• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích đánh giá của người lao động về công tác điều kiện lao động tại Công

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG

2.7. Đánh giá của người lao động trực tiếp về điều kiện lao động của công ty Cổ phần

2.7.3. Phân tích đánh giá của người lao động về công tác điều kiện lao động tại Công

2.7.2.6. Cronbach’s alpha cho thang đo kết quả làm việc

Bảng 2.9. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thang đo kết quả làm việc Biến quan sát Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

tổng

Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến

Cronbach’s alpha = 0,765 kq1: Mức độ

đạt được mục tiêu được giao

7,9500 1,218 0,609 0,680

kq2: Năng suất

lao động 7,9187 1,396 0,666 0,610

kq3: Kết quả công việc nói chung

7,8938 1,592 0,533 0,752

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS)

Kết quả cho thấy thành phần thang đo “ kết quả làm việc” có hệ số Cronbach’s alpha là 0,765 đạt độ tin cậy sử dụng được, hệ số tương quan tổng đều lớn hơn 0,3 điều này cho thấy thang đo lường tốt, hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s alpha chung. Như vậy tất cả các biến đều được giữ lại để tiếp tục phân tích.

2.7.3. Phân tích đánh giá của người lao động về công tác điều kiện lao động

Giả thuyết:

Hο: Đánh giá của NLĐ đối với các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả làm việc = 4 H1: Đánh giá của NLĐ đối với các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả làm việc ≠ 4

Nếu sig ≤ 0,05: bác bỏ giả thuyết Hο

Nếu sig > 0,05: chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết Hο

2.7.3.1. Đánh giá của lao động trực tiếp về nhân tố tâm lý xã hội Bảng 2.10. Đánh giá của lao động trực tiếp về các yếu tố

liên quan đến tâm lý xã hội Test Value = 4

Tâm lý xã hội Giá trị TB Sig. (2-tailed) TLXH1: Chúng tôi phối hợp làm việc rất ăn ý 3,98 0,83 TLXH2:Tôi có nhiều đồng nghiệp thân ở công ty 3,85 0,01 TLXH3: Chúng tôi cùng nhau san sẻ công việc 3,86 0,02 TLXH4: Lãnh đạo công ty rất hòa nhã tận tình 3,91 0,18 TLXH5: Chúng tôi phối hợp làm việc rất ăn ý 4,00 1,00 TLXH6: : Chúng tôi được đối xử công bằng không

kỳ thị 3,99 0,92

TLXH7: Dễ dàng đóng góp ý kiến 3,84 0,004

(Nguồn: xử lý số liệu điều tra bằng SPSS)

Chú thích: Thang đo likert 5 mức độ:

(1) Hoàn toàn không đồng ý (2) Không đồng ý

(3) Bình thường (4) Đồng ý

(5) Hoàn toàn đồng ý

Nhận định về yếu tố liên quan đến “tâm lý xã hội” đều được kiểm định One Sample T-Test với giá trị kiểm định = 4. Theo số liệu thì thái độ đánh giá của người

Đại học kinh tế Huế

lao động là tương đối hài lòng về các nhóm chỉ tiêu liên quan đến “ tâm lý xã hội” giá trị trung bình tổng thể từ 3,84 đến 4,00; Giá trị Sig của các biến quan sát bao gồm TLXH1= 0,839; TLXH4= 0,18; TLXH5= 1,00; TLXH6= 0,92 tất cả đều lớn hơn 0,05 điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ chấp nhận giả thuyết Hο đối với các biến quan sát trên. Nói cách khác điểm trung bình của người lao động đối với các tiêu chí trên là = 4 nằm ở mức đồng ý. Còn lại các biến quan sát TLXH2= 0,01; TLXH3=0,02;

TLXH7=0,04 đều có Sig < 0,05 chúng ta sẽ bác bỏ giả thuyết Hο đối với các biến quan sát này. Nói cách khác điểm trung bình của người lao động đối với các tiêu chí trên là khác 4 với các giá trị trung bình lần lượt là 3,85; 3,86; 3,84 chúng ta kết luận rằng NLĐ khá hài lòng về các tiêu chí đánh giá.

Thực tế cho thấy rằng, điều kiện tâm lý xã hội ở Công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị là khá đầy đủ, đáp ứng khá tốt cho nhu cầu của người lao động. Qua thông tin khảo sát và các giá trị trung bình của các chỉ tiêu đánh giá về cảm nhận của người lao động đối với nhân tố tâm lý xã hội. Chứng tỏ rằng công ty đã thành công trong việc tạo điều kiện tâm lý xã hội tốt cho người lao động.

2.7.3.2. Đánh giá của lao động trực tiếp về nhân tố thẩm mỹ học Bảng 2.11. Đánh giá của lao động trực tiếp về các yếu tố

liên quan đến thẩm mỹ học Test Value = 4

Thẩm mỹ học Giá trị TB Sig. (2-tailed)

TMH1: Không gian được bố trí thẩm mỹ cao 3,94 0,36

TMH2: Trang thiết bị làm việc đầy đủ 4,00 1,00

TMH3: Dụng cụ thiết bị dễ sử dụng 4,02 0,71

TMH4: Âm nhạc chức năng rất hiệu quả 3,81 0,002

TMH5: Cây xanh và cảnh quan mt xung quanh dễ

chịu 4,06 0,35

(Nguồn: xử lý số liệu điều tra bằng SPSS)

Đại học kinh tế Huế

Chú thích: Thang đo likert 5 mức độ:

(1) Hoàn toàn không đồng ý (2) Không đồng ý

(3) Bình thường (4) Đồng ý

(5) Hoàn toàn đồng ý

Ngày nay, đời sống con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu thẩm mỹ ngày càng được coi trọng. Ai ai cũng muốn ngắm nhìn cái đẹp và khát khao được làm việc trong môi trường có tính thẫm mỹ cao. Trong môi trường đó họ luôn cảm thấy thoải mái, tự tin, ngoài ra còn làm tăng khả năng tưởng tượng và sáng tạo trong công việc.

Vì vậy, đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố này sẽ giúp công ty khai thác được suy nghĩ đánh giá của nhân viên để từ đó tìm cách khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của lao động.

Nhận định về yếu tố liên quan đến “thẩm mỹ học” đều được kiểm định One Sample T-Test với giá trị kiểm định = 4. Theo số liệu thì thái độ đánh giá của người lao động là tương đối hài lòng về các nhóm chỉ tiêu liên quan đến “ thẩm mỹ học” giá trị trung bình tổng thể từ 3.82 đến 4.06; Giá trị Sig của các biến quan sát bao gồm TMH1= 0,36; LMH2= 1,00; TMH3= 0,71; TMH5= 0,35 tất cả đều lớn hơn 0,05 điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ chấp nhận giả thuyết Hο đối với các biến quan sát trên. Nói cách khác điểm trung bình của người lao động đối với các tiêu chí trên là = 4 nằm ở mức đồng ý. Còn lại biến quan sát TMH4 = 0,002 có Sig < 0,05 chúng ta sẽ bác bỏ giả thuyết Hο đối với các biến quan sát này. Nói cách khác điểm trung bình của người lao động đối với tiêu chí TMH4 là khác với giá trị trung bình là 3,82 chúng ta kết luận rằng NLĐ chỉ ở mức tương đối hài lòng về tiêu chí TMH4.

Mặc dù được đánh giá tương đối tốt nhưng công ty vẫn cần phải quan tâm sâu sắc điều này hơn nữa để thõa mãn điều kiện lao động cho con người. Để tránh gây sự nhàm chán, mệt mỏi trong công việc, hiệu quả đem lại không cao.

Đại học kinh tế Huế

2.7.3.3. Đánh giá về nhân tố tâm sinh lý lao động

Bảng 2.12. Giá trị trung bình của các yếu tố liên quan đến tâm sinh lý lao động Test Value = 4

Tâm sinh lý Giá trị TB Sig. (2-tailed)

TSL1: Cơ thể không bị căng thẳng về thể lực 4,19 0,002

TSL2: Không bị căng thẳng về đầu óc 4,12 0,08

TSL3: Khối lượng công việc được giao là hợp lý 3,89 0,08

TSL4: Tư thế làm việc thoải mái 3,72 0,00

TSL5: Công việc phong phú không nhàm chán 4,19 0,005

(Nguồn: xử lý số liệu điều tra bằng SPSS)

Chú thích: Thang đo likert 5 mức độ:

(1) Hoàn toàn không đồng ý (2) Không đồng ý

(3) Bình thường (4) Đồng ý

(5) Hoàn toàn đồng ý

Nhận định về yếu tố liên quan đến “tâm lý xã hội” đều được kiểm định One Sample T-Test với giá trị kiểm định = 4. Theo số liệu thì thái độ đánh giá của người lao động là tương đối hài lòng về các nhóm chỉ tiêu liên quan đến “ tâm lý xã hội” giá trị trung bình tổng thể từ 3,72 đến 4,19; Giá trị Sig của các biến quan sát bao gồm TSL2 = 0,08 TSL3 = 0,08 tất cả đều lớn hơn 0,05 điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ chấp nhận giả thuyết Hο đối với các biến quan sát trên. Nói cách khác điểm trung bình của người lao động đối với các tiêu chí trên là = 4 nằm ở mức đồng ý. Còn lại các biến quan sát TSL1 =0,02; TSL4 = 0,00; TSL5 = 0,005 đều có Sig < 0,05 chúng ta sẽ bác bỏ giả thuyết Hο đối với các biến quan sát này. Nói cách khác điểm trung bình của người lao động đối với các tiêu chí trên là khác 4 với các giá trị trung bình lần lượt là 4,14; 3,72; 4,19 chúng ta kết luận rằng NLĐ khá hài lòng về tiêu chí TSL4 và rất hài lòng về các tiêu chí đánh giá TSL1 và TSL5.

Đại học kinh tế Huế

Công ty phải luôn tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động, cần áp dụng các biện pháp thay đổi phù hợp tránh các tình trạng áp lực về thể lực và trí tuệ, công việc quá tải và nhàm chán với công việc được giao.

2.7.3.4. Đánh giá về nhân tố y tế

Bảng 2.13. Giá trị trung bình của các yếu tố liên quan đến y tế Test Value = 4

VSYT liên quan đến môi trường Giá trị TB Sig. (2-tailed)

YT1: Ánh sáng nơi làm việc đảm bảo 4,19 0,002

YT3: Bầu không khí công ty rất trong lành 3,59 0,00

YT6: Môi trường xung quanh sạch sẽ và thoáng mát 3,48 0,00

YT2: Nhiệt độ và độ ẩm cực kì dễ chịu 4,01 0,81

YT8: Điều kiện sinh hoạt rất đảm bảo 3,49 0,00

YT4: Tiếng ồn rung sốc trong công ty hợp lý 3,86 0,01

YT5: Công ty sạch sẽ và thoáng mát 3,89 0,07

YT7: ATVSLĐ đảm bảo 3,87 0,02

(Nguồn: xử lý số liệu điều tra bằng SPSS)

Chú thích: Thang đo likert 5 mức độ:

(1) Hoàn toàn không đồng ý (2) Không đồng ý

(3) Bình thường (4) Đồng ý

(5) Hoàn toàn đồng ý

Nhận định về yếu tố liên quan đến “vệ sinh y tế ” đều được kiểm định One Sample T-Test với giá trị kiểm định = 4. Theo số liệu thì thái độ đánh giá của người lao động là tương đối hài lòng về các nhóm chỉ tiêu liên quan đến “vệ sinh y tế ” giá trị trung bình tổng thể từ 3,48 đến 4,19; Giá trị Sig của biến quan sát YT2 = 0,81, YT5 = 0,07 lớn hơn 0,05 điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ chấp nhận giả thuyết Hο đối với biến quan sát YT2 và YT7. Nói cách khác điểm trung bình của người lao động

Đại học kinh tế Huế

đối với các tiêu chí trên là = 4 nằm ở mức đồng ý. Còn lại các biến quan sát YT1=

0,002; YT3= 0,00; YT6= 0,00; YT8= 0,00; YT4= 0,01; YT7= 0,02 đều có Sig < 0,05 chúng ta sẽ bác bỏ giả thuyết Hο đối với các biến quan sát này. Nói cách khác điểm trung bình của người lao động đối với các tiêu chí trên là khác 4 với các giá trị trung bình lần lượt là 4,19; 3,59; 3,48; 3,49; 3,86; 3,89 chúng ta kết luận rằng NLĐ rất hài lòng với tiêu chí YT1 và tương đối hài lòng về các tiêu chí YT3, YT6, YT8, YT4, YT7.

Mặc dù được đánh khá tốt rồi nhưng bên cạnh đó còn tồn tại một số ý kiến trí chiều nên công ty cũng cần trau dồi và cải thiện để tình hình sức khỏe lao động ngày càng được nâng cao và năng suất làm việc cũng ngày một đảm bảo hơn.

2.7.3.5. Đánh giá về nhân tố điều kiện sống của người lao động

Bảng 2.14. Giá trị trung bình của các yếu tố liên quan đến điều kiện sống của người lao động

Test Value = 4

ĐKS Giá trị TB Sig. (2-tailed)

ĐKS1: Thời gian làm việc nghỉ ngơi hợp lý 4,00 1,00 ĐKS2: Công ty đảm bảo quyền lợi cho người lao

động 3,91 0,10

ĐKS3: Thu nhập hàng tháng luôn ổn định 3,98 0,77

ĐKS4: Công ty thường xuyên tổ chức phong trào

thi đua và giải trí 4,08 0,19

(Nguồn: xử lý số liệu điều tra bằng SPSS)

Nhận định về yếu tố liên quan đến “điều kiện sống” đều được kiểm định One Sample T-Test với giá trị kiểm định = 4. Theo số liệu thì thái độ đánh giá của người lao động về các nhóm chỉ tiêu liên quan đến “điều kiện sống” giá trị trung bình tổng thể từ 3,91 đến 4,08; Giá trị Sig của biến quan sát đều > 0,05 điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ chấp nhận giả thuyết Hο đối với tất cả các biến quan sát. Nói cách

Đại học kinh tế Huế

khác điểm trung bình của người lao động đối với các tiêu chí trên là bằng 4 nằm ở mức đồng ý. NLĐ đánh giá tốt về các tiêu chí liên quan đến điều kiện sống.

2.7.3.6. Đánh giá của người lao động trực tiếp về kết quả làm việc Bảng 2.15. Đánh giá của lao động trực tiếp về kết quả làm việc

Test Value = 4

KQ Giá trị TB Sig. (2-tailed)

KQ1: Mức độ đạt được mục tiêu được giao 3,93 0,26

KQ2: Năng suất lao động 3,96 0,46

KQ3: Kết quả công việc nói chung 3,99 0,80

(Nguồn: xử lý số liệu điều tra bằng SPSS)

Nhận định đánh giá kết quả làm việc đều được kiểm định One Sample T Test với giá trị kiểm định = 4. Theo số liệu thì thái độ đánh giá của người lao động là khá hài lòng về kết quả làm việc của bản thân trong công ty. Trong 4 chỉ tiêu thì tất cả các chỉ tiêu đều có mức ý nghĩa > 0,05 điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ chấp nhận giả thuyết Hο đối với tất cả các biến quan sát. Nói cách khác điểm trung bình đánh giá của người lao động đối với các tiêu chí trên là = 4 nằm ở mức đồng ý, giá trị trung bình tổng thể từ 3,93 đến 3,99; NLĐ đánh giá tốt về các tiêu chí liên quan đến kết quả lao động.