• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI THÚC ĐẨY Ý ĐỊNH MUA

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI THÚC ĐẨY Ý

3.2 Giải pháp

3.2.1 Nhóm giải pháp về chính sách bán hàng

Nhu cầu của người tiêu dùng luôn biến đổi, cho nên công ty cần chú ý nắm bắt thông tin về xu hướng nhu cầu của người tiêu dùng để biết được những dòng sản phẩm nào được tiêu thụ mạnh, yếu để có chính sách bán hàng hợp lí nhất.

Chú trọng đến mức chiết khấu để nâng cao ý định mua của nhà bán lẻ. Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng sẽ có những mức chiết khấu khác nhau.

Công ty cần tìm hiểu đánh giá của nhà bán lẻ về giá bán của đối thủ cạnh tranh, để kịp thời có điều chỉnh giá bán hợp lý nhất với tình hình thị trường cũng như mức chi tiêu của khách hàng.

Cần tăng cường thêm những cuộc nghiên cứu thị trường nên được thực hiện thường xuyên để phục vụ cho việc thu thập được các thông tin quan trọng mang tính chất thời điểm về mức giá của các sản phẩm cạnh tranh và nếu cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp.

Công ty cần chú ý đến chính sách trả thưởng trưng bày cho nhà bán lẻ, đảm bảo cho đôi bên đều có lợi.

3.2.2 Nhóm giải pháp về nhân viên bán hàng

Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên bán hàng. Công ty có thể tổ chức các lớp đào tạo về chuyên môn, tạo điều kiện cho NVBH tham gia các khóa học trong thời gian ngắn nhằm nâng cao các kỹ năng giao tiếp, quan hệ công chúng để dễ dàng thuyết phục khách hàng.

Tổ chức lực lượng bán hàng chuyên môn hóa, phân chia nhân viên bán hàng thành các nhóm nhỏ với những công việc cụ thể của từng nhóm.

Cần theo dõi quá trình tiếp xúc với khách hàng của nhân viên bán hàng hằng ngày và đặt định mức tiêu thụ sản phẩm hằng tháng, có các chính sách lương thưởng theo sản phẩm để khích lệ, thúc đẩy nhân việc làm việc có hiệu quả và tích cực hơn.

Mỗi nhân viên bán hàng đều phải ghi chép số lượng khách hàng, số hàng giao cho từng khách hàng, địa điểm giao nhận và thời gian cung ứng từng ngày để phân phối hàng hóa theo tuyến đường phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí và đảm bảo thời gian giao hàng cho các nhà bán lẻ một cách hợp lí.

Ghi chép những nguyên nhân mà nhân viên bán hàng không thành công để bộ phận

Trường Đại học Kinh tế Huế

quản lý và bộ phận bán hàng tìm các giải pháp phù hợp hơn.

3.2.3 Nhóm giải pháp về hoạt động xúc tiến

Tăng cường các thêm nhiều chương trình khuyến mãi phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau. Tăng thêm các chương trình khuyến mãi vào các tháng được tiêu thụ ít để kích thích quyết định mua của nhà bán lẻ. Về thông tin về chương trình khuyến mãi, công ty có thể thông qua NVBH để thông báo đến các nhà bán lẻ.

Chọn lựa hình thức khuyến mãi hợp lý với khách hàng, đòi hỏi phải quan sát và tìm hiểu khách hàng mình thích cái gì? Các hình thức khuyến mãi của đối thủ cạnh tranh có kích thích được khách hàng hay không…

Công ty nên tích cực đẩy mạnh công tác trang bị dụng cụ hỗ trợ bán hàng cho các cửa hiệu như: catalogue, kệ, giá cần thiết, … để thông qua các cửa hàng này để quảng cáo đến người tiêu dùng. Bảng hiệu hay catalogue phải được thiết kế đẹp, bắt mắt và phù hợp, nội dung trình bày chi tiết, rõ ràng, đánh mạnh hơn vào lợi ích của khách hàng.

Cần chú trọng công tác trưng bày bên trong cửa hàng, đặc biệt là các sản phẩm mới Khu vực bên trong cửa hàng cần sử dụng để giới thiệu hình ảnh Công ty đến với khách hàng, các giấy chứng nhận, thành tích mà Công ty đã đạt được.

3.2.4 Nhóm giải pháp về mối quan hệ

Mỗi nhân viên bán hàng phải tiếp cận đến với số lượng nhà bán lẻ khá lớn, cho nên nhân viên bán hàng cần ghi chép cẩn thận những thông tin của nhà bán lẻ, để từ đó có thể tạo được mối quan hệ tốt với nhà bán lẻ, giúp thúc đẩy ý định mua của nhà bán lẻ nhanh hơn.

Thường xuyên gọi điện thăm hỏi các nhà bán lẻ về tình hình bán hàng của họ, để từ đó tạo được mối quan hệ thân thiết, cũng từ đó xây dựng chính sách bán hàng cho phù hợp. Hãy làm mọi thứ có thể để cung cấp dịch vụ tốt nhất tới khách hàng trên cơ sở thường xuyên và liên tục. Phản hồi nhanh chóng và nhiệt tình và sẵn sàng đưa ra những ưu đãi hoặc giảm giá đặc biệt để kích thích khách hàng mua nhiều hơn.

Luôn lắng nghe những gì khách hàng nói: Khi việc đối thoại với khách hàng trở nên rất dễ dàng thông qua nhiều công cụ hỗ trợ trực tuyến, cần phải học cách lắng nghe thực sự, xem xét đến những thay đổi mà công ty có thể làm được dựa trên những phản hồi và theo sát chúng. Khách hàng chính là “mạch máu” của doanh nghiệp, do

Trường Đại học Kinh tế Huế

đó, nếu bạn từ chối giải quyết các yêu cầu thích đáng từ phía họ sẽ gây nên sự “tắc nghẽn” không đáng có.

Việc thực hiện những lời hứa hẹn thể hiện tính tường minh của công ty, đồng thời xây dựng niềm tin và tính phụ thuộc nơi khách hàng. Điều chỉnh những mong đợi của khách hàng để đảm bảo rằng những mục tiêu được lập ra có thể thực hiện.Tăng cường thêm các quà tặng vào các ngày lễ, tết.

3.2.5 Nhóm giải pháp về thương hiệu

Tăng cường hơn đến hoạt động truyền thông, để khách hàng biết đến Tân Nguyên nhiều hơn. Nên đưa ra câu khẩu hiệu (slogan) cho công ty. Doanh nghiệp muốn thương hiệu của mình có chỗ đứng vững vàng trên thị trường và phát triển theo thời gian thì hình ảnh là vô cùng quan trọng. Slogan giúp truyền tải thông điệp, niềm tin mà công ty muốn gửi đến khách hàng. Bố trí slogan bắt mắt và nhấn mạnh slogan trong mọi quảng cáo, hoạt động.

Tạo sự hiện diện mạnh mẽ trên mạng xã hội. Mạng xã hội chắc chắn là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, bởi đó sẽ là một nơi tốt nhất để trực tiếp tương tác và thu hút khách hàng tiềm nặng. Cần đầu tư vào hình ảnh và việc sáng tạo ra các nội dung phát triển thương hiệu.

Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo, tin cậy, nhằm xây dựng được lòng tin đối với khách hàng, đảm bảo làm hài lòng khách hàng. Giữ chân được khách hàng hiện tại, thu hút nhiều khách hàng mới bằng việc sẵn sàng đưa ra ưu đãi hoặc giảm giá đối với các sản phẩm của doanh nghiệp.

Công ty cần liên tục theo dõi từ tổng thể đến chi tiết để kiểm tra và sửa chữa chiến lược kịp thời không làm ảnh hưởng đến mục tiêu mà công ty đưa ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