• Không có kết quả nào được tìm thấy

Quan điểm và phương hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở huyện

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

3.1. Quan điểm và phương hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở huyện

khắc phục. Bên cạnh đó, luôn đôn đốc chính quyền xã quan tâm hơn đến các LNTT, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người LĐ để chủ động báo cáo với chính quyền cấp trên. Mỗi LNTT có những đặc điểm khác nhau nên nắm rõ tình hình thực tế từng LNTT là hết sức cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi phát triển LNTT ngày một bền vững hơn.

- Hai là, cần tận dụng triệt để nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương vào quá trình sản xuất đồng thời đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và cơ sở sản xuất để phát triển LNTT.

Ở huyện Triệu Phong, hầu hết nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân vẫn chưa được đầu tư nhiều vào hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trên thực tế, cơ sở hạ tầng tại các LNTT còn rất hạn chếvới quy mô nhỏvà manh mún, việc mở rộng sản xuất chưa được đẩy mạnh, phần lớn các cơ sởsản xuất mang tâm lý chung khi đầu tư là sợ không thu lại được vốn khi đầu tư nhiều vào mua sắm trang thiết bị và mở rộng nhà xưởng, vẫn đang tồn tại tâm lý an toàn trong đại bộphận người LĐ.

Thực tế cho thấy, hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh ở các LNTT chủ yếu là hộ gia đình, chưa hình thành được hợp tác xã ngành nghề, hiệp hội ngành nghề; tổhợp tác sản xuất, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần trong các LN rất ít, chỉmới hình thành một sốcụm công nghiệp LN. Điều này gây cản trở khá lớn đến quá trình phát triển của các LNTT, không có sựliên kết giữa cơ sở sản xuất với thị trường, gây khó khăn cho khâu đầu ra lẫn đầu vào của sản phẩm. Chính vì vậy việc phát huy các loại hình tổchức sản xuất là vô cùng cần thiết, điều này rất cần đến sự quan tâm và định hướng của chính quyền địa phương cũng như khát khao phát triển LN của nhân dân để đẩy mạnh hơn nữa sựphát triển LNTT với tiềm năng vốn có của nó.

- Ba là, phát triển LNTT phải gắn liền với hoạt động quảng bá du lịch của địa phương, liên kết với danh lam thắng cảnh, di tích lịch sửcủa vùng bằng cách trưng bày các sản phẩm của LNTT để du khách có cơ hội tiếp cận thú vị hơn với những sản phẩm đó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Với bề dày lịch sử lâu dài và sự ưu ái của thiên nhiên, Triệu Phong sở hữu nhiều điểm đến đặc sắc cho khách du lịch kết hợp với những di tích và danh thắng nổi tiếng của Thị xã Quảng Trị và huyện Hải Lăng như: Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc, Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị, Thánh Địa Đức Mẹ La Vang, tạo thành một tour tham quan đặc sắc cho du khách. Huyện đã tổ chức lồng ghép ghé thăm các LNTT của huyện trong chương trình tour để du khách có thể tiếp xúc và biết đến LNTT trên địa bàn. Bên cạnh đó, vào những dịp lễ lớn của đất nước như Tết Nguyên đán, Lễ Phật Đản, Rằm Trung Thu... địa phương chủ động trưng bày các mặt hàng LNTT ở các địa điểm tổ chức lễ hội đặc sắc có thể kể đến như tuyến phố đi bộ Ngô Quyền, chợ Phiên Bích La, Kiệu La Vang... Có thể thấy, sản phẩm LNTT không chỉ là sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa nghệ thuật, là nơi lưu giữ và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc. Với giá trị đó, việc phát triển các LNTT gắn với du lịch là một trong những hướng đi đúng đắn góp phần vào công cuộc khôi phục và phát triển các LN.

- Bốn là, nhất quán quan điểm phải phát triển LNTT một cách bền vững, kết hợp phát triển LNTT với tình hình kinh xã hội ỏ địa phương, nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái chung.

Huyện xác định không chỉ đề cao phát triển kinh tế trong hoạt động của LNTT mà còn đặc biệt quan tâm đến đòi sống văn hóa tinh thần của người LĐ cũng như người dân nông thôn. Việc đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động tại các LN hiện nay rất được chú trọng. Tuy nhiên, hệ thống xử lý rác thải vẫn chưa được đầu tư đúng mức để giải quyết bài toán môi trường.

Huyện thường xuyên thành lập các tổ thanh tra để giám sát thực tiễn ô nhiễm môi trường tại địa bàn có LN để kịp thời đưa ra biện pháp xửlý và khắc phục.

Thực tế lợi ích đem lại cho địa phương khi phát triển LNTT là hết sức to lớn. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi việc phát triển này đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, trong đó có văn hóa tinh thần, chất lượng môi trường sống... Vì vậy, quan điểm chỉ đạo của các cấp chính quyền là

Trường Đại học Kinh tế Huế

đẩy mạnh phát triển song song cả về vật chất và tinh thần cho LĐ của LNTT cũng như người dân nông thôn.

- Năm là, chủ động phát triển LNTT trên quan điểm mở cửa hội nhập với nền kinh tếkhu vực và thếgiới.

Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng của cả nền kinh tế thì LNTT cũng không nằm ngoài xu hướng mở cửa bắt nhịp với thị trường khu vực và thế giới.

Nắm bắt được tình hình chung huyện Triệu Phong cũng chủ trương học hỏi các mô hình LNTT đặc biệt của các địa phương trong nước cũng như khu vực. Chủ trương tìm kiếm thị trường để đưa sản phẩm ra ngoài địa bàn tỉnh. Tuy bước đầu có nhiều khó khăn nhưng huyện vẫn quyết tâm tìm giải pháp đểgiải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Rõ ràng bên cạnh những khó khăn cạnh tranh vềmẫu mã và chất lượng sản phẩm thì quá trình hội nhập giúp cho sản phẩm của các LNTT tiếp cận được với thị trường tiêu thụrộng lớn khác nhau, người LĐcó cơ hội tiếp xúc với các sản phẩm truyền thống của các địa phương trong nước cũng như khu vực và thếgiới.

Vì vậy, trong các giải pháp thúc đẩy LNTT phát triển, chính quyền địa phương cầnưu tiên đầu tư và đưa các sản phẩm tiêu biểu của địa phương ra bên ngoài nhằm giới thiệu, quảng bá rộng rãiđến mọi thị trường khác nhau. Ngoài ra, cũngcần lưu ýđến vấn đề giữgìn bản sắc văn hóa của dân tộc được kết tinh trong từng sản phẩm của các LNTT.

3.1.2. Phương hướng phát trin làng ngh truyn thng huyn Triu Phong, tnh Qung Tr.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Triệu Phong lần thứ XV đã có đề cập về việc phát triển ngành nghề, LNTT trên địa bàn, cụ thể: “Chăm lo phát triển ngành nghề ở nông thôn, hình thành các làng nghề gắn với sản phẩm và đăng kí thương hiệu hàng hóa. Củng cố, phát triển, xây dựng các làng nghề truyền thống đạt tiêu chuẩn quy định. Tiếp tục củng cố, phát triển các làng nghề truyền thống và du nhập ngành nghề mới phù hợp, tao thêm nhiều việc làm trong nông thôn,

Trường Đại học Kinh tế Huế

thực hiện tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp”[15]

Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Triệu Phong đã đề ra phương hướng phát triển các LNTT trong thời gian tới, cụthể:

- Phát triển các ngành nghề, LNTT gắn liền với thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH của huyện trong giai đoạn 2015 - 2020. Tiến tới ưu tiên phát triển song song cảvềvật chất và tinh thần cho người lao động tại các LN

- Củng cố, duy trì và phát triển những LN truyền thống hiện có, khôi phục các LNTT có nguy cơ mai một hoặc kém phát triển. Đâu tư quỹ đất, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại để phục vụ sản xuất tại các LN, giúp nâng cao năng suất lao động và quy mô của các LNTT.

- Thực hiện phát triển theo hướng tập trung vào các cụm, điểm công nghiệp làng nghềcó quy mô lớn và hợp lý, đặc biệt quan tâm xử lý và khắc phục các LNTT có mức ô nhiễm môi trường cao, đảm bảo phát triển nhanh nhưng khôngảnh hưởng tới môi trường chung.

- Phát triển LNTT theo hướng đa dạng hóa hình thức sản xuất kinh doanh.

Ngoài sản xuất hộ gia đình, khuyến khích thành lập các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiện hữu hạn trong các LNTT, nâng tầm sản xuất tại đó lên mức chuyên nghiệp và có tổchức.

- Phát triển LNTT theo phương châm kết hợp yếu tốtruyền thống với hiện đại đểvừa giữ được bản sắc văn hóa địa phương vừa đáp ứng yêu cầu thị trường.

Yêu cầu sản phẩm tại các LN vừa tinh xảo, mang đậm nét nghệ thuật truyền thống nhưng vẫn phù hợp với thị trường tiêu dùng hiện đại.

- Phát triển LNTT mà địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thếvà nhu cầu lớn của thị trường nhằm phát huy chất lượng, kinh nghiệm tay nghề, thu hút nhiều LĐ, góp phần giải quyết việc làm,ổn định đời sống của nhân dân địa phương.

- Thực hiện tốt công tác đăng ký thương hiệu, chú trọng đến vấn đề bảo vệ và quảng bá thương hiệu sản phẩm LN, tổchức và hỗ trợ các đơn vị sản xuất tham gia các hội chợ, triển lãm sản phẩm LN, gắn với đào tạo nghề, kêu gọi đầu tư,

Trường Đại học Kinh tế Huế

quảng bá giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện cho sản phẩm của LNTT đến gần với khách hàng.

- Phát triển sản xuất ở các LNTT dựa trên nguyên tắc đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, duy trì chất lượng sống cho dân cư ở các LN.

Không vì lợi ích kinh tế mà đánh đổi môi trường và cuộc sống của người dân.

Phải đầu tư các trang thiết bị xử lý rác thải để đảm bảo môi trường chung trong sản xuất.

- Tiếp tục bổsung, hoàn thiện các chính sách đặc biệt là những chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển LNTT trên địa bàn. Luôn khuyến khích, động viên, tạo động lực cho các cơ cở LNTT phát triểnđúng với tiềm năng của mình.

- Đổi mới công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho người LĐ tại các LN.

Nâng cao chất lượng tay nghề cho đội ngũ LĐ tại từng LN thông qua các lớp đâò tạo và huấn luyện chuyên môn. Bên cạnh đó, mở các lớp đào tạo quản lý cho chủ cơ sởLN, cán bộquản lý đểnắm vững kiến thức kinh doanh.

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề truyền thống ở huyện