• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.3. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT huyện A Lưới giai đoạn 2016-2018

- Phân theo giới tính: Năm 2016 và 2017, số lao động có giới tính nam nhiều hơn nữ 1 người. Đến năm 2018, số lao động nữ tăng 1 người, lúc này số lao động nữ và số lao động nam bằng nhau

- Phân theo trìnhđộ: Số lao động có trìnhđộ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ lớn so với trung cấp. Năm 2016 và 2017, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 13 người, trong khi đó, số lao động có trình độ trung cấp chỉ có 2 người, không có lao động phổ thông. Đến năm 2018, số lao động đại học cao đẳng tăng 1 người.Điều này cho thấy NHNo&PTNT chú trọng đến trình độ nhân viên, đối với cán bộ ở trình độ trung cấp là những người đã làm việc lâu năm, gắn bó và có kinh nghiệm dày dặn trong NHNo&PTNT huyện A Lưới. Nguồn nhân lực này tạo nên sức mạnh trong sự phát triển bền vững của ngân hàng

Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn năm 2016-2018 theo loại tiền gửi:

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉtiêu

2016 2017 2018 So sánh

GT % GT % GT %

2017/2016 2018/2017

GT % GT %

TG kho bạc 15 3,57 15 3,29 28 5,59 0 0 13 86,67

TG tổchứcKT-XH 20 4,76 22 4,84 26 5,19 2 10 4 18,18

TG dân cư 385 91,67 418 91,87 447 89,22 33 8,57 29 06,94 Tổng nguồn vốn huy động 420 100 455 100 501 100 35 8,33 46 10,11 (Nguồn: Phòng Kinh doanh tín dụng) Nhận xét:

- Nhìn chung, nguồn vốn huy động của từng chỉ tiêu đều tăng qua 3 năm. Tổng nguồn vốn huy động năm 2017 tăng 8,33% hay tăng 35 tỷ so với năm 2016, năm 2018 tăng 10,11% hay tăng 46 tỷ so với năm 2017. Trong đó:

+ Tiền gửi dân cư là chỉ tiêu có nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất với 418 tỷ đồng vào năm 2017, tăng 8,58% hay tăng 33 tỷ đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 6,94% hay tăng 29 tỷ đồng so với năm 2017. Từ năm 2016 cho đến năm 2018, tổng nguồn vốn huy động của tiền gửi dân cư tăng 62 tỷ đồng. Tiền gửi dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán…Đây là nguồn vốn tạo ra nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng qua việc sử dụng nguồn tiền này để cho vay. Nguồn vốn này tăng mạnh chứng tỏ uy tín của Ngân hàng đang ngày càng được nâng cao, được đa số các khách hàng tin tưởng nên dùng vốn nhàn rỗi của mình gửi vào Ngân hàng để tìm lợi nhuận.

+ Tiền gửi từ các tổ chức KT-XH tăng nhẹ, nguồn vốn năm 2017 tăng 10% hay tăng 2 tỷ đồng so với năm 2016, năm 2018 nguồn vốn này tăng 18,18% tương ứng với tăng 4 tỷ đồng sovới năm 2017. Nguồn vốn này không biến động nhiều và khôngảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Tiền gửi kho bạc có nguồn vốn chiếm tỷ trọng thấp nhất và giữ nguyên vào năm 2016 và 2017 so với nguồn vốn của tiền gửi dân cư và tiền gửi từ các tổ chức xã hội với 15 tỷ đồng. Đến năm 2018, nguồn vốn tiền gửi kho bạc tăng lên vượt mức nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức KT-XH với 28 tỷ đồng, tăng đến 86,67% tương ứng với tăng 13 tỷ đồng so với năm 2016 và 2017.

Như vậy, có thể thấy nền kinh tế huyện nhà đang ổn định và phát triển, làm cơ sở cho việc mở rộng tín dụng trên địa bàn. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển hơn nữa thì Ngân hàng cần có nhiều biện pháp để nguồn vốn huy động được tăng cao.

Bảng 2.3: Kết quảhoạt động huy động vốn năm 2016-2018 theo thời hạn gửi tiền (Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉtiêu

2016 2017 2018 So sánh

GT % GT % GT %

2017/2016 2018/2017

+/- % +/- %

TG không kỳhạn 70 16,67 86 18,90 85 16,97 16 22,86 -1 -1,16 TG có kỳhạnđến 12 tháng 102 24,28 110 24,18 117 23,35 8 7,84 7 6,36 TG có kỳhạn trên 12 tháng 248 59,05 259 56,92 299 59,68 11 4,43 40 15,44 Tổng nguồn vốn huy động 420 100 455 100 501 100 35 8,3 46 10,11 (Nguồn: Phòng Kinh doanh tín dụng) Nhận xét:

- Nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng có tỷ lệ cao nhất so với nguồn vốn có kỳ hạn đến 12 tháng và nguồn vốn không kỳ hạn, chiếm 59% trong tổng nguồn vốn tương ứng với 248 tỷ đồng vào năm 2016. Năm 2017, nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng tăng 4,43% tương ứng với tăng 11 tỷ đồng so với năm 2016. Đến năm 2018, nguồn vốn này tăng 15,44% tương ứng với tăng 40 tỷ đồng so với năm 2017.

