• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu tài chính bên trong của doanh nghiệp

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT

3.2.1. Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu tài chính bên trong của doanh nghiệp

dung của hoạt động tài chính: giám sát hoạt động huy động vốn, giám sát hoạt động đầu tư, sử dụng vốn và giám sát hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế.

Ngoài ra, giám sát hoạt động tài chính còn phải đánh giá được cả việc hoàn thành định mức kế hoạch hay không. Do vậy, dựa trên các nội dung hoạt động tài chính và các yêu cầu, luận án chia hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính thành các nhóm sau:

3.2.1.1. Hoàn thiện về chỉ tiêu giám sát hoàn thành kế hoạch

Chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác: chỉ tiêu này phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Tuy nhiên, khi xem xét chỉ tiêu này cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau:

- Phân chia nguồn gốc doanh thu và thu nhập, tìm hiểu nguồn gốc doanh thu và thu nhập khác xuất phát từ hoạt động nào: sản xuất kinh doanh chính (từ công trình nào…), đầu tư tài chính hày từ thu nhập bất thường, từ sản phẩm dịch vụ chính hay phụ của doanh nghiệp.

- Đánh giá doanh thu thực và doanh thu ảo, nghĩa là đi sâu vào xem xét tỷ lệ giữa doanh thu và các khoản phải thu, khả năng thu hồi, cũng như chất lượng tín dụng của doanh nghiệp.

- Tính toán mức độ tăng trưởng của từng loại doanh thu, thu nhập khác qua các thời kỳ giai đoạn tương ứng (năm này so với năm trước…) để đánh giá tính phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Đánh giá doanh thu trong mối tương quan với chi phí bỏ ra thông qua tính toán các chỉ tiêu như: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay, lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao, lợi nhuận sau thuế…

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận là mục tiêu của doanh nghiệp và đồng thời là kết quả của quản lý, thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi đánh giá chỉ tiêu này, cán bộ giám sát cần phải xem xét cơ chế quản lý để đảm bảo lợi nhuận của DNXD, tức là xem xét doanh nghiệp bị áp dụng giá trọn gói, đơn giá cố định không được điều chỉnh giá hay được điều chỉnh giá.

Đối với các công trình thi công trong thời gian dài, sử dụng nhiều vật liệu đặc chủng, thi công trong điều kiện chịu ảnh hưởng lớn của biến động kinh tế, hay chính sách quản lý của Nhà nước thì cần phải được áp dụng phương án điều chỉnh giá.

Cán bộ giám sát cũng cần phải xem xét các DNXD BQP có biện pháp quản lý chi phí chặt chẽ không, như: kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư xây dựng cơ bản, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, hạ giá thành sản phẩm, quản lý giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp; doanh nghiệp có xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, định mức khai thác và sử dụng máy móc, thiết bị, đơn giá tiền lương…

Để đánh giá lợi nhuận của DNXD BQP, cán bộ giám sát cần phân tích dựa trên mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí (khả năng sinh lời so với chi phí) thông qua hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận ròng; đồng thời xem xét đến hiệu quả quản lý đối với đồng vốn đầu tư bỏ ra bằng cách phân tích mối quan hệ giữa vốn và lợi nhuận (khả năng sinh lời của đồng vốn) thông qua các chỉ tiêu: BEP, ROA, ROE.

3.2.1.2. Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu giám sát huy động vốn và sử dụng vốn Đối với doanh nghiệp, hoạt động huy động vốn sẽ tạo lập nên cơ cấu nguồn vốn cho doanh nghiệp. Điểm mấu chốt trong cơ cấu nguồn vốn của công

ty là hệ số nợ. Nhà quản trị tài chính phải quyết định mức vay nợ tối ưu cho hoạt động của một doanh nghiệp, từ đó hình thành nên chính sách vay nợ của doanh nghiệp. Việc sử dụng nợ vay sẽ tạo ra rủi ro tài chính cho công ty. Công ty càng gia tăng vay nợ thì càng làm tăng rủi ro tài chính cho công ty.

Hiện nay, việc giám sát hoạt động huy động vốn của các công ty mới chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn.

Do vậy, để giám sát hoạt động huy động vốn của các công ty xây dựng thuộc BQP, các chỉ tiêu cần sử dụng đó là:

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng vốn vay nợ

* Chỉ tiêu hệ số nợ:

Hệ nố nợ =

Tổng số nợ Tổng nguồn vốn

Trong đó: tổng số nợ của doanh nghiệp bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Hệ số nợ thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong tổng số vốn của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn hiện có của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng hình thành từ vốn vay nợ.

Hệ số này cho thấy sự độc lập, tự chủ về mặt tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải của công ty từ đó giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có sự điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp, các nhà chủ nợ và các nhà đầu tư đưa ra các quyết định cho vay và các quyết định đầu tư. Thông thường, hệ số nợ quá cao sẽ đưa đến khả năng vỡ nợ càng lớn, bởi doanh nghiệp càng có nhiều áp lực trong việc phải tìm nguồn tiền để thanh toán các khoản nợ.

Nếu doanh nghiệp bị thay đổi dòng tiền vào trong hoạt động của mình thì sẽ có nguy cơ cao bị mất khả năng thanh toán và điều đó sẽ đưa DN đến rủi ro tín dụng.

Để thấy rõ hơn số nợ đó có đưa lại rủi ro tín dụng ngay hay không cần phải giám sát thông qua tính thêm chỉ tiêu:

Tỷ lệ nợ vay dài hạn so với tổng tài sản =

Nợ vay dài hạn Tổng tài sản

* Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên nợ phải trả:

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên nợ

phải trả =

Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn vay được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.Thông qua hệ số này cho phép chủ sở hữu đánh giá được mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp từ đó định hướng chính sách tài chính cho kỳ tiếp theo.

* Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn so với tài sản dài hạn

Nguồn vốn dài hạn ở đây bao gồm vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn, đó là những nguồn vốn có thời gian sử dụng dài (trên 1 năm). Về nguyên tắc trong sử dụng vốn, để đảm bảo cho sự an toàn tài chính, giảm thiểu rủi ro tín dụng thì DN nên sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, tài sản được sử dụng có tính chất thường xuyên ổn định (trên 1 năm). Do đó, một chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn sẽ giúp cho việc đánh giá nguy cơ rủi ro tín dụng của doanh nghiệp. Đó là chỉ tiêu:

Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn so với tài sản dài hạn =

Nguồn vốn dài hạn Tổng tài sản

Nguồn vốn dài hạn = Nguồn vốn chủ sở hữu + Vốn vay nợ dài hạn

Chỉ tiêu này nếu như nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp đã lấy nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư sử dụng cho tài sản dài hạn. Khi đó, nguy cơ rủi ro tín dụng là rất cao.

Bên cạnh việc xem xét mối quan hệ về cơ cấu nguồn vốn, quan hệ giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn, chủ sở hữu cũng cần giám sát thêm thông qua đánh giá mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn, vì khoản vay nợ ngắn hạn là cơ sở trực tiếp đưa đến nguy cơ bị rủi ro tín dụng. Để giám sát hoạt động này, chủ sở hữu có thể giám sát thông qua nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.

Đến đây chúng ta có thể tổng hợp được các chỉ tiêu tài chính để giám sát hoạt động huy động vốn của các công ty xây dựng thuộc BQP như sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính giám sát hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp

TT Tên chỉ tiêu Cách xác định Loại chỉ tiêu

đánh giá

1 Hệ số nợ Tổng số nợ

Tổng nguồn vốn

Đòn bẩy tài chính 2 Tỷ lệ nợ vay dài hạn

so với tổng tài sản

Nợ vay dài hạn

Tổng tài sản

Đòn bẩy tài chính 3 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

trên nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

Đòn bẩy tài chính 4 Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn

so với tài sản dài hạn

Nguồn vốn dài hạn Tài sản dài hạn

Đòn bẩy tài chính Nhóm chỉ tiêu giám sát hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động đầu tư, sử dụng vốn là một trong những hoạt động tài chính của các công ty xây dựng. Mặt khác hiện nay có nhiều công ty xây dựng thuộc BQP đã đầu tư ra ngoài công ty (đầu tư vào nhiều lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, Bất động sản, đầu tư vào các công ty con, liên doanh liên kết...). Giám sát hoạt động đầu tư, sử dụng vốn của các công ty xây dựng là một nội dung quan trọng trong giám sát hoạt động tài chính của các công ty này, bao gồm: giám sát tình hình sử dụng vốn và giám sát tình hình đầu tư vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay chỉ tiêu giám sát hoạt động này chưa đầy đủ. Do đó cần phải hoàn thiện các chỉ tiêu này theo cách sau.

Đánh giá tình hình sử dụng vốn

Về mặt lý thuyết: Giám sát tình hình sử dụng vốn trong các doanh nghiệp được thể hiện thông qua giám sát sự biến động và tình hình phân bổ vốn, phân tích tốc độ luân chuyển vốn (như tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh, tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu, tốc độ luân chuyển vốn bằng tiền), phân tích khả năng sinh lời.

Căn cứ vào thực trạng khảo sát hoạt động giám sát tình hình sử dụng vốn trong các công ty xây dựng thuộc BQP thì các công ty chỉ tính toán sự biến động và

tình hình phân bổ vốn. Vì vậy, khi giám sát tình hình sử dụng vốn trong các công ty xây dựng thuộc BQP ngoài việc tính toán sự biến động và tình hình phân bổ vốn trong công ty thì các công ty nên tính toán thêm tốc độ luân chuyển vốn qua đó thấy được tốc độ luân chuyển vốn tại đơn vị mình là nhanh hay chậm, từ đó có những giải pháp quản lý nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ở đơn vị mình.

Bảng 3.2: Bộ chỉ tiêu phản ánh tình hình phân bổ vốn Hệ số đầu tư

ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản

Phản ánh tỷ lệ vốn đầu tư cho tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản Hệ số đầu tư

TSCD

Tài sản cố định Tổng tài sản

Phản ánh tỷ lệ vốn đầu tư cho tài sản cố định trong tổng tài sản

Hệ số đầu tư tài chính

Các khoản đầu tư TC Tổng tài sản

Phản ánh tỷ lệ vốn đầu tư cho lĩnh vực tài chính trong tổng tài sản Hệ số đầu tư

bất động sản

Bất động sản đầu tư Tổng tài sản

Phản ánh tỷ lệ vốn đầu tư cho bất động sản trong tổng tài sản

Hệ số đầu tư ngoài ngành

Vốn đầu tư ra ngoài ngành Vốn điều lệ

Phản ánh tỷ lệ vốn đầu tư ra ngoài ngành kinh doanh chính so với vốn điều lệ Khi tính toán bộ chỉ tiêu này, đối với công ty xây dựng, đặc trưng ngành nghề là tài sản ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty.

Các chỉ tiêu này phản ánh sự phân bổ vốn của công ty vào các loại tài sản, từ đó xem xét sự phân bổ có hợp lý, phù hợp với ngành nghề hay không.

Bảng 3.3: Cơ cấu tài sản dài hạn trong doanh nghiệp xây dựng

Khoản mục Mức cần thiết

Các khoản phải thu dài hạn

Các khoản phải thu của khách hàng

Càng nhỏ càng tốt để tránh bị chiếm dụng vốn (0-1%)

Phải thu nội bộ dài hạn Càng nhỏ càng tốt để tránh bị chiếm dụng vốn (0-1%)

Phải thu dài hạn khác Càng nhỏ càng tốt để tránh bị chiếm dụng vốn (0-1%)

Tài sản cố định TSCĐ hữu hình

Duy trì ở mức độ cần thiết(30-40%) đủ đáp ứng nhu cầu và đảm bảo vị thế của doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu, đảm bảo năng lực sản xuất phù hợp với đặc điểm hoạt động.

Cân đối giữa phương án thuê và đầu tư

TSCĐ thuê tài chính

Trong điều kiện tiền vốn hạn hẹp và khả năng vay không cho phép, các công ty xây dựng có thể tăng tỷ trọng khoản này (10-20%)

TSCĐ vô hình Cần có một mức nhất định (5%) Bất động sản đầu tư

Đây là hoạt động đòi hỏi vốn đầu tư lớn, khi giám sát chỉ tiêu này, cần xem xét khả năng tài chính của doanh nghiệp với mức lợi nhuận dự kiến đạt được

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Đầu tư vào công ty con.

Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.

Đầu tư dài hạn khác

Đây là hoạt động đầu tư cần vốn lớn, khi giám sát hoạt động này cần phải căn cứ vào nguồn lực đầu tư và khả năng lợi tức lâu dài.

Các doanh nghiệp xây dựng thuộc BQP nên giữ ở mức đảm bảo an toàn vốn và sinh lợi (5%)

Tài sản dài hạn khác

Chi phí trả trước dài hạn. Càng nhỏ càng tốt đế tránh ứ đọng vốn Tài sản dài hạn khác Chỉ có khi tình hình tài chính của doanh

nghiệp dồi dào

Về trình độ kỹ thuật, công nghệ, thiết bị của các DNXD BQP hiện nay có thể thấy là đã đủ khả năng thi công những công trình kỹ thuật phức tạp, những công trình chất lượng cao. Tuy nhiên quy mô và năng lực còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất cập, chưa cạnh tranh được với các nước phát triển. TSCĐ còn thiếu nhiều những thiết bị đặc chủng làm thay đổi căn bản biện pháp tổ chức thi công hiện đại. Nguồn hình thành TSCĐ chủ yếu đi vay ngân hàng, chiếm dụng vốn của khách hàng. Do không có vốn nên chỉ đủ đầu tư những máy móc thiết bị đã cũ, chất lượng không phù hợp với kết quả kiểm định nên không phát huy được hết công suất. Hiệu suất sử dụng TSCĐ còn thấp, một số thiết bị chưa phát huy được hiệu quả do việc lựa chọn chủng loại thiết bị, điều kiện hoạt động, giá cả chưa phù hợp hoặc chưa cân đối với khả năng tài chính, quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Tăng cường năng lực và áp dụng công nghệ mới trong thi công đối với các công ty xây dựng thuộc BQP trong giai đoạn hiện nay là cần thiết. Khi giám sát hoạt động đầu tư vào tài sản, nhất là đầu tư đổi mới công nghệ, chủ sở hữu cần phải giám sát các phương án đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp có

nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm không, có đáp ứng tiêu chuẩn môi trường không? Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị để nâng cao năng lực thi công, đấu thầu là cần thiết. Nhưng chủ sở hữu cũng cần phải giám sát từ khâu lập dự án đầu tư, trước khi đầu tư phải khảo sát, thăm dò thị trường, tránh đầu tư xong không có việc làm. Chủ sở hữu phải tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá phân tích hiệu quả đầu tư trong từng dự án. Tránh tình trạng đầu tư xong mới biết. Trước mắt, không xét duyệt đầu tư vốn vào lĩnh vực ngoài ngành như chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng… mà tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp.

Đánh giá tình hình đầu tư:

- Đối với các dự án đầu tư thông thường, khi đánh giá chính sách đầu tư cho từng lĩnh vực các công ty xây dựng sử dụng các chỉ tiêu như hệ số đầu tư ngắn hạn, hệ số đầu tư tài sản cố định, hệ số đầu tư tài chính, hệ số đầu tư bất động sản, hệ số đầu tư ngoài ngành để xem xét việc đầu tư ngoài ngành như thế nào. Theo quy định thì các doanh nghiệp bị khống chế tổng mức vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính không vượt quá tổng mức vốn điều lệ của doanh nghiệp và hệ số đầu tư vào công ty con, hệ số đầu tư vào công ty liên kết và để đánh giá hiệu quả đầu tư trong trường hợp này, các đơn vị nên sử dụng chỉ tiêu:

hiệu quả đầu tư tổng quát, hiệu quả đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư cho tài chính, hiệu quả đầu tư vào công ty con, hiệu quả đầu tư vào công ty liên kết.

- Đối với các dự án đầu tư riêng biệt có vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư lâu dài, để đánh giá hiệu quả đầu tư cần phải sử dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư, giá trị hiện tại thuần (NPV), tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)… Các chỉ tiêu này được bộ phận kế toán của ban quản lý dự án tính toán. Chẳng hạn khi thẩm định dự án đầu tư ban quản lý dự án của công ty đã tính NPV, tức là tất cả các khoản thu nhập đạt được trong tương lai và vốn đầu tư của dự án đều phải quy về hiện tại theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định và dựa vào các chỉ tiêu để lựa chọn dự án đầu tư. Theo tác giả, sau khi quyết toán công trình để đánh giá hiệu quả