• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng điều kiện lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG

1.4. Thực trạng điều kiện lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

kê cho biết: các doanh nghiệp Việt Nam có đến trên 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó gần 60% doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, vốn cũng như điều kiện kỹ thuật rất lạc hậu. Do đó hiệu quả kinh doanh cũng chưa cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Từ đó, ta có thể thấy rằng do các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, vốn đầu tư ít, manh mún nên ít có điều kiện đầu tư cho điều kiện lao động. Nhằm tiết kiệm chi phí thì một số cơ sở không thể đáp ứng đủ cho việc đầu tư trang thiết bị cải thiện môi trường làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động. Một lượng lớn lao động phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo, các thông số về ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn quá cao vượt ngưỡng chấp nhận được. Vì vậy, ngoài các vụ tai nạn lao động thì còn khá

Kết quả làm việc của lao động trực

tiếp

Nhóm nhân tố thuộc tâm lý xã

hội

Nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý lao động

Nhóm nhân tố thuộc điều kiện sống của người

lao động Nhóm nhân tố

thuộc về vệ sinh- y tế

Nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ học lao

động

Đại học kinh tế Huế

nhiều người bị mắc bệnh nghề nghiệp, tổn thương sức khỏe, tâm lý và ảnh hưởng lớn đến năng suất kết quả lao động.

Theo thông tin từ Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, tại Việt Nam điều kiện lao động kém an toàn, rủi ro, gây ra những thiệt hại lớn về người và của.

Theo thông báo số 1152/TB-LĐTBXH thì báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016 trên toàn quốc xảy ra 7981 vụ tai nạn lao động làm 8251 người bị nạn trong đó:

+ Số vụ tai nạn lao động chết người: 799 vụ.

+ Số vụ tai nạn lao động có trên 2 người bị nạn: 106 vụ.

+ Số người chết: 862 người

+ Số người bị thương nặng là: 1952 người + Số nạn nhân là lao động nữ: 2371 người

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2017, cả nước cũng đã xảy ra hơn 4000 vụ tại nạn làm 418 người chết.

Theo phân tích từ 202 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người thì nguyên nhân do người sử dụng lao động chiến 41,1% cụ thể như sau:

+ Người sử sụng lao động không xấy dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 17,8% tổng số vụ

+ Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 8,4% tổng số vụ

+ Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện ATLĐ chưa đầy đủ cho lao động chiếm 11,4% tổng số vụ.

+ Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 3% tổng số vụ

+ Do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động chiếm 1,5%

Đại học kinh tế Huế

Nguyên nhân do người lao động chiếm 17,3%, cụ thể:

+ Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiế. 15,3

% tổng số vụ

+ Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 2% tổng số vụ.

Còn lại 40,6% là các vụ TNLĐ do những nguyên nhân khác.

Năm 2016 cả nước có khoảng 8000 vụ tai nạn lao động(nguồn Internet)

Về điều kiện vật chất: tình trạng nhà xưởng không phù hợp với công nghệ sản xuất. đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước việc tận dụng nhà ở làm xưởng sản xuất rất phổ biến. Nên tình trạng là NLĐ phải làm việc trong môi trường chật chội, ẩm thấp, không thông thoáng,…vì vậy vấn đề nâng cấp, sữa chữa nhà xưởng là một vấn đề đáng lưu ý trong cải thiện điều kiện lao động.

Về vấn đề ý thức: con người chưa thực sự chú trọng đến điều kiện lao động, môi trường lao động nên còn thờ ở trước những điều đó. Người sử dụng lao động chưa chịu trách nhiệm đến nơi đến chốn việc nâng cao nhận thức cho NLĐ, không có tinh thần tự giác trong việc khắc phục điều kiện lao động sao cho phù hợp. NLĐ thì làm việc mang tính tạm thời không được đào tạo bài bản, không có chuyên môn nghiệp vụ cao. Vì vậy, nên NLĐ sẵn sàng làm việc trong môi trường không đảm bảo gây ra những hậu quả không lường được về sức khỏe, tâm lý và tinh thần.

Đại học kinh tế Huế

Theo thống kê từ Bộ Lao động, Thương binh và xã hội thì năm 2016 có đến 799 vụ tai nạn chết người nhưng trong đó chỉ có 202 vụ lao động chết người có biên bản điều tra. Từ đó ta có thể thấy tinh thần không tự giác còn tránh né trong việc thực thi pháp luật dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc tổng hợp thông tin. Cần phải được khắc phục nhanh chóng.

Muốn tình hình kinh tế phát triển thì chúng ta phải cải thiện ngay từ bên trong.

Trước hết phải nâng cao nhận thức cho con người, sau đó chú trọng vào việc coi trọng ATVSLĐ. Phải có xử phạt nghiêm minh đối với các tổ chức và cá nhân vi phạm để từ đó con người trở nên có trách nhiệm hơn với hành động của mình.

Đại học kinh tế Huế

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO LAO