- Nguồn vốn có kỳ hạn đến 12 tháng có chiều hướng tăng dần qua các năm, năm 2017 nguồn vốn này tăng 7,84% hay tăng 8 tỷ đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 6,36% tương ứng với tăng 7 tỷ đồng so với năm 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Đối với nguồn vốn không kỳ hạn, năm 2017 tăng 22,86% tương ứng với tăng 16 tỷ đồng so với năm 2016. Đến năm 2018, nguồn vốn này giảm 1,16% tương ứng với giảm 1 tỷ đồng.

Số liệu trên cho thấy NHNo&PTNT huyện A Lưới đang làm tốt trách nhiệm và chức năng của mình, nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng có tỷ lệ lớn chứng tỏ khách hàng xem đây là một ngân hàng uy tín, họ có lòng tin đối với ngân hàng và dùng tiền nhàn rỗi của mình gửi vào ngân hàng trong thờigian dài.

Công tác cho vay và thu nợ:

Cho vay là nghiệp vụ chính và quan trọng đối với NHNo&PTNT huyện A Lưới,cùng với công tác huy động vốn, công tác cho vay có vai trò quan trọng trong việc cân bằng vốn cho ngân hàng.

Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi song hành với nhiệm vụ phát triển cho vay, NHNo&PTNT huyện A Lưới lại gánh lên vai mục tiêu thu hồi được nợ và giảm số lượng nợ xấu, vì thế phải thiết lập nhiều phương thức khác nhau để thu hồi nợ từ thời điểm chưa quá hạn đến khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ. Thực tế thu hồi không hề dễ, nhiều khách hàng châyỳ,gọi không nghe máy, khó khăn tài chính, thanh toán nợ không đúng hạn, … là nguyên nhân khiến cho việc thu nợ của ngân hàng gặp vô vàn trắc trở. Cho dù là nguyên nhân khách quan (thiên tai, bệnh tật, khủng hoảng,…) hay nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng thì quan tâm của Ngân hàng chỉ có một đó là: thu hồi được nợ vay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.4: Tình hình cho vay và thu nợcủa NHNo&PTNT huyện A Lưới:

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

So sánh

2017/2016 2018/2017

Sốtiền % Sốtiền %

Doanh sốcho vay 124 165 187 41 33,06 22 13,33

Doanh sốthu nợ 101 129 168 28 27,72 39 30,23

Tổng dư nợ 350 386 405 36 10,29 19 4,92

(Nguồn: Phòng Kinh doanh tín dụng) Nhận xét:

- Trong những năm vừa qua,dưới sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước cùng ngành, NHNo&PTNT huyện A Lưới đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nỗ lực chungkhông ngừng nghỉ của toàn Đảng toàn dân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giầu nghèo giữa các vùng, giữa các dân tộc, nhóm dân cư đồng bào huyện A Lưới. NHNo&PTNT huyện A Lưới luôn thực thi các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, nhằm đem đến nguồn vốn với lãi suất ưu đãi cùng người nông dân A Lưới vượt qua khó khăn, thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Doanh số cho vay khách hàng của NHNo&PTNT huyện A Lưới khá cao và tăng dần qua các năm, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Trong đó, cụ thể: Năm 2016 doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện A Lưới đạt 124 tỷ đồng, năm 2017 doanh số cho vay tăng 33,06% hay tăng 41 tỷ đồng so với năm 2016. năm 2018 doanh số cho vay đạt 187 tỷ đồng, có nghĩa là đã tăng 13,33% hay tăng 22 tỷ đồng so với năm 2017.

- Doanh số thu nợ năm 2017 so với năm 2016 tăng 27,72% hay tăng 28 tỷ đồng, năm 2018 doanh số thu nợ tăng 30,23% hay tăng 39 tỷ đồng so với năm 2017. Để công tác thu nợ đạtkết quả tốt như vậy, có thể thấy chi nhánh đãưu tiên mở rộng cho vay đối với khách hàng có độ an toàn cao, hạn chế cho vay đối với khách hàng kém hiệu quả.

