• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG CHO SẢN PHẨM

2.2. Đánh giá của cửa hàng bán lẻ đối với chính sách bán hàng cho sản phẩm P&G tại

2.2.1. Đặc điểm của mẫu khảo sát

Số lượng mẫu khảo sát là 150 cửa hàng bán lẻ nhưng để tránh các bảng hỏi không đáp ứng yêu cầu, nghiên cứu sẽtiến hành điều tra 155 bảng hỏi để đảm bảo độ tin cậy. Tuy nhiên qua quá trình điều tra thì số lượng bảng hỏi thu về đảm bảo là 149 bảng tương ứng với 149 cửa hàng bán lẻ. Hiện tại số cửa hàng bán lẻ mua hàng của Tuấn Việt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hơn 1300 cửa hàng, các cửa hàng chủyếu là cửa hàng tạp hóa, bách hóa, các quầy bán hàngởchợ.

Bng 2.5: Thng kê mu theo thi gian mua sn phm P&G tTun Vit Thời gian lấy sản phẩm từTuấn

Việt

Tần số Tỷlệ(%)

Dưới 1 năm 8 5,4%

Từ 1 đến 5 năm 38 25,5%

Từ 5 đến 10 năm 69 46,3%

Trên 10 năm 34 22,8%

Tổng cộng 149 100,0%

(Nguồn: kết quảxửlý SPSS) Tuấn Việt gia nhập vào thị trường của Huế vào năm 2006 cho đến nay đã 11 năm, từ khi mới gia nhập Tuấn Việt đã bắt tay vào việc tìm kiếm khách hàng để bán sản phẩm cụ thể khách hàng chính là các cửa hàng bán lẻ. Qua thông tin điều tra thu thập được từ bảng phỏng vấn các cửa hàng bán lẻ của Tuấn Việt thì nghiên cứu nhận thấy rằng có sự khác biệt giữa thời gian mà các cửa hàng bán lẻ mua hàng từ Tuấn Việt, cụ thể có 5,4% cửa hàng bán lẻ mua hàng Tuấn Việt dưới 1 năm đây là những cửa hàng mới tìm kiếm, 25,5% cửa hàng bán lẻ mua hàng Tuấn Việt từ 1 năm 5 năm, 46,3% cửa hàng bán lẻ mua hàng Tuấn Việt từ 5 đến 10 năm, và có 22,8% cửa hàng bán lẻ mua hàng của Tuấn Việt trên 10 năm. Thời gian mua hàng củacác cửa hàng bán

Trường Đại học Kinh tế Huế

lẻ là khác nhau do có nhiều cửa hàng bán lẻ mới thành lập hay nhiều cửa hàng đã thành lập lâu mua hàng từ khi Tuấn Việt gia nhập vào thị trường Huế hay Tuấn Việt mới tìm kiếm được cách đây mấy năm. Qua số liệu trên ta thấy, số lượng cửa hàng mua hàng của Tuấn Việt lớn nhất gần chiếm mộtnửa là từ 5 đến 10 năm chiếm 46,3%, đây là những cửa hàng được thành lập từ lâu và gắn bó mua hàng với Tuấn Việt từ khi công ty mới gia nhập vào Huế. Chiếm ít nhất là số lượng cửa hàng bán lẻ mua hàng của Tuấn Việt dưới 1 năm chiếm 5,4% đây có thể là các cửa hàng bán lẻ mới thành lập hay nhiều cửa hàng đã thành lập lâu nhưng Tuấn Việt mới tìm kiếm được.

Bảng 2.6: Thống kê mẫu theo sản phẩm P&G được bán tại cửa hàng bán l Sản phẩm P&G được bán tại cửa

hàng bán lẻ Tần số Tỷ lệ (%)

Bột giặt Tide 129 11,3%

Bột giặt Ariel 133 11,7%

Nước xảvải Downy 132 11,6%

Tảgiấy Pamper 98 8,6%

Rejoice 147 12,9%

Pantene 143 12,5%

Head & Shoulder 131 11,5%

Dao cạo râu Gillette 120 10,5%

Safeguard 80 7,0%

Bàn chải Oral B 27 2,4%

Tổng 1140 100,0%

(Nguồn: kết quảxửlý SPSS) Có thể thấy được trong mỗi cửa hàng bán lẻ đều bán rất nhiều loại sản phẩm P&G, nếu mua bột giặt thì các cửa hàng sẽ chọn cả hai loại là Tide và Ariel hay nếu mua dầu gội đầu thì sẽ mua cả loại Rejoice, Pantene và Head & Shoulder. Theo số liệu thu thập được thì mức độ bao trùm thị trường của từng loại sản phẩm là khác nhau cụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

