• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT

3.2.2. Xây dựng nhóm chỉ tiêu cảnh báo rủi ro

Giám sát là một quá trình liên tục và mục tiêu của giám sát còn để cảnh báo rủi ro. Do đó cần thiết phải xây dựng các chỉ tiêu cảnh báo rủi ro. Để có thể xây dựng nhóm chỉ tiêu cảnh báo rủi ro, ta có thể dựa vào các nội dung sau:

- Áp dụng mô hình “Áp lực quả lắc” để nhận biết dấu hiệu rủi ro đổ vỡ của doanh nghiệp

Hiện nay nhiều chuyên gia tài chính sử dụng mô hình “Áp lực quả lắc” để giám sát và đánh giá mức độ “an toàn tài chính” của một doanh nghiệp. Mô hình này tập trung vào vấn đề quản lý dòng tiền hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc tạo ra tiền không phải là yếu tố duy nhất trong công tác quản trị của doanh nghiệp, nhưng có thể giúp doanh nghiệp nhận biết được tình trạng tài chính của mình. Theo mô hình này, mỗi vị trí của quả lắc sẽ đưa lại những dấu hiệu mang ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:

- Nếu doanh nghiệp gặp phải các dấu hiệu như có tiềm năng vi phạm hợp đồng, hệ số tín nhiệm sụt giảm, lợi nhuận ở mức cảnh báo hoặc lợi nhuận giảm.

Tuy nhiên ở các doanh nghiệp này, hội đồng thành viên, ban điều hành vẫn có khả năng kiểm soát chiến lược hoạt động của doanh nghiệp, các dấu hiệu này có thể cảnh báo doanh nghiệp bắt đầu rơi vào tình trạng tài chính khó khăn, có khả năng mất an toàn tài chính.

- Nếu doanh nghiệp gặp phải các vấn đề như vi phạm hợp đồng, áp lực tín dụng (áp lực trả nợ), chi phí tái đầu tư cao, giá trị vốn chủ sở hữu không đáng kể, hoặc chủ nợ kiểm soát chiến lược hoạt động của doanh nghiệp, các dấu hiệu này có thể cảnh báo doanh nghiệp có thể đang rơi vào trạng thái mất kiểm soát và khả năng sắp phá sản.

Một doanh nghiệp mà có quả lắc di chuyển sang bên phải (sang vị trí dòng tiền âm) càng nhiều càng cho thấy doanh nghiệp đó đang ở tình trạng thất thoát một lượng tiền khá lớn, bắt đầu mất dần khả năng kiểm soát dòng tiền cũng như các hoạt động quản trị của mình. Lúc đó, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, cơ hội cải thiện ít.

Mỗi ngành nghề kinh doanh có những dấu hiệu mất an toàn khác nhau. Ở cùng một điều kiện các doanh nghiệp đó có thể sẽ ở các vị trí khác nhau trong quả lắc. Do đó các phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp cần được thực hiện trên cơ sở hoạt động đặc thù của doanh nghiệp đó. Với các doanh nghiệp xây dựng thuộc BQP, vừa hoạt động trong ngành xây dựng vừa trực thuộc BQP nên sẽ mang những đặc điểm riêng. Ngoài các hoạt động xây dựng

bên ngoài, các công ty này còn phải thi công các công trình mang những đặc thù riêng cho BQP. Do vậy khi áp dụng mô hình này vào các DNXD BQP cần phải chú ý đến đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp này. Nếu các doanh nghiệp chỉ thi công các công trình xây dựng bên ngoài thì việc áp dụng mô hình này phù hợp. Nhưng nếu các công ty còn phải thi công các công trình xây dựng theo chỉ định thầu của BQP, những công trình liên quan đến an ninh, quốc phòng thì cần phải bóc tách ra để áp dụng cho phù hợp.

Mô hình này cũng không phải luôn luôn phù hợp với tất cả các trường hợp mà doanh nghiệp gặp phải. Chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp cần thực hiện công tác giám sát liên tục và thường xuyên để có thể nhận biết được những dấu hiệu cảnh báo mất an toàn tài chính của doanh nghiệp.

Một số dấu hiệu mất an toàn tài chính

Tên dấu hiệu Diễn giải và các vấn đề cần lưu ý Dự báo lợi nhuận thấp hơn

so với kỳ vọng

Dấu hiệu này cho thấy doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn so với dự báo.

Khi nhận thấy dấu hiệu này, chủ sở hữu cần trao đổi với doanh nghiệp và đưa ra các chỉ đạo xử lý kịp thời

Doanh thu thuần/Lợi nhuận gộp giảm

Doanh thu thuần/lợi nhuận gộp giảm liên tiếp qua các kỳ là dấu hiệu cho thấy các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có hiệu quả. Doanh nghiệp đang không sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động…) trong quy trình sản xuất kinh doanh.