- Tổng dư nợ năm 2017 tăng 10,29% hay tăng 36 tỷ đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 4,92% hay tăng 19 tỷ đồng so với năm 2017. Như vậy, năm 2018 với tổng dư nợ là 405 tỷ đồng đã tăng 55 tỷ đồng so với năm 2016, tốc độ tăng trưởng là 15,71%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Dư nợ

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ được phân theo thời hạn cho vay tại NHNo&PTNThuyện A Lưới

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉtiêu

2016 2017 2018 So sánh

GT % GT % GT %

2017/2016 2018/2017

GT % GT %

Ngắn hạn 110 31,43 105 27,20 115 28,40 -5 -4,55 10 9,52

Trung,dài hạn 240 68,57 281 72,80 290 71,60 41 17,08 9 3,20

Tổng dư nợ 350 100 386 100 405 100 36 10,29 19 4,92

(Nguồn: Phòng Kinh doanh tín dụng) Nhận xét:

- Bảng số liệu cho thấy dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2017, dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng 17,08% tương ứng với tăng 41 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018 tăng 3,2% tương ứng với tăng 9 tỷ đồng so với năm 2017. Dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng dần qua 3 năm, tuy nhiên năm 2018 số lượng tăng không đáng kể so với năm 2016 và 2017.

-Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể, giảm 4,55%

hay giảm 5 tỷ đồng vào năm 2017 so với năm 2016, tăng 9,52% tương ứng với tăng 10 tỷ đồng vào năm 2018 so với năm 2017.

- Như vậy có thể thấy được rằng NHNo&PTNT huyện A Lưới tăng cường cho vay ngắn hạn vào năm 2018, giảm thiểu rủi ro so với cho vay trung và dài hạn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ được phân theo thành phần kinh tế

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉtiêu

2016 2017 2018 So sánh

GT % GT % GT %

2017/2016 2018/2017

+/- % +/- %

Dư nợcho vay DN,HTX 35 10 20 5,18 45 11,11 -15 -42,86 25 125 Dư nợcho vay hộND 15 4,29 17 4,40 20 4,94 2 13,33 3 17,65 Dư nợcho vay khác 300 85,71 349 90,42 340 83,95 49 16,33 -9 -2,58

Tổng dư nợ 350 100 386 100 405 100 36 10,29 19 4,92

(Nguồn: Phòng Kinh doanh tín dụng) Nhận xét:

+ Bảng sốliệu cho thấydư nợ cho vay các đối tượng khác chiếm tỷtrọng cao nhất.

Năm 2016 dư nợ cho vay khác chiếm đến 85,71% trong tổng dư nợ. Năm 2017chiếm 90,4% trong tổng dư nợ. Năm 2018 chiếm 83,95% trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy đối tượng vay vốn của NHNo&PTNT là đa dạng, thuộc nhiều ngành nghề, nhiều cấp bậc khác nhau. Năm 2017, dư nợ cho vay các đối tượng khác tăng 16,33% hay tăng 49 tỷ đồng so với năm 2016, đến năm 2018, giảm 2,58% tương ứng với giảm 9 tỷ đồng.

+ Dư nợcho vay DN, HTX tăng giảm không đều trong 3 nămqua. Cụthể, Năm 2017, dư nợ cho vay DN, HTX giảm đến 42,86% tương ứng với giảm 15 tỷ đồng so với năm 2016. Đến năm 2018, lại tăng cao với tỷ lệ 125% tương ứng với tăng 25 tỷ đồng so với năm 2017. Trong khi đó dư nợcho vay ngắn hạn giảm vào năm 2017 và tăng 2018, có thể thấy được rằng dư nợ cho vay ngắn hạn chủ yếu là từ các doanh nghiệp.

+Dư nợcho vay hộnông dân chiếm tỷtrọng thấp nhất so với các đối tượng vay vốn khác, điều này là do DSCV hộnông dân thấp, trong sốít những hộ nông dân đã và đang tích cực xây dựng cuộc sống bằng cách vay vốn làm ăn thì đa số người dân sinh sống ở vùng núi A Lưới có trình độ sản xuất thấp, kỹthuật lạc hậu, dụng cụ lao động thô sơ, không có ý chí phát triển,

Trường Đại học Kinh tế Huế

nâng cao đời sống, họchỉtận dụng những cái có sẵn

trong tự nhiên đểtrồng trọt, chăn nuôi nhằm cung cấp cho chính họ đểsống qua ngày.

Tuy nhiên dư nợ cho vay hộ nông dân đều tăng trong ba năm qua. Cụ thể, từ năm 2016 đến năm 2017, tăng 13,33% hay tăng 2 tỷ đồng, từ năm 2017 đến năm 2018, tăng 17,65% hay tăng 3tỷ đồng. Như vậy có thểthấy hộnông dân huyện A Lưới đang từng bước phát triển, số hộ nông dân hiểu được trách nhiệm và lợi ích của mình đối với vấn đề vay vốn tăng lên, có cơ hội tiếp cận vốn vay đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Có thểthấy chiều hướng tăng lên của chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT huyện A Lưới.