• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện A Lưới

bàn Huyện A lưới mới có 3 tổ chức tín dụng đó là NHNo&PTNT,NHCSXH và Ngân Hàng Liên Việt.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh A Lưới nằm tại 187 Hồ Chí Minh, Tổ 7- Tổ dân phố số 4_ Thị Trấn A Huyện A Lưới-Tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện A Lưới:

Ban đầu chi nhánh có tên là Ngân hàng Nhà nước huyện A Lưới, được thành lập sau giải phóng vào tháng 6/1976, đến ngày 26/3/1998 được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện A Lưới. NHNo&PTNT A Lưới là đơn vị trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngày 30/01/2011 Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 214/QĐ-NHNN, quyết định chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành công ty trách nhiện hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do Nhà nước làm chủ sở hữu. Hiện tại, con dấu của chi nhánh huyện A Lưới vẫn mang tên “Chi nhánh NHNo&PTNT huyện A Lưới - Chi nhánh NHNo&PTNT T.T Huế” nên khi viết NHNo&PTNT A Lưới được hiểu là chi nhánh công ty TNHH MTV NHNo&PTNT huyện A Lưới.

Với bộ máy cán bộ, cơ sở còn thiếu thốn, lạc hậu nhưng trong hoạt động NHNo&PTNT chi nhánh A Lưới đã nỗ lực triển khai nhiều hình thức huy động vốn có

Trường Đại học Kinh tế Huế

hiệu quả như tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất tự điều chỉnh tăng theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Về hoạt động tín dụng, NHNo&PTNT chi nhánh A Lưới đã lấy mục tiêu tăng trưởng phù hợp làm động lực chính, với tăng trưởng nguồn vốn, đảm bảo an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng. Hoạt động cho vay có kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng.

Chính sách đầu tư tín dụng nông nghiệp, nông thôn góp phần xây dựng nền nông nghiệp, nông thôn địa phương ổn định, phát triển.

Ngân hàng Agribank chi nhánh A Lưới đã triển khai các chương trình cho vay, như chương trình cho vay trồng rừng kinh tế của huyện, cho vay trồng cây cao su, cà phê, cho vay phát triển đàn bò của huyện, cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013, cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn…

Từ năm 1988 đến nay, lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh A Lưới luôn chỉ đạo sâu sát trong công tác kiểm tra, kiểm soát. Đây là công tác thường xuyên trong hoạt động ngân hàng nhằm ngăn ngừa những saisót, rủi ro xảy ra. Công tác kiểm soát trong thanh toán, trong thẩm định tín dụng được tổ chức duy trì thường xuyên.

Trong thanh toán kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ, tính an toàn trong chuyển tiền, chi trả tiền mặt, tính bảo mật trong thanh toán. Đối với tín dụng công tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay được thực hiện đúng quy trình nhằm hạn chế việc đầu tư sai đối tượng để hạn chế rủi ro, thất thoát vốn của Nhà nước.

Nhờ đó, NHNo&PTNT chi nhánh A Lưới đưa tỉ lệ nợ xấu xuống rất thấp. Công tác thanh toán các năm luôn đảm bảo kịp thời, an toàn, chính xác không có sai sót xảy ra, tạo được niềm tin của khách hàng.

Với đặc thù địa bàn miền núi, những năm gần đây, NHNo&PTNT chi nhánh A Lưới luôn tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn từ dân cư thông qua vốn đền bù các dự án trên địa bàn, tạo được nguồn vốn ổn định để đầu tư cho vay và đảm bảo công tác thanh khoản trên địa bàn và toàn hệ thống.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Về giải quyết vốn vay cho người nghèo, đến nay A Lưới đã hỗ trợ 271 hộ nghèo vay với số tiền 12,725 tỷ đồng; 66 hộ cận nghèo với số tiền 3,012 tỷ đồng; 128 hộ mới thoát nghèo (6,125 tỷ đồng); giải quyết việc làm 12 hộ (550 triệu đồng); hộ nghèo về nhàở 49 hộ (1,225 tỷ đồng).

Cùng với sự quan tâm kịp thời của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ, chính quyền địa phương, NHNo&PTNT đã không ngừng nỗ lực và phấn đấu, giúp cho phần lớn người nông dân huyện miền núi A Lưới phát triển kinh tế, thoát khỏi cảnh nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn bởi mặt bằng dân trí không đồng đều, khó để truyền đạt cho người dân hiểu và hưởng ứng.

2.1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ:

Sơ đồ 1:Tổ chức quản lý tại NHNo&PTNT huyện A Lưới

Chú thích:

: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng.

Trong đó:

-Giám đốc là người trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh, phân công trách nhiệm cho phó giám đốc và các bộ phận của chi nhánh.

- Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền điều hành các hoạt động của chi nhánh, có trách nhiệm theo dõi tình hình hoạt động của chi nhánh.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG TÍN DỤNG

PHÒNG HÀNH CHÍNH

PHÒNG KẾTOÁN -NGÂN QUỸ

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phòng tín dụng: gồm có 5 CBTD được phân chia và giao khoán việc quản lý khách hàng với 20 xã và 1 thị trấn, có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng của mình làm hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án, phương án sản xuất của khách hàng. Tiến hành cho vay, thu nợ, giám sát khoản vay.

- Phòng hành chính: có nhiệm vụ quản lý cán bộ, tuyển dụng nhân viên, quản lý thu chi, quỹ lương, thưởng.

- Phòng kế toán- ngân quỹ: có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, tiền gửi, chi tiêu, lập báo cáo định kỳ

2.1.2.3.Tình hình lao động:

Bảng 2.1: Tình hình laođộng tại NHNo&PTNT huyện A Lưới giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị: Người)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

So sánh (+/-) 2017/2016 2018/2017

Tổng số lao động 15 15 16 0 1

1.Phân theo giới tính:

Nam 8 8 8 0 0

Nữ 7 7 8 0 1

2.Phân theo trìnhđộ:

Đại học, cao đẳng 13 13 14 0 1

Trung cấp 2 2 2 0 0

(Nguồn: Phòng Kinh doanh tín dụng) Nhận xét:

- Nhìn chung, tình hình lao động của NHNo&PTNT huyện A Lưới trong ba năm qua không chênh lệch nhiều, năm 2016-2017 giữ nguyên tổng số lao động, năm 2018 tăng 1 người.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phân theo giới tính: Năm 2016 và 2017, số lao động có giới tính nam nhiều hơn nữ 1 người. Đến năm 2018, số lao động nữ tăng 1 người, lúc này số lao động nữ và số lao động nam bằng nhau

- Phân theo trìnhđộ: Số lao động có trìnhđộ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ lớn so với trung cấp. Năm 2016 và 2017, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 13 người, trong khi đó, số lao động có trình độ trung cấp chỉ có 2 người, không có lao động phổ thông. Đến năm 2018, số lao động đại học cao đẳng tăng 1 người.Điều này cho thấy NHNo&PTNT chú trọng đến trình độ nhân viên, đối với cán bộ ở trình độ trung cấp là những người đã làm việc lâu năm, gắn bó và có kinh nghiệm dày dặn trong NHNo&PTNT huyện A Lưới. Nguồn nhân lực này tạo nên sức mạnh trong sự phát triển bền vững của ngân hàng