thể bột giặt Tide, Ariel xuất hiện lần lượt ở 129 và 133 cửa hàng bán lẻ trong tổng số 149 cửa hàng khảo sát, mỗi sản phẩm bột giặt đều có khối lượng và thành phần khác nhau nên khi mỗi cửa hàng bán lẻ mua thì họ sẽ mua đa dạng các loại, sở dĩ số lượng sản phẩm không bao trùm được hết các cửa hiệu là vì nhiều cửa hàng chỉ bán bột giặt khác như là Omo,Vì dân hay Aba theo yêu cầu của khách hàng; đối với dòng dầu gội đầu thì mức độ bao phủ thị trường là lớn nhất với Rejoice là 147, Pantene là 143 và Head & Shoulder là 131 trong tổng 149 cửa hàng, là những sản phẩm đa dạng chủng loại với giá cả phải chăng nên bán chạy nhất tại mỗi cửa hàng; mức độ bao trùm thị trường của nước xả vải Downy là 132 trong tổng 149 cửa hàng bán lẻ đây cũng là sản phẩm với nhiều chủng loại được bán chạy nhất; đối với dao cạo râu Gillette do giá cả có phần rẻ hơn và tiện lợi nên mức độ tiêu thụ nhanh nên mức độ bao phủ thị trường cũng lớn 120 trong tổng số 149 cửa hàng; về tã giấy Pamper, Safeguard hay bàn chải Oral B có mức độ bao phủ thị trường thấp hơn xuất hiện trong 98, 80 và 27 cửa hàng bán lẻ trong tổng số 149 cửa hàng, đây là những mặt hàng ít phổ biến và ít được biết đến khi trên thị trường có những nhãn hiệu cạnh tranh đã xuất hiện từ rất lâu và quen thuộc hơn với người tiêu dùng.

Bảng 2.7: Thống kê mẫu theo số lần mua hàng của cửa hàng bán lẻ trongmột tháng

Số lần mua hàng trong một tháng Tần suất Tỷ lệ (%)

Dưới 2 lần 16 10,7%

Từ 2 đến 4 lần 78 52,3%

Từ 4 đến 8 lần 53 35,6%

Trên 8 lần 2 1,3%

Tổng 149 100,0%

(Nguồn: kết quảxửlý SPSS) Số lần mua hàng trong một tháng của cửa hàng bán lẻ phản ánh tần suất ghé thăm chào hàng của nhân viên bán hàng đối với mỗi cửa hàng, trong những lần ghé thăm chào hàng có thể cửa hàng sẽ không mua hàng do vẫn còn hàng bán. Nhìn vào bảng số

Trường Đại học Kinh tế Huế

liệu ta có thể thấy, số lần mua hàng của các cửa hàng bán lẻ là khác nhau, cụ thể dưới 2 lần chiếm10,7 %tương đương với 16 cửa hàng; từ 2 đến 4 lần chiếm 52,3 %tương đương với 78 cửa hàng bán lẻ với tần suất ghé thăm là F2 và F4; từ 4 đến 8 lần chiếm 35,6%tương đươngvới 53 của hàng bán lẻ với tần suất ghé thăm là F4 và F8; với số lần mua hàng trên 8 lần chỉ chiếm 1,3 % tương đương với 2 cửa hàng bán lẻ. Trong đó, số lần mua hàng của cửa hàng bán lẻ lớn nhất chiếm hơn một nửa là từ 2 đến 4 lần đây là những cửa hàng bán lẻcó quy mô vừacó mức độ tiêu thụ các sản phẩm tốt. Với số lần mua hàng của cửa hàng bán lẻ trên 8 lần chỉ chiếm 1,3 % là 2 cửa hàng đây là những cửa hàng bán lẻ đăng ký trưng bày sản phẩm, nằm trong nhóm những cửa hàng bán lẻ được quan tâm đặc biệt bởi Tuấn Việt có mức độ tiêu thụ sản phẩm P&G nhanh chóng nên mua hàng nhiều lần trong tháng để bán.

Bng 2.8: Thng kê mu theo doanh smua hàng bình quân ca ca hàng bán l trong mt tháng

Doanh sốmua hàng bình quân

trong một tháng Tần suất Tỷlệ(%)

Dưới 300.000 đồng 8 5,4%

300.000 -800.000 đồng 64 43,0%

800.000 -3.000.000 đồng 59 39,6%

Trên 3.000.000 đồng 18 12,1%

Tổng 149 100,0%

(Nguồn: kết quảxửlý SPSS) Kết quả thu thập được từ cuộc khảo sát cho thấy, doanh số mua hàng của các cửa hàng bán lẻ là khác nhau, tập trung chủ yếu vào mức từ 300.000 – 800.000 đồng với 43%tương ứng với 64 cửa hàng bán lẻ, với doanh số mua hàng nằm trong khoản này là phù hợp với các của hàng bán lẻ có quy mô nhỏ với ký hiệu là SP. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là mức trên 300.000 đồng với5,4% đây là những cửa hàng bán lẻ có quy mô nhỏ nhất với ký hiệu là STRN, do có quy mô nhỏ nhất nên số lượng hàng họ mua không nhiều chỉ phù hợp với quy mô nên doanh số mua hàng thấp. Ở các cửa hàng này chủ

Trường Đại học Kinh tế Huế

yếu họ mua dầu gội dây hay bột giặt với khối lượng nhỏ. Tương tự, mức doanh số từ 800.000 – 3.000.000 đồng chiếm 39,6% là những cửa hàng bán lẻ có quy mô vừa được ký hiệu là MP và mức doanh số trên 3.000.000 đồng chiếm12,1% là những cửa hàng bán lẻ lớn được ký hiệu là LP.