• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG

2.7. Đánh giá của người lao động trực tiếp về điều kiện lao động của công ty Cổ phần

2.7.1. Mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát

2.6.5. Nhóm nhân tố thuộc về Điều kiện sống của người lao động

- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi: công nhân trong công ty làm việc theo ca. Mỗi ca làm việc 12h và sau khi kết thúc ca thì được nghỉ 24h. Ca 1 làm từ 7h đến 19h. Ca 2 làm từ 19h đến 7h sáng. Về thời gian ăn uống thì công nhân trong ca phải tự thay nhau đi ăn. Trong 1 ca thì được cấp 20.000 đồng tiền ăn vào tiền lương hàng tháng. Những lao động làm việc trong những chỗ độc hại thì được cấp phát mỗi ca 1 hộp sữa tươi.

Lương của công nhân thì tính theo khối lượng công việc được hoàn thành, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.

Người lao động hưởng lương theo vị trí công tác, trình độ chuyên môn, không phân biệt thâm niên công tác. Định kỳ xem xét điều mức lương theo hiệu quả công việc. Định kỳ 3 lần/năm bình bầu xếp loại năng suất lao động để khen thưởng hoặc chi lương bổ sung theo hiệu quả đã thực hiện, đảm bảo công bằng và phát huy được tính tự giác của người lao động. Ngoài ra, người lao động trong công ty còn được hưởng các khoản trợ cấp, lương, thưởng và được đóng tiền bảo hiểm xã hội, y tế, kinh phí công đoàn,...được đáp ứng đầy đủ theo quy định hiện hành của Luật Lao Động.

- Ngoài ra thì công ty cũng thường tổ chức các phong trào thi đua như văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch nghỉ dưỡng cho công nhân thư giãn sau những thời gian dài làm việc. Gần đây, công ty có tổ chức cho công nhân chuyến du lịch tham quan đảo Phú Quốc và các tỉnh Miền Tây.

2.7. Đánh giá của người lao động trực tiếp về điều kiện lao động của công ty

cũng là điều dễ hiểu vì trong công ty số lao động nam nhiều gấp mấy lần so với lao động nữ. Mặc dù nam giới thường có sức chịu đựng tốt, thường không chú ý nhiều đến điều kiện lao động nhiều nhưng công ty cũng cần phải cải thiện để năng suất lao động được tốt hơn.

2.7.1.2. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi

( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mêm SPSS)

Trong tổng 160 phiếu điều tra hợp lệ có 18 người độ tuổi dưới 20 tuổi chiếm 8,8%, tiếp đó là độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi có số lượng lớn nhất 94 người chiếm 58,8%, sau đó là độ tuổi từ 41 tuổi đến 55 tuổi có số lượng là 44 người chiếm 27,5% và độ tuổi trên 55 có 8 người chiếm 5%. Xét thấy tỉ lệ lao động ở độ tuổi 20- 40 tuổi chiếm số lượng lớn nhất trong số mẫu điều tra phỏng vấn, đây là độ tuổi thường có thời gian làm việc khá lâu ở công ty, có trình độ cao và tình trạng sức khỏe còn dẻo dai. Đây là lực lượng then chốt đóng vai trò quan trọng trong công cuộc hình thành và phát triển của công ty. Độ tuổi dưới 20 là độ tuổi mà con người ta đã phát triển hoàn thiện, sức khỏe ở ngưỡng tốt nhất đối với nam giới và thường thì là sinh viên các trường trung

Đại học kinh tế Huế

cấp, các trường nghề vừa mới ra trường và bắt đầu tham gia lao động. Tuy nhiên khi mới vào nghề trình độ chưa cao nhưng trong quá trình rèn luyện sẽ nâng cao tay nghề và trở thành nguồn lực đáng khai thác của công ty. Ngoài hai độ tuổi trên thì độ tuổi 41 đến 55 tuổi cũng chiếm số lượng lớn trong công ty, đây là lao động làm việc lâu năm tại công ty, tay nghề cao tuy nhiên sức khỏe không còn được như trước nữa, nhưng do tay nghề cao nên cũng góp phần vào việc phát triển sản xuất và chỉ bảo lớp trẻ. Còn lại có 5% trong số đó là độ tuổi trên 55 tuổi, ở độ tuổi này thường là các đối tượng làm việc rất lâu năm, vẫn còn đảm bảo sức khỏe làm việc và thường được phân công cho những công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe.

2.7.1.3. Cơ cấu mẫu điều tra theo thời gian làm việc tại công ty

14%

25%

33%

28%

THỜI GIAN LÀM VIỆC

dưới 1 năm từ 1- dưới 3 năm từ 3-5 năm trên 5 năm

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu mẫu điều tra theo thời gian làm việc

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

Trong tổng số 160 phiếu điều tra hợp lệ thì chỉ có thời gian làm việc dưới 1 năm có tỉ lệ 13,8% hơi thấp hơn so với các khoảng khác còn lại thì hầu như là khá đồng đều, cụ thể như sau: thời gian làm việc tại công ty từ 1 năm đến dưới 3 năm có 40 người chiếm 25%, thời gian làm việc từ 3 năm đến 5 năm có 50 người chiếm 33,1%, số người làm việc trong công ty trên 5 năm có 45 người chiếm 28,1%. Số liệu trên cho chúng ta thấy rằng người lao động khá gắn bó với doanh nghiệp, có những người có

Đại học kinh tế Huế

thể nói là gắn bó từ lúc công ty mới thành lập cho đến tận bây giờ. Để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kịp thời thì công ty cũng đang tiến hành tuyển dụng lao động mới để tiếp tục đạo tạo và phục vụ cho công việc hiện tại và là rèn luyện để trở thành những công nhân có tay nghề cao để thay thế cho lao động già hóa sắp nghỉ hưu trong tương lai. Qua các thông số trên cũng thể hiện được rằng công ty cũng đang có những biểu hiện tốt làm thõa mãn người lao động khiến họ ở lại với công ty lâu như vậy.

2.7.1.4. Cơ cấu mẫu điều tra theo bộ phận làm việc

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu mẫu điều tra theo bộ phận làm việc tại công ty

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

Trong 160 bảng hỏi hợp lệ, số lao động thuộc khâu nhập nguyên liệu có 20 người tương ứng với 12.5% chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong các bộ phận. Xưởng keo có 47 người chiếm 29.4% , xưởng formalin có 51 người chiếm 31.9%, xưởng sản xuất Mdf có 42 người chiếm 26,3%. Các xưởng có số lượng khá đồng đều nhau, vì dây chuyền công nghệ hiện đại nên cũng không cần nhiều lao động quá cho một xưởng.