• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng tín d ụng hộ nông dân các xã đại diện tại NHNo&PTNT huyện A Lưới

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG

2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện A Lưới, tỉnh

2.3.2. Thực trạng tín d ụng hộ nông dân các xã đại diện tại NHNo&PTNT huyện A Lưới

- Nguồn vốn huy động lớn hơn so với tổng dư nợ chứng tỏ nguồn vốn cho vay đang được huy động theo hướng tích cực, chủ động được nguồn vốn khi cho vay, khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Nguồn vốn tự huy động loại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là chủ yếu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn trungvà dài hạn của NHNo&PTNT huyện A Lưới.

- Tỷ lệ dư nợ không có TSĐB của hộ nông dân chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ HND vào năm 2016, tuy nhiên có thể thấy vào năm 2017 và 2018, tỷ trọng dư nợ không có TSĐB giảm dần, có thể suy ra rằng tỷ trọng dư nợ có TSĐB đang tăng dần lên qua từng năm, như vậy hộ nông dân huyện A Lưới đang từng bước phát triển, đời sống đang dần cải thiện theo hướng tích cực. Có như thế tỷ lệ vay vốn tại NHNo&PTNT mới có thể tăng cao.

- Xét về chất lượng của các khoản nợ thì có thể thấy chỉ số nợ quá hạn tương đối cao. Tỷ trọng nợ quá hạn có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2016 nợ quá hạn là 7 tỉ đồng chiếm 2% trong tổng dư nợ, năm 2017 nợ quá hạn là 6,562 tỷ đồng,chiếm 1,7% trong tổng dư nợ, giảm 6,26% tương ứng với giảm 438 triệu đồng so với năm 2016. Năm 2018, nợ quá hạn là 8,91 tỷ đồng, chiếm 2,2% trong tổng dư nợ, có nghĩa là đã tăng 35,78% hay tăng 2,348 tỷ đồng.

- Nợxấu tăng vào năm 2017 và có chiều hướng giảm mạnh vào năm 2018. Năm 2016 nợ xấu hộ nông dân là 175 triệu đồng, chiếm 0,05% trong tổng dư nợ. Năm 2017, nợ xấu là 270,2 triệu đồng, chiếm 0,07% trong tổng dư nợ, có nghĩa là tăng 54,4% hay tăng 95,2 triệu đồng so với nợxấu năm 2016. Năm 2018, nợxấu là 81 triệu đồng, chiếm 0,02% trong tổng dư nợ, đã giảm đến 70,02% tương ứng với giảm 189,2 triệu đồng. Như vậy cho thấy NHNo&PTNT huyện A Lưới đã chủ động trong việc xử lý nợ xấu nên bức tranh nợ xấu được cải thiện tích cực, ngân hàng cần duy trì, khai thác các biện pháp sẵn có và phát huy nhằm tạo được uy tín giúp hoạt dộng tín dụng của Ngân hàng ngày càng tốt hơn.

SVTH: Lê Thị Thùy Dương 61 Bảng 2.14: Chất lượng tín dụng HND các xãđại diện tại NHNo&PTNT chi nhánh A Lưới năm 2018

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Dư nợ

Thời hạn cho vay Tài sản đảm bảo Loại hộ

Nợquá

hạn Nợxấu Ngắn hạn Trung, dài

hạn

Có TS đảm bảo

Không có TS

đảm bảo Khá TB Kém

Sơn Thủy 13 3 10 7 6 9 4 - 0,5 0,1

Hồng Trung 12 1 11 4,5 7,5 6 6 - 0,5 0,05

A Roàng 6,9 0,9 6 1,9 5 2 4,9 - 0,2 0,02

(Nguồn: Phòng Kinh doanh tín dụng)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhận xét:

Theo như bảng số liệu thì cơ cấu dư nợ cho vay trung, dài hạn là chủ yếu đối với cả 3 xã, nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho hộ nông dân. Vì vậy thời gian thu hồi vốn chậm, sản xuất nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng của thiên nhiên, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Đối với xã Sơn Thủy là xã có đời sống kinh tế phát triển, nhiều hộ nông dân nghèo đã vay vốn và phát huy hiệu quả nguồn vốn cùng với các dự án đầu tư có tính khả thi. Cùng với đó là xã Hồng Trung là xã vay vốn trung bình thì tỷ lệ vay vốn có TSĐB và không có TSĐB không chênh lệch nhiều. Tuy nhiên xã Sơn Thủy có số lượng vay vốn có TSĐB là đa số, còn xã Hồng Trung thì số lượng vay vốn có tài sản đảm bảo ít hơn vay vốn không có TSĐB. Riêng xã A Roàng là xã ở vùng sâu vùng xa, có tình hình khó khăn, vay vốn ít thì số lượng vay vốn không có TSĐB chiếm số lượng lớn hơn nhiều so với vay vốn có TSĐB.

Loại hộ nông dân có năng lực kém thì không được ngân hàng chấp nhận vay vốn.Họ thiếu quá nhiều điều kiện đáp ứng các nhu cầu vay vốn của ngân hàng.

Nợ quá hạn và nợ xấu vẫn là vấn đề cần có biện pháp triệt để hơn.

Điều này cho thấy đặc điểm kinh tế của xã và khoảng cách đối với ngân hàng có ảnh hưởng đến việc tiếp cận vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nông dân từng vùng. Những hộ nông dân ở vùng gần với điểm giao dịch của ngân hàng sẽ dễ dàng tiếp cận vốn vay, hơn nữa điều kiện kinh tế ở đây đang ngày càng phát triển, nhiều hộ nông dân có ý chí vươn lên, lập ra mục đích để vay vốn và sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả. Đối với những hộ nông dân ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế và vấn đề đi lại khó khăn, khó để tìm hiểu và tiếp cận vay vốn, đồng thời trình độ văn hóa còn thấp, họ chỉ làm đủ ăn đủ mặc, số hộ nông dân có mong muốn vay vốn với dự án chăn nuôi, trồng trọt, các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả còn thấp. Vì vậy, NHNo&PTNT huyện A Lưới cần có những giải pháp để các hộ nông dân ở vùng sâu vùng xa có cơ hội hiểu biết về vay vốn và tiếp cận với vốn vay, có cơ hội giao dịch vay vốn với mục đích vay vốn có tính khả thi và sử dụng vốn vay có hiệu quả, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn A Lưới, đồng thời cũng nâng cao số lượng khách hàng tín dụng tại ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.4. Các mặt đạt được và tồn tại