• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MDF VRG QUẢNG TRỊ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MDF VRG QUẢNG TRỊ"

Copied!
120
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ

MDF VRG QUẢNG TRỊ

LÊ THỊ TUYẾT

KHÓA HỌC: 2014-2018

Đại học kinh tế Huế

(2)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ

MDF VRG QUẢNG TRỊ

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Lê Thị Tuyết TS. Hoàng Trọng Hùng

Lớp K48 QTKD Phân Hiệu Quảng Trị Niên khóa: 2014-2018

Đông Hà, tháng 4 năm 2018

Đại học kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành báo cáo thực tập này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

Ban giám hiệu trường ĐH Kinh tế Huế, các giảng viên của Khoa QTKD trường ĐH Kinh Tế Huế đã tận tình giảng dạy, đã truyền dạy cho tôi những kiến thức nền tảng mà còn là đạo đức và tinh thần của một nhà quản trị tương lai.

TS Hoàng Trọng Hùng - giảng viên Khoa QTKD trường ĐH Kinh Tế Huế đã luôn theo sát, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trước và trong quá trình thực tập nghề nghiệp, xây dựng báo cáo.

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đợt thực tế nghề nghiệp này. Đặc biệt cảm ơn anh Lê Văn Khánh nhân viên phòng tổ chức hành chính đã giúp tôi tiếp cận thực tế công việc và hoàn thành báo cáo này.

Trong quá trình thực hiện báo cáo này, do kinh nghiệm chưa có nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô, quý công ty và các bạn tận tình góp ý để tôi có thể hoàn thiện nhiều hơn bài báo cáo. Ý kiến đóng góp của các thầy cô là điều kiện để tôi bổ sung, nâng cao ý thức, tích góp thêm kinh nghiệm của mình, phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế và những công việc sau này.

Với sự biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn. Kính chúc các anh chị tại công ty, Giảng viên hướng dẫn của tôi- thầy Hoàng Trọng Hùng luôn dồi dào sức khỏe, kính chúc Công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị ngày càng lớn mạnh, gặt hái được nhiều thành công trong kinh doanh.

Xin chân thành cảm ơn!

Đông Hà, ngày 28 tháng 4 năm 2018 Sinh viên thực tập

Lê Thị Tuyết

Đại học kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...i

MỤC LỤC ... ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...vi

DANH MỤC CÁC BẢNG ... vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ... viii

DANH MỤC BIỂU ... viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...1

1. Lý do chọn đề tài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

2.1. Mục tiêu chung ...2

2.2. Mục tiêu cụ thể ...2

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...3

3.1. Đối tượng nghiên cứu ...3

3.2. Đối tượng khảo sát/phỏng vấn...3

3.3. Phạm vi nghiên cứu ...3

4.Phương pháp nghiên cứu ...3

4.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu ...4

4.1.1. Dữ liệu sơ cấp ...4

4.1.2. Dữ liệu thứ cấp ...4

4.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu...4

4.2.1. Phương pháp chọn mẫu ...4

4.2.2. Cỡ mẫu trong nghiên cứu. ...4

4.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...5

4.3.1. Mục đích ...5

4.3.2. Cách thức thực hiện ...5

4.4. Phương pháp quan sát trực tiếp ...5

4.4.1. Mục đích ...5

4.4.2. Cách thức thực hiện ...5

Đại học kinh tế Huế

(5)

4.5. Phương pháp xử lí dữ liệu ...6

4.5.1. Mục đích ...6

4.5.2. Cách thức thực hiện ...6

5. Kết cấu đề tài ...8

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP...9

1.1. Các khái niệm cơ bản...9

1.1.1. Môi trường lao động ...9

1.1.2. Điều kiện lao động...9

1.1.3. Người lao động trong doanh nghiệp và khái niệm lao động trực tiếp:...10

1.1.3.1. Người lao động trong doanh nghiệp:...10

1.1.3.2. Khái niệm lao động trực tiếp:...10

1.2. Các nhân tố của điều kiện lao động ...12

1.2.1. Nhóm các nhân tố về vệ sinh-y tế...12

1.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý lao động ...16

1.2.3. Nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ học...18

1.2.4. Nhóm các nhân tố thuộc tâm lý xã hội ...21

1.2.5. Nhóm các nhân tố thuộc về điều kiện sống của người lao động ...22

1.3. Mô hình nghiên cứu ...23

1.4. Thực trạng điều kiện lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay...25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MDF VRG QUẢNG TRỊ...29

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị ...29

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ...29

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ...31

2.1.2.1. Chức năng của công ty ...31

2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty...32

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy ...32

2.1.4. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận- phòng ban ...33

Đại học kinh tế Huế

(6)

2.2. Tình hình cơ cấu lao động của Công ty từ năm 2015- 2017 ...38

2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công từ năm 2015- 2017...41

2.4. Quy trình sản xuất tại Công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị: ...43

2.5. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ ...44

2.5.1. Nhà xưởng ...44

2.5.2. Hệ thống thiết bị máy móc ...44

2.5.3. Trang thiết bị hỗ trợ người lao động: ...45

2.6. Đánh giá thực trạng điều kiện lao động cho lao động trực tiếp tại công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị: ...46

2.6.1. Nhóm các nhân tố về Vệ sinh- Y tế...46

2.6.2. Nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý lao động:...48

2.6.3. Nhóm các nhân tố thuộc về thẩm mỹ học ...49

2.6.4. Nhóm nhân tố thuộc về tâm lý- xã hội ...50

2.6.5. Nhóm nhân tố thuộc về Điều kiện sống của người lao động ...51

2.7. Đánh giá của người lao động trực tiếp về điều kiện lao động của công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị ...51

2.7.1. Mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát ...51

2.7.1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính ...51

2.7.1.2. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi...52

2.7.1.3. Cơ cấu mẫu điều tra theo thời gian làm việc tại công ty ...53

2.7.1.4. Cơ cấu mẫu điều tra theo bộ phận làm việc ...54

2.7.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ...54

2.7.2.1. Cronbach’s alpha cho thang đo tâm lý xã hội ...55

2.7.2.2. Cronbach’s alpha cho thang đo thẩm mỹ học ...56

2.7.2.3. Cronbach’s alpha cho thang đo tâm sinh lý lao động...57

2.7.2.4. Cronbach’s alpha cho thang đo vệ sinh y tế ...58

2.7.2.5. Cronbach’s alpha cho thang đo điều kiện sống của người lao động ...59

2.7.2.6. Cronbach’s alpha cho thang đo kết quả làm việc ...60

2.7.3. Phân tích đánh giá của người lao động về công tác điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị ...60

Đại học kinh tế Huế

(7)

2.7.3.1. Đánh giá của lao động trực tiếp về nhân tố tâm lý xã hội ...61

2.7.3.2. Đánh giá của lao động trực tiếp về nhân tố thẩm mỹ học ...62

2.7.3.3. Đánh giá về nhân tố tâm sinh lý lao động ...64

2.7.3.4. Đánh giá về nhân tố y tế ...65

2.7.3.5. Đánh giá về nhân tố điều kiện sống của người lao động...66

2.7.3.6. Đánh giá của người lao động trực tiếp về kết quả làm việc ...67

2.7.4. Kiểm định Anova ...67

2.7.4.1. Kiểm định ANOVA theo bộ phận làm việc ...67

2.7.5. Phân tích nhân tố khám phá ( EFA- Exploratory Factor Analysis) ...68

2.7.6. Đặt tên cho nhân tố...71

2.7.7. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện lao động đến kết quả làm việc của lao động trực tiếp tại công ty cổ phần gỗ MDF...73

2.7.7.1. Phân tích tương quan hệ số Pearson ...73

2.7.7.2. Mô hình...73

2.7.6.3. Giả thuyết mô hình ...75

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MDF VRG QUẢNG TRỊ. ...81

3.1. Các giải pháp chung cho điều kiện Vệ sinh- y tế ...81

3.2. Giải pháp cho điều kiện tâm sinh lý ...82

3.3. Giải pháp về điều kiện thẩm mỹ học ...82

3.4. Giải pháp về điều kiện tâm lý- xã hội...83

3.5. Giải pháp về điều kiện sống của người lao động ...83

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...83

1. Kết luận ...83

2. Kiến nghị ...85

TÀI LIỆU THAM KHẢO...87

Đại học kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 LĐ Lao động

2 LĐTT Lao động trực tiếp

3 ĐKLĐ Điều kiện lao động

4 CTCP Công ty Cổ phần

5 TSCĐ Tài sản cố định

6 ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông

7 CNH- HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

8 HĐCĐ Hội đồng cổ đông

9 NLĐ Người lao động

10 KH- CN Khoa học- Công nghệ

11 NXB Nhà xuất bản

12 EFA Exploratory Factor Analysis-Phân tích

nhân tố khám phá

13 DN Doanh nghiệp

Đại học kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình lao động của CTCP gỗ Mdf Vrg Quảng Trị năm 2015- 2017 ...39

Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2015- 2017...42

Bảng 2.3. Một số thiết bị lao động nhập và cấp phát năm 2016. ...46

Bảng 2.4. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thang đo “ tâm lý xã hội”...55

Bảng 2.5. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thang đo “thẩm mỹ học” ...56

Bảng 2.6. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thang đo “tâm sinh lý lao động” ..57

Bảng 2.7. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thang đo “Vệ sinh y tế ”...58

Bảng 2.8. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thang đo điều kiện sống của người lao động ...59

Bảng 2.9. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thang đo kết quả làm việc ...60

Bảng 2.10. Đánh giá của lao động trực tiếp về các yếu tố liên quan đến tâm lý xã hội61 Bảng 2.11. Đánh giá của lao động trực tiếp về các yếu tố liên quan đến thẩm mỹ học62 Bảng 2.12. Giá trị trung bình của các yếu tố liên quan đến tâm sinh lý lao động...64

Bảng 2.13. Giá trị trung bình của các yếu tố liên quan đến y tế ...65

Bảng 2.14. Giá trị trung bình của các yếu tố liên quan đến điều kiện sống của người lao động ...66

Bảng 2.16. Kiểm tra sự đồng nhất của các biến bộ phận làm việc ...68

Bảng 2.17. ANOVA ...68

Bảng 2.18. Kết quả phân tích nhân tố EFA biến độc lập ...69

Bảng 2.19. Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ...70

Bảng 2.20. Đặt tên biến quan sát và hệ số tải nhân tố...72

Bảng 2.21. Hệ số tương quan Pearson...73

Bảng 2.22. Đánh giá độ phù hợp của mô hình ...76

Bảng 2.23. Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy ...77

Bảng 2.24. Kết quả hồi quy ...77

Đại học kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Mô hình lý thuyết các nhóm nhân tố trong điều kiện lao động của PGS.TS

Đỗ Minh Cương...23

Sơ đồ 1.2. Mô hình nghiên cứu của đề tài ...25

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức...33

Sơ đồ 2.2. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ...74

DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi ...52

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu mẫu điều tra theo thời gian làm việc ...53

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu mẫu điều tra theo bộ phận làm việc tại công ty...54

Biểu đồ 2.4. Tần số Histogram của phần dư chuẩn hóa ...80

Đại học kinh tế Huế

(11)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, chiến lược con người có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc phát huy cao độ khả năng lao động, sáng tạo của con người là con đường ngắn nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy nhanh tiến trình CNH- HĐH đất nước. Khả năng lao động, sáng tạo của con người lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện lao động của họ. Điều kiện lao động thuận lợi không những tạo điều kiện cho người lao động nâng cao năng suất lao động, mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện người lao động. Nhưng có một thực trạng rất phổ biến là tất cả các doanh nghiệp hầu như đều muốn thuê nhân công với giá rẻ và khai thác tối đa năng suất mà ít ai biết rằng việc quan tâm đến vấn đề quyền lợi của bản thân người lao động và điều kiện lao động cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động và sức khỏe của NLĐ gây ra những hậu quả thật đáng buồn. Theo thực tế, tổ chức lao động Quốc Tế ước tính mỗi năm số người chết do tai nạn và bệnh liên quan đến nghề nghiệp toàn cầu là 2.34 triệu người, trong đó số người chết do bệnh nghề nghiệp khoảng 2.02 triệu người, thiệt hại kinh tế khoảng 2800 tỉ USD. Tại Việt Nam, theo thống kê 1152/TB của Bộ lao động Thương binh và xã hội trong năm 2016 có 7981 vụ tai nạn làm 862 người chết. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện lao động chưa đảm bảo. Nhận thấy vấn đề tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đáng báo động của nước ta nói riêng và của thế giới nói chung, cho nên điều kiện lao động đang là vấn đề đáng được quan tâm trong thị trường lao động hiện nay. Ngày nay,đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên từ nền kinh tế nông nghiệp dần chuyển sang nền kinh tế công nghiệp. Các máy móc hiện đại được đưa vào quy trình sản xuất nhưng cũng không thể thay thế hoàn toàn được con người nên có thể nói con người là yếu tố lao động quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, bảo vệ con người khỏi nguy cơ tác động xấu từ môi trường bên ngoài đối với sức khỏe, tinh thần, tính mạng phải được đặt lên hàng đầu. Lao động có duy trì ổn định thì tiến độ công việc của công ty mới không bị gián đoạn, công ty mới có thể tồn tại phát triển bền vững được. Hiện nay

Đại học kinh tế Huế

(12)

nhà nước và các doanh nghiệp đang ra sức cải thiện vấn đề này nhằm đáp ứng được nhu cầu an toàn cho công nhân.

Theo thống kê trong 1152/TB của Bộ lao động thương binh và xã hội vào năm 2016, Quảng Trị là tỉnh đứng thứ 10 cả nước về số vụ tai nạn lao động. Cụ thể là trong năm 2016 xảy ra 78 vụ tai nạn lao động trong đó số vụ có người chết là 16 và số người chết là 18 người, ngoài ra thì có 46 người bị thương rất nặng. Công ty cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị đóng tại KCN phía Nam, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. cũng là một trong các doanh nghiệp nằm ở tỉnh này. Là công ty công nghiệp chuyên về sản xuất gỗ ép, số lượng công nhân khá nhiều, tính chất của công việc hàng ngày lao động phải tiếp xúc khá nguy hiểm và chất độc hại nên đảm bảo điều kiện an toàn lao động trong quá trình lao động là một điều rất quan trọng.

Xuất phát từ các lý do trên, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị, tôi đã quyết định thực hiện đề tài: “ Điều kiện lao động cho lao động trực tiếp tại công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị” để làm đề tài tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá về điều kiện lao động cho người lao động trực tiếp tại công ty MDF, từ đó đưa ra một số giải pháp để cải thiện tình hình lao động tại công ty.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về điều kiện lao động trong doanh nghiệp

- Đánh giá việc đảm bảo điều kiện lao động cho người lao động trực tiếp tại CTCP gỗ MDF VRG Quảng Trị.

