• Không có kết quả nào được tìm thấy

2.3. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÀI

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

* Những tồn tại

- Về cơ sở dữ liệu: Mặc dù nguồn thông tin cung cấp cho giám sát hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng là thông tin từ hệ thống kế toán và

thông tin ngoài hệ thống kế toán. Nhưng bản thân thông tin từ hệ thống kế toán cũng chưa phản ánh một cách chi tiết thực trạng tài chính trong các công ty này.

Hiện nay trong báo cáo kết quả kinh doanh của một số đơn vị chưa phản ánh rõ nét phần lợi nhuận của công ty mẹ thu được khi đầu tư vào công ty con, công ty liên kết hoặc trên BCTC không phản ánh những khoản vay đã quá hạn, đến hạn.

Vì vậy, chất lượng giám sát hoạt động tài chính sẽ bị ảnh hưởng.

- Về phương pháp giám sát:

+ Đối với các phương pháp đã sử dụng: Mặc dù sử dụng phương pháp so sánh nhưng tại các công ty xây dựng thuộc BQP chỉ so sánh số liệu của đơn vị năm nay với năm trước hoặc kỳ này với kỳ trước mà không so sánh số liệu của đơn vị trong nhiều năm liên tục (khoảng từ 3 đến 5 năm) qua đó thấy rõ được xu hướng biến động của chỉ tiêu, chưa sử dụng giá trị trung bình của ngành để so sánh tình hình hoạt động của đơn vị so với ngành.

+ Hiện nay các công ty xây dựng thuộc BQP chưa đề cập đến các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cũng như phương pháp phân tích tính chất ảnh hưởng của nhân tố nhằm phân tích thực chất ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu giám sát, đồng thời chưa sử dụng phương pháp phân tích Dupont để phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính để thấy được nhân tố ảnh hưởng chi phối.

- Về tổ chức giám sát hoạt động tài chính ở cấp chủ sở hữu: Hiện nay, đơn vị đầu mối mà cụ thể là Cục Tài chính BQP đang chủ yếu tập trung vào việc tổng hợp và thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Nghị định số 61/2013/NĐ-CP thay vì là đơn vị có khả năng giám sát doanh nghiệp một cách toàn diện và tổng thể từ việc chủ động trong việc thực hiện phân tích, đánh giá, theo dõi, lập kế hoạch giám sát, tham mưu cho chủ sở hữu về kế hoạch chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kết quả giám sát và kế hoạch hành động đối với từng doanh nghiệp.

- Về nội dung giám sát: Nội dung giám sát chưa thực sự bám sát theo nội dung hoạt động tài chính: hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng và đầu tư vốn, hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó từng nội dung giám

sát cũng chỉ dựa vào một số chỉ tiêu nhất định nên chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thông tin cho các chủ thể quản lý, chủ sở hữu chứ chưa phản ánh được bức tranh tổng thể về hoạt động tài chính của công ty.

- Về chỉ tiêu giám sát:

Thứ nhất: Các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính còn quá ít

Mặc dù Nghị định số 61/2013/NĐ-CP khuyến khích các chủ sở hữu chủ động xây dựng một hệ thống chỉ tiêu giám sát phù hợp với từng đối tượng, nhưng ngoại trừ 5 chỉ tiêu được quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP, chủ sở hữu chưa áp dụng thêm các chỉ tiêu đặc thù nào cho mục đích giám sát hoạt động tài chính của các doanh nghiệp trực thuộc.

Tại các công ty xây dựng, ngoài các chỉ tiêu được quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP, các công ty xây dựng này cũng chưa tự xây dựng cho mình hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính.

Các chỉ tiêu này mới chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu tài chính và tuân thủ, chưa có các chỉ tiêu về quản trị doanh nghiệp…

Thứ hai, các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính chưa bao quát hết các nội dung hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Cụ thể hoạt động huy động vốn, chưa có bộ chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn của công ty, từ đó chủ sở hữu không thể giám sát được chính sách huy động vốn hiện nay của công ty như thế nào để từ đó đưa ra cảnh báo phù hợp. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn gắn liền với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Chưa có chỉ tiêu nào phản ánh mức độ sử dụng nợ, đây là chỉ tiêu thể hiện sự phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp, mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Về hoạt động sử dụng vốn, chưa có bộ chỉ tiêu phản ánh được tình hình sử dụng vốn của công ty vào các hoạt động kinh doanh, từ đó chủ sở hữu chưa có được cái nhìn cụ thể về hoạt động sử dụng vốn trong ngành và ngoài ngành của công ty trong thời gian qua.

Về hiệu quả sử dụng vốn, ngoài chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu chưa có chỉ tiêu nào về tỷ suất sinh lời của vốn nói chung và chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn

Về khả năng trả nợ, chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán chưa thể phản ánh được hết hoạt động này. Ngoài ra chỉ tiêu này mới chỉ đơn giản ở việc giám sát khả năng thanh toán hiện thời. Với đặc thù là công ty xây dựng, tỷ trọng hàng tồn kho, các khoản nợ phải thu cao thì hệ số khả năng thanh toán hiện thời không thể phản ánh hết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Về rủi ro tài chính, thực tế các công ty xây dựng thuộc BQP chưa có các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính nên thiếu thông tin về tình hình rủi ro tài chính của các công ty này. Do vậy, chủ sở hữu thiếu căn cứ giám sát để từ đó đưa ra cảnh báo kịp thời. Đồng thời, nhà quản trị doanh nghiệp không phát hiện kịp thời nguy cơ rủi ro để có biện pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro thích hợp.

Về hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế: hiện nay chưa có bộ chỉ tiêu nào giám sát hoạt động này, mặc dù đây là một hoạt động tài chính quan trọng của doanh nghiệp.

Việc tính toán các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính và giám sát hoạt động tài chính chỉ dừng lại cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước mà chưa thực sự cung cấp thông tin để quản trị tài chính cho doanh nghiệp. Mặt khác việc tính toán các chỉ tiêu giám sát chỉ dừng ở mức độ giản đơn, chưa có sự liên kết giữa các chỉ tiêu giám sát này với chỉ tiêu giám sát khác để đưa ra những tư vấn cho nhà quản lý để có được những quyết định đúng đắn trong tương lai.

Hệ thống chỉ tiêu chưa đảm bảo cung cấp được thông tin về tài chính một cách toàn diện, có hệ thống, chi tiết.

Thứ ba, các chỉ tiêu giám sát chưa phản ánh được đặc điểm ngành nghề và đặc thù hoạt động của công ty xây dựng thuộc BQP.

Với đặc trưng là hoạt động trong ngành xây dựng, các công ty xây dựng thuộc BQP có đặc điểm riêng biệt với các công ty hoạt động trong các ngành nghề khác. Tuy nhiên, hiện nay các công ty xây dựng thuộc BQP vẫn chỉ áp

dụng bộ chỉ tiêu mang tính chung chung mà Nhà nước đã gợi ý cho tất cả các doanh nghiệp, chưa có tính đến đặc điểm ngành nghề xây dựng.

Ngoài ra các chỉ tiêu này chưa tính đến và tính hết các điều kiện kinh doanh khác biệt, giai đoạn phát triển, quy mô, sự khác biệt về ngành…

Các chỉ tiêu đánh giá cần phải xuất phát từ mục tiêu chiến lược và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp hoạt động trong các điều kiện thị trường và môi trường cạnh tranh khác nhau chỉ tiêu cũng sẽ khác nhau.

Do đó mà các chỉ tiêu giám sát hiện nay chưa phản ánh rõ nét được tình hình tài chính của các công ty. Chính vì vậy khi giám sát hoạt động tài chính của các công ty cần bổ sung thêm các chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động của công ty và phải phù hợp với ngành nghề xây dựng.

Ngoài ra cũng có thể thấy các sản phẩm của các công ty xây dựng thuộc BQP có đặc thù riêng với các công ty xây dựng khác. Ngoài các công trình dân dụng, các công ty xây dựng thuộc BQP còn thi công các công trình xây dựng mang tính an ninh quốc phòng (hầm ngầm, hầm chứa vũ khí, khí tài...). Các công trình liên quan đến biển đảo, chủ quyền, nhà giàn, các công trình ngầm hải quân...

Các công trình này có đặc điểm sau:

Một là, các công trình này thường ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, địa hình hiểm trở, nguy hiểm và có liên quan đến an ninh quốc phòng.

Hai là, các công trình mang tính bảo mật về an ninh quốc gia và quân đội.

Do đó các công trình này đòi hỏi phải được thiết kế và thi công theo tiêu chí kỹ thuật đặc biệt về an ninh, quốc phòng. Khi đánh giá các công trình này thì cần phải sử dụng các thông số kỹ thuật và thực hiện theo định mức chứ không thể đánh giá theo tiêu chí hiệu quả kinh tế.

Ba là, chưa có bộ chỉ tiêu chuẩn để so sánh đánh giá.

Việc tính toán các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính đòi hỏi phải có một bộ khung để so sánh đánh giá, từ đó đưa ra cảnh báo cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bộ tiêu chuẩn chung để giúp cho doanh nghiệp dựa vào đó đánh giá tình hình tài chính của đơn vị mình. Việc đánh giá vẫn chủ yếu dựa vào chủ quan của từng người đánh giá.

- Hệ thống pháp luật về các chỉ tiêu giám sát còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Việc phối hợp triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản còn rất tản mạn, rời rạc. Nhiều văn bản pháp lý còn nhiều bất cập nhưng không được sửa đổi, hoàn thiện kịp thời. Những “lỗ hổng”

trong hệ thống quy phạm pháp luật về giám sát hoạt động tài chính được nhận thấy ở việc xử lý quan hệ tài chính giữa các DN cùng trong BQP, giữa DN xây dựng thuộc BQP với các DN xây dựng khác (tài chính hoặc phi tài chính). Lỗ hổng này tạo ra những rủi ro tiềm tàng trong việc kiểm soát luồng vốn, thu nhập.

- Việc giám sát an toàn tài chính hiện nay chủ yếu dựa vào khả năng thanh toán của DN mà chưa tính đến các rủi ro trong quá trình hoạt động của chính doanh nghiệp đó (rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro kinh doanh...). Việc đồng hạng về mức vốn áp dụng chung cho tất cả các DN trong cùng lĩnh vực không tính đến đầy đủ các loại rủi ro cũng là sự tiềm ẩn rủi ro khi các DN ngày càng hoạt động đa dạng và quy mô tăng lên.

- Quy định sở hữu vốn của các DN xây dựng thuộc BQP hiện nay còn thiếu nhất quán giữa văn bản pháp quy với thực tiễn. Phần vốn cấp của NSQP là quá nhỏ so với các vật tư nguồn lực bỏ ra của DN.

- Hệ thống chính sách về giám sát hoạt động tài chính còn thiếu những quy định chi tiết, nhất là các hướng dẫn giám sát, hệ thống chỉ tiêu giám sát để làm cơ sở cho việc tự giám sát, cũng như giám sát của các cơ quan cấp trên. Chất lượng giám sát tại các công ty còn hạn chế, đặc biệt là giám sát cảnh báo rủi ro tại nhiều đơn vị còn chưa đạt hiệu quả cao, mang tính hình thức, lách luật, chất lượng chuyên môn thấp; nhiều báo cáo giám sát đưa ra ý kiến chung chung hoặc sau khi đã xảy ra rủi ro. Sự phối kết hợp giữa giám sát từ cấp quản lý và tự giám sát hiệu quả chưa cao, trách nhiệm giữa các cấp độ, bộ phận nghiệp vụ giám sát chưa rõ ràng, cụ thể. Công tác giám sát chất lượng các hoạt động khác, như: lập kế hoạch giám sát năm, báo cáo giám sát năm, giải quyết các kiến nghị giám sát chưa được chú trọng; sự tham gia của các cấp giám sát còn hạn chế.

* Nguyên nhân của những tồn tại

Nguyên nhân khách quan (Về nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước) + Do sự thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế: Trong bối cảnh cơ chế quản lý cũ chưa được xóa bỏ hoàn toàn, cơ chế quản lý mới đang dần được hình thành nhưng chưa đồng bộ. Đồng thời hiện nay Luật, chuẩn mực, chế độ, chính sách tài chính vẫn đang được tiếp tục xây dựng, cải cách một cách căn bản theo quan điểm là hội nhập với khu vực và quốc tế, nhưng cũng không tránh khỏi có những điểm chưa phù hợp với cơ chế quản lý ở Việt Nam. Chưa tách bạch được chức năng quản lý của nhà nước và thực hiện quyền, trách nhiệm chủ sở hữu của chính phủ đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước.

+ Do nhận thức chưa đầy đủ về công cụ - giám sát hoạt động tài chính trong các cơ quan quản lý nhà nước: Giám sát hoạt động tài chính là một trong những công cụ quản lý kinh tế quan trọng giúp cho chủ sở hữu cũng như các cơ quan quản lý chức năng ra quyết định về đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty có vốn đầu tư nhà nước, cũng như kiểm soát hoạt động tài chính trong các công ty này, từ đó đưa ra những cảnh báo, kế hoạch phù hợp với từng công ty. Nhưng hiện nay vị trí và vai trò của giám sát hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp chưa được nhìn nhận một cách rõ nét.

Nguyên nhân chủ quan: từ phía các công ty xây dựng thuộc BQP

+ Do nhận thức của các nhà quản lý ở các công ty: Hiện nay việc thực hiện giám sát hoạt động tài chính là một hoạt động cần thiết của các doanh nghiệp, để giúp doanh nghiệp biết được tình trạng tài chính của doanh nghiệp mình hiện nay như thế nào, đã thuộc diện cảnh báo hay chưa và để đưa ra được các quyết định đầu tư phù hợp. Tuy nhiên năng lực khai thác, sử dụng thông tin giám sát hoạt động tài chính của các công ty còn hạn chế. Có những nhà quản lý trong doanh nghiệp chưa thể đọc được báo cáo tài chính của đơn vị mình. Đồng thời một số doanh nghiệp chưa có cơ chế quản lý tài chính hợp lý và hoàn chỉnh nên hiệu quả giám sát không cao. Đồng thời các công ty xây dựng thuộc BQP vẫn chưa xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính đặc thù của

doanh nghiệp mình, các nhà quản lý chưa hình thành thói quen sử dụng thông tin phân tích tài chính để ra quyết định kinh tế tài chính cho đơn vị mình.

+ Do trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên làm công tác phân tích và giám sát hoạt động tài chính tại các doanh nghiệp: Hiện nay ở một số công ty chưa có đội ngũ nhân viên làm công tác phân tích và giám sát hoạt động tài chính thực thụ, nên chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn chỉ tiêu phân tích và giám sát.

Có thể nói thị trường xây dựng ở lĩnh vực Quốc phòng đang hội nhập sâu vào thị trường xây dựng nói riêng và thị trường tài chính nói chung thì một hệ thống giám sát hoạt động tài chính cũng cần phải thay đổi để thích ứng với bối cảnh đó. Còn nhiều vấn đề đang đặt ra trước yêu cầu hoàn thiện: hệ thống quy định quản lý tài chính, chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính, chế độ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính DNQP sao cho có sự tương thích với các chuẩn mực quốc tế, tiêu chuẩn của BQP và phù hợp với những điều kiện đặc thù của nền kinh tế và thị trường ở Việt Nam. Việc giải quyết những vấn đề trên là không thể tách rời với giải pháp nâng cao năng lực của hệ thống quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng thuộc BQP. Bên cạnh đó là việc hình thành và củng cố chức năng kiểm soát nội bộ trong từng công ty xây dựng thuộc BQP nhằm nâng cao năng lực tự kiểm soát của từng công ty. Việc hoàn thiện và nâng cao hiệu lực cho hệ thống giám sát hoạt động tài chính cần nghiên cứu áp dụng mô hình đã được các các công ty xây dựng thuộc BQP của các nước trên thế giới và khu vực áp dụng.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, luận án đã nghiên cứu tổng quan về các công ty xây dựng thuộc BQP trên các nội dung: quá trình hình thành, phát triển, đặc trưng và đặc thù các công ty xây dựng thuộc BQP và khái quát cơ chế tài chính của các công ty được nghiên cứu. Luận án đã khảo sát và nghiên cứu thực trạng hoạt động tài chính, thực trạng công tác giám sát hoạt động tài chính, thực trạng hệ