• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN

2.2. Cơ cấu nguồn vốn và hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

2.2.2. Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

2.2.2.1. Khái niệm hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

CCNV là vấn đề tài chính hết sức quan trọng, các nhà kinh tế trước đó đã xây dựng hệ thống lý thuyết về CCNV tối ưu. Trong đó, hai vấn đề được tập trung xem xét: (i) chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào CCNV của DN; (ii) tồn tại một CCNV tối ưu. Việc hoạch định CCNV được dựa trên nền tảng nguyên lý đánh đổi rủi ro và lợi nhuận. Sử dụng nhiều nợ làm gia tăng rủi ro của công ty trong việc tìm kiếm lợi nhuận, nhưng với hệ số nợ cao, tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao. Rủi ro gia tăng có khuynh hướng làm giảm giá cổ phiếu nhưng tỷ suất sinh lời cao lại kích thích tăng giá cổ phiếu. Như vậy, CCNV tối ưu là CCNV làm cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận qua đó tối đa hóa được giá trị công ty hay giá cả cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên, trong thực tế việc xây dựng một CCNV tối ưu là khó khăn nên nhà quản trị tài chính phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng như từng giai đoạn phát triển của DN, mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu để xây dựng CCNV mục tiêu cho DN.

Do đó, có thể hiểu CCNV mục tiêu là CCNV cụ thể được DN hoạch định để huy động thêm vốn. CCNV mục tiêu có thể thay đổi khi các điều kiện thay đổi. Và hoàn thiện CCNV là việc xác lập một CCNV mục tiêu hay một mức CCNV cân đối, bền vững nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn bình quân và gia tăng giá trị doanh nghiệp.

2.2.2.2. Nguyên t c hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Để hoàn thiện CCNV, doanh nghiệp cần phải quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:

* Nguyên tắc đảm bảo tính tương thích

Trên thực tế sản xuất kinh doanh, các nguồn tài trợ có yêu cầu về thời gian đáo hạn rất khác nhau. Trong khi đó, các loại tài sản lại có thời gian tạo ra các nguồn tiền cũng không giống nhau. Bởi vậy, để khả năng thanh toán của DN được đảm bảo tại bất kỳ thời điểm nào, và rủi ro tài chính được giảm thiểu việc hoàn thiện CCNV đòi hỏi phải có sự tương thích giữa thời gian được quyền sử dụng vốn và chu kỳ sinh lời của tài sản đầu tư.

Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu đối với các nguồn tài trợ phải có thời gian hoàn trả nợ gốc và lãi vay phù hợp với chu kỳ sinh lời của tài sản đầu tư vào DN. Như vậy, tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên có thời gian hoàn vốn lâu dài nên cần thiết phải được tài trợ bằng nguồn vốn có tính chất ổn định là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Trong khi đó, tài sản lưu động tạm thời có thời gian hoàn vốn nhanh nên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán cũng như đảm bảo an toàn tài chính cho DN.

* Nguyên tắc cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro

Nguyên tắc này đòi hỏi việc hoàn thiện CCNV phải tính đến ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính và đòn bẩy kinh doanh. Nguyên tắc này yêu cầu phải có sự suy xét thận trọng giữa lợi nhuận và rủi ro trước khi quyết định điều chỉnh cấu trúc tài chính. Nếu nhà quản trị muốn CCNV an toàn, giảm thiểu rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính thì phải giảm tỷ trọng nợ vay. Số tiền huy động được ưu tiên đầu tư hình thành tài sản tạm thời, những tài sản có tính thanh khoản cao. Việc hoàn thiện CCNV theo hướng gia tăng quy mô và tỷ trọng nợ vay nhằm phát huy tác dụng tích cực của đòn bẩy tài chính chỉ nên sử dụng khi có sự đảm bảo tin cậy rằng sản lượng vượt qua điểm hòa vốn, và tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản lớn hơn lãi suất tiền vay.

* Nguyên tắc đảm bảo quyền kiểm soát DN

Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên cơ sở chủ sở hữu DN luôn có mục tiêu nắm giữ quyền kiểm soát DN và không muốn chia sẻ quyền kiểm soát DN cho các chủ

thể khác. Do quyền kiểm soát đối với DN tỷ lệ thuận với số vốn đóng góp vào DN nên để nguyên tắc này được đảm bảo thì yêu cầu đặt ra đối với nhà quản trị DN trong hoàn thiện CCNV là phải gia tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu và phải đảm bảo sự gia tăng này đủ lớn để DN đảm bảo về tính độc lập tài chính, từ đó chủ động trong các quyết định quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các chủ thể khác.

* Nguyên tắc tài trợ linh hoạt

Nguyên tắc tài trợ linh hoạt dựa trên cơ sở về tính mùa vụ trong hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh, DN luôn mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh;

tuy nhiên, nhiều khi DN phải thu hẹp quy mô kinh doanh. Bởi vậy, để đảm bảo việc huy động nguồn vốn một cách linh hoạt, việc hoàn thiện CCNV phải được thực hiện trên cơ sở giúp DN gia tăng được khả năng đàm phán đối với các nhà cung cấp vốn trên thị trường. Để thực hiện nguyên tắc này, DN cần phải có sự điều chỉnh nhất định trong CCNV đặc biệt đối với các khoản nợ ngắn hạn để DN có tính linh hoạt trong CCNV.

Ngoài ra, việc đa dạng hóa các hình thức tài trợ bằng cách bổ sung thêm các điều khoản về khả năng thu hồi trước hạn đối với trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi cũng giúp DN có thể chủ động điều chỉnh CCNV một cách kịp thời khi cần thiết.

* Nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn

Nguyên tắc này được xây dựng trên quan điểm về chi phí sử dụng vốn. Chi phí sử dụng vốn phản ánh mức giá mà DN bỏ ra để đạt được quyền sử dụng vốn trên thị trường. Các nguồn tài trợ khác nhau sẽ có mức chi phí sử dụng vốn hay mức giá vốn khác nhau. Hơn nữa, mức giá vốn này cũng biến động phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của DN. Do vậy, để tối đá hoá lợi ích của chủ sở hữu DN thì việc hoàn thiện CCNV phải đảm bảo nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu đối với các nhà quản trị DN phải có năng lực đánh giá và dự báo được xu hương biến động đối với chi phí của các nguồn tài trợ trên thị trường qua đó lựa chọn thời điểm huy động vốn một cách thích hợp. Việc tuân thủ nguyên tắc này đặt ra yêu cầu cho các DN trong việc hoàn thiện CCNV cần phải nghiêng về phía các nguồn tài trợ có thời gian đáo hạn ngắn và thời gian hoàn trả nợ gốc và lãi vay có thể

điểu chỉnh linh hoạt như cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu và các nguồn tài trợ ngắn hạn khác.

2.2.2.3. Nội dung hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Việc hoàn thiện CCNV nhằm mục tiêu xác lập một mức CCNV cân đối, bền vững nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn bình quân và gia tăng giá trị DN. Việc hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn bao gồm những nội dung trọng tâm sau:

* Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn đối với các khoản nợ vay:

Hoàn thiện đối với các khoản nợ vay là việc thay đổi quy mô, cơ cấu và hình thức huy động đối với các khoản nợ vay của DN. Đối với trường hợp DN gặp khó khăn về tài chính, việc hoàn thiện được thực hiện thông qua việc cắt giảm các khoản nợ vay nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính và chi phí sử dụng nợ vay. Trong trường hợp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, DN cũng có thể hoàn thiện các khoản nợ vay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DN qua việc lựa chọn đối với các khoản vay mới có lãi suất thấp hơn trên thị trường. Ngoài ra, việc đa dạng hoá công cụ và hình thức và kỳ hạn vay nợ là việc làm cần thiết đối với DN. Tuy thuộc vào thực trạng mà DN có hoạt động hoàn thiện nợ vay từ đơn giản đến phức tạp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Các DN có thể thực hiện hoàn thiện đối với các khoản nợ vay theo các phương thức sau: (i) Đàm phán giảm lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ, giảm nợ vay; (ii) Chuyển nợ vay thành vốn góp cổ phần; (iii) Đa dạng hoá hình thức huy động nợ vay.

* Hoàn thiện CCNV đối với vốn chủ sở hữu:

Trong trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu của DN quá thấp, ảnh hưởng tiêu cực đến sự độc lập về mặt tài chính và tính tự chủ đối với quyết định về hoạt động kinh doanh, việc hoàn thiện CCNV cần được thực hiện theo hướng gia tăng quy mô và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu quá cao cũng gây trở ngại cho DN như gia tăng chi phí sử dụng vốn, không tận dụng đực ưu thế của đòn bẩy tài chính. Bởi vậy, trong trường hợp này, DN có thể thực hiện điều chỉnh giảm vốn chủ sở hữu nhằm phát huy tính hiệu quả của đòn bẩy tài chính. Một số biện pháp hoàn thiện CCNV đối với vốn chủ sở hữu bao gồm: (i) Mua lại cổ phần; (ii)

Hoán đổi chứng khoán cũ lấy chứng khoán mới; (iii) Gia tăng vốn góp của chủ sở hữu;

(iv) Điều chỉnh CCNV thường xuyên và tạm thời phù hơp với cơ cấu tài sản.

2.2.2.4.Trình tự hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Hoàn thiện CCNV của DN theo trình tự sau:

Bước 1 Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình tài chính và cơ cấu nguồn vốn của DN

Việc phân tích và đánh giá thực trạng tình hình tài chính và CCNV của DN sẽ cho phép nhà quản trị tài chính nhìn nhận một cách khách quan, trung thực về tình hình tài chính và CCNV hiện hành của DN. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại để xây dựng mục tiêu và phương án hoàn thiện CCNV của DN. Mục tiêu chung hoàn thiện CCNV là nhằm nâng cao khả năng sinh lợi, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn và gia tăng giá trị DN mà cụ thể là giảm bớt gánh nặng về áp lực đối với dòng tiền và lợi nhuận, cung cấp nguồn vốn mới phục vụ cho sự tăng trưởng nâng cao năng lực cạnh tranh của DN

Bước 2 Hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu

Lý thuyết về CCNV tối ưu đã cho rằng trong DN tồn tại một mức CCNV tối ưu mà tại mức CCNV này sẽ làm cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời dành cho chủ sở hữu của DN qua đó làm tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn bình quân và tối đa hoá giá trị DN. Tuy nhiên trong thực tế việc xây dựng một CCNV tối ưu là khó khăn nên nhà quản trị tài chính phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng như từng giai đoạn phát triển của DN, mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu để xây dựng CCNV mục tiêu cho DN. CCNV mục tiêu cũng có sự thay đổi do sự biến động của các nhân tố bên trong và bên ngoài DN nên DN cần định kỳ đánh giá lại CCNV nhằm điều chỉnh lại CCNV mục tiêu và đảm bảo việc huy động vốn phải hướng đến CCNV mục tiêu.

Bước 3: Xây dựng phương án và giải pháp hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của DN Căn cứ vào CCNV mục tiêu đã xây dựng, DN cần phải xây dựng phương án và giải pháp hoàn thiện CCNV của DN. Phương án và giải pháp hoàn thiện CCNV phải được thực hiện theo lộ trình và căn cứ vào bối cảnh phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Giải pháp hoàn thiện CCNV phải xác định rõ được những vấn đề quan trọng

bao gồm: kế hoạch điều chỉnh nợ vay; kế hoạch tăng vốn góp của chủ sở hữu hoặc tái cấu trúc sở hữu…

Bước 4 Tổ chức thực hiện và đánh giá giải pháp hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn Sau khi đưa ra sự lựa chọn đối với phương án hoàn thiện CCNV việc hoàn thiện CCNV được các DN tiến hành và trong quá trình tổ chức thực hiện có thể có sự điều chỉnh căn cứ vào tình hình thực tiễn của DN và bối cảnh kinh tế – xã hội. Ngoài ra, sau mỗi giai đoạn thực hiện việc hoàn thiện CCNV, DN nhất thiết phải có sự đánh giá lại kết quả, tính hiệu quả của phương án lựa chọn cũng như tiến độ thực hiện các biện pháp hoàn thiện CCNV để có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý.

2.3. Kinh nghiệm hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp thực phẩm