Khi nhận thấy dấu hiệu này, chủ sở hữu cần trao đổi với doanh nghiệp nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn tới việc doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Các biện pháp có thể gồm việc rà soát và quản lý chi phí, cắt giảm hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, điều chỉnh chiến lược, ngành nghề trọng tâm, tìm cách thức tiếp cận khách hàng, phương hướng phát triển sản phẩm khác…

Đây là một trong những dấu hiệu lãnh đạo doanh nghiệp cũng như chủ sở hữu cần tính đến trước khi phê duyệt cho DN thực hiện đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh kém lợi thế

Cạnh tranh trên thị trường/cạnh tranh về giá khốc liệt

Khi DN hoạt động trong một môi trường có sức ép cạnh tranh cao, giá cả và lợi nhuận gộp sẽ bị thắt chặt, nhất là thị trường xây dựng hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. DNXD BQP buộc phải đưa ra mức giá phù hợp hoặc giảm theo thị trường để tăng tính cạnh tranh. Do đó làm giảm lợi nhuận kỳ vọng, và gây áp lực dòng tiền, khó khăn trong trả nợ, gây mất an toàn tài chính.

Để ngăn ngừa các phát sinh có thể xảy ra, chủ sở hữu cần yêu cầu DN thường xuyên đánh giá tình hình thị trường, giải trình và đề xuất phương hướng phát triển, tăng lợi thế cạnh tranh.

Khả năng thanh toán lãi vay thấp

Dấu hiệu này cho thấy DN có thể gặp khó khăn để thu xếp các khoản trả nợ gốc và lãi vay từ các nguồn tiền thu được trong kỳ.

Khi nhận thấy dấu hiệu này, chủ sở hữu cần trao đổi với DN để có biện pháp xử lý như cân đối lại cơ cấu nguồn vốn, xem xét việc xử lý nợ còn tồn đọng ở công trình nào nhằm tăng cường vòng quay phải thu, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình nhằm tăng vòng quay hàng tồn kho… để nâng cao khả năng trả lãi.

Dòng tiền hoạt động âm/

Thanh khoản hạn chế

Dòng tiền hoạt động âm khi sử dụng tiền nhiều hơn lượng tiền tạo ra. Thanh khoản hạn chế xảy ra khi DN không có khả năng chuyển đổi các tài sản hiện có sang tiền mặt khi cần.

Theo đó DN ở trạng thái có thể trả nợ nhưng không thể trả nợ đúng hạn.

Vốn lưu động giảm Vốn lưu động là thước đo tài chính đại diện cho thanh khoản vận hành có sẵn cho một doanh nghiệp. Nếu tài sản ngắn hạn ít hơn nợ ngắn hạn, có thể coi đó là thâm hụt vốn lưu động.

Mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng

Mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trang trải kinh phí đầu tư, do tiền mặt đổ vào việc mua sắm các tài sản mới, và không thể tạo ra lợi nhuận ngay để có thể trả nợ huy động cho hoạt động đầu tư.

Một vấn đề khác của doanh nghiệp là tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, đầu tư vào ngành nghề kinh doanh không có lợi thế cạnh tranh, đầu tư không vì mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hậu quả tất yếu là DN nhanh chóng rơi vào tình trạng khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ nợ.

- Áp dụng hàm thống kê Z-score của I.Atman để có thể tính toán được chỉ số cảnh báo rủi ro.

Theo hàm thống kê Z-score của I.Atman, ta có chỉ số Z của công ty chưa niêm yết thuộc ngành sản xuất là:

Z’ = 0.717.X1 + 0.847.X2 + 3.107.X3 + 0.42.X4 + 0.998.X5 Trong đó:

X1 = Vốn lưu động thuần = (Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản

X3 = EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế)/Tổng tài sản

X4 = Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách của tổng nợ X5 = Hiệu quả sử dụng tài sản =Doanh thu/Tổng tài sản

- Nếu Z’ > 2.9 thì doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản;

- Nếu 1.23 < Z’ < 2.9 thì doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản;

- Nếu Z’ <1.23 thì doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Chỉ số này được I.Atman thống kê từ rất nhiều các công ty sản xuất của Mỹ. Ta có thể áp dụng chỉ số này đối với việc giám sát cảnh báo rủi ro đối với các công ty xây dựng thuộc BQP. Chỉ số này là một trong những chỉ số tham khảo giúp cho các công ty xây dựng thuộc BQP biết được công ty của mình đang trong diện cảnh báo nào. Tuy nhiên vì đặc điểm thị trường của Mỹ khác với Việt Nam nên đây cũng chỉ là chỉ số tham khảo giúp cho doanh nghiệp biết mình đang trong diện nào.

- Áp dụng mô hình kinh tế lượng để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của công ty xây dựng thuộc BQP

Ngoài ra ta có thể dựa vào mô hình kinh tế lượng để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của công ty. Để ước lượng các tham số của mô hình kinh tế lượng, kiểm định chất lượng của mô hình kinh tế lượng hay tiến

hành các bài toán dự báo (dự báo thông qua mô hình, dự báo nội tại của biến…), trước đây khi tin học chưa phát triển để giải quyết các bài toán này ta hay tiến hành tính toán một cách thủ công khi có số liệu thông qua các mô hình, phương trình toán học ta sẽ tính toán và tìm được. Nhưng phương pháp này có khá nhiều nhược điểm: tính toán thủ công, mất công sức, độ chính xác chưa cao (chứa nhiều sai sót), nhiều loại bài toán phức tạp rất khó thực hiện (một số bài toán không thực hiện được). Nhưng ngày nay, để giải quyết bài toán này và các nhược điểm này chúng ta đã có các phần mềm chuyên dụng để hỗ trợ, khi đó các bài toán này trở nên khá đơn giản, vấn đề của chúng ta là chọn được những mô hình phản ánh các mối quan hệ kinh tế làm sao cho phù hợp với cả lý thuyết và thực tế, có khả năng phân tích và ứng dụng cao, và cách thức phân tích kết quả qua mô hình như thế nào. Nhắc đến phần mềm ứng dụng cho kinh tế lượng thì có rất nhiều, một trong những phần mềm kinh tế lượng được dùng phổ biến, rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay đó là phần mềm EVIEWS, đây là phần mềm trên đó tích hợp rất nhiều ứng dụng như xây dựng, kiểm định chất lượng mô hình kinh tế lượng, phân tích và dự báo, phân tích số thống kê, xử lý số liệu, phân tích phương sai… Nhưng ưu điểm và thế mạnh lớn nhất của phần mềm này chính là ước lượng, kiểm định và dự báo cho mô hình kinh tế.

Trước khi bàn đến việc sử dụng mô hình tính toán nào để ước lượng rủi ro, các DNXD BQP cần phải khai thác triệt để sự kết hợp giữa quản trị rủi ro và kiểm toán nội bộ để đảm bảo tính liên tục trong các đánh giá và báo cáo rủi ro.

Khi có được một tổng hợp số liệu về thị trường, về các nguồn tín dụng, các phân tích tình huống cụ thể, việc áp dụng các công thức định lượng tạo ra cơ sở khoa học cho việc quản trị mới có thể thực sự phát huy hiệu quả. Hiện nay, để xử lý dữ liệu bằng định lượng nhằm tính toán và đo lường rủi ro tài chính gồm có phân tích GAP, phân tích Duration, phân tích triển vọng, phương pháp VaR hoặc sử dụng độ lệch chuẩn, lý thuyết cận biên, mô hình lấy ARCH làm gốc. Với mặt bằng chung trình độ quản lý của các DNXD BQP hiện nay, nếu không thuê ngoài, việc sử dụng độ lệch chuẩn sẽ là một phương pháp phù hợp nhưng chỉ

mang tính tạm thời. Việc sử dụng độ lệch chuẩn yêu cầu phải có một khối lượng dữ liệu rất lớn trong quá khứ và phải thu thập trong thời gian đủ dài thì tính chính xác mới được đảm bảo. Hơn nữa, rủi ro tài chính đến từ nhiều nguồn khác nhau và có những sự năng động nhất định trong các trào lưu biến đổi, việc chỉ thuần túy dựa vào các số liệu trong quá khứ để ước lượng rủi ro tương lai, rất nhiều yếu tố mới gây tác động sẽ bị bỏ qua. Hơn nữa, độ lệch chuẩn là một biến số thay đổi theo thời gian, điều này khiến việc xác định độ lệch chuẩn xác cho các tài sản tài chính trở thành một thách thức lớn đối với các nhà quản lý.

3.2.3. Xây dựng nhóm chỉ tiêu phi tài chính

Các chỉ tiêu phi tài chính có tác động trực tiếp đến DNXD BQP như tình hình trả nợ và lãi vay, khả năng ứng phó với các thay đổi, đa dạng hoá ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, khả năng mở rộng quy mô kinh doanh. Các nhân tố này có khả năng tác động làm gia tăng rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích và đánh giá tác động của các chỉ tiêu này đến khả năng thanh toán và mức độ rủi ro tài chính là rất cần thiết.

Mục đích, cơ sở xác định và nội dung ý nghĩa của các chỉ tiêu phi tài chính được thể hiện trong bảng sau:

141

Bảng 3.6: Cách xác định các chỉ tiêu phi tài chính

TT Chỉ tiêu Mục đích

của chỉ tiêu Cơ sở xác định và đánh giá Mức độ đánh giá

Mức độ Giải thích

1 Khả năng ứng phó với thay đổi

Đánh giá khả năng tận dụng những cơ hội và ứng phó với những thách thức của

doanh nghiệp trong tiến trình phát triển

Đánh giá dựa trên một số tiêu thức sau:

Khả năng dự đoán và nắm bắt xu hướng của thị trường;

Khả năng thích ứng với những biến động thay đổi của thị trường;

Có thể tận dụng những cơ hội do thay đổi thị trường mang lại và tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Một số dẫn chứng thể hiện tính năng động nhạy bén:

Trình độ kỹ thuật công nghệ áp dụng trong thi công các công trình

Công dụng và chất lượng của các công trình thi công

Chính sách dịch vụ bảo hành sau khi hoàn thành công trình

Công tác tiếp thị và quảng cáo

Công nghệ tiên tiến, khả năng quản trị cao, có

kinh nghiệm

Tiên phong trong việc thử nghiệm và sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong từng thời kỳ, thường xuyên cập nhập và đổi mới, có nhiều kinh nghiệm trong việc ứng phó các thay đổi

Công nghệ khá tiên tiến, khả năng

quản trị cao, có kinh nghiệm.

Thử nghiệm và sử dụng các công nghệ tiên tiến, thường xuyên cập nhập và đổi mới, có nhiều kinh nghiệm trong việc ứng phó các thay đổi

Công nghệ trung bình, khả năng

quản trị cao.

Có khả năng quản trị cao, tuy nhiên việc áp dụng công nghệ quản lý, công nghệ hoạt động ở mức trung bình

Công nghệ trung bình, khả năng quản trị bị hạn chế

Áp dụng công nghệ quản lý, công nghệ hoạt động ở mức trung bình;

tuy nhiên khả năng quản trị bị hạn chế

Công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị kém

Hiện tại vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị và ứng phó với những thay đổi kém

142

TT Chỉ tiêu Mục đích

của chỉ tiêu Cơ sở xác định và đánh giá Mức độ đánh giá

Mức độ Giải thích

2

Đa dạng hoá ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

Đánh giá về sản phẩm dịch vụ, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Đồng thời đánh giá về tiềm năng phát triển của ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

Được đánh giá thông qua các tiêu chí:

Danh mục sản phẩm dịch vụ;

Khu vực địa lý của doanh nghiệp;

Mạng lưới các chi nhánh;

Đối tượng khách hàng.

Xác định dựa trên nguồn thông tin sau:

Các phương tiện thông tin đại chúng;

Thông tin từ người lao động hiện tại;

Đa dạng hoá tốt quanh năng lực

cốt lõi

Việc đa dạng hóa ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh được thực hiện rất tốt dựa trên năng lực cốt lõi

Đa dạng hoá quanh năng lực

cốt lõi

Việc đa dạng hóa ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh dựa trên năng lực cốt lõi

Ít đa dạng hoá quanh năng lực

cốt lõi

Hạn chế việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh và đa dạng hóa ngành nghề dựa trên năng lực cốt lõi Không đa dạng

hoá

Dựa trên năng lực cốt lõi, doanh nghiệp không thực hiện việc đa dạng hóa ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

Đa dạng hoá ngoài năng lực cốt

lõi

Thực hiện việc đa dạng hóa ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh ngoài năng lực cốt lõi

143

TT Chỉ tiêu Mục đích

của chỉ tiêu Cơ sở xác định và đánh giá Mức độ đánh giá

Mức độ Giải thích

3 Khả năng mở rộng qui mô kinh doanh

Đánh giá về khả năng phát triển của doanh nghiệp thông qua việc doanh nghiệp có mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh hay không, những thuận lợi và khó khăn gặp phải

Đánh giá dựa trên các yếu tố sau:

Triển vọng phát triển của ngành xây dựng;

Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 3 năm gần đây của doanh nghiệp;

Khả năng mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp;

Các thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp;

Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý cũng như ban lãnh đạo…

Triển khai và thực hiện nhiều dự án phù hợp với khả

năng

Thực hiện mở rộng quy mô bằng việc triển khai và thực hiện nhiều dự án phù hợp với khả năng hiện

Mở rộng trong phạm vi phù hợp

với khả năng

Thực hiện mở rộng quy mô bằng việc mở rộng trong phạm vi phù hợp với khả năng hiện có

Không mở rộng nhiều qui mô

Không mở rộng nhiều quy mô trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Không mở rộng qui mô

Không thực hiện mở rộng quy mô trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Mở rộng quá nhiều và quá

nhanh

Mở rộng quá nhiều và quá nhanh vượt quá khả năng hiện có