- Phân tích ảnh hưởng của điều kiện lao động đến kết quả làm việc của người lao động trực tiếp tại Công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị.

Đại học kinh tế Huế

(13)

- Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác đảm bảo điều kiện lao động cho lao động trực tiếp tại CTCP gỗ MDF VRG Quảng Trị.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến điều kiện lao động cho lao động trực tiếp tại các xưởng của công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị

3.2. Đối tượng khảo sát/phỏng vấn

Công nhân làm việc tại công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị 3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị

Địa chỉ: khu công nghiệp Nam Đông Hà, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

- Phạm vi thời gian:

Số liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn từ năm 2015-2017

Số liệu sơ cấp thu thập vào tháng 02 và tháng 03/2018 4.Phương pháp nghiên cứu

Về dữ liệu thứ cấp: dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn như bài báo khoa học, sách, các tiêu chuẩn, tài liệu của công ty,… về điều kiện lao động của doanh nghiệp đối với lao động trực tiếp, từ đó so sánh, phân tích dữ liệu để làm cơ sở cho nghiên cứu.

Về dữ liệu sơ cấp: tiến hành thu thập dữ liệu bằng phương pháp điều tra bảng hỏi đánh giá điều kiện lao động của lao động trực tiếp tại công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị. Sử dụng phần mềm SPSS để thống kê mô tả,.. các dữ liệu thu thập được làm cơ sở cho nghiên cứu.

Đại học kinh tế Huế

(14)

4.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu 4.1.1. Dữ liệu sơ cấp

- Thu thập từ việc khảo sát/phỏng vấn cá nhân là lao động trực tiếp tại công ty 4.1.2. Dữ liệu thứ cấp

- Thông tin tổng quan như lịch sử hình thành,…của công ty lấy từ bản cáo bạch trên web của công ty

- Các số liệu về lao động và các số liệu liên quan lấy từ phòng tổ chức hành chính và phòng kế toán của công ty

- Các nhân tố cấu thành điều kiện an lao động,…được tìm trên internet, sách báo, thư viện điện tử của trường Đại học Kinh Tế.

4.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 4.2.1. Phương pháp chọn mẫu

Mẫu được chọn dựa trên phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

Đây là phương pháp chọn mẫu dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng phỏng vấn, ở những nơi mà người điều tra có thể gặp được đối tượng. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý, thì người phỏng vấn có thể chuyển sang đối tượng điều tra khác. Vì trong quá trình làm việc người lao động không có thời gian nghỉ ngơi tại chỗ nên không thể phát bảng hỏi điều tra phỏng vấn được. Tác giả chỉ tranh thủ phát bảng hỏi được ở các khoảng thời gian họ thay ca nhau đi ăn, giờ tan ca,…những lúc như vậy thì không thể phân loại được theo các tiêu chí chọn mẫu khác nên phương pháp chọn mẫu thuận tiện được tác giả lựa chọn nhằm tiết kiệm được thời gian, công sức.

4.2.2. Cỡ mẫu trong nghiên cứu.

Theo Hoàng Trọng- Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 5 lần số biến quan sát trong bảng hỏi để thiết kế điều tra là có ý nghĩa. Như vậy kích cỡ mẫu phải đảm bảo

Đại học kinh tế Huế

(15)

Điều kiện như sau: N ≥ 29 x 5

Với phương pháp điều tra thuận tiện, tác giả phát 165 mẫu bảng hỏi để thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Tác giả thu về được tất cả 162 bảng hỏi và sử dụng 160 bảng hỏi phục vụ cho quá trình phân tích.

4.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 4.3.1. Mục đích

Thu thập thông tin của NLĐ về mức độ ảnh hưởng của điều kiện lao động đến kết quả sản xuất và đánh giá của NLĐ đối với công tác thực hiện điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị

4.3.2. Cách thức thực hiện

Lập phiếu điều tra bằng bảng hỏi. Đa số câu hỏi được thiết kế theo thang đo likert 5 mức độ trả lời cho các vấn đề liên quan đến sự nhận thức, sự hài lòng và sự kì vọng của người lao động về điều kiện lao động của doanh nghiệp. Bảng hỏi được thiết kế với một số câu hỏi đánh giá chung và các câu hỏi lớn để trả lời cho các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu của đề tài.

4.4. Phương pháp quan sát trực tiếp 4.4.1. Mục đích

Bằng cách quan sát trực tiếp sẽ cho nhà nghiên cứu cái nhìn trực quan về môi trường làm việc trong và ngoài công ty cũng như quan sát nhận thức, thái độ, tinh thần làm việc của NLĐ, mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên – cấp dưới,.. so sánh với những dữ liệu thu được từ khảo sát bảng hỏi để có kết quả chính xác hơn.

4.4.2. Cách thức thực hiện

Quan sát công nhân tại xưởng sản xuất. Quan sát nhà xưởng, máy móc trang thiết bị, môi trường làm việc xung quanh và các vật dụng bảo hộ lao động. Ngoài ra còn thu thập

Đại học kinh tế Huế

(16)

các tài liệu có sẵn bao gồm báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, cơ cấu lao động, bảng tình hình tài sản và nguồn vốn công ty để phục vụ cho quá trình nghiên cứu

4.5. Phương pháp xử lí dữ liệu 4.5.1. Mục đích

Dữ liệu sơ cấp được phân thống kê, phân tích để làm cơ sở cho các đánh giá trong nghiên cứu.

So sánh kết quả thu được của dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp để đánh giá mức độ phù hợp của thông tin từ nhiều nguồn, từ đó có cái nhìn đa chiều về vấn đề nghiên cứu. Kết quả thu được phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

4.5.2. Cách thức thực hiện

Với phương pháp thống kê số liệu: thực hiện thống kê các dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu nội bộ của doanh nghiệp. Cùng với đó thống kê dữ liệu sơ cấp thu được từ điều tra bảng hỏi, quan sát trực tiếp. Đối với phương pháp thống kê: Thống kê bao gồm việc thống kê các dữ liệu thứ cấp là các số liệu từ những tài liệu nội bộ của doanh nghiệp cùng những tài liệu đã được cung cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng để từ đó có được một số kết quả về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác thống kê các dữ liệu sơ cấp là các kết quả điều tra từ các phương pháp bảng hỏi, phỏng vấn. Sau đó, tập hợp số liệu dưới dạng bảng SPSS để phục vụ cho việc tính toán, phân tích.

- Thực hiện thống kê mô tả các biến định tính bao gồm giới tính, độ tuổi, số năm làm việc và bộ phận làm việc của người lao động tại công ty. Lấy giá trị Frequency (tần suất), Valid Percent (% phù hợp), Cumulative Percent (% tích lũy) và Mean (giá trị trung bình) trong bảng thống kê.

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha: độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha là một hệ số kiểm định thống kê về mức độ tin cậy và tương quan trong giữa các biến quan sát trong thang đo với nhau,

Đại học kinh tế Huế

(17)

qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại, hạn chế các biến không có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu.

Nguyên tắc kết luận:

+ Từ 0,8 – 1: Thang đo lường tốt.

+ Từ 0,7 – 0,8: Thang đo lương có thể dùng được

+ Từ 0,6 – 0,7: có thể chấp nhận được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời.

- Phân tích nhân tố khám phá EFA: các biến được đưa vào phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), trong phân tích nhân tố khám phá cần có các điều kiện:

+ Factor loading > 0,5

+ Hệ số KMO trong khoảng: 0,5 < KMO < 1 + Kiểm định Bartlett có Sig < 0,05

+ Phương sai rút trích Total Variance Explained > 50%

+ Hệ số Eigenvalue > 1

- Phương pháp hồi quy tuyến tính bội: dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bội như: Kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation factor). Hệ số R2 đã được hiệu chỉnh (Adjusted R Square) cho biết mức độ phù hợp của mô hình hồi quy được xây dựng. Nếu các giả định không bị vi phạm thì mô hình hồi quy đã được xây dựng.

- Ngoài ra còn có kiểm định One Way ANOVA và One Sample T test . Cả hai đều được dùng để kiểm định giá trị trung bình, xem có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai hoặc nhiều nhóm độc lập.

Đại học kinh tế Huế

(18)

5. Kết cấu đề tài

Ngoài các phần mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục sơ đồ, bảng biểu, phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nghiên cứu này gồm có 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về điều kiện lao động cho lao động trực tiếp trong doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng điều kiện lao động cho lao động trực tiếp tại công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị

Chương III: Những giải pháp đưa ra nhằm cải thiện điều kiện lao động cho lao động trực tiếp tại công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị

Đại học kinh tế Huế

(19)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Môi trường lao động

- Theo Luật bảo vệ môi trường của bộ tư pháp: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác”

- Từ đó ta có thể rút ra rằng môi trường lao động thuộc phạm vi nhỏ hơn trong môi trường sống xung quanh chúng ta. Môi trường lao động là môi trường nơi con người tiến hành các hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất bao gồm tất cả các yếu tố, điều kiện tại nơi làm việc.

1.1.2. Điều kiện lao động

Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, điều kiện lao động của DN đang dần trở nên một khái niệm được nhiều người quan tâm và có tầm quan trọng đối với NLĐ và cả DN

“Điều kiện lao động tại nơi làm việc là tập hợp tất cả các yếu tố của môi trường lao động (các yếu tố: vệ sinh, tâm sinh lý xã hội và thẩm mỹ) có tác động lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng như lâu dài”.(Đỗ Minh Cương,1996). Chúng ta thấy rằng điều kiện lao động ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần làm việc của NLĐ vì vậy chúng ta phải thường xuyên quan sát và nghiên cứu đến điều kiện lao động của công ty để nhằm cải thiện chúng một cách tốt hơn để luôn đảm bảo mọi quyền lợi cho người lao động.

Đại học kinh tế Huế

(20)

1.1.3. Người lao động trong doanh nghiệp và khái niệm lao động trực tiếp 1.1.3.1. Người lao động trong doanh nghiệp

Người lao động là tài sản quý giá của doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất, lao động chính là yếu tố cốt lõi trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Đầu tư nguồn nhân lực chính là chìa khóa thành công cho DN. Về thứ bậc phát triển, Việt Nam yếu thế hơn các nước trong khu vực. Chất lượng lao đông, năng suất sản xuất và tác phong lao động của NLĐ tại các nước này hơn hẳn nước ta. Vì vậy chúng ta cần vươn lên hoàn thiện mình hơn nữa bằng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp từ bên ngoài.

Theo quy định điều 3 Bộ luật lao động Việt Nam thì NLĐ là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

Người lao động trong doanh nghiệp có đủ điều kiện lao động theo quy định của luật pháp, được một DN cụ thể giao kết hợp đồng lao động trong đó quy định rõ thời gian, hình thức lao động phù hợp với pháp luật của địa phương cũng như quy tắc ứng xử riêng của doanh nghiệp đó.

Người lao động trong doanh nghiệp phải được đảm bảo các quyền lợi như trong giao kết với DN, đồng thời cũng có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với DN, góp phần vào mục tiêu chung. Quyền lợi của NLĐ bao gồm các quyền lợi tối thiểu theo pháp luật, quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động.

1.1.3.2. Khái niệm lao động trực tiếp

Căn cứ vào tính chất công việc mà người lao động đảm nhận, lao động của doanh nghiệp cũng như của từng bộ phận trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

Lao động trực tiếp là những người trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, tiếp xúc với các loại máy móc tạo ra sản phẩm của DN (Bùi Văn Chiêm, 2008)

Đại học kinh tế Huế

(21)

Dựa vào nội dung công việc mà người công nhân thực hiện mà chia thành:

- Công nhân sản xuất kinh doanh chính.

- Công nhân sản xuất kinh doanh phụ trợ.

- Công nhân của các hoạt động khác.

Dựa vào năng lực và trình độ chuyên môn công nhân được chia thành các loại sau:

- Công nhân có tay nghề cao: bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế có khả năng đảm nhận các công việc phức tạp.

- Công nhân có tay nghề bậc trung: là những người đã qua đào tạo chuyên môn nhưng thời gian làm việc chưa lâu, chưa có khả năng đảm nhiệm các công việc phức tạp.

Đặc điểm công nhân doanh nghiệp - Mang tính chất trực tiếp ra sản phẩm.

- Đóng vai trò là người tác động vào máy móc tạo ra sản phẩm, không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng sử dụng sản phẩm.

- Đa số công nhân không nhất thiết phải có trình độ học vấn cũng như kỹ năng cao.

- Công việc của công nhân phụ thuộc vào yêu cầu của cấc nhà quản trị.

Vai trò của công nhân trong doanh nghiệp

Công nhân trong doanh nghiệp sử dụng sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm, hàng hóa thông qua máy móc, nhà xưởng và nguyên liệu sản xuất từ đó mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Để tạo ra được sản phẩm thì các công nhân phải được trải qua quá trình đào tạo ngắn hạn các bước, các khâu để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Đại học kinh tế Huế

(22)

Tuy công nhân không phải là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, không đóng vai trò giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến tận tay khách hàng nhưng chất lượng những sản phẩm họ làm ra là yếu tố then chốt quyết định đến lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.

1.2. Các nhân tố của điều kiện lao động

Điều kiện lao động ngày nay cũng không kém phần phong phú và đa dạng. người ta phân tích các nhân tố của điều kiện lao động ra làm 5 nhóm, bao gồm:

1.2.1. Nhóm các nhân tố về vệ sinh-y tế

Vi khí hậu là yếu tố con người phải tiếp xúc trong suốt quảng thời gian làm việc cũng như trong đời sống.

Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người

Vi khí hậu được hiểu là khí hậu trong giới hạn của môi trường làm việc. Nó vừa chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên của vùng địa lý đó vùa chịu ảnh hưởng của những yếu tố môi trường làm việc do quá trình sản xuất gây ra. Vi khí hậu nơi làm việc phụ thuộc vào tính chất công việc và quy trình công nghệ, điều kiện thời tiết trong ngày và điều kiện khí tượng theo mùa, sự cải thiện điều kiện vi khí hậu của con người như điều hòa, quạt thông gió, phun hơi nước.

Tác hại của vi khí hậu cho người lao động:

- Nhiệt độ

+ Vi khí hậu nóng: nhiệt độ ≥ 32 °C (lao động nhẹ 34 °C, lao động nặng 30°C).

Khi nhiệt độ cao hơn cho phép sẽ ảnh hưởng đến thần kinh trung ương gây cảm giác mệt mỏi, kém nhạy cảm, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, say nóng, say nắng và nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Đại học kinh tế Huế

(23)

+ Vi khí hậu lạnh: dưới 18C, độ ẩm cao tốc độ gió lớn dẫn đến giảm nhiệt độ cơ thể người lao động gây rối loạn hệ thần kinh trung ương, gây co mạch cảm lạnh, viêm tĩnh mạch, thấp khớp, viêm phế quản, viêm phổi, viêm loét dạ dày,…

- Bức xạ nhiệt là các tia nhiệt phát ra từ nguồn các vật nóng và được các vật thể hấp thụ làm nóng lên môi trường làm việc. mức chịu đựng của con người là có hạn nằm trong khoảng 1cal/m2/phút. Nếu vận tốc này nhanh quá hay chậm quá cũng dễ dàng thay đổi sinh lý trong cơ thể của người lao động.

- Tốc độ gió

Nơi làm việc lưu thông không khí kèm dễ dẫn đến việc tích tụ nhiều chất độc nơi làm việc. từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm độc của NLĐ cao hơn.

- Độ ẩm cao:

Thường gặp ở nơi nhà xưởng thấp, không thông thoáng hoặc các nghề như chế biến thủy sản, đông lạnh,…độ ẩm không khí cao làm cho chất độc dễ phân giải, hòa tan làm cho niêm mạc đường hô hấp dễ giữ lại chất độc. ngoài ra còn làm mồ hôi khó bốc hơi gây tăng thân nhiệt, mệt mỏi.

- Ánh sáng tại nơi làm việc và nhà xưởng là yếu tố môi trường quan trọng nhất bởi vì hầu như tất cả các thông tin tiếp nhận từ bên ngoài đều bằng thị giác. Ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng tốt nhất có thành phần quang phổ phù hợp với hoạt động của mắt và cơ thể, độ phân giải trong không khí đồng đều. Vì vậy, làm việc trong môi trường ánh sáng tự nhiên có cảm giác dễ chịu và cho năng suất lao động cao hơn. Tuy vậy do điều kiện ca làm việc có cả ngày và đêm và do thiết kế của nhà xưởng không tiếp nhận được nhiều ánh sáng từ bên ngoài nên chúng ta vẫn phải sử dụng ánh sáng nhân tạo.

Mỗi ngành nghề cần có độ chiếu sáng khác nhau.

+ Môi trường có độ chiếu sáng thấp sẽ dễ gây ra cảm giác mệt mỏi thị lực, gây cận thị, có thể loạn thị, thao tác không chính xác làm giảm năng suất lao động, dễ gây tai nạn lao động, giảm tuổi thọ nghề nghiệp.

Đại học kinh tế Huế

(24)

+ Môi trường có độ chiếu sáng quá cao: ảnh hưởng đến mắt như gây chói mắt, gây tổn thương võng mạc và màng tiếp hợp. mùa hè thì gây cảm giác nóng nực, ức chế trong cơ thể dẫn đến các sự cố lao động.

- Tiếng ồn do các loại máy móc thiết bị có công suất lớn phát ra, các máy móc sử dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các thiết bị có quá trình nghiền, dập, dệt, gò, hàn, cán thép. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe : làm tổn thương thính giác, điếc nghề nghiệp, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, làm gia tăng nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, kha năng tập trung bị chi phối, dễ phát sinh bệnh tâm thần.

- Rung chuyển

Sử dụng dụng cụ cầm tay, dụng cụ rung với tần số 250 đến 1500 lần/phút, sự rung chuyển dữ dội trực tiếp làm tổn thương đến xương cổ tay

Công việc mài, đánh bóng, sử dụng máy cưa gây rối loạn mạch các ngón tay.

- Điện từ trường cao gây tác hại lên sức khỏe, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, huyết áp và tim mạch.

- Áp suất

Thường xuyên gặp tình trạng thay đổi áp suất dễ có khả năng bị tổn thương tiền đình, thủng màng nhĩ và các sinh hóa huyết học,…

Ảnh hưởng đến sức khỏe: hư khớp khuỷu tay, cử động khớp khuỷu tay khó khăn nhưng không đau. Hư khớp cổ tay, hóa mềm xương, kèm chứng đau nhức và hạn chế cử động. Rối loạn vân mạch, cảm giác ngón tay chết, tái nhợt lạnh, khi cơn kịch phát đã quá ngón tay trở nên nóng và xanh tím. Tổn thương thần kinh, cơ: teo cơ do cơ không hoạt động theo nhịp điệu của nó mà luôn trong tình trạng co liên tục.

- Độc hại trong sản xuất

Môi trường có những yếu tố độc hại trong sản xuất bao gồm những yếu tố độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động như: hóa chất là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có bản chất tự nhiên hay tổng hợp. Hóa chất khác

Đại học kinh tế Huế

(25)

nhau có độc tính khác nhau, chỉ cần một lượng nhỏ thâm nhập vào cờ thể cũng gây tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe:

+ Nhiễm độc cấp tính: tai nạn lao động xảy ra trong điều kiện bất ngờ, do một nồng độ lớn chất độc thâm nhập.

+ Nhiễm độc bán cấp tiến triển chậm hơn nhiễm độc cấp tính, do một nồng độ hóa chất nhỏ xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ trong thời gian từ vài giờ đến vài ngày.

+ Nhiễm độc mãn tính, do hóa chất xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ trong một thời gian dài hàng tháng, hàng năm gây cho cơ thể, lúc đầu rối loạn sinh lý, sau đó các triệu chứng lâm sàng lần lượt xuất hiện, không cùng một lúc. Cờ chế của nhiễm độc mãn tính là chất độc thâm nhập vào cơ thể liên tục, gây tác hại từ từ, hoặc khu trú ở các bộ phận cở thể và tích tụ dần, sau một thời gian sẽ tác động lên các cơ quan hoặc toàn thân.

Thường thì phổ biến các thể dạng hóa chất như là bụi, sương mù, khói ở dạng thể lỏng và khí với kích thích siêu nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Vì vậy, khi bị nhiễm độc nhẹ rất khó để phát hiện sớm để phòng tránh kịp thời.

- Bụi là các hạt rắn, có kích thước vô cùng nhỏ thường bay lơ lửng trong không khí hoặc tồn tại trên bề mặt các vật thể khác. Thường gây ra các bệnh phổi nghề nghiệp. Các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm khí quản. Nhiều loại bụi thực vật như bông, bột gạo, đay, thuốc lá,…là những chất dị ứng do hít phải có thể gây henm mẫn sốt rơm hoặc ban mề đay. Có thể gây ung thư như: chất phóng xạ, asen và hợp chất của asen, các sợi amiăng.

- Điều kiện về vệ sinh và sinh hoạt

Hệ thống cung cấp nước phải đầy đủ và có các phương tiện để lưu trữ, phân phối nước, kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo tính an toàn và phù hợp trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

Đại học kinh tế Huế

(26)

Nước sử dụng cho chế biến thực phẩm phải sạch sẽ và không chứa các chất ô nhiễm khác, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn nước để uống và sinh hoạt theo quy định của BYT.

Cơ sở sản xuất phải có đầy đủ nước sạch, đủ áp lực cung cấp cho quá trình làm sạch, chế biến thực phẩm. Thiết bị chứa nước phải được thiết kế phù hợp cho việc dự trữ và sử dụng hợp vệ sinh.

Nếu sử dụng nước hồi lưu, phải xử lý và duy trì sao cho đảm bảo an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm. quá trình xử lý phải được kiểm soát bằng các biện pháp hữu hiệu.

Hệ thống nhà vệ sinh phải đầy đủ, được bố trí ở các vị trí thuận tiện cho tất carmoij người trong cơ sở có đầy đủ thiết bị đảm bảo vệ sinh. Trung bình tối thiểu 25 người phải có 01 nhà vệ sinh.

Khu vực vệ sinh phải có hệ thống chiếu sáng và hệ thống thông gió, hệ thống thoát nước dễ dàng loại bỏ chất thải và đảm bảo vệ sinh. Nhà vệ sinh phải được xây dựng sao cho hướng gió chính không thổi từ khu vực nhà vệ sinh sang khu vực chế biến.

Khu vực nhà vệ sinh phải cách ly hoàn toàn và mở cửa không được hướng vào khu vực chế biến và phải có bồn rửa tay; có bảng chỉ dẫn “rửa tay sau khi ra khỏi nhà vệ sinh”đặt ở vị trí dễ nhìn ngay khi mở cửa ra khỏi chỗ vệ sinh.

1.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý lao động

Trong hoàn cảnh nền kinh tế càng ngày càng phát triển thì ý thức con người cũng ngày được nâng cao. Từ những con người coi trọng thu nhập chuyển dần sang coi trọng tính chất công việc và môi trường làm việc. Họ cân nhắc rất kỹ về vấn đề công việc có phù hợp hay không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý hay không?

Có thoải mái trong quá trình làm việc hay không rồi mới đưa ra quyết định của mình.

Trong công việc thì không tránh khỏi có những công việc nhẹ nhàng, có những công việc khó khăn, có những công việc nguy hiểm và những công việc không nguy

Đại học kinh tế Huế

(27)

hiểm, công việc tiếp xúc với môi trường độc hại và không độc hại,…vì vậy, có những tổn thương về tâm-sinh lý lao động là không thể nào tránh khỏi. Do không thể ngăn chặn được hoàn toàn nên vì thế chúng ta chỉ có thể cái thiện hơn nữa để giảm mức độ ảnh hưởng đến người lao động.

Yếu tố tâm – sinh lý: gánh nặng về thể lực, căng thẳng về thần kinh – tâm lý, căng thẳng về thần kinh – giác quan…

- Sự căng thẳng về thể lực:

Một cảm giác căng thẳng và dồn ép. Áp lực với cường độ phù hợp có thể là một điều tốt và có thể có lợi ích trong công việc và sức khỏe. Nó giúp tăng hiệu suất vận động thể thao. Nó cũng có vai trò trong động lực, thích nghỉ và phản ứng với môi trường xung quanh. Tuy nhiên đó là ở một mức độ phù hợp, nếu vượt qua ngưỡng này thì có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng và đặc biệt có hại. Căng thẳng có thể phát sinh từ hai phía đó là bên ngoài môi trường sống và từ cách nhìn nhận vấn đề của bản thân. Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến ảnh hưởng thể lực của người lao động, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, tiêu hóa, cơ khớp và thậm chí là cả cơ thể.

- Sự căng thẳng về thần kinh là những phản ứng sinh lý và cảm xúc xuất hiện khi những tính chất và yêu cầu của công việc không phù hợp về thể lực và tâm thần của người lao động. Căng thẳng về thần kinh lâu ngày sẽ kéo theo đó sự trì trệ như: khả năng làm việc sút kém, chóng mệt, hiệu quả làm việc thấp, dễ bị kích động, hay nổi nóng, gắt góng, đau đầu, mất ngủ gây sụt giảm trí nhớ…

- Nhịp độ lao động là tốc độ của một thao tác trong quá trình làm việc. khi làm việc với một nhịp độ không phù hợp sẽ gây tác động như: gây mệt mỏi cơ bắp, ảnh hưởng suy nhược thần kinh, công việc buồn chán đơn điệu gây áp lực cho tinh thần làm việc khiến bản thân uể oải không muốn tiếp tục.

- Trạng thái và tư thế lao động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của NLĐ. Tư thế lao động bắt buộc là trong quá trình làm việc, NLĐ phải giữ nguyên một tue thế để tránh ảnh hưởng đến công việc sản xuất.

Đại học kinh tế Huế

(28)

Tư thế thoải mái là trong quá trình làm việc, NLĐ có thể thay đổi từ tư thế này đến tư thế khác mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

Tùy theo tính chất công việc phù hợp với từng tư thế lao động khác nhau mà NLĐ nên linh hoạt hơn với tư thế làm việc của mình để có thể đảm bảo sức khỏe và năng suất lao động tuyệt vời nhất. Bên cạnh đó muốn làm được như vậy thì cũng cần có sự quan tâm giúp đỡ của người sử dụng lao động bằng cách chấp thuận cho NLĐ có thể linh hoạt trong tư thế làm việc.

- Tính đơn điệu trong lao động là trạng thái hoạt động lặp đi lặp lại một động tác nhiều lần gây cảm giác nhàm chán, gây cảm giác ức chế.

Đơn điệu trong công việc làm ảnh hưởng đến cảm nhận của người lao động đối với tính chất công việc mình làm chuyển từ hào hứng sang chán nản, cảm nhận về thời gian cũng bị ảnh hưởng, gây cảm giác buồn ngủ.

1.2.3. Nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ học

Ngày nay nhu cầu thẩm mỹ trong tổ chức môi trường lao động phải được nâng cao cho phù hợp với sự tiến bộ về kinh tế xã hội của từng vùng. Nó không những là "

bộ mặt " của xí nghiệp mà còn tạo ra một không gian chuyên nghiệp kích thích niềm vui, sự thỏa mãn, tự hào của công nhân đối với môi trường lao động của công ty mình từ đó nâng cao hiệu quả lao động và uy tín của xí nghiệp, công ty.

Nghe có vẻ như đây là điều kiện chả mấy liên quan đến vấn đề sản xuất nhưng hoàn toàn ngược lại, nó có ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe và năng suất lao động. Các yếu tố này phản ánh cảm xúc và hứng thú làm việc của người lao động. đó là cấu trúc không gian nơi làm việc, bố cục màu sắc, âm thanh và sự hài hòa của máy móc thiết bị, bầu không khí tập thể lao động, tâm lý nghề nghiệp,… Sự bố trí không gian sản xuất phù hợp với thẩm mỹ công nghiệp, với một không gian bố trí hài hòa phù hợp thì NLĐ sẽ có cảm giác thư giản trong khi làm việc. Khi cảm giác không thoải mái thường gây những cảm giác bất bình khó chịu trong khi làm việc. Gây ức

Đại học kinh tế Huế

(29)

chế tinh thần, hay phàn nàn, giảm năng suất làm việc, nghiêm trọng hơn nữa là gây ra các hành vi phá hoại hoặc gây bất đồng trong tổ chức

Theo phân tích trong tài liệu Tổ chức môi trường lao động của Ngô Thế Thi:

Nhu cầu thẩm mỹ trong môi trường lao động là thuộc văn hóa lao động không những nó thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình lao động mà còn là giá trị sử dụng của công trình trong môi trường kỹ thuật và không gian lao động.

Chính sự kết hợp và hoàn thiện các yếu tố đó giúp phát triển nhân cách người lao động trong quá trình sản xuất. Theo kết quả nghiên cứu xã hội học cho thấy sự phát triển nhu cầu văn hóa thể hiện ở hai điểm:

- Niềm vui với thành quả lao động, biểu hiện ở sự thỏa mãn và tự hào với công việc, với môi trường lao động, sản phẩm và uy tín của xí nghiệp, công ty.

-Nguyện vọng nâng cao mức sống vật chất, tinh thần.

+ Nhu cầu thẩm mỹ của người lao động thể hiện qua các mặt:

-Tổ chức hợp lý quá trình lao động và mối quan hệ con người trong quá trình lao động.

-Tổ chức tốt các điều kiện lao động: Làm đẹp môi trường, không gian chỗ làm việc, kể cả chỗ nghỉ ngơi, các tiện nghi phục vụ sinh hoạt và phục vụ công cộng khác.

- Chất lượng cao của sản phẩm, công cụ lao động, thiết bị công nghệ, quần áo lao động và những phương tiện khác.

Bố trí không gian sản xuất: theo TS Nguyễn Thị Minh An (quantri.vn biên tập và hệ thống hóa) thì bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là việc tổ chức,sắp xếp và định dạng về mặt không gian các phương tiện vật chất được sử dụng để sản xuất ra vật chất hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Âm nhạc chức năng:

Theo các nhà sinh lý học, hoạt động của hệ thần kinh và bắp thịt của con người thường có một nhịp điệu nhất định, nhất là những công việc nặng nhọc căng thẳng.

Đại học kinh tế Huế

(30)

Âm nhạc có thể giúp con người tạo nên nhịp điệu này, điều chỉnh sự co bóp của tim, huyết áp, hơi thở, tăng cường trí giác, trí nhớ, tư duy, gây hào hứng hoặc làm sâu sắc khuynh hướng tình cảm của con người. Chính vì vậy, trong quá trình làm việc, người ta sử dụng loại âm nhạc chức năng dùng cho người lao động tùy theo chứ năng công việc của họ. Âm nhạc phát đúng lúc, đúng chỗ đúng liều lượng sẽ có tác dụng tăng sự hào hứng, làm dịu thần kinh và chống lại sự mệt mỏi, uể oải.

- Màu sắc

Mắt bình thường có thể phân biệt 120 màu sắc khác nhau do hệ số sắc phản chiếu sáng của chúng ta khác nhau. Hệ số phản chiếu cao hay thấp có thể gây ra ở con người những cảm giác lạnh lẽo, mát mẻ, ấm áp, nóng nực, kích thích suy nghĩ hay kích thích để phân biệt đồ vật một cách nhanh chóng hay dùng trong an toàn lao động. Cách sử dụng màu sắc và phối hợp màu sắc ở khu vực làm việc là vô cùng quan trọng, vừa thể hiện sự đẳng cấp của công ty vừa tạo cảm giác thoải mái cho người lao động, kích thích cảm giác say mê làm việc.

- Cây xanh và cảnh quan môi trường:

Cây xanh và cảnh quan môi trường xung quanh là yếu tố đóng vai trò không những tôn thêm vẻ đẹp cho công ty mà còn giúp môi trường lao động trở nên thân thiện hơn với tự nhiên. Bên cạnh việc giúp điều hòa không khí thì nó còn tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái cho người lao động, có tác dụng vệ sinh, nâng cao hiệu quả công việc, phát huy tính sáng tạo do tâm hồn luôn giữ được thoải mái.

Một nghiên cứu năm 2010 đã ghi nhận các mức độ giảm đáng lưu ý trong các văn phòng có cây xanh như:

+ Giảm áp lực làm việc: Giảm căng thăng lo âu 37%, giảm mức độ tức giận, thù địch 44%, giảm trầm cảm chán nản 58%, giảm mệt mỏi 38%. Không gian làm việc sẽ trở nên nhẹ nhàng và tươi tắn hơn nếu có sự góp mặt của cây xanh. Ngoài tác dụng cải thiện tâm lý làm việc nó còn tác động tích cực đến sức khỏe làm giảm chứng hạ huyết áp.

Đại học kinh tế Huế

(31)

+ Giảm nghỉ bệnh và vắng mặt: theo số liêụ báo cáo, ở những nơi làm việc có cây xanh, số nhân viên vắng mặt giảm tới 50%, số nghỉ bệnh giảm đi 30%. Số lượng nhân viên vắng mặt không những ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc mà còn cả những chi phí tổn thất do việc nghỉ phép dài ngày.

+ Tăng hiệu quả công việc: hiệu quả công việc được tăng lên rất nhiều trong văn phòng làm việc có nhiều cây xanh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân viên ít mắc lỗi hơn, tiến độ công việc được hoàn thành sớm hơn, hiệu suất của nhân viên làm việc trên máy tính tăng từ 10%-15%. Sự tập trung cao độ có thể là do sự giảm thiểu khi CO2 ra không khí nhờ quá trình quang hợp của cây xanh.

+ Giảm tiếng ồn: Một lợi ích của cây xanh mà ít người biết tới đó là tác dụng giảm tiếng ồn trong không khí, từ đó có thẻ giúp bạn tập trung hơn vào công việc của mình.

1.2.4. Nhóm các nhân tố thuộc tâm lý xã hội

Trong lịch sử phát sinh, phát triển loài người có một thực tế đã được chứng minh, con người không tồn tại và hoạt động một cách đơn lẻ mà luôn gắn vào các nhóm xã hội. Hoạt động và giao tiếp trong nhóm là nhu cầu không thể thiếu của con người ngay từ khi sinh ra đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đời. Theo A.Comte (1798 – 1857), ông cho rằng cá nhân là một thực thể xã hội, không có con người biệt lập, không có con người phi xã hội. Như vậy nhóm nảy sinh cũng là một đòi hỏi tất yếu từ phía con người.

Trong hoạt động lao động sản xuất cũng vậy, việc con người liên kết lại với nhau thành những nhóm, tập thể để cùng nhau tiến hành những hoạt động lao động chung cũng là một tất yếu khách quan. Đặc biệt ngày nay khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, quá trình phân công lao động và chuyên sâu hóa lao động ngày càng sâu sắc, hình thái sản xuất dây chuyền được áp dụng vào trong quá trình làm ra sản phẩm lao động, do vậy người lao động trong quá trình sản xuất đó không thể hoạt động riêng lẻ mà buộc phải liên kết với nhau thành những nhóm, tập thể sản xuất. Việc các cá nhân kết lại với nhau thành nhóm, tập thể trong quá trình lao động sản xuất không ngoài mục đích là làm ra ngày càng nhiều sản phẩm lao động hơn và làm giàu hơn

Đại học kinh tế Huế

(32)

nhân cách của chính bản thân mình. Trong lĩnh vực sản xuất thì tập thể làm việc hiệu quả hơn so với từng người một riêng lẻ. Giúp những người trong tập thể có những trải nghiệm và học hỏi được nhiều điều mới mẻ hơn.

Trong một tập thể lao động thì bầu không khí tâm lý trong tập thể đó có một ý nghĩa quan trọng, nó quyết định sự phát triển, cố kết hay xung đột của các thành viên trong tập thể.

Bầu không khí tâm lý là một khái niệm của tâm lý học xã hội, hiện có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau tùy theo cách tiếp cận của các nhà tâm lý học, tuy nhiên, phần lớn mọi người đều thống nhất chung quan điểm cho rằng:

Bầu không khí tâm lý là trạng thái tâm lý của tập thể, nó thể hiện sự phức hợp tâm lý xã hội, sự tương tác giữa các thành viên và mức độ dung hợp các đặc điểm tâm lý trong quan hệ liên nhân cách của họ, là tính chất của mối quan hệ qua lại giữa mọi người trong tập thể , là tâm trạng chính trong tập thể, cũng như sự thỏa mãn của người công nhân đối với công việc được thực hiện.

Như vậy, qua định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng bầu không khí tâm lý trong một tập thể sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với các mối quan hệ người- người được diễn ra trong tập thể, trong quá trình lao động sản xuất và tổ chức lao động của tập thể.

Chính vì vậy trong tổ chức doanh nghiệp nếu muốn năng suất lao động được nâng cao thì nhân viên cần phối hợp với nhau một cách ăn ý, cần có mối quan hệ thân thiết hòa đồng tại công ty, phải biết cùng nhau chia sẻ công việc mỗi lúc khó khăn, quản lý cũng cần thấu hiểu nhân viên và rút ngắn khoảng cách giữa hai bên, phải biết lắng nghe ý kiến của tất cả nhân viên, công bằng, bình đẳng không kỳ thị hay phân biệt giữa các nhân viên,...

1.2.5. Nhóm các nhân tố thuộc về điều kiện sống của người lao động

Ngoài các nhân tố trên thì nhóm nhân tố điều kiện sống của người lao động cũng có tác động không nhỏ đến người lao động. Các yếu tố như là thời gian làm việc, chế độ phúc lợi, thu nhập hàng tháng, chương trình du lịch, thể thao giải trí tại công ty,...

Đại học kinh tế Huế

(33)

Thời gian làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi phải được bố trí hợp lý để đảm bảo sức khỏe của NLĐ ở mức tốt nhất thì hiệu quả làm việc mới cao được. Theo điều 104 Bộ luật lao động về thời gian làm việc: “thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong ngày hoặc quá 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết.

Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những người làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động- thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.”

1.3. Mô hình nghiên cứu

Theo Đỗ Minh Cương (1996) điều kiện lao động bao gồm 4 nhóm nhân tố gồm nội dung: nhóm nhân tố thuộc về vệ sinh y tế; nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý lao động; nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý xã hội và nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ học lao động.

Sơ đồ 1.1. Mô hình lý thuyết các nhóm nhân tố trong điều kiện lao động của PGS.TS Đỗ Minh Cương

Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu khoa học liên quan do có nhiều điểm tương đồng và phù hợp nên tôi đã quyết định tham khảo mô hình nghiên cứu trong khóa luận của Huỳnh Thị Sen trong đề tài “ Cải thiện điều kiện

Điều kiện lao động

Nhóm nhân tố thuộc về vệ sinh y tế

Nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý lao động

Nhóm nhân tố thuộc về tâm lý xã hội

Nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ học

Đại học kinh tế Huế

(34)

lao động trong Công ty Cổ phần Liên Minh” và chỉnh sửa để phù hợp theo đề tài nghiên cứu của mình.

Mô hình nghiên cứu Huỳnh Thị Sen đề xuất có 5 nhóm nhân tố bao gồm: nhóm nhân tố tâm sinh lý lao động; nhóm nhân tố thuộc về vệ sinh y tế, nhóm nhân tố thuộc thuộc tâm lý xã hội, nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ học lao động và nhóm nhân tố thuộc điều kiện sống của người lao động. Tham khảo và chỉnh sửa mô hình lý thuyết này mô hình mà tôi đưa vào nghiên cứu gồm có 5 biến độc lập để đo lường biến phụ thuộc là kết quả làm việc của lao động trực tiếp.

Mô hình nghiên cứu được giải thích như sau:

Hình tròn ở giữa thể hiện biến phụ thuộc là kết quả làm việc của lao động trực tiếp tại Công ty.

Năm hình bầu dục xung quanh là các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc gồm :

+ Nhóm nhân tố thuộc về vệ sinh y tế.

+ Nhóm nhân tố thuộc thuộc tâm lý xã hội.

+ Nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ học lao động.

+ Nhóm nhân tố thuộc điều kiện sống của người lao động.

+ Nhóm nhân tố thuộc thuộc tâm lý xã hội.

Đại học kinh tế Huế

(35)

Sơ đồ 1.2. Mô hình nghiên cứu của đề tài

1.4. Thực trạng điều kiện lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Theo ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp, tổng cục thống kê cho biết: các doanh nghiệp Việt Nam có đến trên 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó gần 60% doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, vốn cũng như điều kiện kỹ thuật rất lạc hậu. Do đó hiệu quả kinh doanh cũng chưa cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Từ đó, ta có thể thấy rằng do các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, vốn đầu tư ít, manh mún nên ít có điều kiện đầu tư cho điều kiện lao động. Nhằm tiết kiệm chi phí thì một số cơ sở không thể đáp ứng đủ cho việc đầu tư trang thiết bị cải thiện môi trường làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động. Một lượng lớn lao động phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo, các thông số về ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn quá cao vượt ngưỡng chấp nhận được. Vì vậy, ngoài các vụ tai nạn lao động thì còn khá

Kết quả làm việc của lao động trực

tiếp

Nhóm nhân tố thuộc tâm lý xã

hội

Nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý lao động

Nhóm nhân tố thuộc điều kiện sống của người

lao động Nhóm nhân tố

thuộc về vệ sinh- y tế

Nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ học lao

động

Đại học kinh tế Huế

(36)

nhiều người bị mắc bệnh nghề nghiệp, tổn thương sức khỏe, tâm lý và ảnh hưởng lớn đến năng suất kết quả lao động.

Theo thông tin từ Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, tại Việt Nam điều kiện lao động kém an toàn, rủi ro, gây ra những thiệt hại lớn về người và của.

Theo thông báo số 1152/TB-LĐTBXH thì báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016 trên toàn quốc xảy ra 7981 vụ tai nạn lao động làm 8251 người bị nạn trong đó:

+ Số vụ tai nạn lao động chết người: 799 vụ.

+ Số vụ tai nạn lao động có trên 2 người bị nạn: 106 vụ.

+ Số người chết: 862 người

+ Số người bị thương nặng là: 1952 người + Số nạn nhân là lao động nữ: 2371 người

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2017, cả nước cũng đã xảy ra hơn 4000 vụ tại nạn làm 418 người chết.

Theo phân tích từ 202 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người thì nguyên nhân do người sử dụng lao động chiến 41,1% cụ thể như sau:

+ Người sử sụng lao động không xấy dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 17,8% tổng số vụ

+ Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 8,4% tổng số vụ

+ Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện ATLĐ chưa đầy đủ cho lao động chiếm 11,4% tổng số vụ.

+ Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 3% tổng số vụ

+ Do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động chiếm 1,5%

Đại học kinh tế Huế

(37)

Nguyên nhân do người lao động chiếm 17,3%, cụ thể:

+ Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiế. 15,3

% tổng số vụ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bên cạnh những doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của đãi ngộ nhân sự nói chung và đã ngộ tài chính nói riêng thì có một số doanh nghiệp cõ lẽ xem nhẹ

Theo Trần Thế Hùng (đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương trong ngành điện lực Việt Nam, 2008): “Quản lý tiền lương là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc,

Luận văn này được thực hiện nhằm đánh giá được công tác đãi ngộ nhân sự của Công ty TNHH Xây dựng và Môi trường Nam Trà thông qua các đánh giá của nguồn lao động tại công

- Tuyển dụng được những người thực sự phù hợp với yêu cầu của công việc, phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị mà tổ chức theo đuổi, phù hợp với khả năng

Vroom có thể được áp dụng trong quản lý nhân viên tại cơ quan, doanh nghiệp, theo đó các nhà quản lý nên hoạch định các chính sách quản trị nhân

- Lãnh đạo cấp trên cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề an toàn trong lao động để từ đó giải quyết tốt những vấn đề còn tồn đọng - Tạo môi trường điều kiện làm việc

Kính chào quý anh/ chị công nhân viên của công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ, tôi là sinh viên đến từ trường Đại học kinh tế Huế, được sự cho phép và tạo điều kiện của

Với đặc thù khai thác than lộ thiên, bên cạnh việc bảo đảm sản xuất, kinh doanh hiệu quả, Công ty cổ phần Than Hà Tu luôn ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo