỜNG GIA CÔNG

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

_____________________________

ĐƯỜNG GIA CÔNG

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành : Kinh tế chính trị

Mã số : 8310102

Định hướng đào tạo : Nghiên cứu

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ THỊ HẰNG

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoanrằng sốliệu và kết quảnghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡcho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đãđược chỉ rõ nguồn gốc.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm vềlời cam đoan trên.

Huế, tháng 8năm 2018 Người cam đoan

Đường Gia Công

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cám ơn quý thầy giáo, quý cô giáo và các anh chị chuyên viên của Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế đã sẵn lònggiúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏlòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hà Thị Hằng - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và giúpđỡtôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Trong thời gian thực hiện đề tài, bản thân đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và tập trung cao độ nhưng do kinh nghiệm nghiên cứuchưa có cũng như thời gian nghiên cứu hạn hẹp vì vừa đi làm vừa đi học nên nội dung luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy giáo, quý cô giáo và các bạn có quan tâmđểluận văn này được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Huế, tháng8 năm 2018 Học viên

Đường Gia Công

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

MỤC LỤC... iii

DANH MỤC TỪVIẾT TẮT... vi

DANH MỤC BẢNG... vii

TÓM LƯỢC LUẬNVĂN... viii

MỞ ĐẦU ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài ...1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đềtài...2

3. Mục tiêu nghiên cứu của đềtài ...4

3.1. Mục tiêu chung...4

3.2. Mục tiêu cụthể...4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...4

4.1. Đối tượng nghiên cứu...4

4.2. Phạm vi nghiên cứu...4

5. Phương pháp nghiên cứu của đềtài ...4

5.1. Phương pháp chung...4

5.2. Phương pháp cụthể...5

5.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu ...5

5.2.2. Phương pháp xửlý sốliệu...5

5.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp sốliệu ...5

6. Ý nghĩa của đề tài...5

7. Kết cấu đềtài...6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ...7

1.1. Cơ sởlý luận vềphát triển làng nghềtruyền thống ...7

1.1.1. Các khái niệm...7

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1.1.3. Tiêu chí đánh giá sựphát triển làng nghềtruyền thống...14

1.1.4. Các nhân tố tác động đến sựphát triển làng nghềtruyền thống ...18

1.1.5. Vai trò của phát triển làng nghề truyền thống trong sựphát triển kinh tế - xã hội ởkhu vực nông thôn ...23

1.2. Cơ sởthực tiễn vềphát triển làng nghềtruyền thống ...28

1.2.1. Kinh nghiệm vềphát triển làng nghềtruyền thống ở một sốquốc gia trên thế giới...28

1.2.2. Kinh nghiệm về phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống ở một số địa phương trong nước ...33

1.2.3. Kinh nghiệm rút ra vận dụng cho huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị...36

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ...38

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...38

2.1.1. Đặc điểm tựnhiên ...38

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội ...41

2.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghềtruyền thống ởhuyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị...45

2.2. Thực trạng phát triển làng nghềtruyền thốngởhuyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.. 47

2.2.1. Qui mô, hình thức tổchức sản xuất của làng nghềtruyền thống...47

2.2.2. Năng lực sản xuất của làng nghềtruyền thống ...50

2.2.3. Tình hình sản phẩm và thị trường của làng nghềtruyền thống ...59

2.2.4. Hiệu quảhoạt động của làng nghềtruyền thống...64

2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị...66

2.3.1. Những kết quả đạt được ...66

2.3.2. Những hạn chếtồn tại và nguyên nhân ...68

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ...73

3.1. Quan điểm và phương hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. ...73

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

3.1.1. Quan điểm phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Triệu Phong, tỉnh

Quảng Trị...73

3.1.2. Phương hướng phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. ...76

3.2. Những giải pháp chủyếu nhằm phát triển làng nghềtruyền thốngởhuyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị...78

3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch và tổchức thực hiện tốt quy hoạch phát triển các làng nghềtruyền thống trên địa bàn huyện gắn với việc xây dựng nông thôn mới...78

3.2.2. Đổi mới các chính sách tài chính, tín dụng nhằm hỗtrợ và tăng cường cho các cơ sởsản xuất - kinh doanh của làng nghềtruyền thống trên địa bàn ...81

3.2.3. Khuyến khích, hỗ trợ các làng nghề phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và ứng dụng khoa học công nghệtrong quá trình sản xuất ...82

3.2.4. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho làng nghềtruyền thống 84 3.2.5. Xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụsản phẩm đầu ra cho các làng nghềtruyền thống ...87

3.2.6. Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức kinh tế trong hoạt động sản xuất, kinh doanhởcác làng nghềtruyền thống ...90

3.2.7. Phát triển làng nghềtruyền thống gắn liền với bảo vệ môi trường...91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...97 PHỤ LỤC

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN

BẢN GIẢI TRÌNH NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂN GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2

QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LN : Làng nghề

LNTT : Làng nghềtruyền thống

: Lao động

KH- CN : Khoa học - công nghệ

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hoá N - L - TS : Nông - lâm - thủy sản

CN - XD :Công nghiệp - xây dựng TM - DV : Thương mại - dịch vụ

UBND :Ủy Ban Nhân Dân

THPT : Trung học phổThông

THCS : Trung học cơ sở

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế (theo giá hiện hành) huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017...41 Bảng 2.2: Dân số và lao động huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016... 42 Bảng 2.3. Số lượng LNTTởhuyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đến năm 2017....47 Bảng 2.4. Số lượng các cơ sởsản xuấtở LNTT giai đoạn 2014-2017 ...49 Bảng 2.5 : Tình hình laođộng tại LNTTởhuyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị năm 2017.. 51 Bảng 2.6. Đặc điểm của chủ thể sản xuất ở các LNTT trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị...52 Bảng 2.7. Tình hình sửdụng lao động của các cơ sở sản xuất tại các LNTTởhuyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị...54 Bảng 2.8. Nhu cầu được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của các chủ cơ sở tại LNTTở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị...55 Bảng 2.9. Tình hình sử dụng vốn của các cơ sở sản xuất LNTT ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị...56 Bảng 2.10. Tình hình thu mua nguyên liệu của các cơ sởsản xuất tại các LNTT ...61 Bảng 2.11. Tình hình tiêu thụsản phẩm của các cơ sởsản xuất tại các LNTT ...63 Bảng 2.12. Doanh thu của LNTT và thu nhập bình quânđầu người năm 2017...64 Bảng 2.13. Tỷlệhộnghèo tại các xã có LNTTởhuyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2016...65

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

Phát triển làng nghề truyền thống đã và đang được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thì phát triển LNTT được xác định là tiêu chí ưu tiên thực hiện.

Đề tài: “Phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” hướng tới giải quyết ba vấn đề chính:

Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triểnlàng nghề truyền thống.

Thứ hai, nêu lên thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Thứ ba, trình bày phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Để đạt được mục tiêu đề ra, tác giả đã sử dụng một số phương pháp xuyên suốt quá trình nghiên cứu như:

+ Phương pháp thu thập sốliệu

* Phương pháp thu thập sốliệu thứcấp

* Phương pháp thu thập sốliệu sơ cấp +Phương pháp xửlý sốliệu

+Phương pháp phân tích và tổng hợp sốliệu

Kết quảnghiên cứu cho thấy tình hình phát triển làng nghềtruyền thống trên địa bàn huyện Triệu Phong tuy còn tồn tại nhiều khó khăn, song phát triển theo hướng tích cực. Phát triển LNTT tại huyện Triệu Phong giúp giải quyết vấn đềviệc làm cho người lao động, góp phần an sinh xã hội, giúp cho bộ mặt nông thôn được đổi mới hơn.

Cuối cùng dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa quá trình phát triển LNTT ởhuyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việc hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống(LNTT) luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa tinh thần ở các vùng quê Việt Nam. Đó cũng là một trong những nội dung chính của công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Nhờ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua sự phát triển làng nghề(LN) đã đạt được nhiều kết quả to lớn, góp phần làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn. Có thể nói, sự phát triển làng nghề đãđem lại thành quả về nhiều mặt, không chỉ góp phần phát triển kinh tế, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo đảm an ninh trật tự xã hội. Thực tế cho thấy, việc phát triển làng nghề giúp tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, đóng vai trò lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại với sản phẩm mũi nhọn là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất nông sản và cũng là thực hiện mục tiêu ly nông bất ly hương ở nông thôn. Tuy nhiên, trước sức ép cạnh tranh của cơ chế thị trường, của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhiều làng nghề truyền thống đang phải đối đầu với những khó khăn to lớn khiến các làng nghề dần bị mai một. Do vậy, công tác bảo tồn, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống đang rất được quan tâm ở những địa phương có tồn tại làng nghề.

Triệu Phong là huyện đồng bằng nằm phía Đông - Nam Quảng Trị gồm 19 xã, thị trấn, với diện tích lớn và mật độ dân số, lao động khá cao. Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước về việc phát triển công nghiệp nông thôn nói chung, cũng như giữ gìn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, huyện Triệu Phong đãđưa ra nhiều giải pháp nhằm khôi phục và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, hướng tới xây dựng nông thôn mới phồn vinh. Hiện nay, huyện có 12 làng nghề, trong đó được tỉnh công nhận 04 làng nghề truyền thống. Các làng nghề góp phần giải quyết việc làm cho 91.990 lao động với thu nhập bình quânđầu người là 36 triệu/người/năm. Chính sựphát triển làng nghề,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

làng nghề truyền thống ở huyện Triệu Phong trong thời gian qua đã góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân vàổn định xã hội.

Tuy nhiên, quá trình phát triển của các LNTT trên địa bàn huyện thời gian qua còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế cần giải quyết như: lao động tại các làng nghề đa phần là lao động nông nhàn và thiếu lao động trẻ, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao ; năng lực về vốn sản xuất còn hạn chế; quy mô khoa học - công nghệ chưa đáp ứng được quá trình phát triển của làng nghề; tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề còn phổ biến... Đây là những vấn đề đang được các cấp chính quyền và nhân dân của huyện quan tâm, vì vậy việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện là yêu cầu hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Phát trin làng ngh truyn thng huyn Triu Phong, tnh Qung Trị”làm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tếcủa mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Phát triển làng nghề truyền thống là một nội dung quan trọng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau, hướng đến giải quyết những mục tiêu khác nhau đối với LNTT, cụthể như sau:

Mai Thế Hởn (2000), “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóaở vùng ven thủ đô Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ kinh tế.

Tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng của việc phát triển LNTT cả về thành tựu lẫn hạn chế. Đồng thời đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển LNTT vùng ven thủ đô Hà Nội theo hướng CNH, HĐH.

Trần Minh Yến (2003), “Phát triển làng nghề truyền thống nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận án Tiến sĩ kinh tế. Tác giả đã hệthống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về LNTT và làm rõ vai trò của LNTT ở nông thôn. Ngoài ra, luận án còn nêu lên xu hướng vận động của LNTT dưới tác động của quá trình CNH, HĐH nhằm đưa ra những giải pháp cơ bản phục vụcho công tác phát triển LNTT ở nông thôn trước yêu cầu của hội nhập kinh tếquốc tế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Nguyễn Thị Thọ (2005), “Phát triển làng nghề ở huyện Từ Liêm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Tác giả tập trung phân tích đặc điểm LN và TNTT. Tiến hành khảo sát thực trạng sản xuất kinh doanh ở các địa phương nhằm đề ra nhóm giải pháp đểphát triển LNTTở huyện Từ Liêm.

Bạch Thị Lan Anh ( 2010), “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ”,Luận án Tiến sĩ kinh tế. Tác giả đã tiến hành làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững LNTT ở nước ta hiện nay;

đồng thời đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển bền vững LNTT vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ.

Phạm Thị Oanh (2011), “Phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônởtỉnh Nam Định”,Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Tác giảtrình bày những lý luận chung vềLNTT và nêu lên thực trạng phát triển LNTT ở tỉnh Nam Định trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, đềxuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển vấn đềnày.

Đinh Thị Mai Lan (2016), “Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch làng gốm Bát Tràng Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ. Tác giả đã làm rõ phạm trù LNTT gắn với du lịch, phân tích thực trạng và tiềm năng của LNTT gắn với du lịch ở làng gốm Bát Tràng Hà Nội, từ đó đềxuất các giải pháp để thúc đầy sựphát triển của LNTT phục vụdu lịchởlàng gốm Bát Tràng Hà Nội.

Và một số đề tài cấp bộ, luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp khác ở trường Đại học Kinh tế-Đại học Huế cũng có đề cập đến vấn đề này.

Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, nhận thấy thời gian gần đây chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triểnLNTT với tư cách là một luận văn thạc sỹ, đặc biệt trong giai đoạn huyện Triệu Phong đã và đang đẩy mạnh quá trình phát triển LNTT như hiện nay.

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu trên,ứng dụng vào nghiên cứu một địa bàn cụ thể tôi đã quyết định thực hiện đề tài: “Phát triển làng ngh truyền thống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, đề tài đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển làng nghềtruyền thống ởhuyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống.

