• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỊNH HƯỚNG, NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN HỆ

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG, NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN HỆ

TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG

3.1.1. Định hướng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng

Thứ nhất, tăng cường năng lực cho hệ thống giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty xây dựng thuộc BQP trong thời gian tới

Hiện nay Chính phủ đã ủy quyền cho BQP làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các công ty xây dựng thuộc BQP. Giúp việc cho BQP trong việc quản lý các công ty này là Cục Tài chính BQP. Do đó, để có thể nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty xây dựng thuộc BQP thì trong thời gian tới cần phải tăng cường năng lực giám sát hoạt động tài chính của các đơn vị được ủy quyền đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước tại các công ty này. Tăng cường năng lực giám sát ở đây còn được hiểu là nâng cao trình độ, năng lực giám sát của các cán bộ được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ này

Thứ hai, phát triển đồng bộ hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính Hiện nay, việc giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP vẫn đang tuân thủ theo các chỉ tiêu trong Nghị định số 61/2013/NĐ-CP, chưa hình thành một bộ chỉ tiêu riêng đặc thù cho công ty xây dựng thuộc BQP. Do đó, trong thời gian tới cần phải xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính phù hợp với đặc điểm của các công ty xây dựng thuộc BQP.

Thứ ba, nghiên cứu mô hình giám sát mức vốn theo yêu cầu rủi ro của từng doanh nghiệp

Hiện nay, công tác giám sát hoạt động tài chính chủ yếu là giám sát tuân thủ mà chưa chú trọng tới công tác giám sát cảnh báo rủi ro. Công ty xây dựng

thuộc BQP mang những đặc điểm chung của các công ty thuộc ngành xây dựng, đồng thời có đặc điểm riêng biệt của quân đội. Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nào cũng phải gánh chịu những rủi ro không thể lường trước. Giám sát hoạt động tài chính còn có một mục tiêu quan trọng là cảnh báo rủi ro, dựa vào đó doanh nghiệp đưa ra được những hành động phù hợp. Do đó trong thời gian tới, hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính không những vì mục đích tuân thủ, mà còn phải giúp cảnh báo được rủi ro cho doanh nghiệp.

3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng

- Hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính phải dựa trên nội dung giám sát hoạt động tài chính nhằm đáp ứng theo yêu cầu quản lý tài chính.

- Hệ thống chỉ tiêu giám sát là cơ sở để giám sát và đánh giá hoạt động tài chính của các công ty. Khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu này, cần phải dựa vào đặc điểm ngành nghề xây dựng của các công ty, có như vậy mới giúp cho các công ty rút ra được kết luận chuẩn xác về hoạt động tài chính của mình.

- Hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính khi xây dựng cần căn cứ vào phương pháp, kỹ thuật tính toán đối với từng chỉ tiêu. Có như vậy, bộ chỉ tiêu được xây dựng mới đảm bảo tính khoa học, chính xác nhằm cung cấp các thông tin đáng tin cậy cho chủ sở hữu.

3.1.3. Yêu cầu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng

Thứ nhất, hệ thống chỉ tiêu GS HĐTC phải đảm bảo giám sát toàn diện hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu của HT giám sát HĐTC cần phải bao hàm đầy đủ các yêu cầu: (i) Phản ánh toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị từ khâu lập kế hoạch, thực hiện, kết thúc; (ii) Thỏa mãn đồng thời các mục tiêu: giám sát tuân thủ pháp luật, giám sát hoạt động (hiệu quả), giám sát cảnh báo rủi ro; (iii) Phản ánh toàn diện quá trình tạo lập, sử dụng, thu hồi vốn;

Thứ hai, đảm bảo tuân thủ các văn bản pháp lý của BQP và những quy định nội bộ tại các công ty

Như đã trình bày trên, hiện nay các văn bản, quy định về các chỉ tiêu giám sát HĐTC của riêng BQP là chưa có. Các đơn vị xây dựng trực thuộc BQP vừa có hoạt động xây dựng mang tính chính trị thụ hưởng ngân sách, vừa có hoạt động xây dựng vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nhưng mang tính đặc thù trong lĩnh vực Quốc phòng. Đặc thù của các hoạt động này là tính chất mệnh lệnh, tính chất cơ mật, quyết liệt, cơ động cao, tính đặc trưng của cơ cấu tổ chức, môi trường hoạt động đặc biệt (có lúc trong thời bình, có lúc trong thời chiến…) ảnh hưởng và chi phối một cách trực tiếp, toàn diện mọi hoạt động tài chính quân đội. Hoạt động tài chính quân đội phải lấy việc phục vụ nhiệm vụ quân sự là mục tiêu hàng đầu song không phải chi tiêu với bất giá nào. Tổ chức kiểm soát, giám sát hoạt động này phải phù hợp với yêu cầu hoạt động quân sự, đạt được hiệu quả toàn diện và thích ứng với các tình huống, các trạng thái sẵn sàng chiến đấu, đồng thời cũng phải đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính của nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, tuân thủ đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao.

Có thể kể đến một số văn bản vận dụng như năm 2004, BTC có Quyết định số 67/2004/QĐ- BTC ngày 13 tháng 8 năm 2004 về việc ban hành “Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí, Ngân sách nhà nước” đây là văn bản duy nhất có tính chất bắt buộc về việc tự kiểm tra tài chính, kế toán đối với các cơ quan đơn vị có sử dụng kinh phí, ngân sách nhà nước. Có thể coi Quyết định này là cơ sở pháp lý đầu tiên quy định về KSNB - hình thức giám sát hoạt động tài chính trong các đơn vị thụ hưởng NSNN. Tuy nhiên, quyết định mới chỉ đề cập đến quy định có tính chất bắt buộc chung, chưa mang tính hướng dẫn cụ thể, đầy đủ về tổ chức hệ thống KSNB, giám sát hoạt động tài chính. Tiếp sau đó, Chính phủ cũng đã ban hành một số các nghị định liên quan đến công tác giám sát hoạt động xây dựng cũng như hoạt động tài chính.

Về công tác đầu tư xây dựng, đã ban hành Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 để quản lý, giám sát đánh giá đầu tư các công trình xây dựng.

Về Quy chế giám sát, đã ban hành Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 về việc ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động, công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Do đó hoàn thiện hệ thống pháp lý về giám sát hoạt động tài chính tại các công ty xây dựng thuộc BQP là điều kiện để có thể triển khai tốt và có hiệu quả hoạt động giám sát hoạt động tài chính tại các công ty này.

Thứ ba, yêu cầu về đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giám sát

Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác giám sát HĐTC hiện nay còn quá lạc hậu, chưa đáp ứng, chưa theo kịp tình hình đổi mới về ứng dụng công nghệ thông tin, trình độ khoa học tiên tiến. Đặc biệt là hệ thống phân tích rủi ro, tổng hợp số liệu một cách nhanh, chính xác với khối lượng lớn, cùng một lúc của nhiều đơn vị. Các kênh thông tin mang tính chất liên kết, trao đổi, bổ sung cho nhau còn thiếu và yếu. Đòi hỏi của thực tiễn phát triển xã hội trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng, cần phải đổi mới trang thiết bị về việc ứng dụng công nghệ mới tiên tiến hiện đại vào công tác giám sát HĐTC.

Thứ tư, yêu cầu về nâng cao trình độ, năng lực cán bộ giám sát

Với yêu cầu đổi mới về trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đòi hỏi phải nâng cao trình độ, năng lực cán bộ làm công tác giám sát HĐTC để phù hợp với yêu cầu đổi mới.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT