• Không có kết quả nào được tìm thấy

Định hướng phát triển ngành thực phẩm ở Việt Nam trong thời gian tới

Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANH

4.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và định hướng phát triển ngành thực phẩm ở Việt Nam

4.1.3. Định hướng phát triển ngành thực phẩm ở Việt Nam trong thời gian tới

Căn cứ quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030, quan điểm phát triển ngành thực phẩm với các nội dung chính sau:

Thứ nhất, Bảo đảm an toàn thực phẩm chính là bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe nhân dân, là một nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, là trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân.

Thứ hai, Tổ chức thực hiện đồng bộ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp tiên tiến trong quản lý an toàn thực phẩm.

Thứ ba, Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội về giữ gìn vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm.

4.1.3.2. Định hướng phát triển ngành thực phẩm

Định hướng phát triển đối với từng sản phẩm thực phẩm đến năm 2030 cụ thể như sau:

Đối với sản phẩm sữa

 Phát triển sản phẩm theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất sạch hơn, xử lý chất thải triệt để, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Tiếp tục đầu tư mới và mở rộng các cơ sở sản xuất sẵn có nhằm đáp ứng nhu

cầu tiêu dùng trong nước dành một phần xuất khẩu. Tập trung phát triển sữa thanh trùng và tiệt trùng, sữa bột và sữa chua. Các nhà máy xây dựng mới phải áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đa dạng về chủng loại và mẫu mã.

 Phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng nguyên liệu sữa tươi trong nước và giảm dần tỷ lệ nguyên liệu sữa bột nhập ngoại. Phát triển công nghiệp chế biến sữa gắn chặt với việc phát triển đàn bò sữa trong nước. Các cơ sở chế biến sữa phải có chương trình đầu tư cụ thể phát triển đàn bò sữa. Bố trí địa điểm xây dựng các nhà máy chế biến sữa gắn với các trung tâm tiêu thụ sản phẩm và vùng chăn nuôi bò sữa tập trung.

Đối với sản phẩm mía đường

 Sản xuất mía nguyên liệu: Giữ ổn định diện tích mía nguyên liệu tập trung khoảng 300.000 ha; năng suất mía bình quân đạt 75-80 tấn/ha; chữ đường bình quân 12-13 CCS; sản lượng mía đạt khoảng 24.0 triệu tấn; năng suất đường đạt khoảng 8,5 tấn đường/ha.

 Sản xuất đường: Tổng công suất thiết kế của các nhà máy khoảng 230.000 tấn mía/ngày; sản lượng đường khoảng 2,5 triệu tấn, trong đó đường tinh luyện là 1,6 triệu tấn, đường trắng và các loại đường khác 0,9 triệu tấn. Có trên 90% nhà máy (cụm nhà máy) đạt công suất từ 4.0 tấn mía/ngày trở lên.

 Sử dụng phế phụ phẩm: Khối lượng bã mía được tái sử dụng để sản xuất điện khoảng 7 triệu tấn/năm (chiếm 91% tổng khối lượng bã mía từ sản xuất đường), sản xuất được khoảng 1.500-1.600 triệu kWh điện/năm; trong đó sản lượng điện lên lưới đạt 300.000 kWh/năm. Mở rộng các cụm công nghiệp mía đường và điện năng. Lượng mật rỉ được sử dụng để sản xuất cồn khoảng 330.000 tấn/năm (chiếm khoảng 29%

tổng lượng mật rỉ từ sản xuất đường). Tổng sản lượng cồn 100% đạt 80.000 kg/năm, tương ứng 100.000 lít/năm. Lượng bã bùn được sử dụng để sản xuất phân bón là 770.000 tấn/năm (chiếm khoảng 67% tổng lượng bã bùn từ sản xuất đường). Sản lượng phân hữu cơ vi sinh đạt khoảng 500.000 tấn/năm.

Đối với sản phẩm gạo uất khẩu

 Thị trường Đông Nam Á: củng cố, giữ thị phần gạo có chất lượng trung bình trở lên tại các thị trường truyền thống trọng điểm (Philipin, Indonexia, Malaixia), đẩy

mạnh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao, gạo thơm, gạo nếp.

 Thị trường Trung Quốc: thúc đẩy quan hệ thương mại gạo theo hướng ổn định, bền vững và hiệu quả; đưa sản phẩm gạo có chất lượng, thương hiệu, giá trị cao vào kênh phân phối chính thức, trực tiếp. Củng cố, duy trì thị phần gạo Việt Nam trong cơ cấu nhập khẩu gạo của Trung Quốc ở mức cao.

 Thị trường Đông Bắc Á: phấn đấu thị phần gạo cảu Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Hàn Quốc và Nhật Bản từ dưới 2% năm 2015 lên khoảng 3% vào năm 2020 và đạt 4-5% vào năm 2030.

 Thị trường châu Phi, Trung Đông: Khai thác các kênh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao vào thị trường Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất; Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của các thị trường này từ dưới 2% năm 2015 lên 3% năm 2020 và đạt 5% vào năm 2030. Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của thị trường Nam Phi từ dưới 4% năm 2015 lên 5-6% vào năm 2020 và ổn định ở mức này đến năm 2030; duy trì ổn định thị phần tại thị trường Gha – na và bờ biển Ngà.

 Thị trường châu Âu: Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Liên minh kinh tế Á – Âu: Thị phần tại thị trường Liên Bang Nga tăng từ 17% năm 2015 lên khoảng 19% vào năm 2020 và 20% vào năm 2030; Thị phần tại thị trường Bê-la-rút ổn định ở mức 13-14%. Phấn đấu tăng thị phần tại một số nước châu Âu (Pháp, Đức, Cộng hòa Séc) từ dưới 2% năm 2015 lên 4% năm 2020 và 6% năm 2030.

 Thị trường châu Mỹ, châu Đại Dương: Tập trung vào các phân khúc gạo chất lượng cao. Tăng cường xúc tiến thương mại, khai thác cơ hội thị trường các nước châu Mỹ Latinh. Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ từ khoảng 3,7% vào năm 2015 lên 5% vào năm 2020 và 6-7% vào năm 2030. Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Mê-hi-cô từ dưới 1% vào năm 2015 lên 3% vào năm 2020 và 5-6% vào năm 2030; tại thị trường Hai-ti từ khoảng 7% năm 2015 lên 9% năm 2020 và 11-12% vào năm 2030. Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Ốt-xtrây-lia từ 3,6% vào năm 2015 lên 4% vào năm 2020 và đạt mức 5-6% vào năm 2030.

Đối với sản phẩm điều

 Phát triển diện tích Điều trên những địa bàn có điều kiện, nhất là các vùng đất xám ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải nam Trung Bộ; tập trung thâm canh và thay thế giống Điều cũ bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao; đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến theo hướng hiện đại hoá, chế biến sâu để nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.

 Diện tích trồng Điều ổn định khoảng 400.000 ha.

 Kim ngạch xuất khẩu khoảng 820 triệu USD.

4.1.3.3. Xu hướng phát triển của ngành thực phẩm trong thời gian tới

Để có thể tạo dựng được uy tín và chinh phục các thị trường không chỉ trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp trong ngành cũng cần nắm bắt tốt sự chuyển động các các xu hướng lớn trong ngành, để có sự chuẩn bị tốt về sản phẩm và cách tiếp cận phù hợp. Kết quả nghiên cứu và khảo sát của Vietnam Report12 chỉ ra có 3 xu hướng chính nổi lên trong năm thời gian tới của ngành.

Một là, sự bùng nổ của các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và thân thiện môi trường

Trong bối cảnh khi mà thu nhập khả dụng của người dân tăng lên, tỷ lệ dân số trẻ cao và tầng lớp trung lưu phát triển, người tiêu dùng dần trở thành những người tiêu dùng thông minh và hướng đến một lối sống xanh và lành mạnh thông qua việc sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ và nguyên liệu sạch. Trong ít nhất 3 năm tới đây, dự báo sẽ là thời điểm đột phá của các thực phẩm hữu cơ và sử dụng các nguyên liệu, bao bì bảo vệ môi trường.

Hai là, sự trỗi dậy của niềm tin, của những giá trị thật và câu chuyện thật về sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp

Người tiêu dùng không chỉ sử dụng các sản phẩm mang tính đại chúng của các tập đoàn lớn sản xuất mà họ cũng sẽ bắt đầu quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm, câu chuyện về sản phẩm. Những đặc tính như vậy làm tiêu dùng trở nên cá nhân hóa hơn, chịu ảnh hưởng chi phối của cảm xúc và giá trị nhân văn giữa người mua và người

12Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report JSC. - VNR) là một công ty tiên phong trong lĩnh vực báo cáo đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ.

bán. Với xu hướng như vậy, người tiêu dùng sẽ đặt niềm tin vào thương hiệu của sản phẩm, của doanh nghiệp và điều này được đánh giá bằng tính trung thực của thương hiệu trong việc cung cấp thông tin minh bạch và truy xuất thông tin dễ dàng.

Ba là, khả năng sáng tạo từ dữ liệu lớn

Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo đã được nhắc đến nhiều trong thời gian qua, các ứng dụng của Big Data và AI cũng đã được sử dụng trong một số doanh nghiệp thực phẩm ở Việt Nam như ứng dụng VinMart Scan & Go đó với khả năng thanh toán siêu tốc, giúp tiết kiệm tới 90% thời gian xếp hàng chờ đợi hay việc sử dụng rộng rãi Robot trong các khâu chế biến, xử lý và vận hành của Vinamilk. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia trong ngành trong khảo sát của Vietnam Report cho thấy xu hướng tiềm năng nhất mà Big Data mang lại cho ngành thực phẩm đó là khả năng cá nhân hóa từ dữ liệu đã thu thập, chia sẻ dữ liệu và hỗ trợ tự động hóa, và do đó, sản phẩm sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và sở thích khác nhau của mỗi cá nhân. Đây là xu hướng mới nhưng sẽ khả năng sẽ trở thành xu hướng phát triển mạnh nhất nhất trong nhiều năm tới.

4.2. Quan điểm hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp thực phẩm