- Phân tích thực trạng phát triển các làng nghề truyền thống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị; qua đó đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế của các làng nghềtruyền thống trên địa bàn trong giai đoạn 2013-2017.

- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm tiếp tục phát triển làng nghề truyền thốngởhuyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trịtrong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sự phát triển của làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu sự phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

- Vềthời gian: Nghiên cứu sựphát triển của làng nghềtruyền thống ở huyện Triệu Phong từ năm 2013 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Phương pháp chung

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin để tiếp cận đối tượng và nội dung nghiên cứu theo quan điểm khách quan, toàn diện và có hệ thống. Do đó, hai phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu của luận văn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

5.2. Phương pháp cụ thể

5.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu

* Phương pháp thu thập sốliệu thứcấp:

Đề tài được tiến hành dựa trên việc thu thập số liệu từ các báo cáo về tình hình phát triển làng nghề truyền thống của huyện Triệu Phong từ năm 2013 đến năm 2017; Báo cáo tình hình phát triển ngành nghềnông thôn, chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn huyện Triệu Phong từ năm 2013 đến năm 2017; Quy hoạch phát triển tổng thể làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong đến năm 2025; Niên giám thống kê huyện Triệu Phong từ năm 2013 đến năm 2016 và các tài liệu liên quan khác.

* Phương pháp thu thập sốliệu sơ cấp:

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra để điều tra ở các LNTT, đặc biệt tập trung nghiên cứu 02 làng nghề bún, bánh Linh Chiểu và Thượng Trạch. Trong đó, có các đối tượng:

- Các hộlà chủLNTT gồm 120 phiếu.

- Nguồn lao động trong các LNTT là 120 phiếu.

5.2.2. Phương pháp xửlý sliu

Việc xử lý và hệ thống hóa số liệu dựa vào phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức đáp ứng yêu cầu và mục đích nghiên cứu, các bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm excel.

5.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp sốliệu

Các tài liệu sau khi được thống kê sẽ được tiến hành tổng hợp, phân tích dựa trên các nội dung cần nghiên cứu.

Trongphương pháp phân tích, tổng hợp sốliệu đềtài sửdụng các phương pháp:

+ Phương pháp thống kê, mô tả + Phương pháp đối chiếu so sánh 6. Ý nghĩa của đề tài

- Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thốngởhuyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

-Đềtài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

- Giúp chính quyền địa phương có cái nhìn rõ nét hơn về công tác phát triển làng nghềtruyền thống. Từ đó, đưa ra những giải pháp khả thi hơn nhằm khôi phục và phát triển làng nghềtruyền thống.

7. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu làm 3 chương:

Chương 1:Cơ sởlý luận và thực tiễn của phát triển làng nghềtruyền thống.

Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển làng nghề truyền thống 1.1.1. Các khái niệm

1.1.1.1. Làng nghề

Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau về làng nghề. Khi một làng nào đó ởnông thôn có một hay một sốnghềthủ công được tách khỏi nông nghiệp và sản xuất kinh doanh độc lập thìđó là LN. Có thểnói LN là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất, kinh doanh độc lập, thu nhập từcác nghề đó chiếm tỷtrọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng. Cũng có thểhiểu LN là làng chuyên một nghề nào đó, được hình thành và phát triển khi nền kinh tế hàng hóa được mở rộng và tạo quá trình phân côngLĐ ởmột mức độnhất định.

Theo Tiến sĩ Dương Bá Phượng “Làng nghềlà làngở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách hẳn ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập. Thu nhập từcác làng nghề đó chiếm tỉtrọng cao trong trong tổng giá trị toàn làng”. [14]

Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng “Làng nghề là làng mà tuy vẫn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghềphụ khác (đan lát...) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có Phường, có ông Trùm, ông Phó cả... có quy trình công nghệ nhất định, dân cư sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra các mặt hàng thủ công”. [17]

TheoThông tư số 116/2006/TT-BNN do BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 18/12/2006 về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ- CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ vềphát triển ngành nghề nông thôn thì “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.”[2]

Như vậy, tiếp thu các điểm hợp lý từ những quan điểm nêu trên, có thể nói LN bao gồm một cụm dân cư, cộng đồng người sinh sống trong các làng, thôn, bản gắn bó với một hoặc một số ngành nghề thủ công, mang lại nguồn thu nhập chính và chiếm tỷ trọng lớn so với thu nhập được tạo ra trên địa bàn hoặc cộng đồng dân cư đó.

Để được công nhận là một LN thì theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônphải đạt 03 tiêu chí sau:

(1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn

(2) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận

(3) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.[2]

Tùy theo số lượng nghềvà tính chất của nghề trong làng mà làng nghề được phân làm hai loại sau đây:

- Một là, phân loại theo số lượng nghề

+ Làng một nghề: Là những làng ngoài nghề nông ra chỉ có một nghề thủ công duy nhất.

+ Làng nhiều nghề: Là những làng ngoài nghề nông ra còn có một số hoặc nhiều nghềkhác.

- Hai là, phân loại theo tính chất nghề

+ Làng nghềtruyền thống: Là những LN xuất hiện từ lâu đời trong lịch sửvà còn tồn tại đến ngày nay.

+ Làng nghề mới: Là những LN xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của các làng nghề truyền thống hoặc được du nhập từ các địa phương khác.

1.1.1.2. Làng nghềtruyền thống

Đa số quan điểm cho rằng, LNTT được hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của thời gian vẫn duy trì và phát triển, được lưu truyền từ đời này qua đời

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

khác. Trong các LNTT thường có đại bộ phận dân sốlàm nghề cổ truyền và nguồn thu nhập chủ yếu là từ việc làm nghề. Đồng thời, sản phẩm làm ra mang tính tiêu biểu độc đáo, tinh xảo, nổi tiếng và đậm nét văn hóa dân tộc, trở thành hàng hóa trên thị trường, được sản xuất với một quy trình công nghệnhất định.

Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 18/12/2006 về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ- CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ vềphát triển ngành nghềnông thôn thì “ LNTT là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời”.[2]

Tác giả Bạch Thị Lan Anh cho rằng: “LNTT là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợlành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụsản phẩm. Họ có cùng tổnghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủnhững ước chếxã hội và gia tộc”. [1]

Như vậy, theo cơ sở phân loại LN, cũng như đúc rút từ những quan điểm trên, có thể đưa ra khái niệm vềLNTTnhư sau:

LNTT là cụm dân cư (làng, ấp, thôn...) mà ở đó tập trung một lượng LĐ tham gia vào một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người LĐ. Sản phẩm họ làm ra theo một quy trình công nghệ nhất định, có tính độc đáo, có tính riêng biệt, trở thành hàng hóa trên thị trường mang bản sắc văn hóa dân tộc, được hình thành từ lâu đời, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay.

1.1.1.3. Phát triển làng nghềtruyền thống

Phát triển LNTT là vấn đề được Đảng, Nhà nước, cũng như các cấp chính quyền đang rất quan tâm. Đây cũng là một trong những tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Theo Quyết địnhsố: 2636/QĐ-BNN-CB v/v Phê duyệt chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề đã khẳng định: “ Mục tiêu của Chương trình Bảo tồn và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Phát triển làng nghề là phát triển làng nghề, ngành nghề, dịch vụ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát huy bản sắc dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”. Chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc phát triểnLNTT hiện nay.

Xét về mặt kinh tế,có thể đưa ra khái niệm vềphát triển như sau: “Phát triển được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, bao gồmcả sự tăng thêm về số lượng và sự tiến bộ về chất lượng, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội”. Theo đó, có thể hiểu phát triển LNTT là quá trình tăng lên của quy mô, số lượng, chất lượng của LNTT. Đồng thời gia tăng hiệu quả sản xuất của các LNTT. Từ đó, tạo việc làm cho lao động, tăng thu nhập dân cư, đảm bảo cuộc sống và nâng cao phúc lợi xã hội cho nhân dân.

1.1.2. Đặc điểm ca làng nghtruyn thng 1.1.2.1. Đặc điểm kỹthuật công nghệvà sản phẩm

*Đặc điểm kỹthuật, công nghệ

- Đặc điểm, đặc trưng đầu tiên của nghề thủ công truyền thống là kỹ thuật thủcông mang tính truyền thống và bí quyết truyền nghề. Công cụsản xuất chủyếu là thô sơ do chính người thợ thủcông chếtạo ra để phù hợp với yêu cầu làm ra của sản phẩm.

- Ngày nay với sựtiến bộcủa KH - CN thì việc áp dụng các công nghệhiện đại vào quá trình sản xuất không còn là mới. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại không thể hoàn toàn thay thếcông nghệtruyền thống, mà chỉcó thểthayở một sốkhâu và công đoạn nhất định. Đây là một trong những yếu tốtạo nên tính truyền thống của sản phẩm.

- Kỹthuật công nghệtrong các làng nghềtruyền thống hầu hết là thô sơ, lạc hậu. Mặc dù hiện nay có một số nghề đã có thể áp dụng máy móc hiện đại để sản xuất, nhưng đa sốcác LNTT vẫn sửdụng công cụ thô sơ đểsản xuất sản phẩm.

- Thông qua sự phát triển của khoa học, kỹthuật, đã tạo ra sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất. Làm tăng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

*Đặc điểm vềsản phẩm

- Sản phẩm LNTT rất đa dạng và phong phú, nó có thể được sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất đơn chiếc. Việc sản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau chỉdừng lại ở quy mô nhỏhoặc vừa. Bên cạnh đó, sản phẩm mang tính đơn chiếc thường là sản phẩm mỹnghệ cao cấp, bởi những nét hoa văn, những phần kết tinh của chúng luôn được cải biến thêm thắt nhằm nâng cao giá trị và thu hút sự thưởng thức của những chuyên gia. Nhìn chung, trong sản phẩm của LNTT vẫn tồn đọng những hao phíLĐsống, đó là LĐthủcông của con người.

- Sản phẩm của LNTT bao gồm nhiều chủng loại như sản phẩm là tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt và các sản phẩm nghệthuật. Sản phẩm không chỉ đáp ứng các nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, chạm trổ, thêu ren, dệt tơ tằm ... đãđược xuất khẩu đi nhiều nước trên thếgiới và ngày càng được ưu chuộng.

1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội

* Vềhình thức tổchức sản xuất, kinh doanh trong các làng nghềtruyền thống Trong lịch sử phát triển LNTT, hình thức tổ chức sản xuất phổ biến nhất là hộcá thể.

- Hộ cá thể thường tồn tại 2 loại hộlà hộkiêm nghềhộchuyên nghề.

+ Hộkiêm là những hộvừa làm nông nghiệp vừa làm ngành nghề.

+ Hộ chuyên là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn LĐ trong hộ cũng như thuê thêm LĐ ngoài tham gia làm nghề và đây cũng chính là nguồn thu chủ yếu của họ. Các hộ chuyên có thể có đất nông nghiệp song sản xuất nông nghiệp chỉ là thứyếu.

Ngày nay cùng với quá trình phát triển kinh tếvà công cuộc đổi mới của đất nước, đã xuất hiện nhiều hình thức tổchức sản xuất mới:

- Xét theo hình thức sở hữu có các loại: Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộsản xuất...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

- Xét theo phương hướng sản xuất có: Các cơ sởchuyên sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp (TTCN), các cơ sở vừa làm hàng TTCN vừa làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, các cơ sởvừa sản xuất hàng TTCN vừa sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

* Vềtính chất của lao động trong các làng nghềtruyền thống

- Đặc điểm nổi bật trong các LNTT là sử dụng LĐ thủ công là chính, được truyền nghềvà dựa vào khả năng khéo léo của bản thân đểlàm ra sản phẩm.

- LĐ trong LNTT có nhiều loại hình và nhiều trìnhđộ khác nhau. Trong đó nghệ nhân đóng vai trò quan trọng, được coi là nòng cốt của quá trình sản xuất và sáng tạo sản phẩm.

- Việc dạy nghề theo phương thức truyền nghềtừ đời này sang đời khác, các nghề được bảo tồn trong từng gia đình, ít được phổbiến ra ngoài, nhằm giữ những bí quyết kỹthuật, bí quyết độc đáo riêng có của từng nghề. Tuy nhiên việc đào tạo nghề hiện nay có sự kết hợp với phương thức mới, mở ra các trường, lớp đào tạo nghề nhưng đồng thời vừa học, vừa làm, có sựtruyền nghềcủa các nghệ nhân, thợ cả đối với thợ phụ, thợ học việc. Phương pháp truyền nghề mới làm cho bí quyết giữnghềkhông những không mai một mà còn tạo nên nét độc đáo, tính đa dạng của các LN trong xu thếhội nhập.

* Vềthị trường tiêu thụsản phẩm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của LNTT được hình thành từ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Nhu cầu tiêu dùng thường được phân chia thành các nhóm sau:

- Sản phẩm tiêu dùng dân dụng: Được tiêu dùng khá phổ biến ở các tầng lớp dân cư. Đối với loại sản phẩm này, tiền côngLĐthấp nên giá thành sản phẩm thấp, sản phẩm phù hợp với khả năng kinh tế, tâm lý và thói quen của đa số người tiêu dùng.

