• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN

1.2. Thực tiễn nâng cao chất lượng tín dụng hộ Trường Đại học Kinh tế Huế nông dân ở một số ngân hàng điển hình

1.2.3. Kinh nghiệm NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị

Từ năm 2010 đến nay, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều chủ trương, giải pháp để huy động nguồn vốn, mở rộng các loại hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng nhân sự của các chi nhánh, phòng giao dịch để đổi mới hiệu quả hoạt động trong huy động vốn và cho vay; tăng cường

Trường Đại học Kinh tế Huế

thành lập các tổ lưu động để thuận tiện giao dịch với bà con nông dânở khu vực vùng sâu, vùng xa. Trong đầu tư tín dụng, , NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị tiếp tục bám sát các định hướng, chủ trương của tỉnh về quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, phát triển kinh tế nông nghiệp, qua đó chỉ đạo các chi nhánh trên địa bàn điều tra, khảo sátcụ thể tình hình kinh tế - xã hội để xây dựng hồ sơ kinh tế của cấp xã, cấp huyện trên cơ sở các chỉ tiêu cụ thể về nhu cầu vay vốn của từng ngành nghề; số vốn đã cho vay; số hộ đãđược vay/tổng số hộ có nhu cầu vay vốn; nhu cầu vay vốn ngắn hạn, trung hạn…để triển khai rộng rãi. Chi nhánh chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội để chuyển tải vốn đến hộ nông dân có mức vay nhỏ; Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng tập trung vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để tiếp tục đầu tư phát triển chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khai thác, chế biến thủy sản; xây dựng các vùng nguyên liệu sắn, rừng trồng phục vụ công nghiệp chế biến… Đẩy mạnh đầu tư vốn cho các hộ nông dân và cá nhân có mô hình sản xuất hàng hóa phù hợp với chương trình phát triển kinh tế của từng vùng, miền nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình sản xuất kinh doanh, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng gắn với thị trường, sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, kinh tế hộ để chế biến, nâng cao giá trị và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Ưu tiên nguồn vốn cho các doanh nghiệp đang thực hiện mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 5/3/2014 của Chính phủ. Mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn… Bên cạnh đó, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị tiếp tục thực hiện tốt việc hướng dẫn về quy trình, thủ tục cho vay theo hướng rõ ràng, minh bạch, đơn giản tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn vay.

Tổng dư nợ cho vay đến ngày 31/12/2015 của , NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị đạt 5.690 tỷ đồng, tăng 859 tỷ đồng so đầu năm, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân giai đoạn 2010- 2015 đạt 17%/năm. Trong đó, dư nợ cho vay hộ sản xuất, cá nhân đạt 4.150 tỷ đồng, chiếm 72% tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ dưnợ cho vay ngắn hạn 52%; tỷ lệ dư nợ cho vay trung, dài hạn 48%. Tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,17% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Công tác huy động vốn đạt kết quả tích cực, đến 31/12/2015 đạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

6.030 tỷ đồng, tăng 730 tỷ đồng so năm 2014, trong đó nguồn tiền gửi có tính ổn định từ dân cư chiếm tỷ trọng 90%...

Thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển “Tam nông”, điểm nổi bật trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị là chưa để xảy ra tình trạng khách hàng có đủ điều kiện vay vốn mà không được vay vốn; cung ứng vốn tín dụng phục vụ tốt các chủ trương lớn của tỉnh về nông nghiệp như phát triển cao su tiểu điền, cà phê, nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ hải sản, các chương trình tín dụng ưu đãi cho vay khắc phục thiên tai, cho vay phát triển kinh tế - xã hội ở huyện nghèo Đakrông, chương trình xây dựng nông thôn mới... Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị đã phát huy tốt hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động và làm lành mạnh hóa thị trường tín dụng ở nông thôn.

Kinh nghiệm rút ra đối với NHNo&PTNT huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế:

- Triển khai kịp thời và nhanh chóng các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Nắm bắt nhu cầu về vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;

tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị -xã hội các cấp để tổ chức thực hiện có hiệu quả, tuyên truyền về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đến khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, hộ nông dân và các tổchức chính trị - xã hội gắn với việc tuyên truyền, hướng dẫn sửdụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng.

- Tập trung và ưu tiên nguồn vốn để mở rộng cho vay các chương trình, dự án trên địa bàn. Thực hiện cơ cấu lại thời hạn và kỳ hạn trả nợ, áp dụng đúng quy định;

chủ động điều chỉnh giảm lãi suất chocác khoản vay cũ, thu nợ gốc trước, thu lãi sau...

nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng.

- Thực hiện việc cho vay không có bảo đảm tài sản để tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn vốn vay phát triển nông nghiệp, nông thôn

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tăng cường tìm hiểu khách hàng; tiếp thị khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng; tạo uy tín, xây dựng thương hiệu bằng đổi mới công tác phục vụ, chỉnh đốn tác phong làm việc, kỹ năng giao tiếp, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng

- Kiện toàn, nâng cao chất lượngnhân sự của các chi nhánh, phòng giao dịch để đổi mới hiệu quả hoạt động trong huy động vốn và cho vay; tăng cường thành lập các tổ lưu động để thuận tiện giao dịch với bà con nông dânở khu vực vùng sâu, vùng xa.

- Chủ động phối hợp với các tổ chức chínhtrị - xã hội để chuyển tải vốn đến hộ nông dân có mức vay nhỏ

- Đẩy mạnh đầu tư vốn cho các hộ nông dân và cá nhân có mô hình sản xuất hàng hóa phù hợp với chương trình phát triển kinh tế của từng vùng, miền nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình sản xuất kinh doanh, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng gắn với thị trường, sản xuất các sản phẩm có giá trịkinh tếcao.

-Đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, kinh tế hộ để chế biến, nâng cao giá trị và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân.

- Hướng dẫn về quy trình, thủ tục cho vay theo hướng rõ ràng, minh bạch, đơn giản tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng là hộ nông dân trong tiếp cận vốn vay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN