• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đối với Doanh nghiệp xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM

3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.3.2. Đối với Doanh nghiệp xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng

- Thứ nhất, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các đồng chí lãnh đạo trong đơn vị theo hướng gắn lợi ích với trách nhiệm, gắn liền mệnh lệnh chiến đấu với hiệu quả kinh doanh… có như thế mới phát huy được tính độc lập tự chủ, sáng tạo và kỹ luật chiến đấu, kỷ luật lao động.

- Thứ hai, tổ chức nghiên cứu, xây dựng để ban hành mới và hoàn thiện các quy định làm cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát.

- Thứ ba, xây dựng và áp dụng cẩm nang giám sát HĐTC.

- Thứ tư, đổi mới cách thức tổ chức công tác giám sát HĐTC theo hướng thường xuyên liên tục và chuyên sâu theo từng lĩnh vực hoạt động tài chính, từng công đoạn tài chính (huy động vốn, tiếp nhận và sử dụng vốn, thu hồi hoàn trả vốn, đầu tư mới…).

- Thứ năm, xây dựng cơ chế giám sát và đánh giá chất lượng giám sát HĐTC.

- Thứ sáu, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng giám sát GSTC cho chủ thể giám sát, gồm: các đơn vị chuyên trách về giám sát HĐTC.

- Thứ bảy, tăng cường phổ biến, nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác giám sát cũng như các cán bộ làm công tác tài chính của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

- Thứ tám, tăng cường trang bị, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giám sát cũng như công tác hoạt động tài chính của các đơn vị.

- Đối với các cán bộ quản lý lãnh đạo: Cần phân công giám sát theo các tiêu chí cụ thể cho từng công trình, dự án để đảm bảo các khâu giám sát được thường xuyên liên tục và đạt hiệu quả cao.

- Đối với các Quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan, hạ sỹ quan: Mỗi người phải là một giám sát viên đối với công việc của mình, bảo vệ lợi ích, tài sản của đơn vị, của BQP, của Nhà nước.

- Để thực hiện công tác giám sát, cán bộ giám sát thuộc Chủ sở hữu cần được trang bị các kiến thức cần thiết về các khái niệm, nguyên tắc, quy trình, phương thức phân tích tài chính doanh nghiệp cơ bản và các kỹ thuật phân tích các chỉ số tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

- Cập nhật kiến thức thường xuyên, liên tục. Việc cập nhật kiến thức cũng chính là một phần của đạo đức nghề nghiệp, bởi lẽ: khi cập nhật kiến thức sẽ có kiến thức phù hợp để tư vấn, đưa ra ý kiến giám sát hợp lý nhất.

Giải pháp hoàn thiện HT các chỉ tiêu giám sát HĐTC của các công ty xây dựng thuộc BQP nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giám sát hoạt động tài chính. Do vậy, các giải pháp hoàn thiện HT các chỉ tiêu giám sát HĐTC của các công ty xây dựng thuộc BQP cần tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giám sát để đạt được mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng hoạt động giám sát.

Muốn kiểm soát được chất lượng giám sát, công ty phải xây dựng cơ cấu tổ chức thích hợp. Trong đó, chất lượng giám sát không chỉ phụ thuộc vào năng lực của giám sát viên mà còn phụ thuộc vào Ban lãnh đạo công ty, hệ thống các chỉ tiêu giám sát HĐTC, người giám sát, công tác tài chính. Nếu công ty tổ chức giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn một cách hữu hiệu, sẽ thúc đẩy việc tuân thủ của giám sát viên trong quá trình giám sát. Nói cách khác, chất lượng giám sát phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu tổ chức, phân cấp phân nhiệm, kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo hoạt động giám sát được tiến hành tuân theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp, các yêu cầu kỹ thuật của công ty cũng như các quy định của pháp luật, của BQP.