- Sản phẩm mỹ nghệ cao cấp: Khi cuộc sống nâng cao nên tiêu dùng sản phẩm cao cấp nhiều hơn. Vì vậy nhu cầu vềsản phẩm này ngày càng tăng, không chỉ vềsố lượng và chủng loại sản phẩm mà còn vềchất lượng sản phẩm.

- Sản phẩm xuất khẩu: Bao gồm cả sản phẩm dân dụng và sản phẩm thủ công mỹnghệ. Người nước ngoài rất ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệViệt Nam và trầm trồvềnhững nét đẹp hài hoà, chứa đựng nhiều điển tích, hoa văn tinh tế và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

tính chất dân gian của sản phẩm làng nghềqua bàn tay khéo léo của thợ thủ công.

Sản phẩm gốm sứ, đồ mộc được tiêu thụvới khối lượng ngày càng lớnở Đài Loan, Úc, Nhật Bản... Sản phẩm mỹ nghệ khảm trai, ốc, mây tre đan được tiêu thụ rộng khắp ở châu Âu... Khách du lịch nước ngoài thường bỏ ra hàng giờ, nhiều lần để ngắm nhìn và lựa chọn những món quà đặc sắc được làm từhòn đất, cành tre, khúc gỗ, xương thú, sừng, thổcẩm, sợi đay, bẹngô, kim loại... đơn sơ như cuộc sống đời thường của người Việt Nam nhưng rất có hồn.

* LNTT gắn liền với sản xuất nông nghiệp

Hầu hết các LNTT ở nước ta đều có lịch sử ra đời sớm. Ngay từthời Phùng Nguyên (khoảng thiên niên kỷ thứ III TCN), người Việt cổ đã sáng chế ra kỹthuật chế tác đá, đồ gốm... bước đầu đã hình thành các LN thủ công. Đến thời Đông Sơn (từ 3000 năm đến 250 năm TCN) người Việt đã phát triển được 7 nhóm nghề như:

luyện kim, gốm, thủy tinh, mộc và sơn, dệt vải, đan lát, chế tác đá. Tiếp đến là thời kỳBắc thuộc, thời kìđộc lập dân chủ, thời kì cận đại, thời Pháp thuộc... Mặc dù lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm nhưng các LN không mất đi mà còn được ông cha giữgìn, bảo tồn và phát triển với nhiều nghề đa dạng, phong phú.

Thực tế chứng minh rằng ở nước ta LN được hình thành và phát triển gắn liền với khu vực nông nghiệp, nông thôn, bởi lẽ:

Một là, do đặc điểm nông nghiệp là làm theo mùa vụ cho nên người nông dân chỉdành thời gian cho hoạt động nông nghiệp khoảng 1/2 - 1/3 thời gian trong năm.

Hai là, KH-CN phát triển đã đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp từkhâu gieo cấy, làm đất, thu hoạch,... thì thời gian nông nhàn lại càng lớn hơn.

Ba là, ngày nay do quá trìnhđô thịhóa diễn ra nhanh chống làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bịthu hẹp, một bộphận nông dân bịmất việc làm truyền thống.

Chính vì những lý do nêu trên mà người nông dân có nhiều thời gian nông nhàn đểlàm thêm một hoặc một số nghềthủ công ngoài sản xuất nông nghiệp, điều này đã thúc đẩy các ngành nghề, LNTT ngày càng phát triển. Có thể nói, quan hệ giữa các LNTT với nông nghiệp, nông thôn là quan hệbiện chứng chặt chẽ, tạo điều kiện cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

nhau phát triển. Các quan hệ đó thể hiện quan hệ trong trao đổi tư liệu sản xuất, quan hệ trao đổi tư liệu tiêu dùng và xây dựng kết cấu kinh tế đa dạngởnông thôn.

* LNTT thểhiện bản sắc văn hóa dân tộc

Lịch sửphát triển của dân tộc ta luôn gắn liền với lịch sửphát triển của thôn, làng và các LN. Với một nền kinh tế mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên sản phẩm của làng nghềkhông chỉ là sản phẩm kinh tế, văn hóa thuần túy trong sinh hoạt hằng ngày mà nó còn là những tác phẩm nghệthuật biểu trưng cho nền văn hóa lâu đời của từng làng quê. Hiện nay, những sản phẩm thủcông truyền thống của các LNđã thể hiện được sựkếthừa có chọn lọc những tinh hoa nghệthuật và kỹthuật tinh xảo được lưu truyền từ đời này sang đời khác, tạo ra những sản phẩm có bản sắc riêng tiêu biểu, độc đáo không chỉ người tiêu dùng trong nước ưu chuộng mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và mang lại giá trịcao.

Trong xu thếhội nhập kinh tếquốc tếvà sựphát triển của kinh tếthị trường thì sự độc đáo của các sản phẩm thủcông ở các LN đã tạo ra thế mạnh trong quá trình cạnh tranh với các sản phẩm khác. Đồng thời, việc phát triển LNTT sẽtận dụng và khai thác được tiềm năng, lợi thếcủa các địa phương như: vùng nguyên liệu phong phú, lực lượng lao động dồi dào, thị trường nông thôn rộng lớn, các chính sách ưu tiên của Nhà nước.

Theo thống kê, các sản phẩm thủcông mỹnghệcủa Việt Nam đã có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thếgiới, trong đó có các bạn hàng lớn như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... Có thểnói, xuất khẩu hàng hóa thủcông mỹnghệmang lại nhiều lợi ích cảvề kinh tế, chính trị, xã hội đó là gia tăng gái trịxuất khẩu, góp phần quảng bá hìnhảnh, văn hóa về con người, đất nước Việt Nam với bạn bè thếgiới, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu LĐ ở khu vực nông thôn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Ngoài ra, khi phát triển LNTT sẽ tạo điều kiện để phát triển các lĩnh vực thương mại - dịch vụkhác, từ đó đẩy nhanh phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

1.1.3. Tiêu chí đánh giá sựphát triển làng nghềtruyền thống

1.1.3.1. Qui mô, số lượng các đơn vị sản xuấtở làng nghềtruyền thống

Qui mô, số lượng tại các LNTT được thểhiệnởsố cơ sở, sốhộsản xuất vv...

LNTT có lớn mạnh hay không dựa vào số lượng nghề trong làng, số lượng người

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

tham gia sản xuất, năng suất lao động được tạo ra và sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Bên cạnh việc tăng số lượng cơ sở sản xuất thì việc tăng quy mô sản xuất ở các LNTT cũng cho thấy sự phát triển của LN. Nếu sản xuất ở các LNTT mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các chủ thể, nâng cao đời sống của người dân trong làng; tất yếu các chủthể này theo xu hướng của kinh tếhàng hóa sẽmởrộng qui mô đầu tư, mởrộng sơ cở sản xuất. Ngược lại, một khi sản xuất với quy mô lớn thì chi phí và giá thành trên một đơn vị sản phẩm càng giảm đi, làm tăng nguồn lợi nhuận thu được và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đầu ra.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợpđầu tư quy mô và làm tăngsố lượng LN nhưng không thu được hiệu quả như mong muốn. Bởi vì, đầu tư quá dàn trãi mà không tập trung phát triển từng ngành mang tính chiến lược lâu dài. Vì vậy cần phải định hướng rõ ràng và chính khác trước khi đưa ra quyết định đầu tư để mở rộng quy mô cũng nhưsố lượng các đơn vịsản xuấtởLNTT.

1.1.3.2. Năng lực sản xuất của các làng nghềtruyền thống - Thứnhất, năng lực vềvốn

Trong bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào thì vốn cũng là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển. Muốnđầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến trang thiết bị, tập trung nguyên vật liệu và chủ động trong sản xuất kinh doanh thì nhất thiết phải có nguồn vốn lớn. Năng lực vềvốn sẽ giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn, vốn giúp giải quyết tình trạng thiếu LĐ bằng cách thuê ngoài và trả lương, vốn giúp trảcác các chi phí khi hàng tồn kho còn khá nhiều và giúp đầu tư vào máy móc mởrộng quy mô sản xuất. Thực tếthì các cơ sởsản xuất trong LNTT có sốvốn sản xuất không lớn, lại không chủ động vay mượn từcác quỹ tín dụng nên khả năng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất rất ít. Vậy nên, các cơ sởsản xuất trong LNTT cần chủ động tăng nguồn vốn tựcó của mình hay thu hút nguồn đầu tư từnhững nguồn lực trong và ngoài nước bằng cách cải tiến chất lượng, tăng cường quảng bá sản phẩmđểnhiều người biết đến sản phẩm của mình.

-Hai là, năng lực về lao động

Ngoài yêu cầu về vốn, nguyên vật liệu đầu vào thì LĐ là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, họ là chủ thể của sản xuất, là nhân tố trực tiếp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

đa phần làm bằng tay thì LĐ ở đây cần độ khéo léo, tỉ mỉ và lành nghề rất cao.Thực tế cho thấy, hiện nay LĐ có tay nghề tại các LN đang dịch chuyển sang làm ở các lĩnh vực khác hoặc thoát ly khỏi địa phương. Trong khi đó, các chủ hộ sản xuất hầu như chưa được đào tạo về quản trị kinh doanh và thiếu kiến thức về kinh tế thị trường. Điều này khiến cho các LN đứng trước nguy cơ chỉ có thể duy trì chứ không thể phát triển. Trước tình hình đó, việc đào tạo và tập huấn cho LĐ ở làng nghề là hết sức cần thiết, tạo ra một đội ngũ LĐ có tâm và có tầm. Ngoài ra,LĐ chủ độngkết hợp các kĩ thuật truyền thống yêu cầu độ khéo, độ tinh xảo của đôi bàn tay với các kĩ thuật, công nghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực là việc làm cấp thiết đối với quá trình khôi phục và phát triển LNTT ở từng địa phương, có ý nghĩa sống còn không chỉ với sự tồn tại mà còn với sự phát triển toàn diện của LN.

-Ba là, năng lực vềmáy móc thiết bị và khoa học công nghệ

Ở các LNTT hiện nay, ngoài trình độ LĐ thì việc ứng dụng KH - CN cũng có tác động không nhỏ đếnviệc tăng năng suất lao động và hiệu quả đầu ra cho sản phẩm. Với sự phát triển của KH - CN hiện đại, thời gian sản xuất được rút ngắn, nếu phối kết hợpgiữa công nghệ sản xuất truyền thống và công nghệ sản xuất hiện đại một cách hợp lý thì sẽ cho ra những sản phẩm vừa tinh xảo, chất lượng cao và số lượng nhiều. Ngày nay, có rất nhiều loại máy móc với đa dạng tính năng khác nhau, phục vụ rất lớn cho quá trình sản xuất, tuy nhiên nếu không được sử dụng một cách quy cũ thì sẽ dẫn đến hiện tượng tự phát, tùy tiện, gây ra sự thiếu đồng bộ trong sản xuất. Do đó, tuy áp dụng máy móc, KH- CN vào sản xuất có rất nhiều lợi ích, nhưng việc sản xuất trong một số LNTT vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng không đều, hạn chế hiệu quả đầu tư.

1.1.3.3. Năng lực tiếp cận thị trườngởcác làng nghềtruyền thống

Thị trường được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của LNTT bởi thị trường ảnh hưởng đến việc đảm bảo sản xuất sản phẩm và tiêu thụ hàng hóa. Thị trường nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ là hai yếu tố quan trọng trong sản xuất và kinh doanh. LN muốn phát triển bền vững ngoài LĐ, vốn, … cần phải có nguồn nguyên liệu đầu vàoổn định, đảm bảo cho quá trình sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

xuất diễn ra liên tục.Ngoài ra, đểsản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì cần nguồn nguyên liệu chất lượng, vì vậy, thị trường nguyên liệu càng phong phú sẽtạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình sản phẩm ở LNTT. Bên cạnh đó, sản phẩm LN muốn tồn tại và phát triển thì rất cần đến thị trường tiêu thụ, để có thương hiệu trên thị trường, được nhiều khách hàng ưa chuộng cần thông qua quá trình giới thiệu và quảng bá một cách mạnh mẽ, đó cũng là kết quả của quá trình tìm tòi, nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của các LNTT đồng thời cũng dựa trên chất lượng của sản phẩm LN. Có thể nói, một LNTT chỉ phát triển mạnh mẽ khi tiêu thụ được nhiều sản phẩm và có tầmảnh hưởng trên nhiều thị trường khác nhau.

1.1.3.4. Hiệu quảkinh tế- xã hội của các làng nghềtruyền thống - Hiệu quảvềmặt kinh tế

+ Thứ nhất, tăng năng suất lao động ở các LNTT nhằm giảm chi phí, hạgiá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Mang lại thu nhập cao cho các cơ sởsản xuất và lực lượng lao độngở các LNTT.

+ Thứ hai, nâng cao chất lượng LĐ ở các LNTT, tăng khả năng ứng dụng KH - CN vào một số công đoạn sản xuất nhưng vẫn đảm bảo tính văn hóa truyền thống; gia tăng hàm lượng chuyên môn trong sản phẩm; tiết kiệm thời gian sản xuất, giảm bớt mức độ nặng nhọc cho người LĐ; nâng cao hiệu suất sửdụng tư liệu sản xuất; giảm bớt sựphụthuộc vào điều kiện tựnhiên trong quá trình sản xuất.

+ Thứ ba, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động khu vực nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

+ Thứ tư, gia tăng giá trịsản xuất, làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, đóng góp vào ngân sách kinh tế địa phương.

- Hiệu quảvềmặt xã hội

+ Tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều LĐ vào các ngành nghề phi nông nghiệp, nhất là LĐ nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho LĐnông thôn.

+ Các LNTT phát triển, đầu tư xây dựng cơ sởhạtầng kỹthuậtởnông thôn (hệ thống điện, trường học, cấp thoát nước…), thu hẹp khoảng cách thành thị- nông thôn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

+ Giảm tỷlệ hộnghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo; giải quyết tốt các vấn đề xã hội như văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe của người dân trong LNTT, giảm tệnạn xã hội…

+ Giữ gìn và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa địa phương, vùng miền thông qua các hoạt động của các LNTT. Tạo kết nối, giao lưu văn hóa giữa các địa phương với nhau và quảng bá văn hóa địa phương.

+ Bảo vệ môi trường sống không bị ô nhiễm, hạn chếcác bệnh do hoạt động làm nghề gây nên. Gắn liền tái tạo tài nguyên, có ý thức nâng cao chất lượng môi trường sinh thái LN.

1.1.4. Các nhân tốtácđộng đến sựphát triển làng nghềtruyền thống

Trong lịch sửhình thành và phát triển, LNTT chịu tác động từ không ít các nhân tốkhác nhau, cụthể:

1.1.4.1. Chính sách của chính quyền địa phương

Chính sách của chính quyền địa phương giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy hay kìm hãm quá trình phát triển LNTT. Thông qua các công cụquản lý và can thiệp bằng nhiều chính sách khác nhau để điều tiết hướng đi đúng đắn cho quá trình phát triển của LN.

Chính sách về vốn: Vốn là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển của LNTT. Phần lớn những hộ gia đình ở các LNTT đều chỉ bỏ ra nguồn vốn nhỏ để đầu tư sản xuất, điều này làm cho số lượng sản phẩm làm ra ít, chất lượng không cao, năng suất lao động thấp. Ngày nay, muốn bắt kịp nhu cầu thị trường thì các LN cần những nguồn vốn lớn để mở rộng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, đầu tư cải tiến công nghệ, có như vậy mới tăng được năng suất lao động hạ giá thành và tăng chất lượng sản phẩm. Vì vậy, nhiều chính quyền địa phương luôn có những chính sách hỗ trợ về vốn hợp lý và kịp thời để đảm bảo cho quá trình sản xuất của các LNTT.

Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực: LĐ trong làng nghềlà nhân tố trực tiếp làm ra sản phẩm, vì vậy họ cần phải có trình độ cao để đảm bảo chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phải có

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

những chính sách nhằm thu hút các tay nghề giỏi, quan tâm đến quá trình đào tạo bằng cách mởcác lớp tập huấn, học tập và nâng cao tay nghề cho người LĐ. Điều này sẽ có tác động tích cực đến việc sản xuất ra những sản phẩm tinh xảo, chất lượng, nâng cao uy tín LN.

Chính sách về phát triển kết cấuhạ tầng: Với kết cấu hạ tầng mới, hiện đại sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của LNTT. Phát triển kết cấu hạ tầng bao gồm: đầu tư hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, tăng cường nâng cấp đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, phát triển hệ thống cấp thoát nước và giữ gìn vệ sinh môi trường cho các LNTT góp phần phát triển bền vững các LNTT.

Nhóm chính sách về thị trường: có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiếp cận thị trường của các LNTT, việc cải tiến mẫu mã sản phẩm, hàng hóa, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường đều dựa vào khả năng tiếp cận thị trường nhạy bén của các LN. Chính sách này cũng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các LNTT trong thời đại hội nhập, gia tăng tính bền vững trong phát triển các LNTT.

Các chính sách của chính quyền địa phương sẽ tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các LNTT phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các LNTT.

1.1.4.2. Thị trường tiêu thụ

Có thểnói, yếu tố thị trường đóngvai trò sống cònđối với sựphát triển của LNTT, bởi lẽsản phẩm làm ra của LN cần phải được tiêu thụmột cách mạnh mẽthì mới tồn tại và phát triển được. Ngày nay, với quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trường thì những LNTT có sản phẩm độc đáo, kỹ thuật tinh xảo, luôn đổi mới để phù hợp với nhu cầu và thịhiếu của người tiêu dùng sẽcó khả năng thích ứng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, cần đẩy mạnh xây dựng chính sách sản phẩm, nỗlực tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụsản phẩm; chính quyền cũng cần tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện cho các cơ sởLN tham gia nhiều hội chợ, xúc tiến thương mại... Ngoài ra, tiếp tục khuyến khích nâng cao hoạt động của các hiệp hội LN để tăng tính liên kết, kết nối hoạt động. Coi đây là

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

một trong những nhân tố quan trọng để đẩy mạnh khả năng tiêu thụsản phẩm, mở rộng thị trường của sản phẩm LN.

1.1.4.3. Nguồn nhân lực

Cần phải khẳng định vị trí và tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển LNTT là rất lớn, họkhông những là chủ thểlàm ra sản phẩm mà còn là người cải tiến và phát triển sản phẩm một cách hoàn hảo hơn. Ngày nay, đểthích ứng với điều kiện kinh tếthị trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh của LN hiện đang dịch chuyển từ quy mô nhỏ, lẻ sang sản xuất hàng hóa với số lượng lớn và chất lượng được tiêu chuẩn hóa. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao vềchất lượng kỹ, mỹthuật, độ tinh xảo của sản phẩm, các LNTT ngày càng có nhu cầu vềnguồn nhân lực chất lượng cao. Có thể nói, với kỹthuật điêu luyện của mình, các nghệ nhân đã tạo nên những sản phẩm quí giá và độc đáo, những sản phẩm mang đậm tính văn hóa dân tộc. Vì vậy, chính họ là những người giữ lửa cho sự tồn tại của LNTT, sự truyền nghềcũng hình thành từ tâm huyết và lòng yêu nghềcủa họ, từ đó đào tạo đội ngũ lao động kếcận, tiếp tục đóng vai trò là nghệnhân của LNTT trong tương lai.

Ngoài ra, để có sức cạnh tranh trên thị trường thì sản phẩm được làm ra phải có chất lượng cao, tinh xảo về mẫu mã, điều này chủ yếu phụ thuộc vào tài hoa, kinh nghiệm tay nghềcủa nghệnhân, thợcả. Tuy nhiên, số lượng thợcó tay nghềgiỏi trong các LNTT đang có xu hướng ngày một ít đi vì còn liên quan đến yếu tố truyền nghề, điều này gây cản trởkhông nhỏ đến chất lượng LĐtrong các LNTT và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Như vậy, có thể nói nguồn nhân lực là nhân tố quyết định trong việc tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, không những độc đáo vềmẫu mã mà còn thểhiện đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc cũng như tính hiện đại, phù hợp với yêu cầu của thị trường.

1.1.4.4. Trìnhđộ kỹthuật và công nghệ

Ngày nay, để LNTT có thểtồn tại và phát triển bền vững thì đổi mới phương thức sản xuất là yêu cầu bắt buộc. Trong đó đổi mới, nâng cao trình độ kỹthuật và công nghệ sẽ góp phần nâng tầm quy mô của sản phẩm, tăng năng suất lao động

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

cũng như giảm thiểu yếu tố ô nhiễm môi trường. Thực tế cho thấy, sự kết hợp các yếu tốtruyền thống với KH - CN hiện đại là một điều vô cùng cần thiết giúp tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, hấp dẫn vàmang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Đã có rất nhiều LNTT thành công khi đầu tư phát triển ứng dụng KH - CN trong sản xuất, tuy nhiên việc nhân công trong LNTT không đáp ứng được sự thay đổi của công nghệ vẫn còn tồn tại, vì đa số lao động ở các LNTT đều đã quen với hình thức thủcông truyền thống, cần có công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các LNTT nhằm đáp ứng sự phát triển không ngừng của KH - CN trong sản xuất. Có thểthấy, công nghệtruyền thống luôn có tính hai mặt, một mặt là khả năng giải quyết nhu cầu việc làm của nó thường rất lớn nhưng mặt khác lại có quy mô nhỏ, năng suất lao động thấp, ít có khả năng phổbiến rộng rãi, gây ô nhiễm môi trường … Vì vậy để phát triển LNTT một cách toàn diện đòi hỏi các LN phải từng bướcứng dụng kỹthuật và công nghệhiện đại.

Như vậy, việc kết hợp công nghệ hiện đại và công nghệ truyền thống là yêu cầu tất yếu đối với quá trình phát triển LNTT. Cần đầu tư phát triển kỹ thuật và công nghệ hơn nữa để cho ra các sản phẩm chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các LN, làm cho quá trình sản xuất của các LNTT ngày càng hiệu quảvà chuyên nghiệp hơn.

1.1.4.5. Vốnđầu tư

Muốn có cơ sở hạ tầng LN phát triển, máy móc sản xuất hiện đại hay nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mạnh mẽ, tất cả đều phải cần đến vốn đầu tư. Vốn đầu tư cungcấp cho các làng nghềvềvật lựcđể có thể đầu tư và phát triển toàn diện quy mô của LNTT. Ta thấy rõ vai trò của việc đầu tư vốn vào phát triển LNTT là rất lớn, cụthể:

- Đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại các LN góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và các quan hệ phức tạp khác như: xóa đói giảm nghèo, bài trừ các thủ tục lạc hậu... Các chính sách đầu tư hợp lý sẽgóp phần thực hiện các chính sách xã hội một cách hiệu quả.

- Kinh tế làng nghề đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

nông thôn. Các làng nghềhiện nay hầu hết đều thiếu nguồn vốn để sản xuất, để mở rộng ngành nghề, đểxây dựng cơ sởvật chất và kết cấu hạtầng. Do vậy, chính sách vốn và các hoạt động đầu tư sẽ góp phần đẩy mạnh CNH - HĐH tại LN, từng bước hội nhập kinh tếquốc tế.

- Chính sách huy động và sửdụng vốn sẽtạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đều có thểtiếp cận tất cảcác nguồn vốn đểphát triển LN.

Qua đó, ta có thể thấy được vai trò rất quan trọng của vốn đầu tư không chỉ đối với quá trình tồn tại và phát triển LNTT mà còn cảviệc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hộiởkhu vực nông thôn.

1.1.4.6. Nguồn nguyên liệu phục vụsản xuất

Nguyên liệu là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm được sản xuất ra ở các LNTT. Thực tế cho thấy, chất lượng sản phẩm được sản xuất ra phụ thuộc vào chất lượng của nguyên liệu làm ra nó, điều này rất quan trọng bởi vì chất lượng sản phẩm không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu thụ sản phẩm, cũng như khả năng thu nhập và sự tồn tại của các cơ sởLNTT.

Ngày nay, nguyên liệu truyền thống để làm ra sản phẩm tại các làng nghề ngày một khan hiếm, bởi vì những nguồn nguyên liệu này hầu hết được lấy từ tự nhiên và là nguyên liệu có hạn. Ngoài ra, cũng do quá trình khai thác quá mức và sử dụng thiếu hiệu quả mà dẫn đến thực trạng này. Vì vậy, các LNTT luôn đềcao tính tiết kiệm đối với việc sử dụng nguyên liệu truyền thống, khai thác hợp lý và hiệu quả. Bên cạnh đó, các LN cần chủ động tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu thay thế, với giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

1.1.4.7. Kết cấu hạtầng

Về cơ bản, kết cấu hạtầng thiết yếuởcác LN được tăng cường đã tạo đà cho quá trình sản xuất, khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của mỗi LN. Bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, các công trình dịch vụ thương mại, công cộng ... Đảm bảo cho quá trình cung cấp nguyên liệu sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

xuất, tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụsản phẩm cũng như mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các tiến bộ KH - CN vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Do vậyở những nơi có cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ thì các LNTTcó điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn. Mặc dù với vai trò quan trọng như vậy nhưng nhìn chung tình hình phát triển kết cấu hạ tầng ở các LN vẫn còn đang hạn chế, chưa xứng đáng với tiềm năng phát triển của LNTT. Điều này rất cần đến sự quan tâm của chính quyền các cấp nhằm đầu tư và phát triển hơn nữa kết cấu hạ tầng, đảm bảo thuận lợi nhất cho quá trình phát triển LNTT.

1.1.5. Vai trò của phát t

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phân tích môi trường bên trong địa phương bao gồm phân tích các yếu tố về tự nhiên, tổ chức nhân sự, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, văn hóa - xã hội, áp dụng

Đặc biệt, trong xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa tài chính, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cùng các chính sách phát triển bền vững của Chính phủ đã tạo nền

Trường ĐH KInh tế Huế.. Để có thể kiểm soát việc phát sinh nợ xấu và khống chế tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, ngân hàng đã thực sự nỗ lực trong công tác quản trị rủi ro

Chính vì vậy công tác kiểm tra là vô cùng quan trọng để xác định xem việc kê khai đối tượng, quỹ lương của đơn vị SDLĐ, việc trích nộp BHXH bắt buộc cho NLĐ có