Nếu công ty xây dựng thuộc BQP xây dựng được quy trình giám sát chuẩn từ khâu lập kế hoạch, đến thực hiện và hoàn thành kế hoạch một cách đầy đủ, sẽ buộc các giám sát viên phải tuân thủ, từ đó giúp nâng cao chất lượng giám sát; Để làm được điều đó, trước hết phải xây dựng và hoàn thiện được hệ thống các chỉ tiêu giám sát HĐTC đầy đủ, khoa học và vận hành một cách nhuần nhuyễn.

Dù tất cả giai đoạn đều quan trọng, tuy nhiên do yêu cầu cuối cùng của công tác giám sát HĐTC là làm cho hoạt động tài chính của đơn vị lành mạnh, minh bạch theo đúng các quy định của BQP, pháp luật nhà nước, vì vậy việc định lượng và xây dựng một hệ thống chỉ tiêu giám sát chuẩn có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc ra quyết định của người lãnh đạo. Lịch sử phát triển hoạt động giám sát hoạt động tài chính vi mô, vĩ mô cho thấy đã không ít các rủi ro đã xảy ra trong đó, nguyên nhân chính là do thiếu một số chỉ tiêu giám sát phù hợp.

Song song đó, để nâng cao chất lượng giám sát hoạt động tài chính, cần thực hiện các giải pháp như: (i) Điều chỉnh quy mô giám sát thích hợp; (ii) Tăng cường quản lý về nghiệp vụ giám sát.

Tóm lại, để nâng cao và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu giám sát HĐTC phù hợp và hữu hiệu, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ các công ty xây dựng thuộc BQP, Cục Tài chính BQP, các cơ quan Đảng, đoàn thuộc BQP và hoàn thiện môi trường pháp lý.

Kết luận chương 3

Chương 3 của luận án đã đưa ra định hướng, nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện về hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính. Dựa trên lý luận và thực tiễn, luận án đã trình bày một hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty xây dựng thuộc BQP. Cụ thể đối với các chỉ tiêu tài chính bên trong, luận án đã kiến nghị hoàn thiện các nhóm chỉ tiêu giám sát hoàn thành kế hoạch, nhóm chỉ tiêu giám sát huy động vốn và sử dụng vốn, nhóm chỉ tiêu giám sát hiệu quả sử dụng vốn, nhóm chỉ tiêu giám sát hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế, nhóm chỉ tiêu giám sát khả năng trả nợ, nhóm chỉ tiêu giám sát sử dụng chi phí. Bên cạnh đó luận án cũng đã kiến nghị ra các chỉ tiêu phi tài chính, các chỉ tiêu cảnh báo rủi ro, giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách, giải pháp hoàn thiện quy trình giám sát hoạt động tài chính. Đồng thời luận án cũng đã đề xuất những kiến nghị thực hiện các giải pháp.

KẾT LUẬN

Các công ty xây dựng thuộc BQP đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của BQP, của các đơn vị ngoài BQP góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước; tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các công ty xây dựng thuộc BQP với các công ty xây dựng trong và ngoài nước khác thì các công ty xây dựng thuộc BQP đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Công tác giám sát hoạt động tài chính trong thời gian qua chưa được chú trọng nhiều. Hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính chưa được xây dựng cho phù hợp với đặc điểm ngành nghề, với đặc thù của công ty xây dựng thuộc BQP. Do vậy, luận án đã tập trung nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty xây dựng thuộc BQP nhằm tăng cường hiệu quả giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty này.

Trên cơ sở luận giải, phân tích chi tiết và tổng hợp, luận án đã đạt được các kết quả sau:

1. Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về giám sát hoạt động tài chính và các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính. Luận án cũng đã tổng hợp kinh nghiệm xây dựng các chỉ tiêu cảnh báo rủi ro của nước ngoài từ đó rút ra bài học làm căn cứ bổ sung lý luận và thực tiễn hoàn thiện chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính.

2. Luận án đã trình bày khái quát các công ty xây dựng thuộc BQP trên các nội dung quá trình hình thành, đặc trưng của các công ty xây dựng thuộc BQP và khái quát kết quả kinh doanh của một số các công ty xây dựng thuộc BQP được chọn để nghiên cứu. Luận án đã tìm hiểu, khảo sát thực trạng hoạt động tài chính, giám sát hoạt động tài chính và các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP được chọn mẫu. Từ đó luận án đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của kết quả và tồn tại trong hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP.

3. Nhằm định hướng cho các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính, luận án đã đưa ra những định hướng, quan điểm, mục tiêu và yêu cầu của việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính.

Đây là tiền đề cơ bản để đạt được mục tiêu trong quá trình nghiên cứu.

4. Luận án đã đạt được mục tiêu cơ bản nhất là hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty xây dựng thuộc BQP. Các giải pháp đề xuất dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn: lý luận về các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính, bài học kinh nghiệm về giám sát hoạt động tài chính và thực tiễn đặt ra hiện nay đối với các công ty xây dựng thuộc BQP. Luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính có tính mới, kế thừa, đồng bộ, thiết thực và dễ thực hiện, phù hợp với đặc trưng và đặc thù của các công ty xây dựng thuộc BQP.

5. Luận án cũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng BQP là điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện, góp phần nâng cao năng lực giám sát hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng thuộc BQP.

Mục tiêu và giải pháp hoàn thiện HT các chỉ tiêu giám sát HĐTC của các công ty xây dựng thuộc BQP phải dựa trên cơ sở kế thừa nghiên cứu cơ sở lý thuyết và nghiên cứu cơ chế của các quốc gia trên thế giới, cơ chế giám sát hoạt động tài chính vi mô, vĩ mô của Việt Nam cùng với kết quả khảo sát và thực nghiệm tại các DN BQP ở Việt Nam. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng để định hướng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện HT các chỉ tiêu giám sát HĐTC của các công ty xây dựng thuộc BQP ở VN cần phải tuân thủ các thông lệ chung trên thế giới và phải thích ứng và phù hợp với thực trạng các công ty xây dựng thuộc BQP ở VN.

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần không nhỏ trong thực tiễn quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng đối với các công ty xây dựng thuộc BQP giúp công tác giám sát hoạt động tài chính đạt được hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả luận án rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn, có giá trị về lý luận và thực tiễn cao hơn.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Đăng Thuận (2012), “Vốn cho thị trường bất động sản hiện nay”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới và Việt Nam Economic Review, (193).

2. Nguyễn Đăng Thuận (2014), “Hiệu quả giám sát tài chính trong xây dựng cơ bản”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 5(565).

3. Nguyễn Đăng Thuận, Nghiêm Thị Thà (Chủ nhiệm) (2014), Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu, Đề tài nghiên cứu cấp Học viện.

4. Nguyễn Đăng Thuận (2015), “Giám sát hệ thống tài chính doanh nghiệp và yêu cầu đổi mới hệ thống tài chính của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, (152).

5. Nguyễn Đăng Thuận (2015), “Thực trạng và giải pháp giám sát hệ thống tài chính doanh nghiệp xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, (87+88).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo tài chính các công ty (Tổng công ty Lũng Lô; Tổng công ty 36;

Tổng công ty 789; Tổng công ty 319; Công ty TNHH MTV Hàng không ACC) năm 2011.

2. Báo cáo tài chính các công ty (Tổng công ty Lũng Lô; Tổng công ty 36;

Tổng công ty 789; Tổng công ty 319; Công ty TNHH MTV Hàng không ACC) năm 2012.

3. Báo cáo tài chính các công ty (Tổng công ty Lũng Lô; Tổng công ty 36;

Tổng công ty 789; Tổng công ty 319; Công ty TNHH MTV Hàng không ACC) năm 2013.

4. Báo cáo tài chính các công ty (Tổng công ty Lũng Lô; Tổng công ty 36;

Tổng công ty 789; Tổng công ty 319; Công ty TNHH MTV Hàng không ACC) năm 2014.

5. Bộ Quốc phòng (2001), Điều lệ công tác khoa học và công nghệ QĐND Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 728/2001/QĐ-BQP ngày 25/04/2001.

6. Bộ Quốc phòng (2001), Quyết định số 3365/2001/QĐ-BQP ngày 17/12/2011 Quy định quản lý tài chính các hoạt động có thu tại các đơn vị dự toán Quân đội.

7. Bộ Quốc phòng (2002), Điều lệnh quản lý Bộ đội, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

8. Bộ Quốc phòng (2003), Quy chế tổ chức và hoạt động thanh tra Quốc phòng, ban hành kèm theo Quyết định số 3450/2003/QĐ-BQP ngày 21/12/2003.

9. Bộ Quốc phòng (2004), Điều lệ công tác kỹ thuật QĐND Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 58/2004/QĐ- BQP ngày 10/5/2004.

10. Bộ Quốc phòng (2004), Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân.

11. Bộ Quốc phòng (2005), Quyết định 156/2005/QĐ-BQP ngày 11/10/2005 Hướng dẫn thực hiện Quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách trong Quân đội.

12. Bộ Quốc phòng (2005), Quyết định 157/2005/QĐ-BQP ngày 12/10/2005 Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý, sử dựng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn Nhà nước.

13. Bộ Quốc phòng (2005), Quyết định 33/2005/QĐ-BQP ngày 28/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Quy chế công tác vật tư kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam.

14. Bộ Quốc phòng (2005), Quyết định số 140/2005/QĐ-BQP ngày 26/09/2005 ban hành Quy chế nghiệm thu sản phẩm quốc phòng chế thử, sản xuất lợi “0” sửa chữa lớn lần đầu.

15. Bộ Quốc phòng (2007), Điều lệ công tác tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2007/QĐ-BQP ngày 14/2/2007.

16. Bộ Quốc phòng (2007), Quyết định 118/2008/QĐ-BQP ngày 01/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc phân cấp, ủy quyền quyết định dự án đầu tư và xây dựng trong Bộ Quốc phòng.

17. Bộ Quốc phòng (2007), Quyết định 178/2007/QĐ-BQP ngày 29/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 3365/2001/QĐ-BQP ngày 17/12/2001.

18. Bộ Quốc phòng (2007), Quyết định số 84/2007/QĐ-BQP ngày 18/05/2007 Ban hành Quy chế xuất khẩu, nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng.

19. Bộ Quốc phòng (2008), Quyết định số 94/2008/QĐ-BQP ngày 24/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc Quy định phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

20. Bộ Quốc phòng (2009), Thông tư 35/2009/TT-BQP ngày 20/07/2009 ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đất quy hoạch cho mục đích Quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ Quốc phòng vào mục đích kinh tế.

21. Bộ Quốc phòng (2009), Thông tư 55/2009/TT-BQP ngày 17/08/2009 ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nguồn thu từ việc khai thác sử dụng đất Quốc phòng vào mục đích kinh tế, nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất.

22. Bộ Quốc phòng (2009), Thông tư số 20/2009/TT-BQP ngày 14/05/2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn lập, trình, thẩm định phương án giá và quyết định giá các loại hàng hóa dịch vụ Quốc phòng.

23. Bộ Quốc phòng(2007), Quyết định số 126/2007/QĐ-BQP ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công trong Bộ Quốc phòng.

24. Bộ Tài chính (2001), Quyết định 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 về việc ban hành chuẩn mực kiểm toán 400 “đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”.

25. Bộ Tài chính (2004), Quyết định 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 về việc ban hành “Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước”.

26. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2004 hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước bằng vốn Nhà nước.

27. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2003 hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và daonh nghiệp có vốn Nhà nước.

28. Bộ Tài chính- Bộ Quốc phòng (2003), Thông tư số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26/03/2004 hướng dẫn lập và chấp hành quyết toán NSNN và quản lý tài sản đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực Quốc phòng- an ninh.

29. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính.